TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 18 (có đáp án 2024): Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 9 Bài 18.

1 1233 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Người sống có đạo đức thì luôn tự nguyện tuân theo những quy định

A. rất hà khắc.

B. của bản thân.

C. có tính ràng buộc.

D. của pháp luật.

Đáp án: D

Giải thích: Người sống có đạo đức thì luôn tự nguyện tuân theo những quy định của pháp luật.

Câu 2: Sống có đạo đức là phải

A. hành động theo chuẩn mực.

B. tuân theo mọi chuẩn mực.

C. hành động đúng đắn.

D. tuân theo pháp luật.

Đáp án: D

Giải thích: Sống có đạo đức là phải tuân theo pháp luật. Bởi đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 3: Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật được gọi là

A. sống có đạo đức

B. tuân theo pháp luật

C. sống phù hợp với chuẩn mực xã hội

D. tuân theo kỷ luật

Đáp án: B

Giải thích: Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật được gọi là tuân theo pháp luật

Câu 4: Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động đề thực hiện mục tiêu là người

A. sống thiếu đạo đức

B. sống có đạo đức.

C. tuân theo pháp luật

D. vi phạm pháp luật.

Đáp án: B

Giải thích: Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động đề thực hiện mục tiêu là người sống có đạo đức.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sống có đạo đức?

A. Dắt cụ già qua đường

B. Bắt nạt các em nhỏ.

C. Chặt phá rừng bừa bãi

D. Gây gổ đánh nhau với các bạn.

Đáp án: A

Giải thích: Dắt cụ già qua đường là biểu hiện của sống có đạo đức, điều đó thể hiện lòng yêu thương con người, một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 6: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là

A. giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.

B. được mọi người yêu quý, kính trọng

C. làm được nhiều việc có ích cho mọi người.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, được mọi người yêu quý, kính trọng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người

A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau

B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc

C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình

D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật

Đáp án: D

Giải thích: Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người có đạo đức và biết tuân theo pháp luật. Bởi đó vừa là giá trị đạo đức, vừa là các quy định của pháp luật.

Câu 2: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là

A. sống có đạo đức.

B. sống có trách nhiệm.

C. sống có kỉ luật.

D. sống có văn hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là sống có đạo đức.

Câu 3: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

A. tuân theo pháp luật.

B. sống có văn hóa.

C. sống có đạo đức.

D. sống có trách nhiệm.

Đáp án: A

Giải thích: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là tuân theo pháp luật.

Câu 4: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về nội dung nào dưới đây?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có trách nhiệm.

C. Sống có kỉ luật.

D. Sống có ý thức.

Đáp án: A

Giải thích: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về nội dung sống có đạo đức.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức?

A. Nói dối bố mẹ.

B. Không nhường nhịn các em nhỏ.

C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.

D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu.

Đáp án: D

Giải thích: Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu là hành vi vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức: vi phạm các chuẩn mực đạo đức “chữ hiếu” và vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Câu 6: Hành vi nào dưới đây của công dân biểu hiện là người không có đạo đức?

A. Tham gia hiến máu nhân đạo.

B. Trêu chọc chế giễu người tàn tật.

C. Thăm hỏi các thầy cô giáo cũ.

D. Chăm sóc ông bà lúc ốm đau.

Đáp án: B

Giải thích: Trêu chọc chế giễu người tàn tật là hành vi không có đạo đức thể hiện lối sống vô cảm không có lòng yêu thương con người và lối sống thiếu văn hóa không tôn trọng người khác.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: “Bà N nhận nuôi số trẻ em cơ nhỡ sau đó bắt các em đi bán vé số, đánh giày, đi xin. Tối đến các em đó phải nộp đủ số tiền theo quy định. Nếu em nào không nộp đủ sẽ bị phạt và bỏ đói”. Hành vi của bà N.

A. chỉ vi phạm đạo đức.

B. chỉ vi phạm pháp luật

C. vi phạm cả đạo đức và pháp luật.

D. không vi phạm đạo đức và pháp luật

Đáp án: C

Giải thích: Hành vi của bà N vi phạm cả đạo đức và pháp luật vì bà ngược đãi, bóc lột trẻ em.

Câu 2: Bạn M mỗi lần đi học qua ngã tư dù thấy đèn vàng bật lên nhưng bạn vẫn vượt qua vì cho rằng chưa có đèn đỏ nên chưa phải dừng xe. Hành vi của M cho thấy M là người

A. sống có đạo đức

B. vi phạm pháp luật

C. tuân thủ pháp luật

D. tuân thủ luật giao thông

Đáp án: B

Giải thích: Hành vi của M cho thấy M là người vi phạm pháp luật. Vì theo quy định của luật giao thông hiện nay, khi thấy đèn vàng người tham gia giao thông phải dừng lại để đảm bảo an toàn.

Câu 3: Bạn N lớp 9 trường THCS X nhặt được chiếc ví trong đó có 47 triệu đồng, bạn đã trả lại cho người làm rơi. Hành động của bạn thể hiện bạn là người

A. sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

B. đề cao lợi ích cá nhân.

C. có lòng tự ái.

D. tôn trọng tài sản công cộng.

Đáp án: C

Giải thích: Hành động của bạn thể hiện bạn là người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật: thể hiện bạn là người trung thực và biết tôn trọng tài sản của người khác.

Câu 4: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có trách nhiệm.

C. Sống có kỉ luật.

D. Sống có ý thức.

Đáp án: A

Câu 5: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

Đáp án: A

Câu 6: Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?

A. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

B. Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau.

C. Tham gia hiến máu nhân đạo.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 7: Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ?

A. giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật

B. Thăm hỏi gia đình liệt sỹ

C. Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy

D. Cả A,C

Đáp án: D

Câu 8: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Đạo đức.

D. Pháp luật.

Đáp án: A

Câu 9: Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Pháp luật.

C. Sống có đạo đức.

D. Đạo đức.

Đáp án: A

Câu 10: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

Đáp án: A

Câu 11: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Sống có đạo đức.

C. Sống có văn hóa.

D. Sống có trách nhiệm.

Đáp án: A

Câu 12: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?

A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.

B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.

C. Được mọi người yêu quý, kính trọng

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 13: Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc có đáp án

1 1233 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: