TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7 (có đáp án 2024): Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7.

1 6304 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Đáp án: A

Giải thích: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị

A. vật chất.

B. tinh thần.

C. của cải.

D. kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…)

Câu 3: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm:

“Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là…hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. những giá trị tinh thần

B. lịch sử lâu dài của dân tộc

C. những giá trị vật chất

D. cách ứng xử tốt đẹp

Đáp án: A

Giải thích: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 4: Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp ta

A. dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách.

B. nhận được sự đánh giá cao từ mọi người.

C. nhận được sự kính phục từ mọi người.

D. có thêm kinh nghiệm lao động, học tập.

Đáp án: A

Giải thích: Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách trên cơ sở tiếp thu các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.

Câu 5: Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

B. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

C. Không có những truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc đối với cá nhân vẫn phát triển bình thường.

D. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống tốt đẹp của dân tộc không còn quan trọng nữa.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung: “Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.” nói lên ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (Mục 3, nội dung bài học, SGK/trang 25)

Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài.

B. Ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức.

C. Cho rằng truyền thống của dân tộc là cổ hủ, lạc hậu.

D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc.

Đáp án: B

Giải thích: Trách nhiệm của học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Trân trọng các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Giúp đỡ người nghèo khổ.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Sưu tầm những nét văn hóa của các vùng miền.

Đáp án: C

Giải thích: Cần cù trong lao động là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Coi thường việc làm chân tay là hành vi không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Coi thường các làng nghề truyền thống.

B. Không tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Chê bai các phong tục tập quán.

Đáp án: C

Giải thích: Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng là hành động thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hành động ấy góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Câu 3: Câu tục ngữ “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nói về truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D.Truyền thống văn hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo.

Câu 4: Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở mỗi người dân đất Việt phải luôn hướng tới cội nguồn của mình.

Câu 5: Cách ứng xử nào dưới đây không phải biểu hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

B. Kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo.

C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.

D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.

Đáp án: D

Giải thích: Cách ứng xử “Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử” không phải biểu hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đây là hành vi thiếu văn hóa, cần lên án.

Câu 6: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là

A. hủ tục mê tín dị đoan.

B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam.

C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.

D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.

Đáp án: D

Giải thích: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt. Thể hiện truyền thống biết ơn, nhớ về nguồn cội của người Việt.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

A. Đoàn kết với các bạn.

B. Chăm chỉ học tập.

C. Lễ phép với thầy, cô giáo.

D. Gây gổ đánh nhau.

Đáp án: D

Giải thích: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được gây gổ đánh nhau. Bởi đây là hành vi đi ngược lại với truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc ta.

Câu 2: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.

B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.

C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

Đáp án: C

Giải thích: Trong tình huống này, em đồng ý với ý kiến “Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.” Áo dài được coi là Quốc phục của người Việt được bạn bè quốc tế yêu thích và đánh giá rất cao.

Câu 3: Nam cho rằng “Ngày nay, các làng nghề truyền thống rất lạc hậu, không giúp gì cho sự phát triển của đất nước”. Để giúp Nam hiểu phát triển làng nghề truyền thống là phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em sẽ

A. không đồng ý và khẳng định các làng nghề truyền thống là có giá trị.

B. không đồng ý với ý kiến của bạn vì thấy bạn hiểu như vậy chưa đúng.

C. không đồng ý và giải thích cho bạn hiểu các làng nghề truyền thống là có giá trị.

D. không đồng ý và nhắc bạn phải tôn trọng các làng nghề truyền thống.

Đáp án: C

Giải thích: Trong tình huống này em không đồng ý và giải thích cho bạn hiểu các làng nghề truyền thống là có những giá trị riêng. Các làng nghề truyền thống tạo việc làm cho người lao động, có nhiều sản phẩm của các làng nghề là mặt hàng có giá trị được xuất khẩu ở nhiều quốc gia trên thế giới: mây tre đan, đồ kỹ nghệ…

Câu 4: Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Chê bai người quét rác.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 5: Hiện tượng học sinh đánh nhau, lột đồ của bạn trong trường học vi phạm chuẩn mực nào?

A. Vi phạm chuẩn mực đạo đức.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 6: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống thương người.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Đáp án: A

Câu 7: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Đáp án: B

Câu 8: Đôi với các truyền thống tốt đẹp chúng ta cần làm gì?

A. Bảo vệ.

B. Kế thừa.

C. Phát triển.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 9: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Đáp án: B

Câu 10: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D.Truyền thống văn hóa.

Đáp án: A

Câu 11: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 12: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Đáp án: A

Câu 13: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Năng động sáng tạo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân có đáp án

1 6304 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: