TOP 13 mẫu Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình lớp 7 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 13 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 4,663 01/11/2024
Tải về


Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình

Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhận định sau đây của tác giả: "Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn".

Dàn ý Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình

- Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Biết nhìn nhận vào thiếu sót của bản thân để thay đổi tốt hơn mỗi ngày. “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn".

- Thân đoạn:

+ Nhìn thằng vào thiếu sót giúp bản thân có cơ hội sửa đổi

+ Từ đó có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác

+ Từ việc hoàn thiện bản thân, sẽ có thể thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn

- Kết đoạn: Cảm nhận chung về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 1)

“Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn” là em đồng tình với nhận định này. Quả thật, khi ta biết tự nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân, ta mới biết ta sai ở đâu, từ đó tự sửa lỗi sai của mình. Đồng thời, ta nhận ra ta cũng có rất nhiều lúc sai sót nên mọi người cũng vậy, ta cần biết thông cảm cho lỗi lầm của mọi người. Qua đó, chúng ta sẽ hướng đến những điều tốt đẹp và những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.TOP 12 mẫu Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 2)

“Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn". Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 3)

Tác giả hoàn toàn chính xác với nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.TOP 12 mẫu Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 4)

Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn” là em đồng tình với nhận định này. Hiểu rõ bản thân sẽ giúp ta làm chủ được bản thân. Ta nhận ra điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

Hiểu rõ bản thân sẽ giúp ta làm chủ được cuộc đời mình. Nó giúp lựa chọn con đường đi cho tương lai với những công việc yêu thích, phù hợp với năng khiếu và khả năng của mình. Từ đó, ta sẽ làm việc phấn khởi, say mê và có hiệu quả. Sự tự nhận thức giúp ta hiểu mình đang ở đâu, muốn đi đâu để sẵn sàng thay đổi nhằm đến được nơi cần đến. Hiểu rõ bản thân sẽ giúp ta tự tin giải quyết công việc, ứng xử trước mọi tình huống trong cuộc sống.

Hiểu rõ bản thân sẽ giúp ta chủ động được trong các mối quan hệ với người khác sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Đó cũng là nền tảng giúp cho ta hiểu biết về người khác, cách họ cảm nhận về mình để có thái độ và phản hồi hợp tình hợp lí. Từ đó giúp ta nâng cao kĩ năng làm việc đồng đội và sống thân thiện với mọi người.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 5)

Marcus Aurelius đã nói điều tương tự: "Hãy khoan dung với người khác và nghiêm khắc với chính mình." Tại sao? Cho người mới bắt đầu, vì người duy nhất bạn cần kiểm soát là chính bản thân bạn. Cứ loanh quanh cư xử nghiêm khắc với mọi người là một việc làm mất thời gian. Lý do khác đó là bạn không biết được người khác đã và đang trải qua những gì.

Người có vẻ như từ chối lời mời thân thiện của bạn một cách thô lỗ? Nếu họ đang phải cố gắng làm việc để đảm bảo cuộc sống gia đình và dù họ rất muốn đi cà phê cùng bạn. Họ đang làm hết sức mình để có thể dành nhiều thời gian hơn cho những người họ yêu quý thì sao? Vấn đề là: Bạn không biết được. Cho người khác lợi ích từ sự nghi ngờ. Hãy tìm điểm tốt của họ và hãy để sự tốt đẹp đó tác động hành động của bạn.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 6)

Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Nếu như chúng ta là một con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình thì ta sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, những sai lầm đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho ta trưởng thành và khắc phục.. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc mà sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 7)

Trong cuộc sống, việc nhìn nhận lại bản thân có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thật vậy, việc nhìn nhận lại bản thân cũng giống như việc ta soi chiếu tâm hồn, hành động, việc làm của mình lên một chiếc gương. Nhìn nhận bản thân cũng chính là một quá trình dài lâu, ta kiểm soát, nhìn nhận toàn diện những hành động, việc làm, lời nói của mình trong quá khứ. Từ đó, ta sẽ thấy được những việc mà mình làm tốt, cũng như những việc mà mình chưa làm tốt. Kết quả là, ta sẽ khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh, từng bước cố gắng để hoàn thiện, phát triển mình từng ngày. Việc nhìn nhận lại bản thân cũng chính là cách mà ta kiểm soát cuộc sống của mình đi theo đúng hướng, không bị cuốn theo những dòng chảy tất bật của cuộc sống. Nhìn nhận bản thân là việc làm không thể thiếu để trưởng thành, để sống chậm lại, để dành cho chính bản thân mình một chút thời gian nghỉ ngơi để bước tiếp sau này. Nhìn nhận cũng chính là để lắng nghe trái tim, tâm hồn và mong muốn của chính chúng ta và người khác từ đó biết khoan dung, tha thứ trước lỗi lầm của đồng loại. Tóm lại, việc nhìn nhận lại bản thân là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển bản thân của mỗi người.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 8)

Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy bởi mỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Trong khi một người may mắn lành lặn, được học tập tử tế lại lầm đường lạc lối thành một kẻ phạm tội truy nã, một ca sĩ xinh đẹp hát hay lại lâm vào đường dây ma túy, mại dâm. Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 9)

Self - awareness dịch ra tiếng Việt là tự nhận thức bản thân - một trong những phẩm chất quan trọng ở những người trưởng thành đến những bậc lãnh đạo kiệt xuất mà tất cả các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Về chiết tự là vậy, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của cụm từ này trong tiếng Việt.Với những ai vẫn đang còn mông lung về định nghĩa Self - Awareness hay tự nhận thức bản thân, những kiến giải cụ thể dưới đây là dành cho bạn. Self awareness được hiểu là năng lực thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu của bản thân, biết được chính mình muốn gì, điểm mạnh của mình ở đâu, điểm yếu của mình là gì, nhận ra được suy nghĩ và niềm tin, động lực của mình...từ đó biết cách khắc phục và phát huy đúng thời điểm.Phật dạy rằng “ Kẻ thù nguy hiểm nhất của đời người là chính mình” còn Gia Cát Lượng thì nói “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Thoạt nghe, chúng ta sẽ chẳng thấy hai câu nói này liên quan đến nhau, nhưng kỳ thực cả hai câu hỏi đều dạy chúng ta năng lực tự nhận thức bản thân về điểm mạnh điểm yếu của chính mình.

Cuộc sống của chúng ta bị bủa vây bởi hàng ngàn những mối quan hệ chằng chịt, hàng chục các tình huống, câu chuyện diễn ra hằng ngày,...nên đôi khi chúng ta vin vào ngoại cảnh để đổ lỗi cho sự bất cẩn của bản thân mà không chịu nhìn nhận lại mình. Như vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 10)

Cũng như ánh sáng và bóng tối, hai yếu tố luân chuyển liên tục tạo nên sự sống, hành động đúng và hành động sai lầm là hai yếu tố tương tác lẫn nhau tạo nên thành công hoặc thất bại ở con người. Chẳng ai muốn mắc phải sai lầm nhưng trên hành trình của sự sống, điều đó thật khó tránh khỏi. Một sự thật dễ thấy, có thật ít người đủ can đảm để thừa nhận và sửa chữa sai lầm của chính mình, hay đủ quyết tâm để sửa chữa chúng.

Trái với đúng đắn là sai lầm. Sai lầm là những hành động trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến những hậu quả không hay đối với bản thân, tập thể hoặc cộng đồng.

Mỗi sai lầm, trước hết thường gây ra những tổn hại về vật chất. Sai lầm xảy ra trong công việc dẫn đến những mất mát, thiệt hại về tài sản của cá nhân hoặc tập thể. Có những sai lầm nhỏ thì gây ra thiệt hại nhỏ. Thế nhưng, có những sai lầm lớn có thể dẫn đến những thiệt hại rất lớn đối với rất nhiều người, ảnh hưởng nặng nề đến mãi về sau.

Vào thế kỷ thứ 13, Thành Cát Tư Hãn, sau khi đã thống nhất Mông Cổ đã tìm cách để mở các con đường thông thương với các nước vùng Trung Đông. Tuy nhiên, quốc vương của quốc gia này mắc một sai lầm lớn, khi đã thẳng thắn từ chối lời đề nghị của Thành Cát Tư Hãn, thậm chí còn cho chém đầu xứ giả cho Cát Tư Hãn cử đến. Quá tức giận, Thành Cát Tư Hãn đã điều động gần 200,000 chiến binh đến tiêu diệt hoàn toàn đế chế láng giềng.

Trước khi trở thành bộ truyện kinh điển, Harry Potter đã bị 12 nhà xuất bản từ chối. Chỉ đến khi tác giả Rowling gặp được nhà xuất bản tên Bloomsbury, bộ truyện mới có thể đến được với bạn đọc và nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới, làm say mê hàng trăm triệu bạn đọc trẻ như ngày nay. Nhận định sai lầm đã khiến 12 nhà xuất bản đánh mất cơ hội thành công cùng Harry Potter.

Đừng sợ hãi trước sai lầm, nó đã xảy ra rồi, điều qua trọng nhất là cách mỗi chúng ta đối diện và sữa chữa sai lầm ấy như thế nào mà thôi.

Mỗi sai lầm có thể gây tổn hại nặng nề về tình cảm đối với con người. Một lời nói sai lầm có thể khiến trái tim người khác tan nát. Một lời khuyên sai lầm có thể khiến người khác tán gia bại sản, hạnh phúc tan vỡ, thậm chí đánh mất cả sinh mệnh. Đôi khi, một lời nói đùa vui, tưởng như vô hại nhưng để lại những tổn thương khó chữa lành.

Sau những lỗi lầm, nó khiến con người ray rứt, buồn đau, sợ hãi, thậm chí là tuyệt vọng bởi những hậu quả do sai lầm gây ra. Nhiều người đã chọn cách đối diện và sửa chữa sai lầm. Nhưng rất nhiều người đã chọn cách lẩn tránh, buông xuôi, khiến cho hậu quả của sai lầm càng thêm nặng nề.

Sai lầm là một phần tất yếu của cuộc sống. Thế nhưng, đừng để quá nhiều xảy ra trong cuộc đời bởi nó có thể hủy diệt cả cuộc đời bạn. Thất bại là mẹ của thành công nhưng “đừng để đứt tay 9 lần mới lành nghề”. Phạm phải sai lầm là con người; vấp ngã là chuyện bình thường; có thể cười vào mặt chính mình là sự trưởng thành. Sau mỗi sai lầm, chúng ta cần đứng dậy, tìm cách vượt qua chúng.

Ngay khi bạn thấy lỗi mà không sửa, nó trở thành lỗi lầm của bạn. Trước hết, hãy dũng cảm xác nhận, đối diện với những sai lầm mình đã gây ra và sẵn sàng chịu trách nhiệm về hậu quả của nó, tìm cách khác phục, sữa chữa, đừng chọn cách đổ lỗi, lãng tránh hay buông bỏ sai lầm. Thừa nhận sai lầm giống như cây chổi quét đi bùn đất khiến cho bề mặt sáng sủa và sạch sẽ hơn. Khi bạn xác nhận sai lầm của bản thân và tìm cách sữa chữa, bạn sẽ được người khác tôn trọng. Khi bạn đối diện với sai lầm, bạn sẽ kịp thời có giải pháp hạn chế hậu quả do nó gây ra, tránh được những tổn hại, mất mát không đáng có. Nếu bạn chọn cách lảng tránh, nhưng gì do sai lầm gây ra sẽ càng trở nên khủng khiếp.

Một người thợ hàn khi thi công sửa chữa trần một căn hộ, đã vô tình làm cháy lớp xốp cách nhiệt. Thay vì nhanh chóng dập tắt đốm lửa nhỏ, người thợ đã bỏ chạy khỏi hiện trường khiến cho ngọn lửa bùng phát, lan xa, toàn bộ chung cư bị thiêu rụi trong chốc lát.

Để xửa lí vết rò rỉ của một con đập, thay vì lên kế hoạch báo cáo lên cấp trên để tìm cách khắc phục triệt để, những công nhân đã tạm thời bịt kín vết rò rit bằng những khối bê tông. Mùa mua, nước đổ về nhiều, do những vết rò rỉ kia, thân đập không thể chịu nổi, đã đổ vỡ khiến cho hàng trăm nghìn khối nước đổ về hạ lưu, hủy diệt những ngôi làng, hàng trăm người đã mất mạng, hàng nghìn người thoát nạn phải sống cảnh mền trời chiếu đất, nước lũ gây ngập trên diện rộng, tổn hại không biết bao nhiêu hoa màu.

Sau khi nhận rõ sai lầm thì phải tích cực khắc phục hậu quả của nó. Sai lầm do mình gây ra, dù bản thân có bị tổn hại đến thế nào cũng phải khắc phục hậu quả và ngăn chặn không cho nó lan rộng ra xung quanh, ảnh hưởng đến nhiều người.

Trong vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường, khi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, điều qua trọng là nhận rõ thực tế, trước hết, cần tìm giải pháp cải thiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp. Tiếp đó, nâng cao nhận thức của con người về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống chung của cộng đồng, tiến tới một cuộc sống văn minh, thịnh vượng. Đừng làm ngược lại, bởi sự thay đổi nhận thức và lối sống của con người diễn ra rất chậm, còn tác hại của ô nhiễm môi trường là rất nhanh chóng, cần phải làm ngay.

Rút ra bài học từ những sai lầm của mình, lấy đó làm kinh nghiệp để làm việc và xây dựng cuộc sống. Thành công không nằm ở việc không bao giờ phạm sai lầm, mà nằm ở việc không bao giờ phạm phải cùng một sai lầm tới lần thứ hai. Hơn thế nữa, từ sai lầm của người khác, bản thân cũng tự sửa chữa sai lầm của chính mình.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người trốn tránh sai lầm của mình. Khi gây ra sai lầm, họ thưởng đổ lỗi cho người khác, hoặc tìm cách lảng tránh, phủ nhận nó. Họ cũng không tìm cách khắc phục hậu quả do sai lầm của mình gây ra đối với người khác. Thậm chí, vì sợ hãi, không dám chịu trách nhiệm, họ đã có những hành động tàn nhẫn đối với người khác. Những người như thế thật đáng lên án.

Ai trong đời rồi cũng phải cảm ơn những khiếm khuyết của mình. Hãy nhớ rằng, người ít sai lầm nhất là người mau hối lỗi nhất. Sai lầm có thể chấp nhận khi ta còn trẻ; nhưng đừng kéo lết nó vào tuổi già. Khi gây ra sai lầm, hãy có đủ dũng khí để chấp nhận và khắc phục nó, đừng chạy trốn một cách hèn nhát.

Sống ở trên đời, ai cũng có những sai lầm. Trên hành trình tìm đến chân lý tưởng chừng không thể vươn tới nhờ đi qua hàng loạt sai lầm. Sai lầm lớn nhất của đời người là dễ dàng đánh mất chính mình. Biết đứng dậy sau khi vấp ngã. Không nên than vãn về những sai lầm đã xảy ra. Khi bạn phạm sai lầm hay thất bại, nếu bạn luôn luôn phàn nàn hoặc đổ lỗi cho người khác, bạn sẽ không bao giờ đứng dậy được từ thất bại. Nhưng nếu bạn tự vấn bản thân, bạn còn hy vọng và cơ hội thành công.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 11)

Trong dòng chảy không ngừng nghỉ của cuộc sống bộn bề, tấp nập, con người luôn phải trải qua vô vàn những trải nghiệm khác nhau về sự thành công - thất bại, được - mất, hạnh phúc - khổ đau, đúng - sai... Nằm trong chuỗi hành trình đó, sai lầm là một trong những yếu tố mà chúng ta cần thẳng thắn đối diện và mạnh mẽ vượt qua. Bàn về vấn đề này, Elbert Hubhard từng nói: "Sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải trong cuộc sống là luôn sợ sai lầm".

Như chúng ta đã biết, sai lầm là khái niệm để chỉ những quan điểm, việc làm, hành động không đúng đắn, trái với quy luật khách quan và lẽ phải thông thường. Sai lầm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chủ thể của hành động và thậm chí có thể gây ra hậu quả đối với những người xung quanh. "Sợ sai lầm" là thái độ lo lắng, run sợ bản thân sẽ phạm phải những sai lầm và buông xuôi, đầu hàng, bất lực. Như vậy, câu nói của Elbert Hubhard đã thể hiện một quan điểm về việc con người cần mạnh mẽ đối diện và sửa chữa sai lầm.

Sai lầm luôn là yếu tố diễn ra và xuất hiện trong cuộc sống của con người như quy luật khách quan mang tính tất yếu bởi không ai có thể tránh khỏi sai lầm, vấp ngã. Điều quan trọng là con người cần mạnh mẽ đứng lên, nhìn nhận sai lầm của bản thân và tìm ra nguyên nhân để khắc phục, sửa chữa sai lầm và vượt qua. Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không". Quan điểm cùng hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Người là minh chứng thể hiện rõ lối sống không run sợ trước sai lầm và luôn mạnh mẽ, dũng cảm trong hành động. Mặt khác, sau mỗi sai lầm, vấp ngã, chúng ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân và trưởng thành, bản lĩnh, từng trải hơn. Ngược lại, nếu run sợ trước những sai lầm, con người sẽ đánh mất những cơ hội để trải nghiệm, để học hỏi, không thể vượt lên chính mình và không thể mạnh mẽ bước đi trên con đường đầy rẫy những gian nan, thử thách. Sophia Loren - nữ diễn viên người Italia cũng từng tâm sự về hành trình đến với giải Oscar của mình: "Sau tất cả những năm tháng đó, tôi vẫn ở trong quá trình tự khám phá bản thân. Khám phá cuộc sống và phạm lỗi lầm vẫn tốt hơn chọn phương án an toàn. Sai lầm là một phần phí mà con người trả cho một cuộc đời trọn vẹn". Như vậy, thái độ ứng xử của con người trước mỗi lần vấp ngã cũng chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của con người, bởi "sợ sai lầm" chính là sai lầm lớn nhất và là nguyên nhân chính khiến con người tiếp tục thất bại và sống thu mình trong chiếc vỏ bọc của sự nhút nhát, yếu mềm.

Như vậy, để hoàn thiện và phát triển bản thân, chúng ta cần rèn luyện thái độ mạnh mẽ đối diện với những sai lầm, từ đó thay đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm. Đồng thời, cần hoàn thiện và làm đầy kiến thức, kĩ năng của bản thân sau mỗi lần vấp ngã để đạt tới thành công.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định câu nói của Elbert Hubhard đã để lại bài học ý nghĩa giáo dục sâu sắc về thái độ của con người trước những sai lầm: Con người cần mạnh mẽ đối diện với những vấp ngã để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân và không buông xuôi, sợ hãi trước sai lầm.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 12)

Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời của mình. Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sắn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng dừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình.

Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất.

Đừng sợ mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là cách bạn khắc phục và sửa chữa sai lầm ấy như thế nào thôi.

Suy nghĩ về nhận định: Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình (mẫu 13)

Trong cuộc đời, có ai là không từng mắc lỗi lầm nặng nhẹ. Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có có hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khách để thiết lập những mối quan hệ, hướng tới điều tốt đẹp hơn.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Khoan dung là luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ với những người xung quanh. Người có lòng khoan dung là người người có tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ và bỏ qua cho lỗi lầm của người khác, đồng thời đó còn là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì đó quá bí ẩn, mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Đó là người không hề tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác mà sẵn sàng nhường nhịn trong mọi cuộc tranh đấu. Không những thế, người khoan dung còn sẵn sàng nhìn nhận vào những thiếu sót của bản thân mình và tha thứ cho lỗi lầm của người khác để thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Ngoài ra, người đó còn biết chia sẻ và cảm thông cho những người chưa nhận thức được việc mình làm sai.

Nhưng vì sao chúng ta cần phải giữ lòng khoan dung trong cuộc sống? Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống cao đẹp, vị tha, vì người khác. Như đã nói từ đầu rằng ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung và tha thứ là điều cần thiết với con người. Chính điều đó sẽ khiến chúng ta sống tốt đẹp và chân thành hơn. Từ đó mà mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, mọi người trong xã hội gần nhau hơn. Đồng thời lòng khoan dung còn khiến chúng ta nhận được sự tôn trọng của người khác và khơi gợi những phẩm chất tốt đẹp khác trong lòng mỗi người.

Tuy nhiên, bao dung không phải là sự dung túng cho những việc làm trái với chuẩn mực đạo đức thông thường. Và nếu như chúng ta không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, ích kỉ, thì con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực và căng thẳng hơn rất nhiều. Xã hội cũng từ đó mà thiếu đi tình thương của con người con người cũng sẽ trở nên xa lánh nhau. Vì thế mà chúng ta cần phê phán những kẻ sống vô cảm, không quan tâm mọi người xung quanh và những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác.

Từ những biểu hiện trên, chúng ta rút ra được nhiều bài học dành cho bản thân mình. Chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, học cách tha thứ và bỏ qua cho những sai lầm của người khác. Đứng trước mọi khó khăn thì luôn mỉm cười, tạo cho mình cơ hội để sửa sai lầm. Đồng thời, chúng ta cũng nên quan tâm, giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục sai lầm của họ. Có như thế ta mới thiết lập những mối quan hệ và hướng tới điều tốt đẹp hơn.

Để xã hội này tốt đẹp hơn và mối quan hệ giữa mỗi người ngày càng bền chặt, thì lòng khoan dung là điều cần thiết mà chúng ta cần phải rèn luyện hằng ngày. Tha thứ cho nhau, cho bản thân mình sẽ giúp cuộc sống này tràn ngập tình yêu thương.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 4,663 01/11/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: