TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 13 (có đáp án 2024): Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 9 Bài 13.

1 3,885 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Câu hỏi Nhận biết

Câu 1: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là

A. đầu cơ.

B. kinh doanh.

C. nhập khẩu.

D. xuất khẩu.

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là kinh doanh.

Câu 2: Nhà nước ta quy định mức thuế cao với mặt hàng nào sau đây?

A. Xăng các loại.

B. Rượu dưới 200.

C. Thuốc lá điếu.

D. Nước sạch.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà nước ta quy định mức thuế cao với mặt hàng thuốc lá điếu là 65% nhằm hạn chế tiêu thụ những mặt hàng không thiết yếu, có hại cho sức khỏe con người.

Câu 3: Theo Điều 7 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Nhà nước ta quy định mức thuế đối với Thuốc lá điếu là

A. 70%.

B. 65%.

C. 25%.

D. 10%.

Đáp án: B

Giải thích: Theo Điều 7 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Nhà nước ta quy định mức thuế đối với Thuốc lá điếu là 65% (SGK/trang 45)

Câu 4: Theo quy định của pháp luật, mặt hàng nào dưới đây không được phép kinh doanh?

A. Thuốc bảo vệ thực vật.

B. Thuốc chữa bệnh.

C. Thuốc lá.

D. Thuốc nổ.

Đáp án: D

Giải thích: Theo quy định của pháp luật, mặt hàng không được phép kinh doanh là thuốc nổ nhằm phòng ngừa tai nạn do cháy nổ gây ra.

Câu 5: Thuế là khoản đóng góp có tính chất như thế nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

A. ủng hộ nhân đạo.

B. tự nguyện.

C. bắt buộc.

D. quyên góp.

Đáp án: C

Giải thích: Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, vì vậy đóng thuế là bắt buộc.

Câu 6: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là

A. tiền.

B. sản vật.

C. sản phẩm.

D. thuế.

Đáp án: D

Giải thích: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là thuế.

Câu hỏi Thông hiểu

Câu 1: Theo pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Nộp thuế kinh doanh.

C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

D. Công khai và báo cáo thu nhập.

Đáp án: D

Giải thích: Theo pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ công khai và báo cáo thu nhập.

Câu 2: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 – sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. 2 năm đến 4 năm.

B. 2 năm đến 5 năm.

C. 2 năm đến 6 năm.

D. 2 năm đến 7 năm.

Đáp án: D

Giải thích: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 – sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù 2 năm đến 7 năm. (SGK/trang 46)

Câu 3: Anh A đi mua xăng bị bơm thiếu. Vậy người bán xăng vi phạm điều nào dưới đây?

A. Kê khai không đúng số vốn.

B. Trốn thuế.

C. Gian lận.

D. Kinh doanh hàng lậu.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này hành vi của người bán xăng là hành vi gian lận trong kinh doanh.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?

A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.

B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.

C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.

D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật: kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh, không kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cấm…

Câu 5: Hành vi nào dưới đây không vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh?

A. Kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

B. Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm.

C. Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.

D. Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép.

Đáp án: D

Giải thích: Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép là việc làm đúng theo quy định của nhà nước về kinh doanh.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.

B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.

C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.

D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đáp án: B

Giải thích: Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận là hành vi vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

Câu hỏi Vận dụng

Câu 1: Công ty B kinh doanh thêm cả quần áo trong khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ty B đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.

C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.

D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này, công ty B đã vi phạm nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.

Câu 2: Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về

A. đạo đức trong kinh doanh.

B. mặt hàng kinh doanh.

C. đăng kí và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.

D. quyền công dân trong kinh doanh

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này, ông K đã vi phạm quy định về đăng kí kinh doanh, không trung thực trong kê khai mặt hàng đăng kí kinh doanh nhằm mục đích trốn thuế.

Câu 3: Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm là

A. góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.

B. không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. giả vờ như không biết để tránh phiền phức.

D. nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này, là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, việc em cần làm là nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết với mục đích ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần vào công cuộc phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương.

Câu 4: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm?

A. 5%.

B. 7%.

C. 9%.

D. Không mất thuế.

Đáp án: D

Câu 5: Thuế có tác dụng là?

A. Ổn định thị trường.

B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

C. Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 6: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?

A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ

B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp

C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu

Đáp án: A

Câu 7: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là?

A. Kinh doanh.

B. Lao động.

C. Sản xuất.

D. Buôn bán.

Đáp án: A

Câu 8: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?

A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

B. Quyền tụ do kinh doanh.

C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Đáp án: B

Câu 9: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?

A. Tiền.

B. Sản vật.

C. Sản phẩm.

D. Thuế.

Đáp án: D

Câu 10: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 2 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 5 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Đáp án: D

Câu 11: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 5 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 4 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Đáp án: D

Câu 12: Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào?

A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Đáp án: C

Câu 13: Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón?

A. Thuốc lá điếu.

B. Xăng.

C. Nước sạch.

D. Phân bón.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc có đáp án

Trắc nghiệm Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có đáp án

1 3,885 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: