TOP 10 mẫu Nêu cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (2024) SIÊU HAY

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản "Trở gió" (Nguyễn Ngọc Tư) lớp 7 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 4,481 25/10/2024
Tải về


Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản "Trở gió" (Nguyễn Ngọc Tư)

Bài giảng Ngữ văn 7 Trở gió

Dàn ý Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm “Trở gió”

- Thân đoạn: Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản

+ Tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương

+ Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen

+ Những cơn gió chướng như chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ

+ Thể hiện hững cảm nhận tinh tế của tác giả

- Kết đoạn: Khẳng định những tinh tế trong quan sát, rung cảm và tình yêu quê hương của tác giả.

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 1)

Qua văn bản văn bản Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư) người đọc hình dung được sự thay đổi của cảnh vật dịp cuối năm và cũng thấy được sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Thông qua cách cảm nhận đó chúng ta tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả. Phải yêu quê hương, nặng lòng với quê hương thì mới có những cảm nhận sâu sắc, tỉ mỉ đến như vậy.TOP 6 mẫu Nêu cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 2)

Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ngay trong văn bản "Trở gió". Đó là sự thấp thỏm, mong chờ đến bực mình vì gió chướng mãi chưa đến. Đó là cảm giác nhớ, da diết nếu chẳng may phải đi xa xứ, nơi mà hằng năm đều có gió chướng. Tình cảm của tác giả đối với gió chướng cũng chính là tình cảm dành cho những điều gắn bó, yêu thương, là tình cảm quê hương.

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 3)

Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.TOP 6 mẫu Nêu cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 4)

Văn bản “Trở gió” đã thể hiện được tình cảm rất đỗi bình dị, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tư dành cho quê hương. Điều đó được thể hiện qua tình yêu gió chướng - tình yêu xuất phát từ những điều gần gũi, quen thuộc. Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh như “hơi thở gió rất gần”; “âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”; “mừng húm”; “hừng hực, dạt dào”; “Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng”. Khi gió chướng về, tác giả đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: “ Mừng đó, rồi bực đó”; “buồn, buồn muốn chết”; “Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau”. Và tác giả luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng, bởi nó gợi nhớ về tuổi thơ, về quê hương.

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 5)

Đến với văn bản Trở gió, người đọc thấy được tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư thật bình dị, gần gũi. Tác giả đã dành cho quê hương một tình yêu chân thành, tha thiết. Gió chướng là hình ảnh trung tâm trong văn bản, đã gợi nhắc cho nhà văn những điều quen thuộc, gần gũi. Yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Tác giả luôn mong chờ đợi gió chướng về, bởi nó gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, về quê hương. Khi gió chướng về, nhà thơ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ mừng đó, rồi bực đó, lại đến buồn bã. Dù xã hội có ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình. Như vậy, văn bản “Trở gió” không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.TOP 6 mẫu Nêu cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 6)

Văn bản “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện tình cảm của tác giả về gió chướng, nhưng ẩn sau trong đó chính là tình yêu quê hương. Hình ảnh gió chướng được tác giả khắc họa rất sinh động. Và phải là một người nhạy cảm, tinh tế mới có thể cảm nhận được điều đó. Gió chướng mang bao hoài niệm, kí ức về tuổi thơ, về quê hương. Mỗi một mùa trôi qua, đến mùa gió chướng, nhà văn lại mong ngóng nó về. Đó giống như một thói quen, hay một điều thân thuộc không thể thiếu. Và dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình.

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 7)

Trở gió là một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Khi đọc văn bản Trở gió, ta cảm nhận được tâm trạng xao xuyến của tác giả mỗi khi giớ chướng về. Đối với tác giả, gió chương như một người bạn thân đi xa lâu ngày rồi lại về vào cuối năm, có những giận hờn bực bội nhưng nếu không về sẽ nhớ da diết. Gió chương về mang theo những kỉ niệm ngọt lành của thời thơ ấu. Có thể nói Trở gió là những cảm nhận tinh tế của tác giả về những hương vị đặc sắc của quê hương mà không nơi đâu có được.

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 8)

“Trở gió” là một tác phẩm hay của Nguyễn Ngọc Tư viết về quê hương. Tác giả đã bày tỏ tình cảm với quê hương qua tình yêu gió chướng. Nhà văn đã có những miêu tả thật tinh tế là “hơi thở gió rất gần”; “âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”; “mừng húm”; “hừng hực, dạt dào”; “Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng”. Và mỗi lần gió chướng về, Nguyễn Ngọc Tư đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như “ Mừng đó, rồi bực đó”; “buồn, buồn muốn chết”; “Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau”. Và dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình.

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 9)

“Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư viết về quê hương. Qua tác phẩm, nhà văn bộc lộ tình cảm với quê hương qua tình yêu gió chướng. Những câu văn miêu tả gió chướng thật tinh tế như “hơi thở gió rất gần”; “âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”; “mừng húm”; “hừng hực, dạt dào”; “Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng”. Mỗi lần gió chướng về, tác giả đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như “ Mừng đó, rồi bực đó”; “buồn, buồn muốn chết”; “Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau”. Gió chương chính là biểu tượng của quê hương, gợi nhắc về quê hương dù thời gian có trôi qua, mọi vật có thay đổi.

Cảm nhận về tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài Trở gió (mẫu 10)

Văn bản Trở gió đã gửi gắm tình cảm, cảm xúc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. tác giả dành cho quê hương một tình yêu chân thành, tha thiết. Hình ảnh “gió chướng” gợi nhắc về những điều quen thuộc, gần gũi. Tình yêu dành cho gió chướng hay chính là tình yêu hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Nguyễn Ngọc Tư vẫn luôn mong chờ đợi gió chướng về, bởi nó gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, về quê hương. Từng cung bậc cảm xúc khác nhau được khắc họa chân thực, sinh động như mừng vui, bực bội đến buồn bã. Cuối cùng, nhà văn khẳng định rằng vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình. Văn bản “Trở gió” gửi gắm thông điệp giá trị đến người đọc.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 4,481 25/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: