TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 (có đáp án 2024): Năng động sáng tạo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Bài 8: Năng động sáng tạo có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8.

1 2,035 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8: Năng động sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có là biểu hiện của sự

A. lười biếng.

B. sáng tạo.

C. thụ động.

D. chí công vô tư.

Đáp án: B

Giải thích: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có là biểu hiện của sự sáng tạo.

Câu 2: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người

A. thụ động.

B. lười biếng.

C. năng động.

D. khoan dung.

Đáp án: C

Giải thích: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người năng động.

Câu 3: Đối lập với năng động và sáng tạo là

A. làm việc có kế hoạch, sắp xếp công việc khoa học.

B. tự làm mọi việc không phụ thuộc vào người khác.

C. luôn suy nghĩ, tìm tòi ra cái mới, giá trị mới.

D. luôn ỷ lại, trông chờ vào người khác.

Đáp án: C

Giải thích: Đối lập với năng động và sáng tạo là luôn ỷ lại, trông chờ vào người khác.

Câu 4: Biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập là

A. không tự giác, chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở.

B. lười suy nghĩ, khi gặp bài khó thì chép bài của bạn

C. luôn ỷ lại, trông chờ vào người khác

D. tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học.

Đáp án: D

Giải thích: Biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập là tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học. Điều này giúp học sinh chủ động trong học tập, rèn luyện để có được kết quả cao.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh?

A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.

B. Hãng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.

C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.

D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.

Đáp án: A

Giải thích: Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó là việc làm thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh, tạo ra tính ỉ lại, lười suy nghĩ, bởi vậy sẽ khó có được kết quả cao trong học tập.

Câu 6: Phẩm chất năng động, sáng tạo của con người do

A. tích cực rèn luyện mà có.

B. sở thích của họ quyết định.

C. di truyền mà có.

D. bắt chước mà có.

Đáp án: A

Giải thích: Không phải tự nhiên mà có phẩm chất năng động, sáng tạo của con người do tích cực rèn luyện mới có.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đạc bừa bãi, không chịu sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo.

Đáp án: B

Giải thích: Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý là hành vi thể hiện tính sáng tạo trong công việc.

Câu 2: Câu Thành ngữ nào sau đây thể hiện năng động sáng tạo?

A. Cái khó ló cái khôn.

B. Vạn sự khởi đầu nan.

C. Nước đến chân mới nhảy.

D. Tiến thoái lưỡng nan.

Đáp án: D

Giải thích: Câu thành ngữ: Cái khó ló cái khôn – nói về tính năng động, sáng tao. Qua quá trình làm việc, qua khó khăn gian khổ con người đúc rút cho mình kinh nghiệm, cách làm việc có hiệu quả.

Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo của học sinh?

A. H là học sinh lớp 9 đã tự ý nghỉ học để đi kiếm tiền.

B. Trong giờ học ngữ văn, bạn K thường đem bài tập toán ra làm.

C. Trong các giờ học trên lớp, bạn A thường trao đổi bài và nhờ bạn làm bài hộ mình.

D. Bạn M luôn chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài và tìm ra cách giải độc đáo.

Đáp án: D

Giải thích: Bạn M luôn chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài và tìm ra cách giải độc đáo. Sự chủ động, say mê học tập của bạn chính là hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo của học sinh.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh?

A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.

B. Hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.

C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.

D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.

Đáp án: A

Giải thích: Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó là hành vi thiếu năng động, sáng tạo của học sinh. Tạo ra sự ỉ lại, lười suy nghĩ sẽ là lỗ hổng kiến thức của học.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động, sáng tạo?

A. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn.

B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán.

D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền.

Đáp án: C

Giải thích: Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán - là việc làm thể hiện sự năng động, sáng tạo trong học tập.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo?

A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.

B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.

C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo.

D. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.

Đáp án: C

Giải thích: Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo. Đây là ý kiến đúng khi nói về năng động, sáng tạo. Bởi, để có kết quả học tập tốt đòi hỏi mỗi học sinh phải tích cực chủ động trong học tập, có phương pháp học tập khoa học, hợp lý.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Một bạn nhóm em đưa ra sáng kiến là mỗi bạn trong nhóm đóng tiền, thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiểu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?

A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện.

B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm.

C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn.

D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này em sẽ thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm, học hỏi trao đổi với nhau để có được sản phẩm là bảng điện theo đúng yêu cầu của cô giáo giao cho.

Câu 2: Mặc dù trình độ học vấn không cao nhưng ông A vẫn luôn tìm tòi, học hỏi và tìm ra được cách riêng của mình trong sản xuất trồng trọt nên gia đình ông sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao.

Việc làm đó của ông A đã thể hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Ông A là người lao động rất năng động, sáng tạo.

B. Ông A là người lao động có năng suất, chất lượng.

C. Ông A là người quan tâm đến hiệu quả và năng suất cao.

D. Ông A là người quan tâm đến chất lượng và hiệu quả trong công việc

Đáp án: A

Giải thích: Trong tình huống này sự say mê tìm tòi, học hỏi và tìm ra cách làm riêng của mình để có năng suất cao trong công việc của ông A thể hiện ông là người rất năng động, sáng tạo.

Câu 3: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Với niềm đam mê khoa học, em Trần Minh Chung, học sinh lớp 9/1, Trường THCS Vạn Ninh - Quảng Ninh đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy rửa tay sát khuẩn tự động, đóng góp công sức của mình để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Việc làm của bạn Trần Minh Trung đã thể hiện tốt nhất nội dung nào dưới đây?

A. Năng động, sáng tạo không giới hạn về giới tính, địa vị xã hội, giàu hay nghèo.

B. Ai cũng có thể sáng tạo, khi họ có đam mê và muốn tạo ra cái mới có ích.

C. Khi trẻ tuổi thì con người ta dễ dàng sáng tạo thành công hơn khi đã có nhiều tuổi.

D. Chỉ những người thông minh mới có khả năng sáng tạo tìm ra cái mới.

Đáp án: B

Giải thích: Việc làm của bạn Trần Minh Chung thể hiện bạn là người tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm và luôn có ý thức tìm tòi để tạo ra những giá trị mới phục vụ cho cuộc sống. Hành động đó chứng tỏ “Ai cũng có thể sáng tạo, khi họ có đam mê và muốn tạo ra cái mới có ích.”

Câu 4: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.

B. A là người tích cực.

C. A là người sáng tạo.

D. A là người cần cù.

Đáp án: A

Câu 5: Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.

B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.

C. Trông chờ vào người khác.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 6: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.

B. Chủ động.

C. Sáng tạo.

D. Tích cực.

Đáp án: A

Câu 7: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.

B. Tích cực.

C. Tự giác.

D. Năng động.

Đáp án: A

Câu 8: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

Đáp án: A

Câu 9: Những điều được cho là năng động, sáng tạo trong công việc là?

A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.

B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.

C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 10: Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào thể hiện tính năng động ?

A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.

B. Giup đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tự tin phát biểu trước đám đông.

D. Cả A,B,C

Đáp án: D

Câu 11: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đặc bừa bãi

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Đáp án: B

Câu 12: Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.

A. Lười làm , ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Có tính năng động, sáng tạo

D. Dám nghĩ , dám làm.

Đáp án: C

Câu 13: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.

B. Tích cực, tự giác.

C. Cần cù, tự giác.

D. Cần cù, chịu khó.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế có đáp án

1 2,035 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: