TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2 (có đáp án 2024): Tự chủ

40 câu hỏi Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2: Tự chủ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 2.

1 4,810 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2: Tự chủ

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống là người có đức tính

A. tự lập.

B. tự tin.

C. tự chủ.

D. tự ti.

Đáp án: C

Giải thích: Người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống là người có đức tính tự chủ

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ?

A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác

B. Sống đơn độc, khép kín.

C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.

D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.

Đáp án: C

Giải thích: Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối là biểu hiện của người biết tự chủ.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lối sống tự chủ?

A. Khiến con người dao động trước những khó khăn thử thách.

B. Giúp con người biết sống đúng đắn và cư xử có văn hóa.

C. Giúp cong người vượt qua nghịch cảnh mà không cần suy nghĩ.

D. Chỉ giúp con người làm chủ được hành vi trong một số hoàn cảnh.

Đáp án: B

Giải thích: Giúp con người biết sống đúng đắn và cư xử có văn hóa, đó chính là ý nghĩa của tự chủ.

Câu 4: Người có lối sống tự chủ là người

A. làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.

B. hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.

C. không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

D. không nghe ý kiến nhận xét, góp ý của người khác.

Đáp án: A

Giải thích: Người có đức tính tự chủ là người làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh, tính huống. Đây chính là khái niệm của tự chủ

Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

A. Im lặng trong mọi hoàn cảnh.

B. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.

C. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông.

D. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định.

Đáp án: A

Giải thích: Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định đây chính là biểu hiện của người có tính tự chủ. Điều đó giúp con người sống đúng đắn, cư xử có văn hóa, có đạo đức

Câu 6: Người tự chủ là người

A. làm việc gì cũng đúng.

B. luôn hành động theo ý mình.

C. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề.

D. biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.

Đáp án: D

Giải thích: Người tự chủ là người biết kiềm chế những ham muốn của bản thân, giúp con người sống đúng đắn, đứng vững trước những khó khăn thử thách.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện người không có tính tự chủ?

A. Biết kiềm chế cảm xúc của mình trước những tình huống bất ngờ

B. Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình

C. Bình tĩnh giải quyết khi gặp xích mích với những người xung quanh

D. Không nóng nảy vội vàng khi quyết định một việc gì đó

Đáp án: B

Giải thích: Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình thể hiện người không có tính tự chủ, không làm chủ được bản thân trước những lời rủ rê của bạn bè.

Câu 2: Câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” nói về phẩm chất đạo đức nào sau đây?

A. Nhân nghĩa.

B. Tự tin

C. Tự chủ

D. Chí công vô tư.

Đáp án: C

Giải thích: Câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, nói về phẩm chất đạo đức tự chủ. Khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là của người không có tính tự chủ?

A. Biết kiềm chế cảm xúc của bản thân.

B. Nao núng, hoang mang khi khó khăn

C. Bình tĩnh, chủ động khi gặp chuyện.

D. Không bị dao động trước các áp lực.

Đáp án: B

Giải thích: Biểu hiện của người không có tính tự chủ là nao núng, hoang mang khi khó khăn.

Câu 4: Câu nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

A. Cả giận mất khôn.

B. Có công mài sắt có ngày nên kim.

C. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo.

D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Đáp án: A

Giải thích: Cả giận mất khôn là thể hiện sự thiếu tự chủ, không làm chủ được cảm xúc của bản thân có thể dẫn đến những hành động thiếu chín chắn, vô văn hóa.

Câu 5: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

A. Có cứng mới đứng đầu gió

B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Đứng núi này trông núi nọ

D. Một điều nhịn chín điều lành.

Đáp án: C

Giải thích: Đứng núi này trông núi nọ thể hiện sự thiếu tự chủ, dễ hoang mang dao động trước những thử thách, cám dỗ.

Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Giấy rách phải giữ lấy nề.

C. Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận.

D. Ăn chắc mặc bền.

Đáp án: C

Giải thích: Câu tục ngữ “Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận” thể hiện tính tự chủ, biết kiểm chế cảm xúc của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình tình huống.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Giờ ra chơi, L vô tình xô bạn M bị ngã. M quay lại mắng và nói những lời rất thậm tệ đối với L, cho rằng L đã cố ý làm mình bị ngã. Nếu là L, em sẽ ứng xử theo cách nào trong các cách dưới đây?

A. Quay lại mắng bạn Minh một trận.

B. Bình tĩnh giải thích cho bạn hiểu.

C. Bực tức bỏ đi không thèm nói gì.

D. Không thèm chơi với bạn M nữa.

Đáp án: B

Giải thích: Nếu là L, em sẽ bình tĩnh giải thích cho bạn hiểu là mình chỉ vô tình làm bạn ngã chứ không phải mình cố ý, xin lỗi bạn và phân tích cho bạn hiểu hành động của bạn đối với mình là chưa đúng bạn không nên lớn tiếng với người khác khi chưa rõ nguyên nhân.

Câu 2: Bạn C xúi giục bạn B lấy máy tính của bố mang đi bán lấy tiền trả nợ chơi game, khi hai bạn mang máy tính đi bán thì bị cô K, bác của B phát hiện nên ngăn lại. Biết chuyện anh D bố bạn C tức giận nên đánh bạn C bị thương. Những ai trong tình huống trên không biết làm chủ bản thân?

A. Bạn C, anh D.

B. Bạn B, cô K.

C. Cô K, anh D, bạn B.

D. Anh D, bạn C, bạn B.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này bạn C, bạn D chưa làm chủ được bản thân đi chơi game ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe của bản thân, đến kết quả học tập và tốn kém tiền của của bố mẹ. Anh D cũng chưa tự chủ, không làm chủ được bản thân vì đã đánh con bị thương.

Câu 3: Đã nhiều lần A tự hứa với bản thân là không nói dối bố mẹ nữa. Nhưng mỗi khi mắc lỗi, A không đủ can đảm để nói sự thật với bố mẹ. Điều này thể hiện A là người không có đức tính nào sau đây?

A. Dân chủ.

B. Tự chủ.

C. Kỉ luật.

D. Chí công vô tư.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này A là người thiếu đức tính tự chủ, không làm chủ được suy nghĩ của mình, không dám dũng cảm nhận lỗi.

Câu 4: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. N là người tự chủ.

B. N là người trung thực.

C. N người thật thà.

D. N là người tôn trọng người khác.

Đáp án: A

Câu 5: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Đáp án: D

Câu 6: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

A. B là người không thật thà.

B. B là người không thẳng thắn.

C. B là người không tự chủ.

D. B là người không tự tin.

Đáp án: C

Câu 7: Tự chủ có ý nghĩa là?

A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.

B. Con người biết sống một cách đúng đắn.

C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 8: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 9: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tự chủ.

Đáp án: D

Câu 10: Biểu hiện của tự chủ là ?

A. Làm thêm kiếm tiền đi học.

B. Không chép bài của bạn.

C. Làm bài tập khó không xem sách giải.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 11: Biểu hiện không tự chủ là ?

A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.

B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.

C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 12: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?

A. Khiêm nhường.

B. Tự chủ.

C. Trung thực.

D. Chí công vô tư.

Đáp án: B

Câu 13: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. E là người tự chủ.

B. E là người trung thực.

C. E là người thật thà.

D. Q là người khiêm nhường.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Dân chủ và kỉ luật có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Bảo vệ hòa bình có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Hợp tác cùng phát triển có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có đáp án

1 4,810 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: