TOP 13 mẫu Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (2024) SIÊU HAY

Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ...... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" lớp 7 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 13 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 4,277 25/10/2024


Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng...

Đề bài: Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ...... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"

Bài giảng Ngữ văn 7 Quê hương

Dàn ý Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng...

- Mở đoạn: Giới thiệu về từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ: "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng ...... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"

- Thân đoạn:

+ Nghệ thuật: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chất muối thấm dần trong thớ vỏ

+ Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển

+ “Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi

+ Nhân hóa: chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 1)

Câu thơ ba và bốn miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, toát lên vẻ mặn mòi của biển, thấm đượm xúc cảm bâng khuâng thương nhớ của người con xa quê hương. Trong câu thơ này tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chất muối thấm dần chúng ta cảm nhận bằng thị giác và cảm giác nhưng ở đây nhà thơ nghe được sự thấm tháp đó. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.TOP 12 mẫu Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 2)

Thân hình dân chài lưới "nồng thở vị xa xăm". "Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương. Nó cho thấy đặc điểm của dân chài lưới: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi. Mùi hương đó không chỉ đơn thuần là một mùi hương, nó còn là đặc điểm của dân chài, là kí ức, nỗi nhớ của những người làng chài ven biển. Nói "nồng thở" là một cụm từ mà không phải một từ vì "nồng" và "thở" vốn là hai từ riêng biệt, được đặt chung với nhau để tạo hiệu quả nghệ thuật trong thơ. "Thở" là một động từ, chỉ hoạt động hô hấp của con người. Nó gắn liền với sự sống. "Nồng thở" như vậy vừa chỉ mùi hương, vừa cho thấy mùi hương ấy chính là đặc trưng sống còn của những người dân chài ven biển.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 3)

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm": Ở câu thơ và hình ảnh này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ. Chiếc thuyền sau những ngày ra khơi, hăng hái như con tuấn mã cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, như con người. Nó không còn đón gió, lướt sóng ồn ã mà đã trở về bến bãi. Hình ảnh gợi cho người đọc liên tưởng đến những ngày sau khi đánh cá, dân chài lưới về nghỉ ngơi, lặng lẽ. Đó là cái lặng lẽ cần thiết, cũng như hơi thở, như sự sống, là một nhịp nghỉ để chờ đón những lần ra khơi tiếp theo.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 4)

Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, tôi cảm thấy ấn tượng với đoạn thơ:

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Bốn câu thơ đã miêu tả hình ảnh người dân chài và con thuyền sau chuyến ra khơi. Câu thơ mở đầu tả thực, người dân chài lưới có nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió. Câu sau là một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn, trở nên có tầm vóc phi thường. Tiếp theo là hình ảnh con thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Sau một ngày lao động vất vả, con thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm lặng im để nghỉ ngơi. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” gợi ra cảm nhận tinh tế. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Những hình ảnh, từ ngữ được tác giả sử dụng thật độc đáo, giàu sức gợi.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 5)

Câu thơ thứ hai được tả theo bút pháp lãng mạn thân hình nồng thở vị xa xăm Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Trong câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (vị), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình).TOP 12 mẫu Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 6)

Hình ảnh người dân chài có làn da ngăm rám nắng: “Dân chài lưới làn dan ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là một hình ảnh tiêu biểu cho con người ở làng chài ven biển. Hàng ngày, người dân chài phải đội mưa, đội nắng ngoài biển khơi để mang về được những mẻ cá tươi ngon. Chính vì vậy, cả thân hình của họ đều bị cháy nắng và thấm đẫm nước biển. Có thể nói, tác giả đã mô tả một cách rất chân thực nhưng không kém phần lãng mạn thân hình của những người dân chài.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 7)

Từ “im” và “trở về” trong câu “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm đã tạo lên một liên tưởng thú vị. Tác giả đã sử dụng biện pháp tư từ nhân hoá, khiến cho chiếc thuyền trở nên gần gũi như con người. Giống như mọi người dân chài, sau một ngày làm việc hăng say và mệt mỏi, chiếc thuyền quay trở về bến nghỉ ngơi.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 8)

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thía của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 9)

Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng sâu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sóng vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ảnh "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 10)

Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác - hương vị nồng mặn của biển khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 11)

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 12)

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Đằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc hoạ tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng... (mẫu 13)

Biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. 'Làn da ngăm rám nắng' là đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: 'Cả thân hình nồng thở vị xa xăm'. Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ 'cả thân hình' đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. 'Vị xa xăm' là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, 'xa xăm' vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác 'vị' khiến cho câu thơ trở nên tinh tế. Trong từ 'nồng thở' còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 4,277 25/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: