TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 (có đáp án 2024): Dân chủ và kỉ luật

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 3.

1 2715 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là

A. tự chủ

B. dân chủ

C. quản lí

D. tự quản

Đáp án: B

Giải thích: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là dân chủ (SGK/trang 10).

Câu 2: Việc thực hiện dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo tính

A. tự giác

B. kỉ luật

C. tự chủ

D. tự quản

Đáp án: B

Giải thích: Việc thực hiện dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo tính kỷ luật. Vì thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.

Câu 3: Việc tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là tuân thủ

A. pháp luật.

B. kỉ luật.

C. dân chủ

D. quy ước.

Đáp án: B

Giải thích: Việc tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là tuân thủ kỉ luật.

Câu 4: Tác dụng của việc thực hiện tốt kỉ luật là

A. phát huy được sự đóng góp của mọi người cho tập thể.

B. tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả công việc.

C. xây dựng xã hội giàu đẹp.

D. không có tác dụng gì vì mọi người rất tự giác làm việc.

Đáp án: B

Giải thích: Mỗi cá nhân tự giác tuân theo các quy định kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả công việc.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây vi phạm kỉ luật?

A. Không làm bài tập về nhà.

B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp.

C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài.

D. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.

Đáp án: B

Giải thích: Không làm bài tập về nhà là hành vi vi phạm kỉ luật của học sinh, không làm tròn nghĩa vụ học tập của bản thân.

Câu 6: Thực hiện tốt dân chủ sẽ

A. tạo cơ hội cho mọi người phát triển.

B. làm việc theo ý muốn của mình.

C. xây dựng được tình bạn đẹp.

D. đem lại cuộc sống ấm no.

Đáp án: A

Giải thích: Thực hiện tốt dân chủ sẽ tạo cơ hội cho mọi người phát triển. Bởi khi mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được cùng tham gia bàn bạc đóng góp ý kiến sẽ phát huy được trí tuệ của mỗi cá nhân trong giải quyết các công việc chung.

Câu 7: Đối với mỗi cá nhân, chúng ta cần thực hiện kỉ luật một cách

A. bắt buộc.

B. cưỡng chế.

C. ép buộc.

D. tự giác.

Đáp án: D

Giải thích: Đối với mỗi cá nhân, chúng ta cần thực hiện kỉ luật một cách tự giác nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động, nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công việc

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện chưa đúng quyền dân chủ?

A. Tham gia các hoạt động tập thể.

B Tự ý quyết định việc đóng góp cho tất cả mọi người.

C. Đóng góp ý kiến về xây dựng bộ máy nhà nước.

D. Tham gia giám sát hoạt động của tổ chức mình tham gia.

Đáp án: B

Giải thích: Tự ý quyết định việc đóng góp cho tất cả mọi người là hành vi thể hiện chưa đúng quyền dân chủ. Bởi dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được cùng tham gia bàn bạc các công việc chung liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỉ luật?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Tiên học lễ, hậu học văn.

D. Nước có vua, chùa có bụt.

Đáp án: D

Giải thích: Câu tục ngữ “Nước có vua, chùa có bụt” nói về tính kỉ luật. Mỗi một cộng đồng đều có những quy định, quy ước yêu cầu mọi người phải tuân theo đó chính là kỉ luật.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng nhất khi nói về tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật?

A. Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.

B. Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, bảo vệ quyền lợi của mọi người.

C. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển nhân cách, cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự phát triển xã hội.

D. Ngăn chặn sự phát triển tự do của cá nhân trong tập thể.

Đáp án: A

Giải thích: Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người chính là tác dụng, ý nghĩa của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật.

Câu 4: Quan điểm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nói về

A. tự quản.

B. sức mạnh của nhân dân.

C. dân chủ.

D. vai trò của nhân dân.

Đáp án: C

Giải thích: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có nghĩa là mọi người được biết, được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, góp phần thực hiện và giám sát việc thực hiện những công việc liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. Vì vậy, quan điểm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”là nói về dân chủ.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng về dân chủ và kỷ luật?

A. Dân chủ đi đôi với kỷ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể.

B. Trong nhà trường chỉ cần có kỷ luật, không cần có dân chủ.

C. Kỷ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần của dân chủ.

D. Dân chủ là mọi người được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu.

Đáp án: A

Giải thích: Dân chủ đi đôi với kỷ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể. Bởi dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ gắn bó với nhau. Bởi dân chủ tạo cơ hội để mọi được thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào trong các ý kiến sau?

A. Kỉ luật làm hạn chế tính dân chủ.

B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.

C. Dân chủ làm mất tính kỉ luật.

D. Dân chủ tức là được nói và làm theo ý mình.

Đáp án: B

Giải thích: Em đồng ý với ý kiến “Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện”. Nó thể hiện mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Anh S thường xuyên sử dụng thiết bị máy móc của Công ty để phục vụ cho mục đích kiếm lợi cho bản thân nên bị chi D và chị Y viết đơn báo hành vi của anh S lên giám đốc. Biết vậy, anh S nhờ anh C quản đốc của Công ty gây khó khăn cho công việc của chị D và chị Y. Những ai trong tình huống trên đã vi phạm kỉ luật?

A. Chị Y và chị D.

B. Anh S và chị D.

C. Anh C và chị Y.

D. Anh S và anh C.

Đáp án: D

Giải thích: Trong tình huống trên anh S và anh C đã vi phạm kỉ luật. Vì anh S đã không tuân thủ đúng nội quy làm việc sử dụng tài sản công ty vào mục đích cá nhân. Anh C đã bao che cho hành vi sai trái đó, không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của bản thân.

Câu 2: Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật?

A. Không tham gia các hoạt động của lớp.

B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng.

C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng.

D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm.

Đáp án: D

Giải thích: Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm. Bởi hành vi của bạn lớp trưởng chưa đúng, mỗi thành viên trong lớp đều có quyền nêu ra ý kiến của mình đóng góp vào những công việc chung của lớp để cùng đưa tập thể lớp tiến bộ hơn.

Câu 3: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện

A. ông N là người tự chủ.

B. ông N là người trung thực.

C. ông N người thật thà.

D. ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân. Bởi mỗi người dân đều có quyền được làm chủ, được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến vào các công việc chung liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

Câu 4: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?

A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.

B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.

C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.

D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.

Đáp án: D

Câu 5: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm quyền tự chủ.

C. Vi phạm kỉ luật.

D. Vi phạm quy chế.

Đáp án: C

Câu 6: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?

A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.

B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.

C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 7: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

A. Tạo cơ hội.

B. Là điều kiện.

C. Là động lực.

D. Là tiền đề.

Đáp án: A

Câu 8: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Trung thành.

B. Kỉ luật.

C. Dân chủ.

D. Tự chủ.

Đáp án: C

Câu 9: Biểu hiện của dân chủ là ?

A. Phát biểu tại hội nghị.

B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.

C. Góp ý vào Luật Giáo dục.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 10: Biểu hiện của kỉ luật là ?

A. Không vứt rác ở nơi công cộng.

B. Không hút thuốc tại bệnh viện.

C. Không đi học muộn.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 11: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

A. Khiêm nhường.

B. Dân chủ.

C. Trung thực.

D. Kỉ luật.

Đáp án: B

Câu 12: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

A. Kỉ luật.

B. Pháp luật.

C. Tự trọng.

D. Trung thực.

Đáp án: A

Câu 13: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính

A. năng động

B. tự chủ

C. sáng tạo

D. kỉ luật

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Bảo vệ hòa bình có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Hợp tác cùng phát triển có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Năng động sáng tạo có đáp án

1 2715 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: