Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 4 (Kết nối tri thức): Sử dụng kính hiển vi quang học

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6. 

1 891 02/11/2022
Tải về


Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Bài 4.1 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm

A. thị kính, vật kính.

B. chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.

C. ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh).

D. đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng.

Trả lời:

Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm thị kính và vật kính.

Chọn đáp án A

Bài 4.2 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?

A. Tế bào biểu bì vảy hành

B. Con kiến

C. Con ong

D. Tép bưởi

Trả lời:

         Sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật có kích thước nhỏ. Do đó, ta cần sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào biểu bì vảy hành.

Chọn đáp án A

Bài 4.3 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Tế bào thịt quả cà chua có đường kính khoảng 0,55 mm. Để quan sát tế bào thịt quả cà chua thì chọn kính hiển vi có độ phóng to nào dưới đây là phù hợp?

A. 40 lần

B. 400 lần

C. 1000 lần

D. 3000 lần

Trả lời:

- Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 40 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 40 x 0,55 = 22mm = 2,2 cm

- Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 400 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 400 x 0,55 = 220mm = 22 cm

- Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 1000 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 1000 x 0,55 = 550mm = 55cm

- Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 3000 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 3000 x 0,55 = 1650mm = 165 cm

=> Qua các kết quả trên, ta thấy sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 40 lần để quan sát tế bào thịt quả cà chua là phù hợp nhất.

Chọn đáp án A

Bài 4.4 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Tại sao khi di chuyển kính hiển vi phải dùng cả hai tay, một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính và không được để tay ướt hay bẩn lên mặt kính?

Trả lời:

- Khi di chuyển kính hiển vi phải dùng cả hai tay, một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính để tránh làm rơi vỡ.

- Không được để tay ướt hay bẩn lên mặt kính để tránh làm mờ kính.

Bài 4.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ (mắt thường không nhìn thấy được) qua kính hiển vi theo một chủ đề, tập hợp kết quả tìm hiểu được để có một bộ sưu tập của nhóm mình.

Trả lời:

Chủ đề: Hình ảnh của virus CORONA dưới kính hiển vi

Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ  (ảnh 1)Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ  (ảnh 1)

Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ  (ảnh 1)Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ  (ảnh 1)

 

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Đo chiều dài

Bài 6: Đo khối lượng

Bài 7: Đo thời gian

Bài 8: Đo nhiệt độ

Bài 9: Sự đa dạng của chất

Lý thuyết Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Trắc nghiệm Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

1 891 02/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: