TOP 40 câu Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 8 (có đáp án 2024): Kĩ thuật trồng cây nhãn

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 Bài 8: Kĩ thuật trồng cây nhãn có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 8.

1 1211 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 8: Kĩ thuật trồng cây nhãn

Câu 1. Cùi nhãn có giá trị dinh dưỡng như thế nào?

A. Cao

B. Thấp

C. Trung bình

D. Không xác định

Đáp án: A

Giải thích:

Cùi nhãn có giá trị dinh dưỡng cao do chứa đường, axit hữu cơ, vitamin C, K, các chất khoáng Ca, P, Fe, …

Câu 2. Trên một chùm hoa nhãn, có mấy loại hoa?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Trên một chùm hoa nhãn, có 3 loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính.

Câu 3. Vị trí mọc của hoa nhãn ở đâu?

A. Ngọn lá

B. Nách lá

C. Cả A và B đều đúng

D. Thân cây

Đáp án: C

Giải thích:

Hoa nhãn xếp thành chùm mọc ở ngọn và nách lá.

Câu 4. Cây nhãn có mấy yêu cầu về ngoại cảnh?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn về: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, đất.

Câu 5. Cây nhãn được trồng ở khu vực nào?

A. Miền Bắc

B. Miền Nam

C. Tây nguyên

D. Khắp nơi trên đất nước ta

Đáp án: D

Giải thích:

Do cây nhãn chịu được nóng và lạnh tốt hơn cây vải nên được trồng ở các vùng trong cả nước.

Câu 6. Quá trình sinh trưởng của cây nhãn cần nhiều nước khi nào?

A. Phân hóa mầm hoa

B. Phát triển quả

C. Cả A và B đều đúng

D. Sau khi thu hoạch

Đáp án: C

Giải thích:

Quá trình sinh trưởng của cây nhãn cần nhiều nước khi phân hóa mầm hoa và phát triển quả.

Câu 7. Khả năng chịu ngập của cây nhãn trong thời gian bao lâu?

A. 2 ngày

B. 5 ngày

C. 3 – 5 ngày

D. 7 ngày

Đáp án: C

Giải thích:

Cây nhãn là loại cây chịu hạn nhưng nếu ngập nước trong thời gian từ 3 – 5 ngày cũng không bị ảnh hưởng như các cây ăn quả khác.

Câu 8. Loại đất nào thích hợp nhất cho trồng cây nhãn?

A. Đất phù sa

B. Đất cát

C. Đất sét

D. Đất bạc màu

Đáp án: A

Giải thích:

Cây nhãn không kén đất nên trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất phù sa là thích hợp nhất.

Câu 9. Loại nhãn nào trồng ở các tỉnh phái Nam?

A. Nhãn tiêu

B. Nhãn lồng

C. Nhãn đường phèn

D. Nhãn cùi

Đáp án: A

Giải thích:

Nhãn tiêu trồng ở các tỉnh phía Nam; nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn cùi trồng ở các tỉnh phía Bắc.

Câu 10. Loại nhãn nào trồng ở các tỉnh phía Bắc?

A. Nhãn nước

B. Nhãn giống da bò

C. Nhãn long

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Nhãn long, nhãn giống da bò được trồng ở các tỉnh phía Nam.

Câu 11. Cây nhãn được nhân giống bằng phương pháp nào?

A. Chiết cành

B. Ghép

C. Chiết cành và ghép

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích:

Cây nhãn được nhân giống bằng phương pháp chủ yếu là chiết cành và ghép.

Câu 12. Có mấy phương pháp ghép nhãn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Các phương pháp ghép nhãn là: ghép áp, ghép chẻ bên, ghép mắt cửa sổ, ghép nêm.

Câu 13. Trồng cây nhãn cần lưu ý mấy yếu tố?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Trồng cây nhãn cần lưu ý 3 yếu tố: thời vụ trồng, khoảng cách trồng, đào hố và bón lót.

Câu 14. Người ta bón lót cho cây trước khi trồng bằng loại phân nào?

A. Phân hóa học

B. Phân hữu cơ

C. Phân hóa học và phân hữu cơ

D. Không cần bón lót

Đáp án: C

Giải thích:

Bón lót phân hóa học và phân hữu cơ vào hố trước khi trồng 1 tháng.

Câu 15. Bón thúc cho cây nhãn vào thời gian nào?

A. Khi ra hoa

B. Sau khi thu hoạch quả

C. Khi ra hoa và sau khi thu hoạch quả

D. Không cần bón thúc

Đáp án: C

Giải thích:

Bón thúc vào 2 thời kì quan trọng là khi ra hoa và sau khi thu hoạch quả bằng phân chuồng và phân hóa học.

Câu 16 : Độ ẩm không khí theo tiêu chuẩn yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn là bao nhiêu?

A. 50 - 60%

B. 60 - 70%

C. 70 - 80%

D. 80 - 90%

Đáp án: C

Câu 17 : Đặc điểm về rễ của cây nhãn là:

A. Cây nhãn có bộ rễ phát triển

B. Rễ cọc có thể ăn sâu từ 3 - 5m và lan rộng gấp 1- 3 lần tán cây

C. Rễ con tập trung trong khu vực hình chiếu của tán cây

D. Cả A, B và C đều đúng

Đáp án: C

Câu 18 : Nhãn có nguồn gốc từ quốc gia nào?

A. Việt Nam

B. Trung Quốc

C. Thái Lan

D. Tất cả đều sai

Đáp án: B

Câu 19 : Khi chọn địa điểm trồng nhãn thì độ pH của đất là bao nhiêu?

A. Từ 5 – 5,5

B. Từ 6 – 6,5

C. Từ 7,5 – 8,5

D. Tất cả đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

Câu 20 : Lượng mưa cần cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là:

A. 1200mm/năm

B. 1500mm/năm

C. 1800mm/năm

D. 2000mm/năm

Đáp án: A

Câu 21: Khi chiết cành, tiến hành tưới nước phân chuồng pha loãng hay phân hoá học với nồng độ từ:

A. 0,5 – 1%.

B. 1 – 1,5%

C. 1,5 – 2%

D. 0 – 0,5%

Đáp án: A

Câu 22: Khi trồng nhãn, đối với đất tốt ở vùng đồng bằng, trồng với khoảng cách bao nhiêu là hợp lí?

A. 6m x 8m

B. 7m x 7m

C. 8m x 8m

D. Đáp án khác

Đáp án: D

Câu 23 : Sau khi trồng cây, tháng đầu tiên cần tưới nước giữ ẩm cho cây theo định kì:

A. 1 – 2 ngày/lần

B. 3 – 5 ngày/lần

C. 5 – 7 ngày/lần

D. 7 – 10 ngày/lần

Đáp án: A

Câu 24 : Quả nhãn thường được chế biến thế nào?

A. Ăn tươi

B. Sấy khô cả vỏ

C. Làm long nhãn

D. Cả A, B và C đều đúng

Đáp án: D

Câu 25 : Nhiệt độ thích hợp để trồng nhãn là:

A. 20oC - 24oC.

B. 21oC - 27oC.

C. 25oC - 29oC.

D. 20oC - 30oC.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi (Cam, chanh, quýt, bưởi) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Kĩ thuật trồng cây vải có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Kĩ thuật trồng cây xoài có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Kĩ thuật trồng cây chôm chôm có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả có đáp án

1 1211 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: