Bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học Module 31 (Tổ chức dạy học cả ngày)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học Module 31 với chủ đề Tổ chức dạy học cả ngày. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 187 30/01/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học Module 31

(Tổ chức dạy học cả ngày)

* Tiểu học là bậc nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc học. Bởi vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ, là nơi trẻ bộc lộ khả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.

* Việc thực hiện dạy học cả ngày nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, đó là: Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở.

I. Mục tiêu

* Thực hiện dạy học cả ngày nhằm:

- Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Giảm sức ép, tránh quá tải làm cho việc học tập của HS ở trường hứng thú hơn. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với HS ở trường và ở từng lớp học. Dạy học cả ngày sẽ mang đến cho các em những giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý. Góp phần hình thành ở các em những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách của con người, phù hợp với đặc điểm của xã hội hiện đại: tự tin, năng động, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, có khả năng hợp tác và hội nhập.

- Thực hiện dạy học phân hóa, HS sẽ có nhiều cơ hội để phát huy những khả năng và sở thích, nhu cầu của cá nhân người học sẽ được đáp ứng tốt hơn; HS yếu kém có nhiều cơ hội được quan tâm giúp đỡ hơn để đạt Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.

- Dạy học cả ngày mang lại cơ hội được học tập trong môi trường thuận lợi cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em gái. Đồng thời, góp phần tạo sự bình đẳng về quyền lợi học tập cho trẻ em ở những vùng, miền khác nhau, có điều khiện kinh tế không giống nhau.

II. Nội dung

1. Về lí luận

Tìm hiểu một số khái niệm có liên quan như: giáo dục tiểu học, nhà trường, trường tiểu học, mô hình, trường tiểu học hai buổi/ngày. Trường TH hai buổi/ngày được đề tài sử dụng để nghiên cứu đó là trường tiểu học tổ chức cho HS được giáo dục ở nhà trường cả buổi sáng và buổi chiều. Trong trường có thể có một bộ phận/toàn bộ HS bán trú.

Phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở giáo dục học, cơ sở xã hội, cơ sở tâm - sinh lý của dạy học hai buổi/ ngày.

Xác định một số yếu tố cơ bản trong cấu trúc của một mô hình giáo dục có hiệu quả.

2. Về thực tiễn

Phân tích kinh nghiệm giáo dục tiểu học ở nước ngoài cho thấy:

- Hoạt động giáo dục ở nhà trường tiểu học: bên cạnh chương trình chung có những nội dung dạy học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS.

- Công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục: Sự tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trường tăng lên, trách nhiệm quản lý nhà trường thuộc Hội đồng nhà trường.

- Về thời lựợng và kế hoạch giáo dục: Ở nhiều nước trên thế giới HS tiểu học được học cả ngày ở trường. Đa số các nước thực hiện hoặc hướng tới thực hiện tuần 5 ngày học. So với các nước, thời lượng học của HS tiểu học Việt Nam thuộc loại thấp. Ở Anh, các trường thường theo 3 mô hình sau: Mô hình 1: buổi sáng Toán, Tiếng Anh; Buổi chiều: các môn khác; Mô hình 2: Toán + Tiếng Anh + môn khác để đa dạng hóa việc sử dụng buổi sáng; Chiều: các môn khác; Mô hình 3: Toán + Tiếng Anh dạy vào các thời điểm khác nhau những lúc HS cảm thấy khỏe khoắn. Công tác bán trú, nhiều nước cung cấp bữa ăn trưa miễn phí cho HS.

- Đội ngũ CBQL, GV: GV dạy hầu hết các môn. Ngoài ra có các GV chuyên biệt dạy thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ,…. 5/ Sự phối hợp gia đình, cộng đồng, nhà trường: Chú trọng đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, coi đây là một tiêu chí quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của trường tiểu học.

- Về cách tổ chức: Khá đa dạng tùy theo điều kiện của nhà trường, có thể một khối lớp hoặc vài khối lớp được học hai buổi/ ngày; các lớp bán trú học hai buổi/ngày; các trường học hai buổi/ngày,.…

- Về chương trình và kế hoạch dạy học: Chương trình tiểu học mới được thiết kế cho trường học 1 buổi/ngày thực hiện được. Các trường tiểu học hai buổi/ ngày học theo chương trình chung.

- Điều kiện thực hiện: điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ, nhu cầu học hai buổi/ ngày.

- Kết quả giáo dục: Thực tế khẳng đinh học hai buổi/ ngày là một chủ trương đúng đắn góp phần thực hiện có hiệu quả việc triển khai đổi mới chương trình, SGK nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hạn chế dạy thêm, học thêm tràn lan, góp phần đảm bảo công bằng trong giáo dục. Chất lượng dạy học được khẳng định rõ nét ở những lớp tổ chức dạy hai buổi/ngày. Kết quả học tập của HS học hai buổi/ngày cao hơn.

- Về nội dung giáo dục: Bên cạnh việc đảm bảo kế hoạch dạy học chung, các trường đã dành thời gian để rèn luyện kĩ năng cho HS, đặc biệt là Toán, Tiếng Việt,… tổ chức dạy tự chọn, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu.

- Về các thức tổ chức các hoạt động giáo dục: Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cũng đa dạng, phong phú theo hướng cá thể hóa HS. Nhìn chung các trường học hai buổi/ ngày từ thứ hai đến thứ 6, buổi sáng 4 tiết, buổi chiều 3 tiết. Việc phân bổ thời lượng tăng thêm khá đa dạng, có thể tùy vào mục đích, quan điểm riêng của nhà trường, điều kiện CSVC, GV của trường.

- Về đội ngũ: Các trường đều có GV có trình độ chuyên môn tốt, có GV dạy các môn chuyên biệt như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật,.…

- Về điều kiện CSVC: Các trường đều có phòng máy tính, phòng âm nhạc, phòng mĩ thuật, phòng thư viện,.… Một số trường có CSVC khá tốt.

- Về công tác bán trú: Nhiều trường đã tổ chức tốt công tác bán trú cho HS. Một số trường có bảo mẫu chịu trách nhiệm về giờ ăn, ngủ của HS, GV không phải lo.

- Kết quả đạt được khi thực hiện dạy học hai buổi/ ngày: Nhìn chung dạy học hai buổi/ ngày đã nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. HS được quản lý ở trường cả ngày có điều kiện để rèn luyện văn hóa, đạo đức, thể chất. HS được học thêm các tiết Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, các môn tự chọn khác và các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống, PP tự học và có nhiều thời gian luyện tập thực hành. Học cả ngày giúp HS rèn luyện tính tập thể, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, tinh stự lập, nếp sống khoa học,…. GV dạy hai buổi/ngày sẽ năng động, tích cực đầu tư vào các hình thức tổ chức dạy học để thu hút HS và nâng cao chất lượng dạy học.

Đề xuất phương hướng vận dụng mô hình cho khu vực thành thị và nông thôn: Đối tượng vận dụng chính: thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, nông thôn phát triển. Thời lượng: 7h30/ ngày, sáng: 3h30 phút: Tiếng việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý: 40 phút x 3 tiết = 120 phút; Môn khác, hoạt động GD, tự chọn: 30 phút x 2 tiết = 60 phút; Giải lao: 30 phút. Tổng: 210 phút. Trưa: 2 giờ, ăn trưa (hoạt động GD): 60 phút; Nghỉ trưa: 60 phút. Tổng: 120 phút. Chiều: 2h30 phút, tự học, môn khác, tự chọn, hoạt động GD: 30 phút x 4 tiết = 120 phút; Giải lao: 30 phút. Tổng: 150 phút. Phương án vận dụng:

- Ở một số địa bàn, chẳng hạn vùng nông thôn, các điểm trường gần khu vực dân cư HS về nhà vào buổi trư thì sẽ không có nội dung buổi trưa như trên.

- Trên đây là thời lượng tối đa, tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường mà có thể giảm bớt số tiết nhưng không giảm quá 5 tiết/tuần. Khi phân bố thời lượng và xác đinh nội dung cần đảm bảo theo thứ tự ưu tiên sau: Chương trình GD chung, đảm bảo đạt chuẩn tối thiểu và GD toàn diện (đặc biệt với các đối tượng HS có hoàn cảnh khó khăn cần đảm bảo các kỹ năng cơ bản nhất như nghe, nói, đọc, viết, tính toán); Các môn tự chọn Tiếng Anh, Tin học,... các nội dung dạy học tự chọn của các môn học, hoạt động GD NGLL giúp HS rèn kỹ năng vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề, rèn kỹ năng học tập, KNS, tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân HS. Việc xác định cụ thể sẽ tùy điều kiện thực tế nhà trường, mục đích ưu tiên của nhà trường và nhu cầu HS. Lưu ý: một số điểm khác biệt về diện tích khi vận dụng cho khu vực thành thị và nông thôn đã được trình bày trong mô hình.

III. Một số khuyến nghị

Về chương trình, tài liệu: Bộ GD - ĐT cần khẩn trương hoàn thiện và ban hành chương trình dạy học tự chọn, tài liệu dạy học tự chọn, chương trình và tài liệu cho hoạt động GD NGLL ở tiểu học. Đưa ra những định hướng để địa phương lựa chọn, phát triển tài liệu dạy học thích hợp,….

Về đội ngũ: Cần có sự đầu tư tăng tỉ lệ GV/lớp cho các trường dạy hai buổi/ ngày. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV tiểu học dạy hai buổi/ ngày…. Tạo cơ hội cho các trường trao đổi kinh nghiệm tổ chức dạy hai buổi/ ngày….

Về CSVC: Có kế hoạch xây dựng CSVC như sân bãi, phòng chức năng và các trang thiết bị dạy học cần thiết cho việc dạy học hai buổi/ngày bên cạnh việc xã hội hóa công tác GD.

Về tài chính: Cần có sự đầu tư của Nhà nước và đóng góp hợp lý của cộng đồng và gia đình HS - đặc biệt cần có sự hỗ trợ của Chính phủ cho các vùng khó khăn. Tùy theo tình hình kinh tế của địa phương để hướng dẫn thu - chi hai buổi/ ngày phù hợp thống nhất theo cùng, miền. Cần có kinh phí của NN để giảm thu học phí của HS…;

Ngoài ra cần xây dựng khung chính sách nâng cao tính pháp lý của dạy học hai buổi/ ngày; giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng để tạo sự đồng thuận của địa phương.

1 187 30/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: