Bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học Module 43 (Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học Module 43 với chủ đề Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học . Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 208 01/02/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học Module 43

(Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học)

I. Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường

1. Môi trường là gì?

* Có nhiều quan niệm về môi trường

- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

- Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.

Tóm lại : Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

2. Thế nào là môi trường sống ?

- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học.

- Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội

* Môi trường có các thành phần chủ yếu sau:

- Thạch quyển hay địa quyển (lớp vỏ đất đá ngoài cùng cứng nhất của trái đất)

- Thuỷ quyển (lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất: nước ngọt, nước mặn)

- Sinh quyển (khoảng không gian có sinh vật cư trú lớp vỏ sống của trái đất)

- Khí quyển (Lớp không khí dày bao bọc thuỷ và thạch quyển)

3. Thế nào là ô nhiễm môi trường?

+ Làm bẩn, thoái hoá môi trường sống.

+ Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống con người.

- Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng,…

4. Vấn đề môi tr­ường toàn cầu hiện nay là gì?

- Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật.

- Nồng độ carbonic tăng trong khí quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái.

- Tầng ôzôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.(Tầng ôzôn có tác dụng sưởi ấm bầu không khí và tạo ra tầng bình lưu, lọc tia cực tím có hại cho các sinh vật trên trái đất)

- Sự tổn hại do các hoá chất.

- Nước sạch bị ô nhiễm.

- Đất đai bị sa mạc hoá.

- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm.

- Uy hiếp về hạt nhân.

5. Hiện trạng môi trường Việt Nam:

- Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức trầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt của con người…

- Ô nhiễm môi trường nước (Nguyên nhân: Nhu cầu nước dùng cho CN, NN, và sinh hoạt tăng nhanh; nguồn nước bị ô nhiễm; nạn chặt phá rừng; . . .

- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.

* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ở nước ta như hiện nay.

1/ Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.

2/ Thiếu công nghệ để khai thác tài nguyên phù hợp.

3/ Sử dụng không đúng kĩ thuật canh tác, sử dụng thuốc không đúng kĩ thuật và lạm dụng thuốc. .

4/ Khai thác rừng, săn bắn thú rừng … bừa bãi dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học.

5/ Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và hủy hoại nhiều loài hải sản biển…

6/ Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tạo ra chất gây ô nhiễm nước và không khí.

7/ Sự gia tăng dân số và việc sử dụng nước quá tải.

II.Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, TN - XH

1. Nội dung

- Các khái niệm cơ bản về môi trường: môi trường, ô nhiễm môi trường, các hiện tượng thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính,

- Các vấn đề về môi trường: hiện trạng môi trường, ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên khoáng sản, …

- Các biện pháp – cách thức giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ý thức bảo vệ môi trường, những hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, …

- Một số chủ đề ngoại khóa như: ô nhiễm môi trường, nguồn rác thải, cây xanh, dân số và các nhu cầu của con người.

Môn 1: Tiếng Việt

1- Mục tiêu Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh:

* Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp HS:

- Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe - nói (Kể chuyện).

- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh.

- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; bước đầu biết nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

2- Các phương thức tích hợp:

Căn cứ vào nội dung Chương trình, SGK và đặc thù giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học việc tích hợp giáo dục BVMT theo hai phương thức sau:

a/ Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp

Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT (VD : các bài Tập đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nước, ...). GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi trường được HS tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt.

b- Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp

Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm giáo dục HS theo định hướng về GDBVMT. Phương thức này đòi hỏi GV phải nắm vững những kiến thức về GDBVMT, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên thích hợp. GV cũng cần xác định rõ : đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học.

Lớp 1

1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1 bao gồm :

1.1. Giới thiệu về một số cảnh quan thiên nhiên, gia đình, trường học (môi trường gần gũi với HS lớp 1) qua các ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết), nghe - nói (Kể chuyện).

1.2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.

2- Một số lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1

3.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu: Vẻ đẹp thiên nhiên được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 1 (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc – Chính tả ở chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước ở phần Luyện tập tổng hợp).

3.2. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm được nói đến trong các bài Học vần (từ khoá, từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng), các bài Tập đọc – Chính tả trong phần Luyện tập tổng hợp (tập trung ở các chủ điểm Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước).

3.3. Duy trì bền vững hệ sinh thái: Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc – Chính tả ở các chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước, Gia đình ở phần Luyện tập tổng hợp).

3.4. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (một số loài vật nói đến trong bài ứng dụng ở phần Học vần ; trong bài Tập đọc, Kể chuyện ở phần Luyện tập tổng hợp).

Lớp 2

1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm :

1.1. Giới thiệu thiên nhiên và môi trường, cuộc sống xã hội (đặc biệt là cuộc sống ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội) được đề cập đến qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giúp HS hiểu được ý nghĩa của môi trường Xanh - Sạch - Đẹp đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người

1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : không phá hoại môi trường tự nhiên, trồng cây gây rừng và làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh; yêu quý gia đình, bạn bè, quê hương đất nước.

2- Một số lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2:

3.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 2 (chú trọng các bài Tập đọc, Kể chuyện thuộc chủ điểm Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối).

3.2. Không khí và ô nhiễm không khí : Không khí đối với đời sống động vật và với cuộc sống con người (tập trung ở các chủ điểm Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú).

3.3. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối).

3.4. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Bốn mùa, Cây cối).

3.5. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Chim chóc, Muông thú).

3.6. Môi trường và xã hội : Trái đất là ngôi nhà chung; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần xây dựng lối sống văn minh (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Trường học, Bạn trong nhà, Nhân dân).

Lớp 3

1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm :

1.1. HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của môi trường tự nhiên của các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.

HS thấy được tác hại của việc phá hoại môi trường : gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ, giông.

1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hành động cụ thể : trồng cây, bảo vệ thiên nhiên ; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê hương đất nước.

2- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3

3.1. Dân số, tài nguyên, môi trường : Dân số tăng nhanh dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên đất, rừng, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thành thị và Nông thôn, Ngôi nhà chung).

3.2. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Bắc-Trung-Nam, Ngôi nhà chung).

3.3. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm: Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc nhiều chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 3, hai tập).

3.4. Các nguồn nước: Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Thành thị-Nông thôn, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).

3.5. Đất đai và khoáng sản : Bảo vệ đất đai (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Quê hương, Thành thị và Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Bầu trời và mặt đất).

3.6. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng bài học thuộc các chủ điểm Quê hương, Thành thị và Nông thôn).

3.7. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Tới trường, Bắc-Trung-Nam, Thành thị và Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, ).

3.8. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).

3.9. Môi trường và xã hội : Trái đất là ngôi nhà chung ; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần xây dựng lối sống văn minh (chú trọng bài học thuộc các chủ điểm Anh em một nhà, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).

Lớp 4

1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm :

1.1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, giúp HS hiểu biết về những cảnh đẹp của tự nhiên, cảnh sinh hoạt trên đất nước và thế giới ; có tinh thần hướng thiện, yêu thích cái đẹp ; thấy được tác hại của môi trường sống bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp hoặc do khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch.

1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống, chống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường.

2- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4

3.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Tiếng sáo diều, Vẻ đẹp muôn màu).

3.2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên ; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Những người quả cảm, Vẻ đẹp muôn màu).

3.3. Không khí và ô nhiễm không khí : Không khí đối với đời sống thực vật, động vật và với cuộc sống con người (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu).

3.4. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Người ta là hoa đất, Những người quả cảm).

3.5. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Bảo vệ, chăm sóc vật nuôi; yêu thích các loài vật hoang dã (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống).

Lớp 5

1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm :

1.1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

1.2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

2- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5:

3.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta... (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Nhớ nguồn).

3.2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người).

3.3. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh).

MÔN 2: KHOA HỌC

I. Nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT trong môn Khoa học.

1- Khái niệm tích hợp kiến thức GDMT:

Tích hợp kiến thức GDMT là sự hòa trộn nội dung giáo dục môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

* Các mức độ tích hợp kiến thức GDMT:

1.1- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung GD BVMT.

1.2- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung GDMT được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.

1.3- Mức độ liên hệ: Các kiến thức GDMT không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức GDMT.

* Nội dung GD BVMT của môn Khoa học được thể hiện chủ yếu qua các vấn đề:

- Cung cấp cho HS những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con người.

- Hình thành các khái niệm ban đầu về môi trường, môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.

- Biết một số tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, quan hệ khai thác, sử dụng và môi trường. Biết mối quan hệ giữa các loài trên chuỗi thức ăn tự nhiên.

- Những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

- Hình thành cho học sinh những kỹ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo vệ môi trường một cách thíết thực, rèn luyện năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường...

- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường... …

2. Các nguyên tắc tích hợpay

* Nguyên tắc 1: Tích hợp không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài giáo dục môi trường.

* Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện.

* Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động nhận thức tích cực của HS và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc với môi trường.

* Các kiến thức GDMT khi đưa vào bài dạy phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp, phải thích hợp với trình độ HS, không gây quá tải.

3. Dạy các bài có nội dung tích hợp GDBVMT

1. Cách tích hợp nội dung BVMT:

Để xác định các kiến thức GDMT tích hợp vào bài học có thể tiến hành theo các bước sau:

* Bước 1: Nghiên cứu kỹ SGK và phân loại các bài học có nội dung hoặc có khả năng đưa GDMT vào bài (tích hợp theo từng mức độ).

* Bước 2: Xác định các kiến thức GDMT đã được tích hợp vào bài (nếu có). Bước này quan trọng để xác định phương pháp và hình thức tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức, kỹ năng về môi trường.

* Bước 3: Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức GDMT vào bằng hình thức liên hệ, mở rộng, dự kiến các kiến thức có` thể đưa vào từng bài.

2. Các dạng bài có nội dung tích hợp

1- Mức độ toàn phần:

Đối với bài học tích hợp toàn,giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.

2- Mức độ bộ phận:

Khi tổ chức dạy, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật hài hoài, phù hợp và phải đạt mục tiêu.

3- Mức độ liên hệ

Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức và phương pháp dạy học bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hoà, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.

Môn 3: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

I. Mục tiêu:

* GIúP HS

- Hiểu biết về MT sống gắn bó với các em, môi tr­ường sống của con ng­ời trên đất nư­ớc Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

- Nhận biết đ­ược những tác động của con ngư­ời làm biến đổi MT cũng như­ sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ MT để phát triển bền vững.

- Hình thành và phát triển năng lực nhận biết những vấn đề về MT và những kỹ năng ứng xử, bảo vệ MT một cách thiết thực.

- Có ý thức bảo Vệ MT và tham gia các hoạt động bảo Vệ MT xung quanh phù hợp với lứa tuổi.

II. Nguyên tắc tích hợp:

NT 1: Tích hợp nh­ng không làm thay đổi đặc tr­ưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục môi tr­ường.

NT 2: Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào ch­ương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện.

NT 3: Phát huy cao độ các hoạt động nhận thức của HS và kinh nghiệm thực tế mà các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc với môi tr­ường.

* Tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT có 3 mức độ:

- Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.

- Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT.

- Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT.

Môn 4: ĐẠO ĐỨC

1. Khái niệm về giáo dục BVMT trong môn đạo đức ở cấp tiểu học:

Môn đạo đức ở tiểu học giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân; với ng­ười khác; với công việc; với cộng đồng, đất n­ước nhân loại; với môi tr­ường tự nhiên. Dạy học tích hợp, lồng ghép giáo dục bvmt vào môn đạo đức cấp tiểu học làm cho học sinh nhận biết đ­ược vai trò của môi trư­ờng đối với cuộc sống con ng­ười, sự cần thiết phải bvmt, đồng thời rèn luyện hành vi ứng xử đúng đắn, thân thiện, khoa học đối với môi tr­ường, hình thành nếp sống, sinh hoạt, học tập ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng và tiết kiệm.

2. Mục tiêu GDBVMT qua môn đạo đức:

- Giáo dục bvmt qua môn đạo đức cấp tiểu học nhằm làm cho học sinh:

- Bư­ớc đầu nhận thức đư­ợc vai trò của môi trư­ờng đối với cuộc sống con ng­ười và mối quan hệ giữa con ngư­ời và môi trư­ờng ;sự cần thiết phải bảo vệ môi tr­ường.

- Góp phần hình thành và phát triển hành vi, thái độ ứng xử đúng đắn, thân thiện với môi tr­ường.

- Bước đầu có thói quen gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.

- Biết quan tâm tới môi tr­ường xung quanh, sống hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên.

- Tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ môi tr­ường phù hợp với lứa tuổi.

3. Phương pháp và các hình thức GDBVMT qua môn Đạo đức

- Trong dạy học tích hợp giáo dục GDBVMT qua môn Đạo đức cần theo h­ướng giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kĩ năng sống.

- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua các ph­ương pháp dạy học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, Dự án, đóng vai, động não,...

- Chú trọng tổ chức dạy học trong môi tr­ường tự nhiên và gắn với thực tiễn cuộc sống.

4. Mức độ tích hợp GDBVMT qua môn Đạo đức

a- Mức độ toàn phần

Đối với các bài đạo đức có mục tiêu, nội dung hoàn toàn về GDBVMT thì những bài đó có khả năng tích hợp ở mức độ toàn phần.

b- Mức độ bộ phận

Các bài Đạo đức có khả năng tích hợp ở mức độ bộ phận khi một bộ phận của bài có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. GV cần giúp HS biết, hiểu và cảm nhận đ­ược nội dung GDBVMT qua nội dung của phần bài học đó mà không làm ảnh h­ưởng tới mục tiêu của bài.

c- Mức độ liên hệ

Đối với các bài Đạo đức không trực tiếp nói về GDBVMT nh­ng nội dung có thể liên hệ BVMT, khi đó, GV có thể gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT . Tuy nhiên, GV cũng cần xác định rõ : đây là yêu cầu “tích hợp” theo hư­ớng liên hệ và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ; tránh khuynh hư­ớng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc g­ượng ép, khiên c­ưỡng, không phù hợp với đặc trư­ng môn học.

A* Nội dung GDBVMT trong môn Đạo đức Lớp 1:

- Giáo dục HS biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn mặc sạch sẽ; Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp.

- Giáo dục các em lòng yêu quý, gần gũi thiên thiên, ý thức bảo vệ các loài cây và hoa; BVMT xanh-sạch-đẹp qua các hành vi, thái độ ứng xử với môi trờng. Cụ thể:

B* Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Đạo đức ở lớp 2 bao gồm :

1. Giáo dục học sinh nếp sống gọn gàng, ngăn nắp là góp phần BVMT.

2. Giáo dục cho các em biết giữ gìn vệ sinh nhà ở, tr­ường lớp ; tôn trọng quy định trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần BVMT.

3. Giáo dục học sinh biết yêu quý, bảo vệ, chăm sóc các loài vật có ích là góp phần BVMT

C* nội dung tích hợp gdbvmt trong môn đạo đức ở lớp 3 bao gồm :

* Giáo dục học sinh có ý thức và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp hoặc địa phương tổ chức.

* Giáo dục học sinh biết tiết kiệm và bảo vệ nhuồn nước là góp phần bảo vệ môi trường

* Giáo dục học sinh biêt, hiểu và tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn sự cân bằng sinh thái.

D* Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Đạo đức ở lớp 4 bao gồm :

1. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm tiền của và thời gian. Sử dụng tiết kiệm tiền của và thời gian là góp phần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm lao động của con ng­ười, góp phần bảo vệ MT.

2. Giáo dục học sinh biết yêu quê h­ương đất n­ước, tích cực tham gia xây dựng quê h­ương, đất n­ước.

3. Giáo dục học sinh biết bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng, di sản thiên nhiên, văn hoá…là góp phần bảo vệ môi trư­ờng. Cụ thể:

E* Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Đạo đức ở lớp 5 bao gồm:

- Giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với khả năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê h­ương.

- Giáo dục học sinh có ý thức và biết ủng hộ các nhà chức trách thi hành các công việc về bảo vệ môi tr­ường.

- Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi tr­ường xung quanh

MÔN 6: TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

A. Mục tiêu GDBVMT qua môn TN-XH

1. Kiến thức:

- Có biểu tư­ợng ban đầu về môi tr­ường tự nhiên (cây cối, các con vật, mặt trời, trái đất…) và môi trư­ờng nhân tạo (nhà ở, trư­ờng học, làng mạc, phố phường…).

- Biết một số hoạt động của con ng­ời làm môi tr­ường bị ô nhiễm.

- Biết môi tr­ường sống xung quanh có ảnh h­ưởng đến sức khỏe của con ng­ười.

- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi tr­ường.

2. Thái độ - Tình cảm:

- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi tr­ường sống cho các cây cối, con vật và con người.

- Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi tr­ường; chống các hành động phá hoại môi tr­ường, làm ô nhiễm môi tr­ường .

3. Kĩ năng – Hành vi:

- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi tr­ường.

- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trư­ờng phù hợp với lứa tuổi.

- Thuyết phục ng­ười thân, bẹn bè có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

* Hoạt động 2

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung ch­ương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội, anh (chị) hãy trao đổi các vấn đề sau:

1. Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo các mức độ nh­ư thế nào?

2. Nêu một số ph­ương pháp tích hợp GDBVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội.

3. Tích hợp GDBVMT qua những hình thức nào?

1. Mức độ toàn phần

Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT. Ví dụ như­ bài: Giữ gìn lớp học sạch đẹp (lớp 1); Giữ sạch môi tr­ường xung quanh nhà ở, Thực hành giữ tr­ường lớp sạch đẹp ( lớp 2); Vệ sinh môi trư­ờng ( lớp 3).

2. Mức độ bộ phận

Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. Ví dụ: Nhà ở, công việc ở nhà ( lớp 1); Đề phòng bệnh giun, Tiêu hoá thức ăn (lớp 2).

3. Mức độ liên hệ

Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT.

Ví dụ: Vệ sinh thân thể (lớp 1); Cây sống ở đâu? (lớp 2); Trái đất, Bề mặt trái đất ( lớp 3).

LƯU Ý:

* Tích hợp ở mức độ toàn phần:

Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.

* Giáo viên l­ưu ý:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.

- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi tr­ường tích hợp vào bài học là gì?

- Nội dung giáo dục bảo vệ môi tr­ường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?

- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?

- Tổ chức các hoạt động dạy học bình th­ường, phù hợp với hình thức tổ chức và ph­ương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng GDBVMT nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt.

* Tích hợp ở mức độ liên hệ

- GV cần xác định nội dụng, mục tiêu nào trong bài có thể liên hệ GDBVMT.

- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp và chuẩn bị những vấn đề cần hướng dẫn học sinh liên hệ về bảo vệ môi trường.

- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình th­ường, phù hợp với hình thức, ph­ương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời lưu ý liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, gượng ép.

III. Một số phương pháp dạy học tích cực giáo dục BVMT

1. Ph­ương pháp thảo luận

Đây là ph­ương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trư­ờng có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.

* Ví dụ: Dạy bài “ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp”, giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vần đề sau:

+ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì?

+ Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp?

* Dạy bài “ Vệ sinh môi trư­ờng” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể tổ chức học sinh thảo luận nhóm qua các câu hỏi:

+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác.

+ Những sinh vật nào thư­ờng sống ở bãi rác?

+ Rác có hại nh­ư thế nào đối với sức khỏe của con ng­ười?

2. Ph­ương pháp quan sát

Đây là phương pháp dạy học đặc tr­ưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi tr­ường cho học sinh Tiểu học.

* Ví dụ: Dạy bài “Vệ sinh môi tr­ường” lớp 3, giáo viên có thể tích hợp GDBVMT qua việc giáo dục cho học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Khi đ­ược quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có nhận thức và hình thành hành vi đúng đắn: không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng.

3. Phương pháp trò chơi

Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và GDBVMT nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học về BVMT qua trò chơi.

4. Phương pháp tìm hiểu, điều tra

Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức đ­ược thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi tr­ường. Phương pháp này cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3, 4, 5)

IV. Hình thức tích hợp

- Giáo dục thông qua các hoạt động học tập ở giờ học.

- Giáo dục thông qua các hoạt động khác ở ngoài giờ học: thực hành giữ vệ sinh tr­ường, lớp học, nhà ở; trồng cây, chăm sóc cây; tham quan môi tr­ường tự nhiên, xã hội ở địa phương…

- Giáo dục BVMT với cả lớp hoặc nhóm học sinh.

C. Tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội

I. Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn TN-XH:

- Chủ đề con người và sức khỏe: Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.

- Chủ đề Xã hội: Gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng bản, phố phường và có ý thức với hành vi môi trường của mình.

- Chủ đề Tự nhiên: Giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng.

3. Các phương pháp và kỹ thuật tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong một số môn học:

*** Phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ

1/ Phương thức tích hợp, lồng ghép

- Mức độ 1: Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

- Mức độ 2: Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

- Mức độ 3: Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

2/ Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độ

a) Mức độ 1 (lồng ghép toàn phần)

- Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.

b) Mức độ 2 (lồng ghép bộ phận)

- Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.

- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì?

- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?

- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?

- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường) chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn .

c)* Mức độ 3 (liên hệ)

- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vũng.

- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.

3/ Phương pháp

- Phương pháp thảo luận

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chơi

- Phương pháp tìm hiểu, điều tra

4/ Hình thức lồng ghép

- Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp

- Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên , ở môi trường bên ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương.

- Giáo dục qua việc thực hành làm vệ sinh môi trường lớp học sạch, đẹp ; thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.

- Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh

1 208 01/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: