Các dạng bài tập Hóa học lớp 12 Học kì 2

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học lớp 12 Học kì 2 gồm các dạng Hóa học từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách giải bài tập Hóa học 12.

1 411 lượt xem
Tải về


Các dạng bài tập Hóa học lớp 12 Học kì 2

Các dạng bài tập Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 6 Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

Bài tập xác định kim loại và cách giải

Các dạng toán cho hỗn hợp kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm tác dụng với nước và cách giải

Các dạng toán CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

Các dạng bài toán về muối cacbonat và cách giải

Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm và cách giải

Các dạng toán về sự lưỡng tính của Al(OH)3 và cách giải

Các dạng toán về nước cứng và cách giải

Công thức tính bài toán nhiệt nhôm hay nhất

Công thức tính nhanh số mol OH- hoặc số mol Al(OH)3 khi cho muối nhôm phản ứng với dung dịch kiềm hay nhất

Công thức tính nhanh số mol H+ khi cho từ từ axit vào muối AlO2 (muối aluminat) hay nhất

Các dạng bài tập Sắt và một số kim loại quan trọng

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 7 Crom sắt đồng có lời giải

Các dạng bài tập về sắt và hợp chất của sắt tác dụng với HNO3 hoặc H2SO4 đặc hay nhất

Cách xác định công thức oxit sắt, hợp chất của sắt hay nhất

Các dạng bài toán quy đổi và cách giải

Bài tập tổng hợp về Cu, Zn, Cr, Sn, Pb và cách giải

Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 hay nhất

Công thức tính nhanh khối lượng muối thu được khi hoàn tan hết hỗn hợp sắt và oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư giải phóng khí SO2 hay nhất

Công thức khử oxit sắt bằng CO và H2 hay nhất

50 bài tập về phân biệt một số chất vô cơ (có đáp án 2022) – Hoá học 12

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 8 Phân biệt một số hợp chất vô cơ có lời giải

50 bài tập về hoá học và sự phát triển kinh tế, xã hội môi trường (có đáp án 2022) – Hoá học 12

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 9 Hóa học và vấn đề Phát triển kinh tế, xã hội, môi trường có lời giải

Các dạng toán CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải – Hoá học lớp 12

A. Lý thuyết trọng tâm

Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch kiềm thì có thể xảy ra phản ứng:

CO2 + 2OH  CO32 + H2O

CO2 + OH → HCO3 

Đặt T=nOHnCO2

Trường hợp 1: Nếu T ≤ 1 → CO2 dư. Sản phẩm là muối axit (HCO3 )

Trường hợp 2: Nếu 1 < T < 2 → Cả hai chất phản ứng hết. Sản phẩm là hỗn hợp 2 muối.

Trường hợp 3: Nếu T ≥ 2 → OH- dư. Sản phẩm là muối trung hòa (CO32)

B. Các dạng bài

Dạng 1: Bài toán xuôi

1. Phương pháp giải

Bước 1: Tính nCO2;  nOH

nOH=nNaOH=nKOH=2nBa(OH)2=2nCa(OH)2

Bước 2: Xét tỉ lệ T=nOHnCO2 và tính nCO32

Nếu T ≤ 1 thì khi đó: nHCO3=nOH

Nếu 1 < T < 2 thì khi đó:

nCO32=nOHnCO2

nHCO3=2nCO2nOH

Nếu T 2 thì khi đó: nCO32=nCO2

Bước 3: Tính toán theo yêu cầu đề bài.

Nếu đề bài yêu cầu tính số mol kết tủa: So sánh số mol  và M2+ để tính số mol kết tủa MCO3

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (ở đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 7,88.

B. 5,91.

C. 9,85.

D. 1,97.

Lời giải chi tiết

nCO2=1,1222,4=0,05  mol;nBa(OH)2=0,2.0,2=0,04  mol

nBa2+=0,04  mol;nOH=0,08  mol

Xét

 1<T=nOHnCO2=0,080,05=1,6<2

→ tạo muối CO32  HCO3 

Khi đó: nCO32=0,080,05=0,03  mol

Phương trình hóa học: 

Ba2++CO32BaCO30,04      0,03     0,03

mBaCO3=m=0,03.197=5,91g

Chọn B.

Ví dụ 2: Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (ở đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 0,1M và NaOH 0,1M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 7,88.

B. 3,94.

C. 9,85.

D. 1,97.

Lời giải chi tiết

nCO2=1,1222,4=0,05  mol;nBa(OH)2=0,02  mol;nNaOH=0,02  mol

nOH=0,06  mol;nBa2+=nBa(OH)2=0,02  mol

Xét 1<T=nOHnCO2=0,060,05=1,2<2

 tạo cả CO32  HCO3 

Khi đó:

nCO32=nOHnCO2=0,060,05=0,01  mol

Phương trình hóa học:

Ba2++CO32BaCO30,02       0,01      0,01

m=mBaCO3=0,01.197=1,97g

Chọn D.

Dạng 2: Bài toán ngược

1. Phương pháp giải

- Bài toán chưa biết số mol CO2 thì xét hai trường hợp:

TH1: Chỉ tạo muối trung hòa, khi đó OH- dư, CO2 hết

nCO2(min)=n

TH2: Tạo cả hai muối và , khi đó cả OH- và CO2 đều hết

nCO2(max)=nOHn

Hoặc nCO2=nCO32+nHCO3

TH3: Chỉ tạo muối axit, khi đó OH hết, CO2 

nHCO3=nOH

- Bài toán xác định lượng bazơ chưa biết thì xét hai trường hợp:

TH1: Nếu

 n=nCO2nOH(phan  ung)=2ns

TH2: Nếu

 n<nCO2nOH(phan  ung)=nCO2+n

Ví dụ 1: Cho V lít CO2 (đktc) vào 700 ml Ba(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được 9,85 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 2,240.

B. 1,680.

C. 2,016.

D. 3,360.

Lời giải chi tiết

nBa(OH)2=0,7.0,1=0,07  mol;nBaCO3=9,85197=0,05  mol

nOH=0,14  mol

Lượng CO2 lớn nhất khi tạo cả hai muối CO32  HCO3

nCO2(max)=nOHn=0,140,05=0,09  mol

VCO2=0,09.22,4=2,016 lít

Chọn C.

Ví dụ 2: Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) lội vào 8 lít Ca(OH)2 ta thu được 12 gam kết tủa A. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 

A. 0,08M.

B. 0,06M.

C. 0,04M.

D. 0,02M.

Lời giải chi tiết

Gọi nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 là xM

nCO2=4,4822,4=0,2  mol;nCa(OH)2=8x  mol

nOH=2nCa(OH)2=16x  mol

nCaCO3=12100=0,12  mol

Ta thấy: nCaCO3<nCO2

nên nOH=nCO2+nCaCO3:

→ 16x = 0,2 + 0,12

→ x = 0,02

Chọn D.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 0,015 mol Ba(OH)2 thu được 1,97 gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của V là

A. 0,224.

B. 0,672.

C. 0,336.

D. 0,448.

Câu 2: Hấp thụ hết x mol khí CO2 bởi dung dịch Ba(OH)2 thu được 1,97 gam kết tủa và dung dịch X. Lọc bỏ kết tủa, cho X tác dụng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ thu được 2,97 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,02.

B. 0,06.

C. 0,03.

D. 0,04.

Câu 3: Hấp thụ hết 0,448 lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. Sau phản ứng thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,01.

B. 0,02.

C. 0,03.

D. 0,04.

Câu 4: Hấp thụ hết V lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 0,02 mol Ca(OH)2, thu được 1 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng X thu thêm được 1 gam kết tủa nữa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 0,224.

B. 0,448.

C. 0,672.

D. 0,560.

Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 2,00.

B. 1,00.

C. 1,25.

D. 0,75.

Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là

A. 0,6M.

B. 0,2M.

C. 0,1M.

D. 0,4M.

Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 29,55.

B. 39,40.

C. 9,85.

D. 19,70.

Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 0,5 lít dung dịch gồm NaOH 0,4M và KOH 0,2M thu được dung dịch X. Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, khối lượng kết tủa thu được là

A. 9,85 gam

B. 29,55 gam.

C. 19,70 gam.

D. 39,40 gam.

Câu 9: Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,4 mol KOH, 0,3 mol NaOH và 0,4 mol K2CO3 thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 18,92

B. 15,68

C. 20,16

D. 16,72

Câu 10: Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 thu được kết tủa và dung dịch X. Để kết tủa hết ion Ba2+ trong X cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 5,60

B. 4,48

C. 3,36

D. 2,24

Câu 11: Hấp thụ 0,6 mol CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm a mol NaOH và a mol Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được kết tủa và dung dịch chỉ chứa 46,9 gam các muối. Giá trị của a là

A. 0,25.

B. 0,10.

C. 0,20

D. 0,35.

Câu 12: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15,76.

B. 39,40.

C. 21,92.

D. 23,64.

Câu 13: Cho từ từ CO2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2. Sự phụ thuộc khối lượng kết tủa vào số mol CO2 được biểu diễn bằng đồ thị sau

Giá trị của a là

A. 0,020

B. 0,010

C. 0,030

D. 0,015

Câu 14: Dung dịch X chứa NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2. Sục từ từ CO2 vào X, lượng kết tủa tạo thành được mô tả trong đồ thị sau

Số mol NaOH có trong dung dịch X là

A. 0,20

B. 0,40

C. 0,30

D. 0,15

Câu 15: Cho từ từ CO2 đến dư vào dung dịch 0,02 mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc khối lượng kết tủa vào thể tích CO2 (ở đktc) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của V1 và V2 lần lượt là

A. 0,224 và 0,672.

B. 0,224 và 0,336.

C. 0,448 và 0,672.

D. 0,336 và 0,448.

Câu 16: Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như hình bên. Giá trị của V là

A. 300

B. 250

C. 400

D. 150

Câu 17: Người ta hòa tan hoàn toàn hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 vào nước dư thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị bên. Giá trị của x là

A. 2,75

B. 2,50

C. 3,00

D. 3,25

Câu 18: Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. Sự phụ thuộc khối lượng kết tủa vào thể tích CO2 được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của V là

A. 3,36

B. 4,48

C. 5,60

D. 6,72

Câu 19: Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sự phụ thuộc khối lượng kết tủa vào thể tích CO2 được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của V là

A. 3,36

B. 4,48

C. 5,60

D. 6,72

Câu 20: Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa x mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc khối lượng kết tủa vào thể tích CO2 được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của x là

A. 0,10

B. 0,20

C. 0,05

D. 0,15

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

C

B

C

C

B

D

C

C

A

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

A

A

D

A

C

D

A

C

B

 

Cách xác định công thức oxit sắt, hợp chất của sắt hay nhất – Hoá học lớp 12

A. Lý thuyết ngắn gọn

Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ dễ nhường 1e để thành ion Fe3+ : Fe2+  →  Fe3+  +  1e  . Như vậy, tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử (song vẫn có tính oxi hóa)

Trong các phản ứng hóa học, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3e để trở thành ion Fe2+ hoặc Fe:  Fe3+ + 1e  → Fe2+; Fe3+ + 3e → Fe. Như vậy, tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa.

B. Phương pháp giải

Bước 1: Đặt công thức tổng quát FexOy

Bước 2: Viết phương trình hóa học

Bước 3: Lập phương trình toán học dựa vào các ẩn số theo cách đặt

Bước 4: Giải phương trình toán học

Các phương pháp sử dụng: Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng.

C. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FexOy và FeS vừa đủ trong 180 ml HNO3 1M thu được dung dịch Y không chứa muối sunfat và 2,016 lít khí NO2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y để tạo ra kết tủa Z. Lọc lấy phần kết tủa Z và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 4,73 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng FexOy trong hỗn hợp X là

A. 64,5%.

B. 78,43%.

C. 32,25%.

D. 21,57%.

Lời giải chi tiết

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với N ta có:

nHNO3=3nFe(NO3)3+nNO2nFe(NO3)3=0,03  mol

nFe2O3=0,015  molnBaSO4=0,01  mol

Quy đổi hỗn hợp X thành

Fe:0,03  molS:0,01  molO:a  mol

→ 3.0,03 + 0,01.6 = 2a + 0,09

→ a = 0,03

→ Fe2O3

Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp X là

0,02.56+0,03.160,03.56+0,01.32+0,03.16.100%=64,5%

Chọn A.

Ví dụ 2: Oxi hóa hoàn toàn 5,6 gam Fe, sau phản ứng thu được 8 gam một oxit. Công thức oxit sắt thu được là

A. FeO.

B. Fe3O4.

C. Fe2O3.

D. không xác định.

Lời giải chi tiết

nFe=5,656=0,1  mol

Theo bảo toàn khối lượng ta có: mFe + mO = moxit

→ 5,6 + mO = 8

→ mO = 2,4 gam

nO=2,416=0,15  mol

→ nFe : nO = 0,1 : 0,15 = 2 : 3

Vậy công thức phân tử của oxit là Fe2O3

Chọn C.

Ví dụ 3: Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Công thức của oxit sắt là

A. FeO.

B. Fe3O4.

C. Fe2O3.

D. không xác định.

Lời giải chi tiết

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Theo phương trình hóa học ta có:

nCO2=nCaCO3=7100=0,07  mol

nO(oxit)=nCO2=0,07  mol

→ mO (oxit) = 0,07.16 = 1,12 gam

→ mFe = 4,06 – mO (oxit) = 2,94 gam

nFe=2,9456=0,052  mol

nFenO(oxit)=0,0520,07=34

Vậy oxit sắt có công thức phân tử là Fe3O4

Chọn B.

D. Bài tập tự luyện

Câu 1: Khử hoàn toàn 11,6 gam oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sản phẩm khí dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 20 gam kết tủa. Công thức của oxit sắt là

A. FeO

B. Fe2O

C. Fe3O4

D. không xác định được

Câu 2: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

A. Fe3O4; 75%.

B. Fe2O3; 75%.

C. Fe2O3; 65%.

D. FeO; 75%.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn a gam một oxit sắt bằng H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng a gam oxit đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hòa tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit sắt là

A. FeO.

B.  Fe2O3 .

C. Fe3O4.

D. FeCO3.

Câu 4: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng, dư, chỉ thoát ra khí SO2 với thể tích 0,112 lít (ở đktc là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là

A. FeS.

B. FeO.

C. FeS2

D. FeCO3.

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm bột nhôm và oxit sắt. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng oxit sắt thành Fe) thu được hỗn hợp rắn B có khối lượng 19,82g. Chia hỗn hợp B thành 2 phần bằng nhau.

- Phần 1: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được 1,68 lít khí H2 ( đktc).  

- Phần 2: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì có 3,472 lít khí H2 ( đktc) thoát ra.   

Công thức của oxit sắt là

A. Fe2O3

B. Fe3O4

C. FeO

D. Không xác định được

Câu 6: Khử hoàn toàn 4,06g oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao tạo kim loại và khí. Khí sinh ra cho hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư  tạo 7 g kết tủa. kim loại sinh ra cho tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,176l khí H2 (đktc).

Oxit kim loại là

A. Fe2O3

B. ZnO

C. Fe3O4 

D. đáp án khác

Câu 7: X là một oxit sắt. Biết 16 gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M.  X là:

A. FeO

B. Fe2O

C. Fe3O

D. Không xác định được

Câu 8: Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam bột oxit sắt thành sắt, dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1,0 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M; thu được 9,85g kết tủa. Mặt khác hòa tan hết sắt thu được ở trên bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 12,7g muối khan. Công thức của oxit ban đầu là

A. FeO.

B. Fe3O4

C. Fe2O3

D. Cả A và C đúng.

Câu 9: Khử 2,4g hỗn hợp gồm CuO và một oxit sắt có tỉ lệ số mol 1 : 1. Sau phản ứng thu được 1,76g chất rắn, đem hòa tan vào dung dịch HCl thấy bay ra 0,448 lít khí (đktc). Oxit sắt đó là

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe3O4.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Fe trong khí O2 cần vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) tạo thành một oxit sắt. Công thức phân tử của oxit đó là công thức nào sau đây?

A. FeO

B. Fe2O3

C. FeO4

D. Không xác định được

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

B

C

B

A

C

B

C

B

C

1 411 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: