TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 (có đáp án 2024): Hợp tác cùng phát triển
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6.
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là
A. giúp nhau trong công việc.
B. cộng đồng trách nhiệm.
C. hợp tác cùng phát triển.
D. liên kết để phát triển.
Đáp án: C
Giải thích: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là hợp tác. (Mục 1, nội dung bài học, SGK/trang 22)
Câu 2: Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ dân số,... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì
A. đó là những vấn đề hết sức nguy hiểm.
B. đó là những vấn đề vô cùng quan trọng.
C. đó là những thách thức rất to lớn.
D. đó là những vấn đề cấp thiết có tính chất toàn cầu.
Đáp án: D
Giải thích: Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ dân số,... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì đó là những vấn đề cấp thiết có tính chất toàn cầu. (Mục 2, nội dung bài học, SGK/Trang 22)
Câu 3: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.
B. bình đẳng cùng có lợi.
C. cá lớn nuốt cá bé.
D. không bên nào có lợi.
Đáp án: B
Giải thích: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Đây chính là nguyên tắc của hợp tác.
Câu 4: Trong cuộc sống hằng ngày hợp tác thể hiện
A. làm việc vì lợi ích tập thể.
B. việc ai người ấy làm.
C. làm việc vì lợi ích cá nhân.
D. làm việc cùng nhau vì mục đích chung.
Đáp án: D
Giải thích: Trong cuộc sống hằng ngày hợp tác thể hiện làm việc cùng nhau vì mục đích chung. Ví dụ: học sinh cùng làm bài tập nhóm thầy cô giáo đó chính là hợp tác cùng phát triển.
Câu 5: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần
A. chấp nhận phần thua thiệt về mình.
B. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.
C. biết lắng nghe và tôn trọng người khác.
D. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Đáp án: D
Giải thích: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần biết lắng nghe và tôn trọng người khác. Đây chính là trách nhiệm của công dân về hợp tác cùng phát triển.
Câu 6: Trong giờ học Địa lý ở lớp 6D, cô giáo giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để giải thích vì sao có hiện tượng ngày và đêm, nhưng bạn H không tham gia. Hành vi đó thể hiện H là người
A. có tinh thần tự chủ.
B. có đức tính tự lập.
C. không có tinh thần hợp tác.
D. có ý thức học tập độc lập.
Đáp án: C
Giải thích: Hành vi của bạn H trong tình huống này là không có tinh thần hợp tác vì không tham gia vào thực hiện nhiệm vụ học tập chung của nhóm mà cô giáo đã giao.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác
A. không được làm phương hại đến lợi ích của nhau.
B. phải lựa chọn những hợp đồng chỉ có lợi cho mình.
C. phải chấp nhận thiệt thòi về phía mình.
D. phải hi sinh vì lợi ích của người khác.
Đáp án: A
Giải thích: Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác không được làm phương hại đến lợi ích của nhau
Câu 2: Đảng và Nhà nước ta xác định, việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới không dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết bất đồng
D. Chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn hơn
Đáp án: D
Giải thích: Đảng và Nhà nước ta xác định, việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới không dựa trên những nguyên tắc chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn hơn. Bởi nguyên tắc chung của hợp tác là bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
Câu 3: Để hợp tác thành công, chúng ta cần tránh việc làm nào sau đây?
A. Tìm hiểu kĩ để lựa chọn đối tác phù hợp.
B. Phải tin tưởng ở đối tác và giữ chữ tín với đối tác.
C. Chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình.
D. Phải dành cho đối tác sự tôn trọng.
Đáp án: C
Giải thích: Để hợp tác thành công, chúng ta cần tránh việc làm chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình. Vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu riêng, sự hợp tác sẽ giúp cho ta học hỏi được kinh nghiệm, phát triển năng lực cá nhân giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế?
A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Đáp án: A
Giải thích: Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế.
Câu 5: Anh G luôn cân đối thời gian của mình để tham gia vào các hoạt động nhóm của cơ quan như: từ thiện, bảo vệ môi trường. Việc làm đó thể hiện anh là người
A. chưa có tính kỉ luật.
B. biết hợp tác trong cuộc sống.
C. lãng phí thời gian cá nhân.
D. không biết quan tâm tới bản thân.
Đáp án: B
Giải thích: Việc làm của anh G thể hiện anh là người biết hợp tác trong cuộc sống. Cùng tham gia các hoạt động của nhóm nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, làm cho môi trường sạch đẹp hơn chính là mục đích của hợp tác trong tình huống này.
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?
A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.
B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.
C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.
D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác.
Đáp án: C
Giải thích: Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên không phải là hợp tác cùng phát triển. Vì hợp tác cùng hướng đến mục đích chung, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Trong giờ kiểm tra môn GDCD, hai bạn ngồi cạnh nhau đã cùng “hợp tác” để làm bài. Nếu con là bạn cùng lớp, em sẽ
A. đồng tình ủng hộ.
B. tố cáo với cô giáo chủ nhiệm.
C. góp ý để 2 bạn hiểu rõ về hợp tác.
D. mặc kệ vì đó là việc riêng của 2 bạn ấy.
Đáp án: C
Giải thích: Trong giờ kiểm tra môn GDCD, hai bạn ngồi cạnh nhau đã cùng “hợp tác” để làm bài. Nếu con là bạn cùng lớp, em sẽ góp ý để 2 bạn hiểu rõ về hợp tác. Hợp tác cùng phát triển là giúp nhau cùng tiến bộ, hiểu bài. Những việc làm của hai bạn vi phạm kỉ luật của học sinh, thiếu trung thực, không giúp nhau tiến bộ.
Câu 2: Bạn C là người nguyên tắc, khi hợp tác bạn luôn đưa ra điều kiện để đảm bảo bình đẳng. Chính vì vậy B và V không muốn hợp tác với C và mỗi lần buộc phải hợp tác với nhau B và V luôn gây khó khăn cho C. Thấy vậy, bạn S nhóm trưởng phải rất vất vả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Những ai trong tình huống trên chưa thể hiện đúng nội dung của hợp tác?
A. Bạn C, bạn B, bạn V.
B. Bạn V, bạn B.
C. Bạn C, bạn S.
D. Bạn C, bạn S, bạn B.
Đáp án: A
Giải thích: Trong tình huống này bạn C, bạn B, bạn V chưa thể hiện đúng nội dung của hợp tác. Vì các bạn ra điều kiện, gây khó dễ cho nhau trong quá trình hợp tác như vậy chắc chắn hiệu quả công việc không cao.
Câu 3: Bạn M và T từ chối lời đề nghị làm đề cương chung để ôn tập các môn chuẩn bị thi học kì của K và A, vì cho rằng làm như vậy sẽ không hiểu hết bài và sợ rằng hai bạn K và A sẽ ỷ lại vào mình. Những ai trong tình huống trên hiểu sai về hợp tác.
A. Bạn M, bạn A.
B. Bạn M, bạn T.
C. Bạn T, bạn K.
D. Bạn K, Bạn A.
Đáp án: B
Giải thích: Trong tình huống này bạn M, bạn T hiểu sai về hợp tác. Hợp tác là cùng chung sức làm việc để đạt mục đích chung cùng làm đề cương ôn tập cuối kì cho tốt, nhưng các bạn lại sợ bạn K và A ỉ lại nên đã từ chối hợp tác.
Câu 4: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?
A. 11/2/2006.
B. 11/1/2007.
C. 13/2/2007.
D. 2/11/2006.
Đáp án: B
Câu 5: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?
A. Quan hệ.
B. Giao lưu.
C. Đoàn kết.
D. Hợp tác.
Đáp án: D
Câu 6: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?
A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
B. Hợp tác, hữu nghị.
C. Giao lưu, hữu nghị.
D. Hòa bình, ổn định.
Đáp án: A
Câu 7: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?
A. 61.
B. 62.
C. 63.
D. 64.
Đáp án: C
Câu 8: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?
A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 9: FAO là tổ chức có tên gọi là?
A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
C. Tổ chức lương thực thế giới.
D. Tổ chức y tế thế giới.
Đáp án: C
Câu 10: APEC có tên gọi là?
A. Liên minh Châu Âu.
B. Liên hợp quốc.
C. Quỹ tiền tệ thế giới.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Đáp án: D
Câu 11: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 12: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?
A. 28/7/1995.
B. 24/6/1995.
C. 28/7/1994.
D. 27/8/1994.
Đáp án: A
Câu 13: Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?
A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: A
Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có đáp án
Trắc nghiệm Bài 8: Năng động sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án