Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6.

1 1,233 02/11/2022
Tải về


Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Bài 1.1 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên (KHTN)?

A. Sinh Hóa.
                                        
B. Thiên văn. 

C. Lịch sử.
                             
D. Địa chất.

Trả lời:

- Ta có: các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là: Sinh học, Hóa học, Vật lí học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

- Nên lĩnh vực Lịch sử không thuộc về khoa học tự nhiên.

Chọn đáp án C

Bài 1.2 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?

A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.

B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.

C. Nghiên cứu về ngoại ngữ.

D. Nghiên cứu về luật đi đường.

Trả lời:

- Ta có: khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là: Sinh học, Hóa học, Vật lí học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

+ Phương án A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá. => nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực tâm lí.

+ Phương án B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ. => nghiên cứu đối tượng thuộc về Thiên văn học.

+ Phương án C. Nghiên cứu về ngoại ngữ  => nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học.

+ Phương án D. Nghiên cứu về luật đi đường => nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực luật học.

Chọn đáp án B

Bài 1.3 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Hãy kể tên 5 đồ dùng hẳng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN.

Trả lời:

           5 đồ dùng hẳng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN: Những đồ dùng được từ mây tre đan bằng thủ công (tay người thợ).

- Đũa bằng tre
Hãy kể tên 5 đồ dùng hẳng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN (ảnh 1)

- Rổ làm từ tre

Hãy kể tên 5 đồ dùng hẳng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN (ảnh 1)

- Thúng làm từ tre
Hãy kể tên 5 đồ dùng hẳng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN (ảnh 1)

- Tăm làm từ tre
Hãy kể tên 5 đồ dùng hẳng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN (ảnh 1)

- Mẹt làm từ tre nứa

Hãy kể tên 5 đồ dùng hẳng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN (ảnh 1)

Bài 1.4 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử có phải là do lỗi của các nhà vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử hay không?

Trả lời:

          Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử không phải do lỗi của các nhà Vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử. Vì:

- Nhiệm vụ của các nhà Vật lí là nghiên cứu, tìm hiểu về sự vận động của vũ trụ trong đó có vật chất, chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian; năng lượng và các lực. Cho nên, việc tìm hiểu và phát hiện ra năng lượng nguyên tử là một trong những nhiệm vụ của các nhà Vật lí.

- Việc sử dụng năng lượng nguyên tử giúp ích cho cuộc sống hay phá hủy cuộc sống là tùy thuộc vào mục đích, lựa chọn sử dụng của mỗi quốc gia.

+ Sử dụng năng lượng nguyên tử giúp ích cho cuộc sống: Năng lượng nguyên tử là năng lượng xanh, không làm ô nhiễm không khí, tạo ra số lượng lớn năng lượng…. có thể sử dụng chuyển hóa thành năng lượng điện để phục vụ cho mọi hoạt động máy móc, sinh hoạt của con người. Đó là điều mong mỏi của các nhà Vật lí.

+ Sử dụng năng lượng nguyên tử gây ảnh hưởng tới cuộc sống là phát triển vũ khí hạt nhân gây ra sự tàn phá với quy mô lớn và với nhiều thế hệ tương lai. Đó là điều không mong muốn của các nhà Vật lí.
           Như vậy, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử là do lỗi của những người đã sử dụng phát minh của các nhà vật lí vào mục đích chế tạo ra vũ khí nguyên tử và nhất là của những người đã sử dụng vũ khí này vào những mục đích phi nghĩa.

Bài 1.5 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6 - KNTT: Hãy cùng với nhóm của mình thực hiện thí nghiệm hình 1.1. Dùng dao có lưỡi mỏng (lưỡi dao cạo) xẻ cuống mỗi cành hoa làm hai rồi cắm vào hai cốc đựng nước màu khác nhau.

a/ Mô tả hiện tượng xảy ra đối với màu sắc của bông hoa sau khoảng một giờ.

b/ Hiện tượng quan sát được chủ yếu là hiện tượng vật lí hay hóa học.

c/ Làm thế nào để chứng minh được hiện tượng này không chỉ là hiện tượng vật lí hay hóa học mà còn là hiện tượng sinh học nữa?

Hãy cùng với nhóm của mình thực hiện thí nghiệm hình 1.1. Dùng dao có lưỡi mỏng  (ảnh 1)

Trả lời:

a) Sau khoảng một giờ, hoa cắm vào nước sẽ có màu giống với màu của cốc nước đó.

b) Hiện tượng quan sát được chủ yếu là hiện tượng vật lí.

c) Hiện tượng trên không chỉ là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học mà còn là hiện tượng sinh học vì sự chuyển màu của bông hoa thể hiện sự dẫn truyền nước trong cơ thể thực vật.

 

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

Bài 3: Sử dụng kính lúp

Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Bài 5: Đo chiều dài

Bài 6: Đo khối lượng

Lý thuyết Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

1 1,233 02/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: