Giải SBT Toán 7 trang 30 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Toán 7 trang 30 Tập 2 trong Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 30.

1 430 30/12/2022


Giải SBT Toán 7 trang 30 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 30 SBT Toán 7 Tập 2:

Cho hai đa thức: P(x) = –4x4 – 3x2 + 7 và Q(x) = 2x4 – 5x2 + 8x – 1. Hãy tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x).

Lời giải:

Ta có:

• P(x) + Q(x)

= (–4x4 – 3x2 + 7) + (2x4 – 5x2 + 8x – 1)

= –4x4 – 3x2 + 7 + 2x4 – 5x2 + 8x – 1

= (–4x4 + 2x4) + (– 3x2 – 5x2) + 8x + (7 – 1)

= –2x4 – 8x2 + 8x + 6.

• P(x) – Q(x)

= (–4x4 – 3x2 + 7) – (2x4 – 5x2 + 8x – 1)

= –4x4 – 3x2 + 7 – 2x4 + 5x2 – 8x + 1

= (–4x4 – 2x4) + (– 3x2 + 5x2) – 8x + (7 + 1)

= –6x4 + 2x2 – 8x + 8.

Vậy P(x) + Q(x) = –2x4 – 8x2 + 8x + 6 và P(x) – Q(x) = –6x4 + 2x2 – 8x + 8.

Bài 2 trang 30 SBT Toán 7 Tập 2:

Cho đa thức A(t) = 2t4 – 8t3 + 9t + 3.

Tìm đa thức B(t) sao cho B(t) – A(t) = –4t3 + 3t2 + 8t.

Lời giải:

Ta có B(t) – A(t) = –4t3 + 3t2 + 8t

Suy ra B(t) = A(t) + (–4t3 + 3t2 + 8t)

Do đó B(t) = (2t4 – 8t3 + 9t + 3) + (–4t3 + 3t2 + 8t)

                  = 2t4 – 8t3 + 9t + 3 – 4t3 + 3t2 + 8t

                  = 2t4 + (– 8t3 – 4t3) + 3t2 + (9t + 8t) + 3

                  = 2t4 – 12t3 + 3t2 + 17t + 3

Vậy B(t) = 2t4 – 12t3 + 3t2 + 17t + 3.

Bài 3 trang 30 SBT Toán 7 Tập 2:

Cho đa thức M(x) = 4x3 – 7x2 + 2x – 9.

Tìm đa thức N(x) sao cho M(x) + N(x) = 2x3 – 6x.

Lời giải:

Ta có M(x) + N(x) = 2x3 – 6x

Suy ra N(x) = 2x3 – 6x – M(x)  

Do đó N(x) = 2x3 – 6x – (4x3 – 7x2 + 2x – 9)

                   = 2x3 – 6x – 4x3 + 7x2 – 2x + 9

                   = (2x3 – 4x3) + 7x2 + (– 6x – 2x) + 9

                   = –2x3 + 7x2 – 8x + 9.

Vậy N(x) = –2x3 + 7x2 – 8x + 9.

Bài 4 trang 30 SBT Toán 7 Tập 2:

Cho ba đa thức P(x) = 3x4 – 2x2 + 8x – 10; Q(x) = 4x3 – 6x2 + 7x – 1 R(x) = –3x4 + 5x2 – 8x – 5. Tính P(x) + Q(x) + R(x) và P(x) – Q(x) – R(x).

Lời giải:

Ta có:

• P(x) + Q(x) + R(x)

= (3x4 – 2x2 + 8x – 10) + (4x3 – 6x2 + 7x – 1) + (–3x4 + 5x2 – 8x – 5)

= 3x4 – 2x2 + 8x – 10 + 4x3 – 6x2 + 7x – 1 – 3x4 + 5x2 – 8x – 5

= (3x4 – 3x4) + 4x3 + (– 2x2 – 6x2 + 5x2) + (8x + 7x – 8x) + (– 10 – 1 – 5)

= 4x3 – 3x2 + 7x – 16.

• P(x) – Q(x) – R(x)

= (3x4 – 2x2 + 8x – 10) – (4x3 – 6x2 + 7x – 1) – (–3x4 + 5x2 – 8x – 5)

= 3x4 – 2x2 + 8x – 10 – 4x3 + 6x2 – 7x + 1 + 3x4 – 5x2 + 8x + 5

= (3x4 + 3x4) – 4x3 + (– 2x2 + 6x2 – 5x2) + (8x – 7x + 8x) + (– 10 + 1 + 5)

= 6x4 – 4x3 – x2 + 9x – 4.

Vậy P(x) + Q(x) + R(x) = 4x3 – 3x2 + 7x – 16;

P(x) – Q(x) – R(x) = 6x4 – 4x3 – x2 + 9x – 4.

Bài 5 trang 30 SBT Toán 7 Tập 2:

Cho đa thức P(x) = –3x2 + 7x – 5. Hãy viết P(x) thành tổng của hai đa thức bậc bốn.

Lời giải:

Ta có:

P(x) = –3x2 + 7x – 5

        = –3x2 + 7x – 5 + x4 – x4

        = (x4 – 3x2) + (– x4 + 7x – 5)

        = M(x)  + N(x)

Vậy với M(x) = x4 – 3x2 và N(x) = – x4 + 7x – 5 thì P(x) được viết thành tổng của hai đa thức bậc bốn.

Nhận xét: Bài này có nhiều cách trả lời.

Bài 6 trang 30 SBT Toán 7 Tập 2:

Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình thang cân trong Hình 1.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Chu vi hình thang cân trong Hình 1 là:

(7x + 1) + (3x + 4) + (13x – 2) + (3x + 4)

= 7x + 1 + 3x + 4 + 13x – 2 + 3x + 4

= (7x + 3x + 13x + 3x) + (1 + 4 – 2 + 4)

= 26x + 7.

Vậy chu vi của hình thang cân trong Hình 1 là 26x + 7.

Bài 7 trang 30 SBT Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác (xem Hình 2) có chu vi bằng 12t – 6. Hãy tìm cạnh chưa biết của tam giác đó.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Gọi biểu thức biểu thị độ dài cạnh chưa biết của tam giác trong Hình 2 là A(t).

Khi đó chu vi của tam giác trong Hình 2 là:

(2t + 5) + (5t – 6) + A(t)

= (2t + 5t) + (5 – 6) + A(t)

= 7t – 1 + A(t).

Mà theo bài tam giác có chu vi bằng 12t – 6 nên ta có:

7t – 1 + A(t) = 12t – 6.

Suy ra A(t) = 12t – 6 – (7t – 1)

                    = 12t – 6 – 7t + 1

                    = (12t – 7t) + (– 6 + 1)

                    = 5t – 5.

Vậy độ dài cạnh cần tìm là A(t) = 5t – 5.

Bài 8 trang 30 SBT Toán 7 Tập 2:

Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của phần được tô đậm trong Hình 3.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Diện tích của hình chữ nhật có độ dài cạnh 2x và 3x là:

2x . 3x = 6x2 (đơn vị diện tích).

Diện tích của hình vuông cạnh x là: x2 (đơn vị diện tích).

Diện tích của phần được tô đậm trong Hình 3 là:

6x2 – x2 = 5x2 (đơn vị diện tích).

Vậy biểu thức biểu thị diện tích của phần được tô đậm trong Hình 3 là 5x2.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Toán 7 trang 31 Tập 2

1 430 30/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: