TOP 13 mẫu Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (2024) SIÊU HAY

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp lớp 7 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 13 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 2,218 01/11/2024
Tải về


Thuyết minh về hội thi hát đối đáp

Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về hội thi hát đối đáp.

Dàn ý Thuyết minh về hội thi hát đối đáp

I. Mở bài: Giới thiệu về hội thi hát đối đáp.

II. Thân bài:

- Nguồn gốc hình thành:

Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng Sông Hồng.

Hình thành từ thế kỉ XVII ở vùng Kinh Bắc xưa, nay là 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.

-Giới thiệu về dân ca quan họ Bắc Ninh:

+ Là lối hát giao duyên giữa người nam và nữ nhằm bày tỏ, giãi bày tâm sự

+ Liền anh, liền chị dùng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để bộc lộ cảm xúc trong tâm hồn mình

+ Quan họ truyền thống thường được hát vào mùa xuân hay mùa thu là những mùa tươi đẹp nhất trong năm

+ Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất là hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải, mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng.

-Trang phục:

+ Liền anh: Mặc áo dào 5 thân, áo dài bên ngoài thường màu đen

+ Liền chị: Áo mớ ba mớ bảy, áo dài ngoài thường màu nâu, tím thẫm

-Ý nghĩa:

+ Quan họ là loại hình văn hóa đặc sắc lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa

+ Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận

III. Kết bài: Cảm nghĩ về quan họ Bắc Ninh: Tài sản vô giá của dân tộc, nó cần nuôi dưỡng bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ trẻ mai sau

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 1)

Dân tộc Việt Nam có một nền dân ca lâu đời và rất phong phú. Người Kinh chỉ có hát chứ không có múa như các sắc tộc khác cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam. Dân ca trữ tình hay hát giao duyên hay hát đối đáp giữa trai gái được nghe khắp nơi. Từ Bắc tới Nam, từ loại hát làm việc ngoài đồng (hò cấy) đến các việc làm khác như chèo thuyền (hò mái đẩy, hò mái nhì, hò sông Mã), như đập đá (hò nện) hay các công việc có tính cách tập thể (hát phường vải). Rồi các loại hát hội (Quan Họ, Trống Quân) được thịnh hành nhiều nhứt ở miền Bắc.

Tình yêu không phải chỉ có trong thể loại dân ca trữ tình. Chúng ta có thể gặp chủ đề “tình yêu” trong những bài vịnh ca, anh hùng ca, loại hát chọc ghẹo. Tình yêu nam nữ chiếm một số lượng rất quan trọng trong loại hát giao duyên.

Có một số nhà nghiên cứu cho rằng dân ca đối đáp đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ như Hát Quan Họ ở Bắc Ninh đã được nói tới từ thời nhà Lý (thế kỷ XI) do các quan tướng tổ chức chào mừng vua khi vua trở về thăm nơi chôn nhau cắt rún. Thời nhà Trần, cũng có sách vở nói tới loại hát đối nam nữ và một số người hát nổi tiếng về nghệ thuật tức hứng nhạc và lời.

Những bài hát trữ tình cũng được thấy trong các thể loại khác: hò giã gạo miền Trung, hò miền Nam, các loại hát nghi lễ và luôn cả được sân khấu hóa để làm thành những nhạc cảnh hay hoạt cảnh múa hát (điệu Xin Hoa, Đố Chữ trong Hát Xoan, điệu Tiên Cuội tỏ tình trong Tiên Cuội, v.v.)

Từ thời hậu bán thế kỷ XX, có một số nhà nghiên cứu đã công bố những kết quả đáng được chú ý về những lối hát giao duyên (“Quan Họ Bắc Ninh” do Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Tú Viêm, Nguyễn Chung Anh biên soạn; “Hát Ví Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Chung Anh; “Hát Giặm Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Đổng Chi và Ninh Viết Giáo; “Dân ca Người Việt” của Tú Ngọc, v.v.

Có ba loại hát giao duyên hay hát trữ tình: Loại hát dính liền với tục lệ kết bạn; Loại hát dính liền với cộng việc làm; Loại hát dính liền với đời sống hàng ngày.

Loại hát giao duyên với tục lệ kết bạn như trong Hát Ghẹo (Phú Thọ) và Quan Họ (Bắc Ninh) chỉ có thể thấy ở miền Bắc mà thôi. Hát Ghẹo và Quan Họ thường được ca hát trong dịp hội hè, lễ Tết. Điều đáng chú ý là chuyện ca hát chỉ xảy ra trong khung cảnh của những nhóm ở những làng có kết bạn với nhau. Tục lệ này ở Hát Ghẹo còn gọi là “hát nước nghĩa”.

Hát Quan Họ là một sản phẩm âm nhạc dân gian đặc sắc nhứt của Việt Nam, có thể so sánh ngang với tranh dân gian làng Hồ (Hà Bắc), nghệ thuật xòe Thái (Tây Bắc), nghệ thuật khảm trai làng Ngô Xá (Hà Tây), và Cũng như Hát Ghẹo, Quan Họ là loại hát giao duyên có nhiều giọng điệu. Do đó đòi hỏi người hát phải có sự tập luyện công phu về sự sáng tạo giai điệu mới.

Trống Quân là một hình thức hát giao duyên rất phổ biến từ Thanh Hóa trở ra. Tục truyền rằng hát Trống Quân xuất hiện từ thời nhà Trần vào thời nhân dân ta chống giặc Nguyên. Binh sĩ chia làm hai bên vừa xướng vừa đối trong khi gõ vào trống đánh thành nhịp điệu.

Ngoài ra còn nhiều loại hát giao duyên như Hát Ghẹo Thanh Hóa, Hát Ghẹo Long Xuyên, Trống Quân Phú Thọ, Trống Quân Đức Bắc, Trống Quân Hữu Bổ, Hát Đúm Hải Dương.

Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay những hội thi hát đối đáp vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn nét văn hóa này tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.TOP 12 mẫu Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 2)

Người Việt ta luôn tự hào là "Đất nước ngàn năm văn hiến" với sự giao thoa của nhiều nền văn hoá. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hoá của ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn hoá Việt. Dân ca quan họ Bắc Ninh chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc.

Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta, được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu là thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh với con sông Cầu chảy ngang. Theo các nhà nghiên cứu khoa học Quan họ có từ thế kỷ thứ XVII, được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con lối xóm. Cái tên "Quan họ" có thể thể hiểu theo truyền thuyết có một ông quan trong lần qua xứ Kinh Bắc, vô tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị, những người cùng có sở thích ca hát dòng nhạc này và người ta gọi là đó một"họ". Nhưng cách giải thích này cũng chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó, ngoài ra còn rất nhiều cách lý giải khác liên quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ.

Dân ca Quan họ là lối hát giao duyên giữa người nam và nữ, là hình thức trao đổi bày tỏ tâm tư, tình cảm giữa liền anh và liền chị.Họ dùng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để bộc lộ cảm xúc trong tâm hồn mình. Những làn điệu Quan họ truyền thống thường được hát vào mùa xuân hay mùa thu là những mùa tươi đẹp nhất trong năm, khi ấy câu hát Quan họ nhộn nhịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới, làm thổn thức biết bao trái tim người yêu nghệ thuật. Thông thường quan họ phổ biến lối hát đối đáp giữa trai và gái, có thể cùng một làng hoặc khác làng, cái khó là ở chỗ cùng một giai điệu nhưng người hát phải tự tìm lời phù hợp để đối qua đối lại, tạo thêm phần hấp dẫn và không bị nhàm chán, ấy là điểm đặc sắc mà không phải ai cũng hát được. Các đôi nam nữ cất lên những câu hát dạt dào cảm xúc, lắng đọng tâm tình, đó có thể là những câu hát được lấy từ lời thơ, lời ca dao trong sáng, ý nhị.Quan họ là thể loại nhạc trữ tình nên cách hát và luyến láy được trau chuốt rất kỹ càng, gồm nhiều kỹ thuật sao cho âm điệu vừa vang, rền lại vừa nền, nảy, nghe như rót mật vào tai, vô cùng ngọt ngào tình cảm, như dòng chảy mượt mà của con sông Cầu - "dòng sông Quan họ". Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất là hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải, mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng.

Trang phục cũng là một điểm nổi bật trong nghệ thuật Dân ca Quan họ, các liền anh liền chị khoác lên mình những bộ quần áo rực rỡ sắc màu tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, quý phái của người con Kinh Bắc. Về phía nam, các liền anh khoác lên mình tấm áo dài mỏng thẫm màu, bên trong là áo trắng cùng quần lĩnh trắng, ống rộng, phẳng phiu, đầu đội khăn xếp, tay có thể cầm quạt hoặc cầm chiếc dù đen, càng tăng thêm vẻ đĩnh đạc, truyền thống đậm chất văn hóa vùng Kinh Bắc. Trang phục liền chị cầu kỳ và tỉ mỉ hơn các liền anh rất nhiều, các chị sẽ mặc những bộ áo mớ ba mớ bảy nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh phối cùng với chiếc thắt lưng hoa đào, chít tóc bằng khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao trắng, hoặc cầm ở tay, cho thêm phần duyên dáng, thướt tha. Những câu hát bay bổng, da diết, ngọt ngào kết hợp với trang phục đặc biệt như vậy đã làm tăng thêm vẻ đẹp cho những người hát giao duyên.

Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay, ở nó còn lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng đến hiện tại đã được những người tiếp nối phát triển và sáng tạo ra những cái mới để quan không bị lạc hậu so với thời đại.Quan họ được xem là dòng nhạc dân ca trữ tình có nguồn giai điệu phong phú và đa dạng nhất ở Việt Nam, tính cho đến nay chúng ta còn lưu giữ được khoảng 300 bài quan họ có giai điệu khác nhau và được ghi chép thành các bản nhạc, ngoài ra còn có rất nhiều các giai điệu không được ký âm chính thức mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các làn điệu quan họ truyền thống phải kể đến là: Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, La hời, Tình tang. Hát Quan họ bao giờ cũng có ba chặng, chặng mở đầu thuộc giọng lề lối, khi hát xong khoảng mười bài giọng lề lối người hát chuyển sang giọng sổng để tiếp vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn. Làn điệu quan họ là những tiếng hát thân tình, ngọt ngào mềm mại, người hát luôn trong trạng thái say mê, vui thú, chăm chút thổi hồn vào tình câu chữ khiến cho âm hưởng của toàn bài luôn vang vọng và thấm đẫm vào tâm hồn những người thưởng thức, khiến ta phải trầm trồ, thán phục trước sức hút của thứ dân ca truyền thống, và cũng khá kén người nghe này.

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đây là một điều đáng mừng, là nguồn động lực để dân ca Quan họ tiếp tục phát triển và ghi lại những dấu ấn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam.Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, Quan họ không còn bị bó hẹp trong không gian làng, xã mà nó đang dần lan tỏa khắp mọi miền đất nước, trở thành nét văn hoá đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh quả là một tài sản vô giá của dân tộc, nó cần nuôi dưỡng bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ trẻ mai sau.Mỗi chúng ta người con đất Việt cần phải biết trân trọng và thêm yêu những giá trị truyền thống tốt đẹp, để chúng được trường tồn với thời gian, không bị đi vào quên lãng, giữa nhịp sống hiện đại xô bồ.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 3)

Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Định, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù, ca Huế, dân ca Nam Bộ vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:

“Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc

Chị Hai xinh, tang tình là chị Hai đứng”…

Đó là dân ca quan họ vùng Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ. Nhưng trên hết, quan họ mang "khí chất" của chính quan họ, là hồn của xứ sở quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Nằm kề cận với thủ đô, có diện tích nhỏ nhất nước, với sáu huyện, thị, nhưng khát vọng trí tuệ, khát vọng sống, khát vọng khẳng định mình của Kinh Bắc chẳng nhỏ tí nào. Sách cổ của người xưa từng ngưỡng mộ: "Kinh Bắc nổi tiếng văn nhã". Đất Kinh Bắc là nơi kết tụ của tài hoa các làng nghề: làng tranh Đông Hồ, làng giấy Đống Cao, làng chạm khắc Phù Khê, làng đồng Đại Bái, làng buôn Phù Lưu là đất của hàng nghìn di tích lịch sử, danh thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng. Người Kinh Bắc thông minh, tinh tế, ở bất cứ thời đại lịch sử nào Kinh Bắc cũng hiến cho đời không ít những danh nhân, nhân tài, kẻ sĩ, các bậc hiền tài. Các cộng đồng làng Kinh Bắc từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu thương, vượt lên thiên tai, dịch họa, vượt lên gian khó, "thương người như thể thương thân", "tứ hải giao tình" (bốn biển một nhà) như lời dân ca quan họ. Chính cái khát vọng sống của người Kinh Bắc, đất Kinh Bắc đã hóa thân thành những làn điệu quan họ kỳ diệu: "lời thì giao duyên, tình thì anh em", vừa thực, vừa mơ, vừa giãi bày, vừa khúc chiết, vừa tình tự, vừa sâu sắc.

Các làng quan họ hầu hết ở Bắc Ninh, mà theo các nghệ nhân, từng có tới 49 làng quan họ. Và như sông Cầu không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca quan họ cũng không khi nào nhạt phai dù đã trải qua bao đời người và bao nhiêu biến động thời thế. Đến bây giờ Hội làng quan họ vẫn là nguồn cảm hứng mùa xuân bất tận của xứ Kinh Bắc. Các Hội làng gắn bó đặc biệt với hát quan họ, không thể nào có hội làng trên mảnh đất Bắc Ninh mà thiếu vắng sắc màu và âm thanh quan họ. Những hội hè này trải dài từ mùng 4 Tết âm lịch đến 28 tháng 3 âm lịch. Đặc sắc nhất vẫn là Hội Lim ở huyện Tiên Sơn. Vào những ngày hội, nam thanh nữ tú các nơi đổ về, trẩy hội tưng bừng, để được nghe các liền anh, liền chị xiêm y mớ bảy mớ ba, hát đối đáp, hát canh, hát hội, hát mừng.

Dân ca quan họ quả là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau, ở trong nước và cho cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại.TOP 12 mẫu Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 4)

Một trong những niềm tự hào của người Kinh Bắc là Hội Lim. Trong Hội Lim thứ "đặc sản" tuyệt vời nhất là những làn điệu quan họ. Những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, mượt mà, da diết, ngọt ngào ấy được trình tấu bởi những liền anh, liền chị lịch lãm mà không kém phần duyên dáng. Cứ thế, dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành phần hồn, thành món ăn tinh thần của con người, thành nét văn hóa rất riêng của vùng đất kinh kì xưa.

Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh. Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông Cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía bắc khoảng 30km. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luôn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có bốn kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có ba hình thức chính Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan hệ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục "ngủ bọn". Mặc dù các phong tục này không, được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.

Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ. Liền anh mặc áo dài năm thân, cô đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng điểm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.

Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy". Tuy nhiên trong thực tế các liền chị thường mặc áo mớ bảy. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa nhuộm. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cả khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hổ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mồi gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên, xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hổ thủy (xanh biến). Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước con gái. Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm phía gót chân. Dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công, mũi dép uốn cong như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng tích.

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân quan ca họ trong lịch sử. Có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực. Trong số các hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi lại hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Các làn điệu quan họ cố bao gồm: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, Ca bời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.

Quan họ truyền thống chi tồn tại ở 49 làng quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ". Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỷ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thường thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát).

Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan hệ" ưa thích đến tận ngày nay như La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo. Sinh hoạt văn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã bạn. Trong ba chặng hát: Lề lối, Giọng vặt, Giã bạn - mỗi giai đoạn đểu có những biểu hiện khác biệt ở phần nội dung cũng như hình thức cấu trúc bài bản. Lề lối là bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiều tiếng đi lời phụ. Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và "đúng chất" Quan họ.

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Quan họ mới luôn có khán thính người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, cải biên các bài bản truyền thống. Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Môn Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan".

Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan hệ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với bản gốc nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết. Từ những năm 70 của Thế kỷ trước, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân (Đến nay hầu hết đã ra đi). Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau. Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.

Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 5)

Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Muốn hát quan họ phải có "bọn": "bọn nam" hoặc "bọn nữ". Vì vậy trong một làng quan họ thường có nhiều "bọn nam" và "bọn nữ". Mỗi "bọn" thường có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự: chị Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu. Nếu số người đông tới 7, 8 người thì đặt tên là chị Ba, chị Tư (bé) hoặc anh Ba, anh Tư (bé) mà không đặt chị Bảy, Tám hay anh Bảy, Tám. Trong các sinh hoạt quan họ, các thành viên của "bọn" quan họ không gọi nhau bằng tên thật mà gọi theo tên đặt trong "bọn".

Hát quan họ là hình thức hát đối đáp giữa "bọn nam" và "bọn nữ". Một "bọn nữ" của làng này hát với một "bọn nam" của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. "Bọn hát" phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng của hai người hát cặp với nhau phải tương hợp thành một giọng để tạo ra một âm thanh thống nhất. Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là thể thơ và ca dao của Việt Nam, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp với từ ngữ giàu tính ẩn dụ, trong sáng, mẫu mực. Đây là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca là thể hiện tình yêu lứa đôi. Lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi, ư hư, a ha v.v

Quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một môi trường văn hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán "kết chạ" giữa các làng quan họ. Từ tục "kết chạ", trong các "bọn" quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ. Mỗi "bọn" quan họ của một làng đều kết bạn với một "bọn" quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã "kết chạ", trai gái trong các "bọn" quan họ đã kết bạn không được cưới nhau.

Một điểm khác biệt của quan họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca khác ở Việt Nam trong việc truyền dạy là tục "ngủ bọn". Sau một ngày lao động, "bọn" quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 17 tuổi thường rủ nhau "ngủ bọn" ở nhà ông/bà Trùm để tập nói năng, ứng xử, giao tiếp, học câu, luyện giọng, và nhất là phải biết kịp thời. Yêu cầu đặt ra với tục "ngủ bọn" là "liền anh" và "liền chị" phải ghép đôi và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát.

Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Đã là trầu quan họ thì phải là trầu têm cánh phượng hoặc trầu têm cánh quế, chè phải là chè Thái Nguyên. Cơm quan họ dùng mâm đan nghĩa là mâm gỗ tròn sơn đỏ, còn gọi là "mâm son", vừa trang trọng vừa thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà đối với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.

Trong quan họ, trang phục của "liền anh" và "liền chị" có sự khác biệt. Trang phục của "liền chị" gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn và khăn mỏ quạ, yếm, áo, váy, thắt lưng, dép. Trang phục của "liền anh" gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép.

Ủy ban UNESCO đã công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại dựa trên các giá trị văn hóa, giá trị lưu giữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. Phạm vi công nhận chính thức gồm có 49 làng quan họ phân bố như sau: tỉnh Bắc Giang có 5 làng là Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ; tỉnh Bắc Ninh có 44 làng là: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài Trung, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám, Tam Sơn, Tiêu, Đông Mai, Đông Yên, Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ổ, Đẩu Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đỗ Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khả Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thọ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An, Viêm Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Ổ, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 6)

Ai đã một lần đặt chân đến vùng quê Kinh Bắc, mảnh đất Bắc Ninh chắc hẳn đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của miền đất nơi đây, nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian với nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc. Nhắc tới Bắc Ninh, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn đặc sản đồng quê bình dị, mà còn được thưởng thức nét độc đáo của người quan họ trong câu hát mượt mà, đằm thắm.

Từ xa xưa, dân ca quan họ đã là món ăn tinh thần, một nét sinh hoạt văn hóa đẹp của người dân Kinh Bắc. Đây là những làn điệu dân ca đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ – thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Đến nay, có ít nhất 300 bài (giai điệu) quan họ đã được ký âm gồm những đoạn thơ, bài thơ, chủ yếu là thể lục bát do các nghệ nhân quan họ truyền thống bàn giao cho các nhà sưu tầm lưu giữ.

Nét độc đáo của Quan họ Bắc Ninh chính là ở sự hoà quyện tuyệt diệu giữa giai điệu và lời ca, giữa trang phục truyền thống độc đáo gắn với cách ứng xử văn hóa của các liền anh, liền chị. Trang phục quan họ không chỉ thể hiện tính nghệ thuật thẩm mỹ, là hình thức bên ngoài mà nó còn bao hàm cả chiều sâu văn hóa của người Quan họ – Bắc Ninh.

Quan họ mang trong câu hát nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng đặc sắc nên đã trở thành một “đặc sản văn hóa” luôn thu hút và gây ấn tượng mạnh ở nơi đây. Dân ca quan họ tuy không ồn ã, náo nhiệt, nhưng lại là một nét đẹp văn hóa được truyền từ đời này qua đời khác và vẫn vẹn nguyên giá trị tinh thần không chỉ ở Bắc Ninh mà còn vang danh quốc tế.

So với các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian khác như hát xoan, hát ghẹo, hát chèo, hát ca trù, hát ví dặm, tuồng, cải lương, … thì hát quan họ có thời gian tồn tại lâu đời nhất (tuổi thọ hàng ngàn năm). Điều đó đã chứng minh hát quan họ là một nét văn hóa bản địa không những không bị phong kiến phương Bắc đồng hóa, đánh mất, mà ngược lại vẫn phát triển nhờ bản sắc riêng và sức sống của nó trong lòng người dân vùng Kinh Bắc.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ, hiện nay Bắc Ninh có tất cả 44 làng duy trì được lối chơi văn hóa quan họ với hàng ngàn bài hát lời cổ mộc mạc, dân dã, mang nét đẹp riêng, vừa thiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam. Kho băng ghi âm quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Ngày nay, dân ca quan họ đã phát triển và hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn. Các làn điệu quan họ ngày càng phong phú và có phong cách riêng.

Nền văn hóa quan họ là do các lối chơi quan họ của cộng đồng xây dựng nên, luôn luôn được cộng đồng sàng lọc trong dòng chảy lịch sử. Việc khôi phục và bảo tồn những tinh hoa, bản sắc độc đáo, đậm đà nhất trong nền văn hóa quan họ là phải khôi phục và bảo tồn kho tàng bài bản của quan họ, cách hát, kỹ thuật hát quan họ (quan họ cổ) và cuối cùng là lối chơi quan họ.

Quan họ truyền thống hát không nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; còn hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. “Chơi quan họ” truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức, thưởng thức “cái tình” của bạn hát.

Dù cuộc sống ngày càng đô thị hóa, nhưng bây giờ về miền quan họ, bạn vẫn thấy mỗi làng quê, mỗi gốc đa, mái đình, bến nước, dòng sông vẫn ẩn chứa tình người quan họ. Và dù thời gian có trôi đi, thì câu quan họ vẫn được truyền từ đời này sang đời khác. Sức sống bền bỉ, trường tồn của những canh quan họ, của những câu hát trao gửi vẫn thu hút và tạo ấn tượng bền sâu với du khách.

Đến với Bắc Ninh, ngoài việc được hòa vào không khí văn hóa quan họ, bạn còn được những liền anh liền chị mời miếng trầu têm cánh phượng như trong truyện cổ của cô Tấm xinh đẹp. Bên cơi trầu, cuộc sống và văn hóa quan họ xứ Kinh Bắc càng đậm đà bản sắc, thấm đượm tình người. Và cho đến khi bạn ra về, tạm biệt Bắc Ninh, chia tay với các liền anh, liền chị, bạn vẫn thấy vị trầu nồng đượm, giai điệu da diết, ngọt ngào của bài hát “Người ơi, người ở đừng về” níu bước chân.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 7)

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.

Mặc dầu còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của Quan họ, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ 11, số khác cho là từ thế kỷ 17, song, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản “Văn hóa Quan họ”, đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ “Kinh Bắc” ngàn năm văn hiến.

Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.

Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những ngưòi có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều “giọng” Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau nên rất xứng đáng được tôn vinh.

Ngày nay, trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhiều ưu thế của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Quan họ cổ cũng phải đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ bị mai một, thậm chí có thể bị mất hẳn nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ lâu dài cho thế hệ trẻ.

Bởi vậy, lề lối sinh hoạt ca hát Quan họ cổ, những giọng hát cổ với kỹ thuật “vang, rền, nền, nẩy” vốn đã làm nên giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ hiện đang lưu tồn trong trí óc và trái tim say nghề của các cụ “Liền anh, Liền chị” nay đã trạc tuổi 70 đến 90 rất cần được trao truyền và tiếp nối.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 8)

Cách đây ít lâu, giữa những ngày thu dấu ấn, ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ tư của Uỷ ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ văn hoá phi vật thể đã tuyên bố công nhận Dân ca Quan họ của Việt Nam là di sản phi vật thể thế giới. Niềm vinh dự này không chỉ của cộng đồng dân cư vùng Kinh Bắc mà còn của đồng bào cả nước, bởi đây là di sản đại diện nhân loại thứ ba của Việt Nam sau nhã nhạc cung đình Huế và cồng chiêng Tây Nguyên được Liên Hợp quốc công nhận.

Quan họ là một loại hình dân ca rất phong phú về giai điệu. Đến nay, các ý kiến về nguồn gốc và thời điểm ra đời của Dân ca Quan họ vẫn còn rất khác nhau. Nhưng chúng tôi thiên về ý kiến của một nhà nghiên cứu văn học dân gian nổi tiếng cho rằng, Dân ca Quan họ bắt nguồn từ châu Cổ Pháp (Đình Bảng) quê hương của vua Lý Công Uẩn. Cứ mỗi khi vua về thăm quê (ở châu Cổ Pháp) thì những người trong họ Lý, mà người đương thời gọi là “quan viên họ Lý” đều đến ly cung và hát những câu hát dân ca mà nhân dân trong vùng thường hát để mừng nhà vua. Từ đó, nhân dân gọi những câu dân ca ấy là hát Quan họ.

Trong nền văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam, Dân ca Quan họ là một loại dân ca đặc sắc cả về âm nhạc và văn chương. Hát Quan họ là một lối hát đòi hỏi luyện tập công phu và có tính tập thể với những lề lối, quy định chặt chẽ, trở thành phong cách, được thực hiện nghiêm ngặt từ tổ chức đến hình thức diễn xướng. Lề lối của các bài hát Quan họ thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản, có nhiều tiếng đệm, lời phụ.

Người hát những bài hát Quan họ lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, nền, nảy, ngắt, rớt… Vì thế, Quan họ cổ không cần nhạc đệm, không cần tăng âm và micrô nhưng vẫn vang, người nghe dễ dàng nghe được dù là trong lễ hội đông người. Ngày nay, tuy vẫn còn những nghệ nhân có thể trình diễn Quan họ cổ nguyên bản, không cần nhạc đệm, không cần micrô, nhưng Quan họ đã, đang phát triển theo chiều hướng hiện đại. Trên thực tế, người dân Việt Nam biết đến Quan họ hiện đại nhiều hơn là Quan họ cổ.

Người vùng Kinh Bắc, từ già đến trẻ ai cũng hát được một vài làn điệu Quan họ. Người chơi Quan họ sành điệu không chỉ hát hay, hát được nhiều làn điệu mà phải hát được nhiều bài lời cổ. Người Kinh Bắc hát dân ca Quan họ, chơi Quan họ không những trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trong các đám cưới, đám giỗ chạp… Mỗi khi lễ hội mùa Xuân, các làn điệu Quan họ với những câu hát trữ tình làm say đắm lòng người Quan họ và khách thập phương ngân lên trong không gian văn hoá Quan họ.

Lời ca, làn điệu Quan họ gắn liền quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao và tôn vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hoá. Vì lẽ đó, sinh hoạt Quan họ thường gắn với sinh hoạt hội hè, ca hát, giao lưu; gắn với đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động biết hướng tới cái đẹp. Dân ca Quan họ có nhiều nét độc đáo và được chia thành hai loại:

Quan họ truyền thống, vùng Kinh Bắc (gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang), có tất cả 49 làng duy trì được lối chơi văn hoá Quan họ truyền thống (44 làng ở Bắc Ninh, 5 làng ở Bắc Giang), với hàng ngàn bài hát cổ mộc mạc, dân giã mang nét đẹp riêng vừa thiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam. Kho băng ghi âm Quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng Quan họ hát hiện vẫn được lưu tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh. Quan họ truyền thống chủ yếu hát đôi hoặc hát tập thể giữa liền anh và liền chị vào dịp hội Xuân ở các làng quê, không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức.

Quan họ mới, còn được gọi là hát Quan họ, là hình thức biểu diễn (hát) Quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong sinh hoạt cộng đồng như Tết, đầu Xuân, lễ hội, du lịch… Từ sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (năm 1954), các làn điệu Quan họ được khai thác, đặt thành lời mới thành ca cảnh trên sân khấu hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình. Trên thực tế Quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm và khi hát luôn có khán, thính giả, người hát không chỉ trao đổi tình cảm với nhau mà còn trao đổi tình cảm với khán, thính giả. Phạm vi phổ cập của Quan họ mới không chỉ ở làng xã mà vươn đến khán, thính giả ở khắp cả trong và ngoài nước.

Nét đặc trưng của hát Quan họ chính là hát đối đáp giữa một bên là liền anh và một bên là liền chị trong không gian văn hoá Quan họ. Hình thức hát Quan họ cũng rất phong phú. Cần khẳng định, hát Quan họ là nét đẹp độc đáo trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Kinh Bắc, không những thể hiện mối quan hệ ứng xử trong một cộng đồng làng xóm, mà còn là phương thức tương giao giữa các xã với nhau trên cơ sở lấy chữ “Lễ” làm trọng tâm, lấy chữ “Nghĩa” làm động lực trong mọi mối quan hệ giữa con người với nhau.

Người chơi Quan họ luôn thể hiện sự lịch lãm, nền nã, duyên dáng trong cách ăn mặc, lời nói, dáng đi. Khi hát Quan họ, nam thường mặc áo dài vải the năm thân, khăn xếp, che ô đen; nữ mặc áo mớ ba mớ bảy, cầm nón quai thao che nửa mặt, vừa ý tứ, vừa để âm thanh khi hát trở nên ấm hơn, vang hơn. Vừa hát người Quan họ vừa mời nhau và mời khách những miếng trầu têm cánh phượng, thấm đượm giá trị nhân văn.

Việc giữ gìn, bảo tồn văn hoá Quan họ đã được các cơ quan hữu quan quan tâm bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Việc tổ chức Hội Lim-ngày hội lớn nhất hằng năm của làng Quan họ diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng (âm lịch) là một hoạt động thường xuyên nhằm tôn vinh loại hình dân ca độc đáo này. Đến hẹn lại lên, các liền anh, liền chị đại diện cho 49 làng Quan họ cùng du khách bốn phương-những người yêu Quan họ lại hội tụ về đây thưởng ngoạn thi tài và thưởng thức văn hoá Quan họ.

Những năm gần đây, việc đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về những giá trị đặc sắc của Dân ca Quan họ dưới nhiều hình thức đang được chú trọng, cùng với đó là coi trọng vai trò truyền dạy của các nghệ nhân, quan tâm nhu cầu sinh hoạt văn hoá Quan họ trong cộng đồng, công nhận và tôn vinh các nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm động viên, khích lệ các nghệ nhân làm tốt vai trò lưu giữ và truyền dạy Dân ca Quan họ trong cộng đồng.

Đồng thời nâng cao chất lượng, quy mô các sinh hoạt văn hoá Quan họ như tổ chức lễ hội, liên hoan văn nghệ, hội diễn hát Quan họ từ cơ sở đến tỉnh; nghiên cứu, biên soạn và phát hành các ấn phẩm về những giá trị đặc sắc của Dân ca Quan họ đến công chúng. Đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Dân ca Quan họ làm nòng cốt trong các hoạt động thể nghiệm, trình diễn, giới thiệu Dân ca Quan họ… Đó chính là biện pháp để chung tay bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá thế giới-Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 9)

Quan họ Bắc Ninh là một hiện tượng văn hóa dân gian sống động tồn tại ngay trong cuộc sống của người dân Kinh Bắc, nó phục vụ cho chính đời sống tinh thần và tâm linh của họ hàng ngày, hàng giờ, góp phần vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Đó là một loại hình dân ca dân gian đặc trưng của vùng Kinh Bắc, có từ lâu đời. Quan họ có nguồn gốc sâu xa từ sinh hoạt giao duyên, hát đối đáp nam nữ từ thủa xa xưa mà hầu hết các dân tộc anh em với người Việt đều có. Nó tồn tại thường nhật nhưng tập trung nhất và thăng hoa trong sinh hoạt lễ hội của nhân dân.

Di sản văn hóa Quan họ tồn tại và lan tỏa ở cả một vùng rộng lớn. Tuy nhiên, sinh hoạt văn hóa Quan họ thực chất chỉ tồn tại ở một địa vực nhất định, đó là 49 làng Quan họ gốc, trong đó tại Bắc Ninh có 44 làng. Các làng Quan họ ở Bắc Ninh phân bố ở huyện Tiên Du (11 làng), huyện Yên Phong (17 làng), huyện Từ Sơn (2 làng), thành phố Bắc Ninh (14 làng). Không gian văn hóa Quan họ tập trung trong khoảng 250km2 , tập trung và xoay quanh thành phố Bắc Ninh .

Những làng Quan họ chủ yếu phân bố xung quanh các con sông: sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương. Những con sông này uốn lượn quanh chân đồi, chảy len lỏi giữa những cánh đồng bằng phẳng góp phần làm cho cuộc sống nông nghiệp của người dân Bắc Ninh được thuận lợi hơn, họ có thời gian rảnh rỗi trong những lúc nông nhàn.

Các làng Quan họ Bắc Ninh còn đồng thời là những làng nghề hoặc nằm ở vị trí gần sát các làng nghề khác.Bên cạnh việc hình thành những làng nghề, các làng buôn cũng dần xuất hiện và phát triển. Đó là điều kiện cho việc giao lưu buôn bán giữa các vùng quê được mở rộng và sôi động. Những chợ quê trở thành trung tâm giao lưu kinh tế, đó cũng là môi trường tạo cơ hội giao lưu văn hóa, trong đó có văn hóa Quan họ. Như vậy, có thể nói văn hóa Quan họ là sản phẩm của một vùng kinh tế phát triển.

Một nét đặc biệt trong dân ca Quan họ là mặc dù câu ca rất giàu chất thơ và chất nhạc khi ca lên, nhưng người ta không thấy việc sử dụng nhạc cụ đệm. Cái chính trong sinh hoạt của hát Quan họ chủ yếu là để trao đổi tâm tình với nhau nên nó không nhất thiết phải có phần đệm hay nhạc cụ đệm. Việc sử dụng nhiều từ đệm, từ láy chính là cách nâng cấp tính nhạc cho câu hát. Ngoài ra, ca từ Quan họ cũng được thể hiện dưới hình thức thơ lục bát biến thể, song thất lục bát, bốn từ năm từ (theo dạng vè), bảy từ tám từ, hát nói, ca dao. Và ca dao luôn giữ vai trò chủ đạo trong ca từ Quan họ.

Quan họ là sản phẩm sáng tạo của chính những người dân bản địa, những người lao động. Vì thế, lời ca Quan họ phản ánh cuộc sống, tinh thần, tình cảm của người dân. Nó chính là thể loại mang đặc trưng của một loại hình nghệ thuật dân gian. Bên cạnh đó, thể loại này đã bắt đầu tiến tới chuyên môn hóa trong sáng tạo và sinh hoạt nghệ thuật. Điều này thể hiện không chỉ ở kỹ thuật hát Quan họ mà còn là ở sự phân công sáng tác. Mặt khác, văn hóa ứng xử của người Quan họ cũng có những nét rất riêng, đó là cách nói ý nhị, mộc mạc, chân thành nhưng rất “bác học” thể hiện qua cách ví von, dùng từ ngữ bóng bẩy để diễn tả tâm tư tình cảm của mình.

Như vậy, xét về mặt nghệ thuật trong câu hát Quan họ, ta thấy nó “không thuần túy là nghệ thuật dân gian, cũng không hoàn toàn là nghệ thuật bác học mà là vạch nối giữa nghệ thuật dân gian và nghệ thuật bác học.

Ngày 30/9/2009, tại Kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 tới ngày 2/10/2009), Quan họ đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, sau “Âm nhạc cung đình Việt Nam – Nhã nhạc”, “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” và cùng đợt với Ca trù. Việc được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng minh chứng những giá trị văn hóa quan trọng của Quan họ.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 10)

Dân ca Quan họ là loại hình văn hóa phi vật thể. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Quan họ có từ thế kỷ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm. Về mặt sáng tạo nghệ thuật dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca. Bắc Ninh có 44 làng Quan họ gốc, đến nay còn gần 30 làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ. Quan họ là một làn điệu, một loại hình dân ca đặc sắc, một lối hát giao duyên nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ – Việt Nam mà tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc.

Tên gọi “quan họ” đã có từ rất xa xưa, không ai biết chính xác vì sao lại có tên gọi này. Có rất nhiều giả thuyết lý giải nhưng cho đến nay chưa có giả thuyết nào có đủ tính thuyết phục.Có giả thuyết cho rằng “quan họ” là thể loại âm nhạc của “họ nhà quan” nên được gọi là “quan họ” (khác với các thể loại dân ca khác, quan họ không được sinh ra từ tầng lớp nhân dân lao động, mà được sinh ra từ tầng lớp trung lưu nông thôn). Cũng có truyền thuyết cho rằng, có một ông quan cưỡi ngựa đi qua làng Diềm Xá (xã Hòa Long, huyện Yên Phong), gặp một cô gái đang hát điệu dân ca. Ông quan dừng ngựa lại (họ) để nghe, mê tiếng hát và đặt tên là làn điệu quan họ.

Nội dung chính trong buổi hát Quan họ thường là khi hai bên nam – bọn Quan họ nam và nữ – bọn Quan họ nữ hát đối nhau. Đứng đầu mỗi bọn Quan họ là liền anh, bên nữ gọi là liền chị. Các câu hát có thể được chuẩn bị sẵn, nhưng ra đến khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai bên. Từ mồng 4 Tết âm lịch, trong gần ba tháng mùa xuân đầu năm, hội làng ở các làng Quan họ và các làng kế cận liên tiếp diễn ra. Suốt tháng 8 âm lịch lại là các hội lệ vào đám của các làng. Cho nên mùa xuân và mùa thu là mùa hội cũng là mùa ca hát Quan họ rộn rịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới.

Trong hát quan họ trai thường mặc trang phục áo lụa, áo the, quần sớ, khăn xếp; nữ thì mặc mớ bảy mớ ba, áo tứ thân nhiều điều, nhiều tía, yếm xẻ con nhạn, thắt lưng hoa đào, hoa lý, đeo khuyên vàng xà tích. Khi hát ngoài trời thì nam thường che ô còn nữ che nón thúng quai thao để tăng thêm vẻ lịch sự, duyên dáng.

Quan họ rất phong phú về làn điệu: la rằng, đường bạn kim loan, cây gạo, giã bạn, hừ la, la hới, tình tang, cái ả, lên núi, xuồng song, cái hồ, gió mát trăng thanh, tứ quý,… Một cuộc hát quan họ hay một canh hát bao giờ cũng có ba chặng. Chặng mở đầu thuộc về giọng lề lối, hát chừng mười bài giọng lề lối họ chuyển sang giọng sổng để vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn.

Giọng lề lối là giọng hát mở đầu, được diễn xướng với tốc độ chậm, nhiều luyến láy, nhiều tiếng đệm. Đôi lúc nhịp phách không rõ ràng, âm điệu thường ở âm khu thấp tầm cữ hẹp, ví dụ như các bài: Hừ la, Cây gạo, Tình tang, Cái ới cái ả… Giọng sổng là giọng chuyển tiếp từ giọng lề lối sang giọng vặt. Ngoài chức năng nối giữa hai phần nó còn là tiêu đề cho sự phát triển khá độc đáo của hát quan họ. Giọng sổng với tính chất khoan thai mực thước nên có ảnh hưởng tới những giai điệu tiếp theo ở giọng vặt.

Giọng vặt là các giọng thuộc phần chính của buổi ca hát. Có thể nói tính chất nghệ thuật của quan họ được thể hiện rõ ở giọng này. Âm nhạc ngắn gọn, bố cục chặt chẽ, tiết tấu linh hoạt chứ không đơn giản như giọng lề lối. Nội dung lời ca khá phong phú, số lượng bài bản tương đối nhiều. Ví dụ như các bài: Trống cơm, Qua cầu gió bay, Tương phùng – tương ngộ, Ngồi tựa mạn thuyền, 36 thứ chim…

Giọng giã bạn là giọng hát trước lúc chia tay. Số lượng bài bản ở giọng giã bạn không nhiều nhưng chất lượng nghệ thuật của các bài ở giọng này khá cao. Chủ đề chính của giọng này là tiễn biệt. Vì vậy giai điệu thường buồn, nhưng rất mặn nồng đắm say như tình cảm nhớ thương của các liền anh liền chị quan họ. Ví dụ như các bài: Người ở đừng về, Chuông vàng gác cửa tam quan, Kẻ bắc người nam, Chia rẽ đôi nơi, Con nhện giăng mùng…

Khi nghe hát quan họ, chúng ta thường có cảm nhận đặc biệt về loại hát dân ca này bởi tính chất âm nhạc trữ tình mượt mà đằm thắm. Họ mượn câu hát để bày tỏ tình yêu nhưng rất ý nhị, lời ca đầy chất thơ. Lối hát quan họ giàu tính kỹ thuật như: hát ngắt, lảy hạt (hay còn gọi là nhả hột), rung giọng, ngân nga, nhiều luyến láy. Ngoài ý thơ chính, lời ca của bài hát quan họ còn có nhiều từ phụ, tiếng đệm… tăng thêm vẻ ngọt ngào làm say đắm lòng người.

Quan họ nam mời trầu quan họ nữ. Sau đó họ hát với nhau những lời ướm hỏi, nếu ý hợp tâm đầu họ sẽ hẹn hò nhau ở làng bên nữ để tổ chức lễ kết nghĩa. Nơi tổ chức kết nghĩa có thể ở đình hoặc ở nhà bố mẹ chị Cả, chị Hai và do cụ Đám (còn gọi là ông trùm hoặc bà trùm) đứng ra làm chủ sự. Lễ kết nghĩa được bắt đầu bằng những lời thăm hỏi tận tình hoặc những lời thề thốt. Sau đó, họ lại có buổi gặp nhau ở bên nam. Tại đây họ có thể hát thâu đêm suốt sáng để thổ lộ với nhau về tình cảm.

Căn cứ vào sự đồng nhất về cữ giọng, âm sắc, họ xếp thành từng cặp: Anh Cả – Chị Cả, anh Hai- chị Hai, anh Ba – chị Ba, anh Tư – chị Tư… Lời ca trong quan họ chủ yếu nói về tình yêu nam nữ, sự gắn bó thủy chung. Nhưng trên thực tế họ không hề nghĩ đến chuyện yêu nhau mà chỉ quan hệ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Họ gọi nhau bằng anh, chị và xưng em hoặc tôi. Thời gian kết nghĩa của người quan họ có thể từ đời này sang đời khác hay có khi chỉ một vài năm.

Địa điểm ca hát quan họ thường là ở sân nhà, trước cửa đình, cửa chùa, dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước… Hàng năm, mỗi khi đình đám hội hè, làng có hội phải cử đôi quan họ đến các làng quan họ kết chạ để mời. Đúng hẹn, các Liền anh Liền chị được mời đến đông đủ.

Ngay từ cổng làng, cổng đình chùa, quan họ chủ nhà đã ra đón khách: Tay bê cơi trầu miệng hát mời đón khách bằng những lời ca nghe ngọt ngào, tế nhị. Sau đó, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn đi lễ Phật, lễ thánh, hát hội. Và ngày xưa hát hội là để giao lưu văn hoá giữa các bọn quan họ nam và nữ, chứ không thi hát lấy giải. Vui chơi hát hội đến sẩm tối, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn về nhà ông (bà) Trùm để hát canh vào mỗi canh quan họ thường thâu đêm đến sáng.

Vào canh quan họ, các Liền anh Liền chị ngồi trên tràng kỷ hoặc phản thành bọn nam riêng và bọn nữ riêng để hát đối đáp và bao giờ cũng phải hát bằng hệ thống giọng lề lối như Hừ La, La Rằng…, sau đó chuyển sang giọng Sổng, giọng Bỉ, giọng Vặt và cuối cùng là giọng Giã Bạn. Bao giờ, giữa canh quan họ, quan họ chủ nhà cũng mời cơm quan họ. Gọi là cơm quan họ, nhưng thực ra là cỗ ba tầng có đầy đủ các món ăn đặc sản của địa phương như giò, chả, nem, bóng, nấm… và bánh trái hoa quả.

Trong khi ăn uống, quan họ luôn mời mọc nhau bằng những lời ca, tiếng hát nghe ngọt ngào, tế nhị. Ăn uống xong, các bọn quan họ nghỉ ngơi chốc lát, sau đó lại hát tiếp đến khi nghe thấy tiếng chuông chùa thỉnh mới tàn canh quan họ và chia tay nhau để ra về. Quan họ chủ nhà tiễn bạn ra tận đầu làng và còn lưu luyến nhau bằng đôi câu quan họ để đến hẹn lại lên.

Cách thức sáng tác một bài bản Quan họ mới được người Quan họ khái quát trong một câu nói: “Ðặt câu, bẻ giọng”. Ðặt câu là sáng tác lời ca, thường là thơ, bẻ giọng là phổ nhạc cho lời ca ấy. Như vậy việc sáng tác lời thơ làm lời ca thường diễn ra trước, sau đó là phổ phổ nhạc cho lời ca. Cách thức sáng tác này cho phép được lấy một đoạn thơ, một bài thơ, một đoạn ca dao có sẵn trong vốn thơ ca dân gian, dân tộc để phổ nhạc, hoặc, cũng có thể có người chỉ giỏi “đặt câu” để rồi người khác “bẻ giọng”, hoặc cũng có thể một người làm cả việc “đặt câu” và “bẻ giọng”.

Ai cũng nghĩ tiếng hát Quan họ là tiếng hát cầu duyên, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu may và có thể là cái cầu nối với đất trời, thần, phật để thỉnh cầu: cầu mưa, giải hạn, tiêu trùng… Chính tâm lý này đã tạo nên những thói quen, phong tục đẹp của làng xã, gia đình đối với những người ca hát Quan họ, đối với hoạt động ca Quan họ, do đó, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát triển Quan họ bền vững, lâu dài. Quan họ Bắc Ninh vốn là một đặc sản của người dân Kinh Bắc. Đời sống của người dân nơi đây gắn liền với những làn điệu quan họ. Nói đến quan họ là nói đến Bắc Ninh, cũng như nói về nơi khởi đầu của quan họ thì người ta nói đến Bắc Ninh.

Quan họ không chỉ là lời ca, câu hát mà quan họ còn là máu thịt của người dân Bắc Ninh. Từ khi sinh ra và lớn lên, mỗi người dân nơi đây ít nhiều cũng biết hát quan họ. Ở đây việc truyền lại cho thế hệ kế tiếp những hệ thống bài bản là trách nhiệm của những người quan họ lớp trước. Khi lớp quan họ đàn em đã có một số vốn liếng bài bản tương đối thì việc đầu tiên là họ tìm người để kết bạn (mỗi nhóm khoảng từ 5 đến 6 người).

Ngày nay quan họ dần dần thay đổi. Quan họ mới” và quan họ “truyền thống” khác nhau biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Khung cảnh không những tập trung vào lễ hội xuân thu nhị kì mà còn hoạt động trên sân khấu và chỉ có riêng tiếng hát. Trong hát quan họ ngày xưa không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người người thưởng thức, đặc biệt là thưởng thức “cái tình” của bạn hát. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau.

Quan họ truyền thống chỉ có ở các làng quan họ, quan họ mới được trình diễn trong cả tỉnh, cả nước và đến với tất cả các châu lục trên thế giới. Quan họ truyền thống chủ yếu sinh hoạt trong ngày hội, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi, đôi nam ca đối đáp với đôi nữ (hát hội, hát canh) và hát cả bọn, cả bọn nam ca đối đáp cùng cả bọn nữ (Hát chúc, mừng, hát thờ).

Quan họ mới hình thức biểu diễn phong phú hơn, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa… Khi đệm nhạc để hát, ít nhiều là một sự cải biên. Đại đa số các bài bản được gọi là quan họ mới là ở mức độ cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống.

Về mặt mục đích hoạt động là khác nhau cơ bản nhất giữa quan họ truyền thống và quan họ mới, cũng là khẳng định quy luật phát triển tất yếu của quan họ. Mục đích chính của quan họ trong các làng xã quan họ hiện nay là để bảo tồn quan họ. Mục đích này đã và đang từng bước hoàn thành. Tuy vẫn còn nhiều điều phải điều chỉnh tiếp, nhưng không ai có hiểu biết thực tế có thể nói rằng “không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họkhông còn nữa”. Quan họ mới có nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá QH trên diện rộng, giúp đông đảo nhân dân trong cả nước và quốc tế biết đến quan họ. Về cơ bản vẫn là giai điệu âm nhạc

Cũng như nhiều nước trên thế giới, âm nhạc dân gian Việt Nam là nguồn cội để nền âm nhạc Việt Nam phát triển. Quan họ Bắc Ninh là một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đặc sắc của văn hóa dân gian Việt Nam. Cùng với thời gian, quan họ Bắc Ninh không còn chỉ bó gọn là “quan họ làng” mà đã lan tỏa tới khắp mọi miền của tổ quốc, thậm chí còn bay qua biên giới tới bè bạn năm châu. Việc giới thiệu truyền bá cho dân ca quan họ là rất nên làm, bởi chúng ta đã biết và có ý thức đến việc bảo tồn lưu giữ vốn cổ của dân tộc. Chúng ta cũng đã biết dùng vốn cổ đó để làm niềm tự hào cho nghệ thuật nước nhà.

Trước kia, các liền anh liền chị quan họ chỉ được hát trong sinh hoạt của “quan họ làng”, còn nay, tiếng hát của họ đã được phát trên làn sóng đài phát thanh, trên làn sóng truyền hình – trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan họ không chỉ là các cuộc thi hát giữa các làng với nhau mà đã trở thành những cuộc thi hát dân ca tiêu biểu của đất Bắc, trở thành những làn điệu quen thuộc của người Việt Nam. Tuy vậy, chúng ta cũng cần mạnh dạn nhìn nhận lại một số vấn đề về việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 11)

Em đi khắp bốn phương trời
Không đâu thanh lịch bằng người ở đây

Chỉ hai câu thơ thôi đã gói gọn những lời hay ý đẹp về người quê Quan họ rồi. Không biết câu ca ấy là sự nhận xét tinh tế của người tỉnh khác về con người xứ Bắc Ninh – Kinh Bắc hay của chính người dân xứ sở Quan họ này tự hào về quê hương yêu dấu của mình.

“Trong sáu tỉnh người đà chưa tỏ
Ngoại năm thành chỉ có Bắc Ninh
Yêu nhau trở lại xuân tình
Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường”

(Dười giờ mấy kẻ biết ra)

Trong các loại hình dân ca tiêu biểu, có thể nói dân ca Quan họ Bắc Ninh được đánh giá là loại hình dân ca đặc sắc và được nhiều người yêu thích nhất. Điều đó được khẳng định không chỉ bởi những làn điệu ngọt ngào, đằm thắm; những ca từ mộc mạc nhưng rất tinh túy mà còn bởi nghề chơi Quan họ độc đáo, đầy sức cuốn hút. Xưa kia, người Quan họ không gọi là hát Quan họ mà gọi là chơi Quan họ, một thú chơi dân dã, tao nhã, nhưng có sức quyến rũ mãnh liệt người chơi và người được thưởng thức. Vào canh hát, người Quan họ như tỉnh như say, canh hát càng về khuya càng trầm, càng bổng, càng mặn nồng thiết tha.

Từ khi còn trong nôi, lời ru của bà, của mẹ đẫm chất Quan họ đã thấm sâu vào hồn tôi để rồi mỗi ngày lớn lên, cái chất dân ca đằm say ấy nó lại càng ngấm vào từng mạch máu, hơi thở của tôi. Càng đi sâu vào những làn điệu, những câu ca Quan họ cổ, tôi càng mường tượng ra một không gian Quan họ xưa kia sao mà bao la, ngút ngát nhưng cũng gần gũi, bình dị làm sao. Ẩn chứa trong sự mộc mạc, dung dị của dân ca Quan họ là những nét thanh cao, kiêu sa đến ngưỡng mộ. Có những câu ca rất giản dị, gần gũi mà ăm ắp tình người:

“Dưới giời mấy kẻ biết chơi
Chơi cho lở đất, long giời mới hay
Chơi cho sông cạn lại đầy
Cho thuyền về bến, cho mây gặp rồng
Chơi cho loan phượng trùng phùng
Chơi cho nên nghĩa nên tình đôi ta”.

(Dưới giời mấy kẻ biết chơi)

Có những câu ca lại sâu sắc, ẩn chứa những tâm sự đầy vơi nỗi niềm mà người đời xem chừng khó có thể diễn đạt:

Sầu riêng em vẫn âm thầm
Vui này cho bõ đau ngầm ngày xưa
Ai làm gan héo dạ sầu
Em ngồi, em nghĩ càng cay đắng lòng.
Người về tựa chốn loan phòng
Em về thắp ngọn đèn chong canh dài”.

(Trống Rồng)

Những nỗi niềm gửi trao, những hờn ghen, trách cứ trong câu ca được giãi bày hết sức tế nhị mà sâu sa đến thế:

“Anh tư đã có chốn để em chờ đợi luống công
Chữ chung tình đã hẹn từ xưa”.

(Lòng vẫn đợi chờ)

Hoặc:

“Yêu hoa phải giữ lấy màu cho hoa
Xin đừng chê xấu chê xa,
Chê em vụng nói cửa nhà neo đơn.
Trong làng cũng có nơi hơn,
Trái duyên chẳng thuận phải sang quê người”.

(Người ngoan)

Bao nhiêu làn điệu, bao nhiều lời ca cũng chỉ gói gọn trong chủ đề tình yêu, nhưng đề tài này nói sao cho vừa, nói sao cho hết; một đề tài vô tận để người quan họ khai thác, thế mới thấy sự tài tình xưa kia của người quê Quan họ khi sáng tạo loại hình dân ca quý báu này.

Lối chơi tao nhã, phóng khoáng mà lại khiêm nhường của người Quan họ càng làm nổi bật cốt cách của mình. Người Quan họ có nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng mà không nơi nào có được. Giữa bộn bề công việc thường nhật của mình, họ đã tạo ra một không gian riêng biệt, một thú chơi lôi cuốn mọi tầng lớp trong xã hội xa xưa ở xứ sở này đều muốn vào cuộc chơi một cách tự nguyện và hết sức say sưa.

Sau những giờ lao động vất vả, họ lại tụ họp bên nhau để ca hát, đặt lời, bẻ giọng những câu ca mới. Họ ca với nhau những canh Quan họ thâu đêm, rạng ngày; cho tàn canh mãn võ để vui dân, vui xóm, vui bầu, vui bạn. Và rồi lúc chia tay họ cứ mãi dùng dằng, dan díu mà chẳng nỡ dứt dây sao cho đành.

Ngoài những lúc thư nhàn cùng nhau sinh hoạt văn hóa Quan họ, họ lại gần gũi, động viên, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống khó khăn hàng ngày của mình. Điều đặc biệt quan trọng là họ thực hiện hết sức nghiêm cẩn những gì đã đề ra trong lối chơi Quan họ khi đã thành quy tắc. Người Quan họ luôn cẩn trọng trong trang phục, giao tiếp và mọi hành vi ứng xử của mình. Tất cả những gì mà quê hương Quan họ đã khởi nguồn và gìn giữ cho đến ngày nay thật xứng với thành quả mà họ đã gặt hái được.

Chính vì vậy mà vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh chính thức được tổ chức Unessco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sau thời điểm này, dân ca Quan họ Bắc Ninh có thể nói đã đạt đến đỉnh cao về nhu cầu của cộng đồng người nghe cũng như những người muốn tự mình ca lên được những làn điệu dân ca quan họ. Khắp trong và ngoài tỉnh rộ lên phong trào ca hát Quan họ. Nhiều nơi thành lập những câu lạc bộ Quan họ và có nhu cầu học hỏi về loại hình dân ca này.

Thật tự hào về nét văn hóa đặc sắc của quê hương và một niềm tin trong tôi cũng như người dân nơi đây chắc chắn sẽ không bao giờ phai: Dân ca Quan họ Bắc Ninh sẽ mãi mãi trường tồn và lan tỏa.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 12)

Miền quê Kinh Bắc xưa, nay là Bắc Giang – Bắc Ninh được ngăn chia bởi dòng sông Cầu (sông Như Nguyệt), trong đó bờ Nam thuộc tỉnh Bắc Ninh còn bên này là Bắc Giang. Cư dân hai bên sông cũng nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ êm ả, mượt mà, những làng quan họ cổ “có lề lối” với “khuôn vàng thước ngọc”.

Ai đã đến quê tôi miền Bắc sông Cầu vào mỗi độ Giêng Hai, được đắm mình trong không gian của lễ hội, chắc hẳn sẽ chẳng thể nào quên hình ảnh thấp thoáng bên từng cổng làng, con ngõ nhỏ là những tà áo tứ thân, nón quai thao thướt tha, hoặc bắt gặp một ánh mắt lúng liếng trao gửi tình tứ, e thẹn của những anh hai, chị hai quê tôi giữa độ xuân thì. Những câu hát thực sự đã làm rung động trái tim bao người:“Làng quan họ quê tôi, tháng Giêng mùa hát hội/Những đêm trăng hát gọi, con sông Cầu làng bao xanh”.

Có đi sâu vào tận cùng những mạch nguồn văn hóa mới hiểu hết cái hay, cái đẹp và sâu lắng của người quan họ. Bởi bao đời nay, người dân đôi dòng sông Cầu vẫn quan niệm, đã chơi quan họ thì phải “tinh mới tường”, tức là phải hiểu, phải chơi có lề có lối, thanh cao và phải hát bằng cả trái tim, giữ gìn được bản sắc truyền thống. Cũng bởi thế, người quan họ mới có câu: Xưa kia nam nữ trẻ già/Ai mà ca được ắt là hiển vinh/Ngẫm xem các giọng cho tinh/Ai mà ca được hiển vinh muôn đời.

Ở mạn Bắc sông Cầu, có những nghệ nhân cao tuổi vẫn say mê câu hát, họ là những “báu vật sống” đang tự nguyện truyền dạy vốn văn hóa dân tộc cho thế hệ sau. Như làng Trung Đồng, xã Vân Trung, làng Đình Cả, xã Quảng Minh hay Tam Tầng, xã Quang Châu (Việt Yên)… có câu lạc bộ quan họ toàn những nghệ nhân 70 tuổi trở lên. Các cụ biết hát quan họ từ khi “Răng non trắng tựa như ngà – Đến nay trơ lợi vẫn ca rõ nhời” và vẫn thuộc cả trăm bài quan họ cổ, “biết đủ lối, thuộc đủ câu”.

Thế nhưng trong cái chung vẫn có nét riêng. Quan họ truyền thống không có nhạc đệm, liền anh, liền chị chỉ hát “chay” mà đã thể hiện được tâm sự, nỗi lòng, cái da diết, khôn nguôi, khắc khoải của người quan họ. Ở Bắc sông Cầu cũng có những làng quan họ cổ với sinh hoạt độc đáo đến mức có thể xem là “độc nhất vô nhị”. Như Thổ Hà – nơi duy nhất vẫn giữ được lối hát canh cổ truyền, nơi có cảnh hát đón bạn trên sông Cầu mà khắp vùng Kinh Bắc không đâu có được. Nghệ nhân ở làng này vẫn thuộc vanh vách mấy trăm bài đối đáp cổ.

Đứng bên bến đò Thổ Hà, du khách cảm nhận được không gian trên bến dưới thuyền mênh mang sóng nước. Cảnh vật, con người đó khiến nhiều người liên tưởng đến các làn điệu quan họ cổ như Gọi đò, Ngồi tựa mạn thuyền, Giã bạn… ra đời từ chính không gian ấy. Hay làng Trung Đồng có một số bài quan họ cổ độc đáo, không chỉ khác về lời mà còn cả nhịp điệu chậm hơn. Nếu quan họ có bài “Giã bạn” thì ở riêng Trung Đồng có bài “Dặn bạn” hay như một số bài quan họ lạ đã được người xưa đúc kết bằng thơ chỉ có ở nơi đây:

“Vẳng nghe tiếng hát Trung Đồng
Phượng Hoàng cũng muốn sổ lồng mà ra”…

Nhạc sĩ tài hoa Phó Đức Phương từng viết: “Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca”. Đúng thế, có hòa mình vào những canh hát quan họ ở Kinh Bắc mới cảm nhận, thấm thía mạch nguồn của dòng chảy văn hóa quan họ trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Hàng loạt các làng quan họ thuộc Bắc sông Cầu có tục kết chạ với các làng quan họ thuộc tỉnh Bắc Ninh (Nam sông Cầu): Làng Thổ Hà kết chạ với làng Diềm; làng Trung Đồng kết chạ với Thượng Đồng và Hạ Đồng; làng Nội Ninh kết chạ với làng Hàn, Diềm; làng Mai Vũ kết chạ với Chấp Bút; làng Hữu Nghi kết chạ với Cao Lôi; làng Tiên Lát kết chạ với Bịu Sim… Chính nhờ mối kết chạ này, các nghệ nhân quan họ từ hai phía có sự gắn bó, giao lưu và sáng tạo trong sinh hoạt văn hoá. Dân ca ấy đã từ làng bước ra thế giới để trở thành di sản của nhân loại.

Bao đời nay, dân ca quan họ đã và đang được các liền anh, liền chị đôi bờ nuôi dưỡng, chắt chiu gìn giữ và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho đến hôm nay.

Thuyết minh về hội thi hát đối đáp (mẫu 13)

Dân Việt ta luôn tự hào về đất nước ngàn năm văn hiến, với sự pha trộn của nhiều nền văn hoá khác nhau. Dù phải chịu ách thống trị của thực dân Pháp trong hàng nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hóa của chúng ta vẫn đã tiếp thu được những giá trị mới mẻ, song vẫn giữ được nét đặc trưng của dân tộc. Từ đó, đã tạo nên những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang lại giá trị vô cùng to lớn cho nền văn hóa Việt Nam.

Trong số những loại hình nghệ thuật đó, dân ca quan họ Bắc Ninh được xem là một trong những điển hình. Với những câu hát giao duyên dịu dàng, lắng đọng cùng ý nghĩa ân tình của xứ Bắc, quan họ Bắc Ninh đã có sức lan tỏa và lay động lòng người một cách mạnh mẽ. Dân ca quan họ là một trong những điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu là tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, nơi có con sông Cầu chảy ngang.

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, quan họ có từ thế kỷ thứ XVII và được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con trong lối xóm. Cái tên "Quan họ" có thể được hiểu theo truyền thuyết có một ông quan trong lần qua xứ Kinh Bắc, vô tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị, những người cùng có sở thích ca hát dòng nhạc này và người ta gọi là đó một "họ". Tuy nhiên, cách giải thích này chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó. Ngoài ra, còn rất nhiều cách lý giải khác liên quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ.

Dân ca quan họ là hình thức trao đổi tâm tư, tình cảm giữa người nam và nữ bằng cách hát đối đáp. Họ sử dụng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để thể hiện cảm xúc trong tâm hồn mình. Thường thì các bài hát quan họ được hát vào mùa xuân hay mùa thu, khi đó, câu hát quan họ nhộn nhịp, tưng bừng lan rộng trong làng thôn, làm say đắm bao trái tim yêu nghệ thuật. Thông thường, quan họ được hát bởi các đôi nam nữ, có thể đến từ cùng một làng hoặc khác làng. Điểm đặc sắc của quan họ là mỗi người hát phải tìm lời phù hợp để đối đáp, tạo thêm sự hấp dẫn và không bị nhàm chán. Các đôi nam nữ cất lên những câu hát dạt dào cảm xúc, lắng đọng tâm tình, với lời hát được lấy từ thơ, ca dao trong sáng, ý nhị. Quan họ là thể loại nhạc trữ tình, vì vậy cách hát và luyến láy được trau chuốt rất kỹ càng, gồm nhiều kỹ thuật sao cho âm điệu vừa vang, rền lại vừa nền, nảy, nghe như rót mật vào tai, vô cùng ngọt ngào tình cảm giống như dòng sông Cầu - "dòng sông quan họ". Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất trong đó mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng: hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải.

Trang phục là một trong những điểm nhấn đặc trưng trong nghệ thuật quan họ. Những liền anh và liền chị thường mặc những bộ quần áo rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, quý phái của người Kinh Bắc. Liền anh thường mặc áo dài mỏng thẫm màu, bên trong là áo trắng cùng quần lĩnh trắng, ống rộng, phẳng phiu. Để tăng thêm vẻ đẹp truyền thống và định hình văn hóa vùng Kinh Bắc, họ đội khăn xếp và có thể cầm quạt hoặc chiếc dù đen. Trang phục của liền chị thường được trang trí rất chi tiết và cầu kỳ. Họ sẽ mặc những bộ áo mớ ba mớ bảy với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh phối cùng với chiếc thắt lưng hoa đào, chít tóc bằng khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao trắng hoặc cầm ở tay để tạo thêm phần duyên dáng và thướt tha. Trang phục đặc biệt như vậy kết hợp với những câu hát bay bổng, da diết và ngọt ngào đã tăng thêm vẻ đẹp cho những người hát giao duyên.

Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được tiếp tục phát triển đến ngày nay, bởi nó lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng cũng đồng thời được người tiếp nối phát triển và sáng tạo ra những điều mới để giữ cho quan họ không bị lạc hậu so với thời đại hiện đại. Quan họ được xem là dòng nhạc dân ca trữ tình có nguồn giai điệu phong phú và đa dạng nhất ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn giữ được khoảng 300 bài quan họ có giai điệu khác nhau và được ghi chép thành các bản nhạc. Ngoài ra, còn rất nhiều các giai điệu không được ký âm chính thức mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các làn điệu quan họ truyền thống phải kể đến như Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, La hời, và Tình tang.

Hát quan họ bao giờ cũng có ba chặng. Chặng mở đầu thuộc giọng lề lối, khi hát xong khoảng mười bài giọng lề lối, người hát chuyển sang giọng sổng để tiếp vào chặng giữa. Các bài ở chặng giữa ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn. Làn điệu quan họ là những tiếng hát thân tình, ngọt ngào, mềm mại. Người hát luôn trong trạng thái say mê, vui thú, và chăm chút thổi hồn vào tình câu chữ. Điều này khiến cho âm hưởng của toàn bài luôn vang vọng và thấm đẫm vào tâm hồn những người thưởng thức. Quan họ là thứ dân ca truyền thống kén người nghe, khiến ta phải trầm trồ, thán phục trước sức hút của nó.

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là một tin vui, là nguồn động lực để dân ca quan họ tiếp tục phát triển và ghi lại những dấu ấn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, quan họ không chỉ tồn tại trong không gian làng, xã mà nó đang dần lan tỏa khắp mọi miền đất nước. Nó trở thành nét văn hóa đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Dân ca quan họ Bắc Ninh là một kho tàng vô giá của dân tộc, cần được bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ sau. Chúng ta, những người con của đất nước Việt Nam, phải biết trân trọng và yêu quý những giá trị truyền thống tốt đẹp, để chúng được tồn tại và không bị lãng quên giữa nhịp sống hiện đại nhộn nhịp.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 2,218 01/11/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: