Tả một món ăn dân dã, đậm đà (30 mẫu) SIÊU HAY
Tả một món ăn dân dã, đậm đà lớp 3 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 3 hay hơn.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà – Tiếng Việt 3
Dàn ý Tả một món ăn dân dã, đậm đà
1. Mở bài
- Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng
- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc lịch sử
- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:
- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.
- Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín (tùy thích), trộn tiếp với 1 ít muối.
- Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều
- Lá dong (có thể thay bằng lá chuối), lạt mềm
- Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...
c) Công đoạn gói bánh chưng
- Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo (không cần khuôn)
- Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.
- Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.
- Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.
- Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.
- Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.
- Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.
- Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết
d) Yêu cầu thành phẩm
- Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.
- Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.
- Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.
e) Ý nghĩa của chiếc bánh chưng
- Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.
- Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.
3. Kết bài
- Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 1)
Trong bài thơ Đất nước, Nguyễn Đình Thi mở đầu bằng hai câu:
Sáng mắt trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới.
Mùa thu Hà Nội cũng là mùa cốm. Những hạt cốm xanh non ngọt thơm được coi là đặc trưng của đất Hà Thành, cốm ngon nhất là vào độ giữa thu, khi gió heo may nhẹ đưa, sữa hạt lúa nếp như tích tụ cả tinh hoa của trời và đất để làm nên sự ngọt bùi, chỉ ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Với người Hà Nội, cốm là món quà tao nhã, gợi nhớ. Hạt cốm xanh, mềm, thơm nồng mùi nắng thu, gói trong lá sen, buộc bằng sợi rơm tươi vàng nhạt, trên quang gánh của các bà, các cô bán rong len lỏi vào từng ngõ nhỏ với tiếng rao tha thiết. Vào những ngày giữa thu, khi nắng đã nhạt và thoảng trong gió heo may, cùng trái bưởi vàng, quả hồng mọng đỏ, nải chuối tiêu trứng cuốc, đĩa cốm xanh tạo thêm màu sắc cho mâm cỗ Trung thu, một món lộc trời thu.
Vì là món quà tao nhã, cốm ăn không cốt no mà là nhâm nhi, thưởng thức.
Nói đến cốm Hà Nội là phải nói đến thứ cốm dẹt, màu xanh non làm từ thứ nếp cái vừa qua kì đố sữa. Lúa nếp nào cũng làm nên cốm, nhưng muốn cho cốm dẻo, ngậy thơm thì phải là nếp cái hoa vàng, một loại nếp đặc sản của riêng vùng quê cốm.
Ngoại thành Hà Nội có nhiều làng quê làm cốm, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cốm làng Vòng, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, vốn là vùng trù phú, đất còn thấm đẫm phù sa sông Hồng. Người dân nơi đây gắn bó với ruộng đồng và nghề làm cốm cha truyền con nối tự bao đời. Nghề làm cốm cũng lắm công phu. Khi cây lúa hoe hoe vàng, chỉ độ mươi ngày nữa gặt rộ, đó là lúc người làng cốm đi chọn ngắt từng bông dài, hạt mẩy về chế biến. Muốn cốm ngon thì phải tính toán cắt lúa đúng lúc. Lúa già hạt cốm không còn xanh, cứng và gãy nát. Lúa non quá, hạt cốm bết vào vỏ trấu, nhão mất ngon. Thường lúc gặt hôm nào đem rang và giã cốm hôm đó. Nghề làm cốm vất vả nhất là công đoạn rang lúa. Rang lúa sao cho vừa lửa, hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu. Giã cốm bằng loại cối riêng, nhịp nhàng, nhẹ và đều, sao cho cốm mịn và dẻo. Vào những ngày mùa thu, chiều chiều vào làng cốm, ta sẽ được thưởng thức cái hương thơm ngọt ngào lan toả, cùng tiếng chày giã cốm thậm thịch thâu đêm…
Mùa thu Hà Nội, mùi hương hoa sữa, mùa hương cốm mới hoà quyện, ấm áp mọi nẻo đường. Người Hà Thành đi xa sẽ không thể quên vị ngọt ngào dẻo thơm của cốm sữa gói lá sen.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 2)
Bánh xèo ở các chợ quê, các nhà hàng, đâu mà chả có. Nhưng chỉ bánh xèo bông điên điển mới thật ngon, thật đậm đà.
Cây điên điển có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Hằng năm, cứ đến mùa nước lền, cây điên điển trổ bông vàng mượt khắp các cánh đồng nước nổi. Chiếc ghe lướt qua, bông điên điển toả hương quyện lấy nắng mai, gió chiều, sương khuya cứ thấm vào hồn người lâng lâng. Giữa những ngày mưa gió mịt mù, sổng trong cảnh trời nước mênh mông, được ăn một bữa bánh xèo bông điên điển, bạn sẽ không bao giờ quên cái hương vị dân dã đậm đà ấy của Đồng Tháp Mười.
Bột gạo xay, giã nhuyễn pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ… làm cho bánh vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để ráo nước. Bông, nụ, nhánh non được thái nhỏ. Thịt lợn xắt miếng mỏng, tạo thành thỏi dài, đem ướp muối tiêu, tỏi, đường, bột ngọt… để độ nửa giờ cho thịt ngấm gia vị. số thịt này đem xào, đến lúc gần chín cho điên điển vào xào chung, đến một độ vừa phải thì xúc ra tô to, đĩa lớn.
Để có được chiếc bánh giòn, vàng ươm và thơm, các bà, các chị sẽ trổ tài lúc chiên bánh. Bắc cái chảo gang lên bếp, chỉ cho lửa liu riu. Dùng cọng lá chuối vát một đầu, chấm mỡ hay dầu ăn thoa đều lên mặt chảo đã nóng già. Lấy muôi múc bột đố vào chảo, tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép (đã được chế biến) lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, dùng đũa gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt, có thể lật qua rồi xúc ra đĩa, bày lên mâm.
Bánh xèo bông điên điển có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, gia vị, bông điên điển. Bánh được ăn nóng với các loại rau nơi vườn quê nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, lá mơ… Miếng bánh cuốn với các loại rau, chấm nước mắm đã pha sẵn. Nhâm nhi với hai, ba chung rượu đế. Thực khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn khoái khẩu, ngon tuyệt, nhớ hoài.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 3)
Trong bài thơ Đất nước, Nguyễn Đình Thi mở đầu bằng hai câu:
Sáng mắt trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới.
Mùa thu Hà Nội cũng là mùa cốm. Những hạt cốm xanh non ngọt thơm được coi là đặc trưng của đất Hà Thành, cốm ngon nhất là vào độ giữa thu, khi gió heo may nhẹ đưa, sữa hạt lúa nếp như tích tụ cả tinh hoa của trời và đất để làm nên sự ngọt bùi, chỉ ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Với người Hà Nội, cốm là món quà tao nhã, gợi nhớ. Hạt cốm xanh, mềm, thơm nồng mùi nắng thu, gói trong lá sen, buộc bằng sợi rơm tươi vàng nhạt, trên quang gánh của các bà, các cô bán rong len lỏi vào từng ngõ nhỏ với tiếng rao tha thiết. Vào những ngày giữa thu, khi nắng đã nhạt và thoảng trong gió heo may, cùng trái bưởi vàng, quả hồng mọng đỏ, nải chuối tiêu trứng cuốc, đĩa cốm xanh tạo thêm màu sắc cho mâm cỗ Trung thu, một món lộc trời thu.
Vì là món quà tao nhã, cốm ăn không cốt no mà là nhâm nhi, thưởng thức. Còn gì là thú
hon trong cái gió heo may lành lạnh, ngồi sà xuống vỉa hè, mua một gói cốm đùm trong lá sen, rồi bốc từng dúm bỏ vào miệng, thong thả nhai để vị ngọt tan ra.
Nói đến cốm Hà Nội là phải nói đến thứ cốm dẹt, màu xanh non làm từ thứ nếp cái vừa qua kì đố sữa. Lúa nếp nào cũng làm nên cốm, nhưng muốn cho cốm dẻo, ngậy thơm thì phải là nếp cái hoa vàng, một loại nếp đặc sản của riêng vùng quê cốm.
Ngoại thành Hà Nội có nhiều làng quê làm cốm, nhimg nổi tiếng nhất vẫn là cốm làng Vòng, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, vốn là vùng trù phú, đất còn thấm đẫm phù sa sông Hồng. Người dân nơi đây gắn bó với ruộng đồng và nghề làm cốm cha truyền con nối tự bao đời. Nghề làm cốm cũng lắm công phu. Khi cây lúa hoe hoe vàng, chỉ độ mươi ngày nữa gặt rộ, đó là lúc người làng cốm đi chọn ngắt từng bông dài, hạt mẩy về chế biến. Muốn cốm ngon thì phải tính toán cắt lúa đúng lúc. Lúa già hạt cốm không còn xanh, cứng và gãy nát. Lúa non quá, hạt cốm bết vào vỏ trấu, nhão mất ngon. Thường lúc gặt hôm nào đem rang và giã cốm hôm đó. Nghề làm cốm vất vả nhất là công đoạn rang lúa. Rang lúa sao cho vừa lửa, hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu. Giã cốm bằng loại cối riêng, nhịp nhàng, nhẹ và đều, sao cho cốm mịn và dẻo. Vào những ngày mùa thu, chiều chiều vào làng cốm, ta sẽ được thưởng thức cái hương thơm ngọt ngào lan toả, cùng tiếng chày giã cốm thậm thịch thâu đêm…
Mùa thu Hà Nội, mùi hương hoa sữa, mùa hương cốm mới hoà quyện, ấm áp mọi nẻo đường. Người Hà Thành đi xa sẽ không thể quên vị ngọt ngào dẻo thơm của cốm sữa gói lá sen.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 4)
Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.
Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 5)
Bánh xèo ở các chợ quê, các nhà hàng, đâu mà chả có. Nhưng chỉ bánh xèo bông điên điển mới thật ngon, thật đậm đà.
Cây điên điển có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Hằng năm, cứ đến mùa nước lền, cây điên điển trổ bông vàng mượt khắp các cánh đồng nước nổi. Chiếc ghe lướt qua, bông điên điển toả hương quyện lấy nắng mai, gió chiều, sương khuya cứ thấm vào hồn người lâng lâng. Giữa những ngày mưa gió mịt mù, sổng trong cảnh trời nước mênh mông, được ăn một bữa bánh xèo bông điên điển, bạn sẽ không bao giờ quên cái hương vị dân dã đậm đà ấy của Đồng Tháp Mười.
Bột gạo xay, giã nhuyễn pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ… làm cho bánh vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để ráo nước. Bông, nụ, nhánh non được thái nhỏ. Thịt lợn xắt miếng mỏng, tạo thành thỏi dài, đem ướp muối tiêu, tỏi, đường, bột ngọt… để độ nửa giờ cho thịt ngấm gia vị. số thịt này đem xào, đến lúc gần chín cho điên điển vào xào chung, đến một độ vừa phải thì xúc ra tô to, đĩa lớn.
Để có được chiếc bánh giòn, vàng ươm và thơm, các bà, các chị sẽ trổ tài lúc chiên bánh. Bắc cái chảo gang lên bếp, chỉ cho lửa liu riu. Dùng cọng lá chuối vát một đầu, chấm mỡ hay dầu ăn thoa đều lên mặt chảo đã nóng già. Lấy muôi múc bột đố vào chảo, tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép (đã được chế biến) lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, dùng đũa gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt, có thể lật qua rồi xúc ra đĩa, bày lên mâm.
Bánh xèo bông điên điển có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, gia vị, bông điên điển. Bánh được ăn nóng với các loại rau nơi vườn quê nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, lá mơ… Miếng bánh cuốn với các loại rau, chấm nước mắm đã pha sẵn. Nhâm nhi với hai, ba chung rượu đế. Thực khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn khoái khẩu, ngon tuyệt, nhớ hoài.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 6)
Không biết có từ bao giờ, nhưng bánh bèo đã là một đặc sản, một món ăn không thể thiếu của người dân xứ Huế. Bánh bèo có mặt từ mâm cơm dân dã ở mỗi gia đình cho đến các bữa tiệc, ngày lễ, ngày Tết và các dịp đãi khách trọng thể.
Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, đâu đó trên các ngõ phố những phụ nữ gọn gàng trong bộ áo dài thong thả bách bộ với quanh gánh nhẹ trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ, chỉ cần 1.000 đồng là đã có một đĩa bánh bèo lót dạ thơm ngon. Bánh bèo cũng không thiếu trong các bữa “cơm vua” phục vụ khách du lịch và trong các bữa tiệc “cơm cung đình” chiêu đãi các khách quý.
Từ khi quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO xếp loại là di sản thế giới, khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế ngày càng đông. Vì vậy, song song với kiểu kinh doanh “cơm vua” trong các khách sạn, nhà hàng… ở Huế bây giờ còn mọc lên nhiều “phố bánh bèo” quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… Những “phố bánh bèo” này, thực khách không chỉ là dân Huế mà phần đông là khách từ phương xa đến. Quả thật, ai có dịp đến Huế cũng đều muốn thưởng thức món bánh bèo – một món đặc sản của đất cố đô.
Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên quyến rũ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa.
Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái. Nước lèo Huế được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang… Quán bánh khoái Thượng Tứ tồn tại gần ba bốn chục năm nay, đã trở thành văn hoá ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô chẳng khác gì cơm hến, tiếng chuông chùa Thiên Mụ, con đò sông Hương. Vâng, đó chính là một phần văn hóa Huế.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 7)
Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo khổ nhưng mà vẫn quyền quý, đầy hương vị. Cơm rượu hến còn được đặt với cái tên quyền quý: “Cao Lầu đường” để suy tôn cái chân chất, giản dị, đạm bạc của xứ Huế.
Cơm hến là món ăn cay cay, cay cay, đẫm nước mắt, mồ hôi. Cơm hến cơm nguội, thơm mùi mắm tôm, vị chua chua của khế, thơm ngất ngây của rau thơm, bắp chuối, bạc hà, vị ngọt của nước hến, vị lớn của tóp mỡ. vị cay cay tới xé lưỡi, rát cả mồm… Người ăn cơm hến đôi lúc ko ưng ý với thứ tương ớt cay nồng sẵn có, thậm chí còn cắn vào 1 trái ớt tươi kêu “bốp bốp!”. rồi húp húp, hít hà cho tới lúc nước mắt tuôn rơi, mới thấm được cái ngon của cơm hến. Thành ra, có người còn gọi nó là “món ngon của trời cho”.
Những cô thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến rong ruổi khắp phố phường, cất tiếng hát ngọt ngào “hến khô… ông ơi” là hình ảnh, nhạc điệu khó quên của những người xa Huế.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 8)
Trong bài thơ Non sông, Nguyễn Đình Thi mở màn bằng 2 câu:
Đôi mắt sáng ngời như thuở sớm mai
Gió thu thổi hương cốm mới.
Mùa thu Hà Nội cũng là mùa của cốm. Những hạt cốm non xanh thơm ngọt được coi là đặc thù của đất Hà Thành, cốm ngon nhất là vào độ giữa thu, lúc gió thổi vi vu, hạt gạo nếp sữa chừng như tích tụ những tinh hoa của đất trời để làm nên. vị ngọt thanh, chỉ cần ăn 1 lần sẽ nhớ mãi.
Đối với người Hà Nội, cơm lam là 1 thức quà tao nhã và gợi nhớ. Những hạt cốm xanh, mềm, thơm mùi nắng thu, gói trong lá sen buộc bằng rơm tươi vàng nhạt, trên những gánh hàng rong len lách vào từng con ngõ với tiếng khóc thiết tha. Vào những ngày trung thu, lúc nắng đã tắt và gió thổi hiu hiu, với bưởi vàng, đỏ mọng, chuối, tiêu, cốm xanh, 1 đĩa cốm xanh tạo thêm sắc màu cho Tết Trung thu, 1 thức quà của Thiên đường. sưu tầm.
Nhắc đến cốm Hà Nội phải đề cập cốm dẹp, xanh mướt, được làm từ nếp cách đây không lâu chu kỳ sữa. Nếp nào cũng làm cốm, nhưng mà muốn xôi dẻo, thơm thì phải là nếp cái hoa vàng, 1 loại nếp đặc trưng chỉ có ở vùng quê.
Ở ngoại ô Hà Nội có nhiều làng làm cốm nhưng mà nổi danh nhất vẫn là làng Cốm Vòng, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, là vùng trù mật, đất còn nhiều phù sa sông Hồng. . Người dân nơi đây gắn bó với ruộng đồng và nghề làm lúa xanh được truyền từ đời này sang đời khác. Nghề làm cốm cũng lắm công phu. Khi cây lúa 9 vàng, chỉ còn khoảng chục ngày nữa là thu hoạch, ấy là khi người dân trong làng đi hái từng bông dài về làm giống để chế biến. Muốn lúa ngon thì phải tính thời khắc cắt lúa cân đối. Hạt gạo già ko còn xanh, cứng và gãy. Gạo quá non thì cốm bám vào trấu, mất ngon. Thường ngày nào gặt thì rang và giã cốm ngày ấy. Khó nhất của nghề làm cốm là giai đoạn rang gạo. Rang cốm sao cho lửa vừa, cốm vừa 9 đến, ko giòn nhưng mà lớp vỏ trấu bị bong ra. Nghiền cốm bằng cối riêng, ăn nhịp, nhẹ và đều tay để cốm được mịn, dẻo. Vào những ngày thu, buổi chiều vào làng cốm, ta sẽ được thưởng thức hương thơm ngạt ngào lan tỏa cộng với tiếng chày giã cốm thâu đêm suốt sáng …
Mùa thu Hà Nội, hương hoa sữa, cốm mùa mới hòa quyện, ấm cả lối đi. Người Hà Thành đi xa sẽ chẳng thể nào quên được vị thơm ngọt của cốm sữa gói trong lá sen.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 9)
Bánh bèo ở chợ quê, quán ăn, khắp nơi. Nhưng chỉ có bánh xèo bông điên điển mới ngon, đặm đà tương tự.
Cây bồ công anh có nhiều ở Đồng Tháp Mười. Hàng 5, vào mùa nước cạn, cây bồ công anh lại nở những chùm hoa vàng mịn khắp cánh đồng nổi. Thuyền đi qua, hương hoa thơm quyện với nắng mai, gió chiều, sương khuya cứ thấm vào hồn người. Giữa những ngày mây mưa mờ mịt, sống giữa trời nước rộng lớn, ăn 1 bữa bánh xèo bông điên điển, bạn sẽ chẳng thể nào quên được hương vị dân dã đặm đà của vùng Đồng Tháp Mười.
Bột gạo xay, giã bé trộn với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ… khiến cho bánh có màu vàng và thơm. Hoa dã quỳ nhặt, rửa sạch, để ráo. Bông, nụ, cành non thái bé. Thịt heo cắt thành từng miếng mỏng, tạo thành từng thanh dài, ướp với muối, tiêu, tỏi, đường, mì chính… trong nửa tiếng cho thịt ngấm gia vị. Thịt này xào, lúc gần 9 thì xào chung, độ vừa phải rồi múc ra tô phệ, đĩa phệ.
Để có chiếc bánh giòn, vàng, thơm thì các chị em hãy trổ tài lúc rán bánh nhé. Đặt chảo gang lên bếp, để lửa vừa. Dùng cọng lá chuối cắt vát 1 đầu, nhúng mỡ hoặc dầu ăn đều trên chảo hot. Dùng muôi múc bột cho vào chảo, vo thành từng viên tròn, mỏng, rắc thêm ít tép (đã chế biến) lên trên mặt bánh. Khi bánh vừa 9 thì cho nhân vào, để khoảng 2 phút cho bánh thật 9 và vàng đều. Dùng đũa gấp đôi bánh lại như hình bán nguyệt, có thể lật trái lại rồi múc ra đĩa, bày ra đĩa.
Bánh xèo bông điên điển có vị thơm của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tôm, gia vị và bông điên điển. Bánh được ăn hot với các loại rau trong vườn nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, hạt điều, lá mơ … Những miếng bánh cuốn với các loại rau, chấm với nước mắm pha sẵn. Nhấm nháp với 2 hoặc 3 loại rượu nền giống nhau. Thực khách sẽ được thưởng thức 1 bữa ăn đặm đà, ngon mồm, nhiều kỷ niệm.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 10)
Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.
Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 11)
Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.
Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.
Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.
Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều.
Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.
Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc.
Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.
Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau.
Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.
Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.
Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 12)
Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:
"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)
Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...
Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.
Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.
Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.
Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.
Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:
Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít
Trầu có đầy sao gọi trầu không?
Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo môt đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:
Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.
Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.
Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!
Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.
Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵng ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.
Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.
Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.
Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.
Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.
Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 13)
Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm...
Thịt để làm nem phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi heo vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải thái, xay, chế biến ngay, không để lâu. Bởi nếu thịt nguội, nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men.Ngày trước khi chưa có máy xay thịt, người thợ phải giã thịt bằng tay trên những cối đá lớn. Theo kinh nghiệm của những gia đình làm nem truyền thống, thì thịt giã cối đá sẽ có độ giòn, quánh, dính hơn là thịt xay máy.
Bì lợn cũng phải chọn rất kỹ, heo lấy bì phải là heo cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.
Khi nguyên liệu chính là thịt và bì đã xong, người thợ sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói. Mỗi một chiếc nem được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua) với nóng (lá đinh lăng, ớt). Lá chuối gói nem phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men.
Để bảo quản được dài ngày, người thợ thường bọc giấy bóng thêm bên trong nem. Thông thường nem gói sau 3 ngày là chín, có thể dùng được. Bóc lớp lá chuối màu xanh ở ngoài, đã thấy lộ ra màu hồng của thịt, màu trắng của sợi bì, màu đỏ của ớt.
Khi thưởng thức sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng ... một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua xứ Thanh. Nem Thanh có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.
Nem chua Thanh Hóa vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Tiện hơn cả là ở đâu ta cũng có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn của nó. Nghĩ đến nem chua quê mình đầu lưỡi tôi lại cay cay, ngọt ngọt. Khó mà tả được cảm giác sung sướng khi được ăn một vài miếng nem chua ở quê hương mình trong lúc đang ở nơi xa xôi.
Ai đi qua xứ Thanh cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.
Nếu có dịp dừng chân nơi miền đất này, mời bạn hãy thưởng thức nem chua xứ Thanh.Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó quên của món nem chua Thanh Hóa.Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng xưa nay khắp một dải đất dài từ Nam ra Bắc. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 14)
Đặc sản Hà Nội có nhiều, Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.
Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,... Phở, dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi.
Và cũng không biết từ bao giờ phở đã trở thành món ngon nổi tiếng và khi thưởng thức phở ở Hà Nội người ta mới thấy được hương vị truyền thống. Phở Hà Nội là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội đã có từ rất lâu.
Thạch Lam trong "Hà Nội ba 36 phố phường" viết: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....
Nguyễn Tuân, nhà văn của "Vang bóng một thời" đã có một tùy bút xuất sắc về phở. Ông cho phở có một "tâm hồn", phở là "một miếng ăn kỳ diệu của tất cả người Việt Nam chân chính". Cố đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa lúc sinh thời kể rằng, có lần ông cùng Nguyễn Tuân đang ăn phở, một người yêu thích nhận ra nhà văn bước lại chào nhưng Nguyễn Tuân vẫn vục đầu vào ăn. Người kia chắc chắn mình không nhầm đã kiên trì chờ đợi. Hết tô phở Nguyễn Tuân mới ngẩng mặt lên bảo "Tôi đang thưởng thức nên không trả lời, anh thứ lỗi". Nhà văn không dùng chữ ăn mà dùng chữ thưởng thức.
Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.
Trong món phở Hà Nội công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào.
Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt...Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.
Có thể nói, phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.
Tất cả màu sắc đó như một bức họa lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hòa.
Ta có thể thưởng thức nhiều hương vị phở tại Hà Nội. Có ba món phở chính: Phở nước, Phở xào, Phở áp chảo. Trong ba loại phở trên thì phở nước là phổ biến hơn cả. Phở nước gồm có: Phở Bò, phở Gà, phở Tim gan. Tuy nhiên, người sành điệu chỉ ăn phở chuộng nhất phở Bò, thứ đến là phở gà và không chấp nhận những loại phở khác.
Đối với du khách nước ngoài thì phở được coi là món ngon hấp dẫn và lạ miệng bởi sự tinh túy. Để thưởng thức phở ngon thì cần phải để phở trong bát sứ chứ không phải là bát thủy tinh hay bát nhựa. Bát đựng phở không được quá to hay quá nhỏ. Nếu bát quá nhỏ, nước dùng sẽ chóng nguội và không có đủ chỗ để thịt, rau thơm và gia vị. Nếu bát to quá thì chưa ăn hết một bát bạn đã thấy chán vì phở chỉ là một món ăn nhẹ hoặc món ăn thêm.
Khi ăn phở, một tay cầm đũa còn tay kia cầm thìa. Dùng đũa tre là thích hợp nhất vì nó giản dị và không bị trơn khi gắp bánh phở. Bàn ăn phở cần hơi thấp so với bình thường để nước dùng không vương vào quần áo bạn khi cúi xuống gắp sợi bánh phở lên ăn.
Trông bạn sẽ rất kỳ cục nếu bạn uống bia hoặc trà đá khi ăn phở. Tuy nhiên, bạn nhấm nháp một chén cuốc lủi để bát phở thêm ngon thì có thể chấp nhận được. Nhưng thường thì không dùng đồ uống hoặc các đồ ăn khác khi ăn phở, ăn như vậy mới càng thấy phở ngon.
Nếu có cơ hội đến với Hà Nội thì bạn nên thưởng thức hương vị phở đặc trưng này nhé! Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm!
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 15)
Nền ẩm thực của Việt Nam hết sức nhiều chủng loại và phong phú với những món ăn ngon, lôi cuốn. Chẳng thế nhưng mà chúng ta có những món ăn được xếp vào hàng tinh hoa của toàn cầu, nổi danh khắp 5 châu như bánh mì, phở hay hủ tiếu. Những món ăn dân dã nhưng mà đặm đà tình quê hương, mang đậm ko khí và văn hóa của người Việt, 1 trong số ấy là món chả giò – món ăn truyền thống, có mặt trong tất cả các mâm cơm của người Việt từ Nam chí Bắc. Nam giới.
Đối với người Việt Nam, nem chua chiên ko chỉ là món ăn dân dã, tầm thường trên mâm cơm hàng ngày nhưng mà còn là món ăn chẳng thể thiếu trong những dịp đặc trưng. Tuy nhiên, không hề người nào cũng có thể biết được xuất xứ và sự có mặt trên thị trường của món ăn này.
Tục truyền rằng, trước đây, người Hoa mang món ăn này vào Việt Nam, nó được bình thường phổ thông khắp các tỉnh miền Nam, sau này được 1 đàn bà người Pháp mang ra Hà Nội làm ăn. Người Hà Nội đã biến tấu nó theo cá tính riêng của họ để đáp ứng món chả giò Việt Nam hiện tại.
Nhưng theo tôi, nem chua chiên là 1 món ăn đặc trưng, mang hương vị riêng, do người dân Bắc Bộ sáng hình thành. Bởi vì, vật liệu và gia vị, nước chấm của món nem chiên Việt Nam khác với người Trung Quốc. Với 1 vài vật liệu chính nhưng mà cách làm cũng như cách chế biến, cách ăn nem của người Việt cũng khác hoàn toàn so với món nem chiên của Trung Quốc.
Nếu món ăn Trung Hoa chỉ gồm thịt, nấm mèo và trứng thì món nem chiên của Việt Nam là sự liên kết của nhiều loại thực phẩm và gia vị liên kết với nhau hình thành hương vị hài hòa và đặm đà cho món ăn. Với các vật liệu như thịt heo, nấm mèo, nấm đông cô, trứng, bên cạnh đó còn có thêm bún, hành tây, cà rốt, giá đỗ và 1 số loại rau thơm như húng quế để tăng màu sắc dễ nhìn cho món ăn. Sự hòa quyện của các loại thực phẩm và gia vị này hình thành 1 hương vị hết sức lạ mắt cho các món ăn Việt Nam.
Về tên gọi, nem chua chiên ở mỗi vùng miền lại có những tên gọi không giống nhau. Miền Bắc gọi là chả giò, miền Trung gọi là chả ram, miền Nam gọi là chả giò. Mỗi vùng miền cũng biến tấu món ăn theo những hương vị đặc thù riêng nhưng mà luôn giữ được hương vị chung của đặc sản dân tộc.
Ngày nay, nem chua chiên đã thực thụ được xác nhận là 1 món ăn đặc thù và tinh túy của nền ẩm thực Việt Nam. Nó ko chỉ hiện ra trong mỗi dịp lễ Tết với nhân cách là món ăn truyền thống dâng lên tổ tông nhưng mà trong mỗi đám cưới, đám giỗ hay bữa cơm gia đình, nó cũng vinh diệu hiện ra cộng với mâm cỗ. đê mê và ham thích, kiêu hãnh. Hơn nữa, người ta cũng đã đưa thành công thành phầm nem chiên đông lạnh xuất khẩu ra thị phần toàn cầu. Nem chiên được vinh danh là 1 trong những món ăn được quan khách nước ngoài thích thú nhất lúc tới Việt Nam cộng với bánh mì và phở. Đây cũng là món ăn vinh diệu biến thành món ăn nhưng mà cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama rất thích và khen ngợi trong chuyến thăm Việt Nam cách đây không lâu.
Non sông ta đang bảo tồn 1 loạt các nét văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán rực rỡ, đền, miếu, vì thế văn hóa phi vật thể như ẩm thực cũng cần được ân cần. Bảo vệ và tăng trưởng bằng tinh hoa văn hóa ẩm thực cũng sẽ góp 1 phần ko bé hình thành bản sắc và hồn cốt của 1 dân tộc. Những người con xa xứ, xin hãy dùng tên “nem” để thay cho “chả trứng”, để giữ được hồn cốt văn hóa dân tộc Việt Nam.
Nem chiên là 1 đặc sản hết sức tinh túy của nền văn hóa ẩm thực giang sơn. Hãy chung tay bảo vệ nét văn hóa ấy để nó được trường tồn của người Việt Nam chúng ta.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 16)
Ngày tết là một ngày mà tất cả mọi người đều coi trọng. Đó là những ngày được coi là ngày hên xui cả năm. Nên mọi người chọn gì để trưng bày ngày tết, ăn uống trong ngày tết rất được chú ý. Tại sao mọi người lại chọn gà để cúng đầu năm mà không chọn vịt? đó là vì gà đem lại may mắn cho họ. Ngày đầu năm có rất nhiều thứ, nhiều món ăn rất kiêng kỵ. Nói đến món ăn không thể nào khước từ được chiếc bánh chưng trong ngày tết.
Chắc hẳn ai là con dân Việt Nam đều cũng đã nghe về Sự tích bánh chưng, bánh giày, đó chính là câu chuyện bắt nguồn cho sự ra đời của bánh chưng. Món bánh này chính lễ vật mà Lang Liêu đã dâng lên vua Hùng thứ 6. Đây là món ăn của trời đất, nhắc nhớ đến tổ tiên. Quy trình gói một chiếc bánh chưng đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo.
Lá bánh sẽ được rửa sạch và phơi khô cho ráo nước, sau đó tước bỏ phần cuống cứng để không làm rách lá khi gói. Đỗ và gạo được vo rồi ngâm thật kĩ, nhặt bỏ những hạt bị hỏng, sau đó để ráo nước. Thịt lợn có thể được ướp gia vị như muối và hạt tiêu cho mùi vị thêm hấp dẫn. Sau khi khâu chuẩn bị đã hoàn tất sẽ đến quy trình gói bánh. Bánh có thể gói bằng tay hoặc khuôn cho vuông vắn.
Bánh chưng là một món ăn đặc trưng của chúng ta, luôn luôn được sử dụng vào dịp lễ Tết, là một món ăn mang đậm nét đẹp văn văn hóa dân tộc. Dù có đi đâu hay làm gì thì vào mỗi dịp Tết, trong mỗi gia đình Việt Nam cũng không thể thiếu món bánh chưng để cúng ông bà Tổ Tiên.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 17)
Cứ vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, mọi người lại làm bánh trôi, bánh chay. Đây là một phong tục cổ truyền rất quen thuộc với mọi người dân Việt Nam.
Nguyên liệu để nấu bánh rất thông dụng, quen thuộc. Trước tiên, chúng ta phải có gạo nếp ngon. Có thể trộn thêm gạo tẻ nhưng gạo nếp vẫn phải chiếm đa số. Có gạo làm vỏ bánh, cần có thêm đường làm nhân để tạo vị ngọt cho bánh. Nhân bánh truyền thống là bằng mật có vị thơm đậm đà. Ngày nay, nhiều gia đình dùng đường phèn có vị thơm mát. Để làm nhân bánh chay, chúng ta cần đậu xanh xay nhuyễn. Ngoài ra, cần một ít vừng, cùi dừa để rắc lên hai loại bánh.
Cách làm bánh khá đơn giản. Đầu tiên là ngâm gạo khoảng 6 đến 8 tiếng sau đó vo gạo. Vo xong, đổ gạo ra xay nước. Chú ý là không được xay khô vì như thế sẽ làm vụn gạo và các hạt sau khi xay sẽ to nhỏ không đều nhau. Xay xong đổ tất cả bột vào túi vải, buộc chặt, lấy tay nén từ từ, nhẹ nhàng để vắt nước ra. Tránh ấn mạnh tay sẽ làm bung túi vải. Nén hết nước, ta sẽ có một thứ bột dẻo để làm vỏ bánh.
Tiếp theo sẽ là bước nặn bánh. Bánh trôi được nặn tròn, to vừa phải. Cho một viên đường vào trong, nặn bột bao kín để khi luộc, đường không chảy ra. Nhân bánh chay là đậu xanh được đãi sạch vỏ, đồ chín, xay nhuyễn. Bánh và nhân phải theo một tỉ lệ hợp lí. Không nên để bánh hay nhân quá to hoặc quá nhỏ sẽ làm mất ngon khi ăn. Tinh tế nhất là luộc bánh. Đun sôi nước rồi mới thả bánh vào. Đợi đến lúc bánh nổi lên trên mặt nước, nhẹ nhàng vớt lấy rồi thả ngay vào nước sạch và lạnh. Nếu để nóng quá lâu bánh sẽ bị chảy, không dẻo và ngon.
Thưởng thức bánh trôi, bánh chay là cả một nghệ thuật. Bánh trôi được bày vào đĩa, rắc lên trên một lớp vừng mỏng và một chút sợi cùi dừa. Bánh chay được bày trong bát. Đun nước đường pha với bột sắn rồi chan ngập mặt bánh. Ở trên rắc một ít hạt đậu xanh chín xay vỡ đôi đã đãi sạch vỏ. Màu trong của bánh, của nước dùng hài hòa với màu vàng tươi của hạt đậu xanh trông thật đẹp mắt. Đây đều là hai loại bánh ăn nguội. Bánh trôi cho vào miệng, ngậm lại rồi cắn sẽ cảm nhận được vị ngậy của gạo, vị ngọt của đường. Còn bánh chay, dùng thìa xúc miếng bánh, cắn nhẹ sẽ thấy vị ngọt mát, thơm dẻo. Với cả hai loại bánh, nếu thích, có thể cho thêm chút tinh dầu hoa bưởi.
Bây giờ, người ta không tự làm bánh nhiều như trước mà phần lớn đều đi mua khi cần. Nhưng phải tự tay mình nấu rồi thưởng thức mới cảm nhận hết cái ngon của bánh. Bánh trôi, bánh chay sẽ mãi là hai món ăn truyền thống đặc sắc của người Việt Nam.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 18)
Vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đã hình thành cho mình một nét văn hóa ẩm thực rất riêng. Sau những ngày Tết bộn bề với thịt mỡ, bánh chưng… Người Hà Nội lại làm những bữa bún thang thanh đạm mà không kém phần hấp dẫn.
Bún thang ra đời từ khi nào không ai rõ. Chỉ biết rằng hình ảnh bát bún thang từ lâu đã gắn bó với hình ảnh những cô gái của Hà Nội ba mươi sáu phố phường duyên dáng, khéo léo. Để làm được món bún thang phải chuẩn bị nguyên liệu khá cầu kì: bún, thịt gà, trứng gà, tôm nõn, nem chạo, xương lợn, rau thơm.
Việc lựa chọn và chế biến các nguyên liệu ấy cũng rất tinh tế. Bún phải là thứ bún sợi nhỏ, trắng trong, không có mùi chua. Thịt gà luộc chín xé sợi nhỏ. Trứng gà lựa lấy lòng đỏ, tráng những lớp mỏng và khô rồi cuộn lại thái thành những sợi nhỏ. Với tôm nõn ta phải ngâm một lát, để ráo nước rồi giã bông. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ, riêng với nem chạo thì ta để nguyên.
Xương lợn là nguyên liệu dùng để nấu nước dùng vì vậy ta nên chọn xương ống, vừa rẻ vừa ngọt nước. Ta rửa sạch xương, chặt đôi từng khúc cho vào luộc sơ qua rồi rửa sạch. Xương sau khi rửa mới có thể nấu làm nước dùng. Khi nấu, ta cho đầy đủ gia vị, nếm vừa miệng là được. Ban đầu để lửa to, sau khi sôi để lửa nhỏ cho xương nhanh nhừ.
Sau khi đã chế biến xong các nguyên liệu, ta chuẩn bị cho bữa ăn. Lấy một bát to, ta đặt vào đó lần lượt: bún, thịt gà xé sợi, trứng gà thái sợi, tôm bông, nem chạo, rau thơm rồi cho nước dùng vào. Ta sẽ có bát bún thang với màu trắng của bún, màu trắng ngà của thịt gà, màu vàng của trứng, màu hồng của tôm bông, màu nâu của nem chạo, màu xanh của rau thơm. Đặc biệt, sự trong veo của nước dùng sẽ làm nổi lên những màu sắc hấp dẫn của bát bún.
Hương vị của bún thang rất thanh đạm khác hẳn cái béo ngậy của thịt mỡ hay đồ nếp. Bún thang thường được dùng sau những ngày Tết ồn ào hay trong những ngày hè cần một món ăn nhẹ nhàng, mát dịu.
Bún thang cùng với phở, bánh tôm…đã trở thành đặc trưng của ẩm thực Hà Nội. Bát bún thang ẩn chứa trong đó sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ của những “nghệ nhân” ẩm thực đất Hà thành. Và vì thế, bún thang đã “để thương để nhớ” cho tâm hồn bao người con đất Kinh kì cũng như những du khách may mắn trong đời có lần được đến với Thủ đô.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 19)
Khi nói đến món thịt kho tàu là món ăn quen thuộc hàng ngày nhưng cũng là một món ăn truyền thống vào dịp Tết nhất. Hầu hết mọi gia đình Việt Nam từ Bắc chí Nam đều chuẩn bị một nồi thịt kho thật lớn vào những ngày 29, 30 cuối năm, để dành ăn dần qua đến hết mồng Ba, mồng Bốn Tết.
Và đặc biệt là những miếng thịt heo kho trong dịp này thường được cắt lớn gấp ba lần miếng thịt kho ngày thường. Thịt kho, dưa giá, củ kiệu tôm khô, bánh chưng bánh tét… đều là những món ăn “kinh điển” trong những ngày Tết Việt Nam. Thịt kho có thể để lâu, nên hâm nóng sau khi ăn và lúc sáng sớm.
Dám chắc rằng rất nhiều người cũng nhầm tưởng rằng tên món này xuất phát từ Trung Quốc, là của người Tàu. Nhưng rồi tôi cứ thắc mắc rằng ít khi thấy người Tàu ăn món này, mà nguyên liệu để dùng cho món thịt kho tàu, là thịt ba rọi, cái loại thịt có cả nạc, cả mỡ, cả bì, xếp từng lớp khéo léo cứ như người ta cố tình tạo ra nó, thì chắc chỉ có dân Việt.
Mãi cho đến khi đọc tài liệu về thịt kho tàu, mới thấy có cách giải thích hợp lý hơn cả: theo ông nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.
Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chả giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả Bắc Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm. Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ.
Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Ở ngoài Bắc, có lẽ để phù hợp với khí hậu lạnh, món thịt kho tàu đã được thay thế bằng đĩa thịt đông trong mâm cơm cúng ngày Tết. Tuy nhiên trong bữa ăn hằng ngày mùa lạnh, thì món thịt kho tàu vẫn là một trong những món được ưa chuộng nhất. Thịt kho tàu ở ngoài Bắc, ít có nước dừa xiêm, nhưng vẫn không thể thiếu vị hành khô, nước mắm, vị của đường cháy tạo ra vị hơi ngọt, làm giảm cái mặn khát của các món kho thông thường, tạo màu vàng óng cánh gián quyến rũ.
Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá lõng bõng nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt.
Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.
Nước thịt kho tàu chấm dưa cải, hay rưới vào bát cơm gạo mới nóng hổi, không cần ăn thêm gì cũng thấy ngon. Không chỉ có vì bùi béo của thịt, nước thịt kho ngấm vào trứng luộc đã bóc vỏ, tạo nên vẻ quyến rũ lạ kỳ cho quả trứng, khác hẳn với vị ngán rất khó nuốt của trứng luộc thông thường. Có một món nữa chắc sẽ làm xiêu lòng người thích thịt kho tàu, là xôi trắng ăn với thịt kho tàu. Buổi sáng, làm bát xôi trắng, với mấy miếng thịt kho tàu, chan ít nước thịt kho tàu lên, đảm bảo chắc dạ đến trưa.
Người Nam bộ còn có món bánh tráng ăn với thịt kho tàu, vừa là món ăn chơi, nhưng khi kèm với thịt kho tàu, nó cũng trở thành món chính từ lúc nào. Miếng bánh tráng trụng qua nước, gói với rau thơm, đồ chua, kèm thịt, nhúng vào bát nước thịt đã dầm trứng, nêm thêm ít chanh với vài lát ớt cay, vừa ăn vừa xúyt xoa, còn gì bằng!
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 20)
Vào ngày tết, bên cạnh bánh kẹo, mứt dưa, hoa trái thì không thể thiếu những món ăn đậm đà và đặc trưng mang vị dân tộc. Đó là bánh chưng xanh gói lá chuối, là nồi thịt kho tàu thơm ngon và không thể không nhắc đến món dưa chua dân giã, một món ăn đầy hấp dẫn.
Không biết được con người sáng tạo ra từ bao giờ nhưng có lẽ là từ rất lâu lắm rồi, món ăn này đã ra đời và trở thành quen thuộc trong các bữa ăn của các gia đình. Đặc biệt là vào những ngày tết cổ truyền, mỗi gia đình thường làm cho mình một hũ dưa món màu sắc không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn mang lại vị chua ngon, hấp dẫn khi thưởng thức.
Món dưa không quá cầu kỳ trong cách làm, thực phẩm chuẩn bị cũng không quá đắt đỏ. Có khi chỉ có trong tay vài chục đến một trăm ngàn là có thể mua đủ nguyên liệu làm một hũ dưa muối ngon lành. Bởi thế mà vào những ngày cuối cùng của năm, trong mỗi chiếc làn, chiếc giỏ của những người bà, người mẹ khi chợ về không thể không có những củ cà rốt đỏ tươi, những củ hành, củ kiệu trắng và những quả đu đủ ươm vàng.
Nói như vậy để thấy rằng những nguyên liệu món này khi làm cần phải có là cà rốt, củ cải, đu đủ, hành tím, sự hào, ớt đỏ….ngoài ra còn cần các gia vị đi kèm như nước mắm, đường, lạc . Tùy thuộc vào sở thích mà người làm có thể thêm bớt một vài nguyên liệu, song về cơ bản các nguyên liệu kể trên nếu đầy đủ sẽ mang lại một hũ dưa món đủ vị khi ăn.
Khi có sẵn nguyên liệu, người ta bắt tay vào làm dưa món. Khâu đầu tiên là gọt vỏ, rửa sạch tất cả các loại củ cần làm. Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm. Sau khi làm sạch, dùng dao thái rau củ ra thành các miếng nhỏ, mỗi miếng dày từ 3 đến 5 xăng- ti- mét. Để tạo tính thẩm mĩ cho món ăn, có thể dùng dao cắt tỉa thanh hoa hay những đường vân dài thật đẹp. Những rau củ khi được cắt xong thì cho vào thau, dùng muối bóp trong khoảng 10 phút, rồi từ từ dùng nước lạnh rửa qua một lần nữa, vớt lên cho ráo rồi đem ra phơi nắng. Thời tiết càng nắng thì rau củ càng nhanh héo, món ăn dễ thấm gia vị và ngon hơn rất nhiều.
Trường hợp tết đúng vào đợt gió mùa, mưa rét trời không có nắng có thể dùng lò sưởi, lò sấy để thay thế. Lúc rau củ đang dần héo, người làm sẽ vào bếp chuẩn bị nước muối dưa. Đây là khâu quan trọng vì làm nước càng ngon thì món dưa càng đậm đà hơn. Bắc nồi lên bếp, trộn đường, muối và nước mắm rồi đun sôi trong khoảng từ 5 đến 7 phút. Sau đó tắt bếp, chờ cho đến khi nước nguội hoàn toàn. Khi dưa đã héo, nước đã nguội, lần lượt sắp dưa vào những hũ thủy tinh sáng bóng, đổ nước vào hũ sao cho ngập hết phần rau củ, đậy lại và chờ đợi thành phẩm của mình. Dưa muối trong khoảng hai ngày là có thể đem ra để thưởng thức.
Thành phẩm dưa món thành công là sau khi hoàn thành vẫn giữ được màu sắc đẹp của rau củ. Dưa khi vớt ra ăn phải đảm bảo giòn, không quá mềm, thơm ngon, vừa có vị ngọt, vừa có vị chua hấp dẫn. Món dưa món ăn kèm với bánh chưng, thịt kho, cơm nóng thì còn gì tuyệt vời hơn. Nó không chỉ giúp người ăn đỡ ngán lại vừa đem lại cảm giác thèm ăn bởi vị chua đặc trưng. Dưa món còn là một trong những mồi nhấm nháp cùng chén rượu thơm của các bác, các anh trong ngày đầu họp mặt.
Ngày nay, xã hội càng phát triển, người ta càng chú trọng đến những bữa ăn ngon, những món ăn đắt tiền, sang trọng, nhưng món dưa món vẫn giữ một vị trí quan trọng trong bữa ăn ngày Tết. Nó trở thành một hương vị Tết trong tâm hồn người dân Việt Nam.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 21)
Mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi tỉnh có một đặc sản riêng, nó là tiếng nó chung sở thích chung mà ông cha ta để lại. Mang tầm nhìn văn hóa đối với vùng đó, dân tộc đó. Cũng vì vậy mà khi đến từng nơi mọi người thường hay thưởng thức đặc sản ở đó và mua về làm quà cho gia đình cho bạn bè.
Cũng vậy đến với vùng văn hóa của miền trung, ghé thăm Quảng Nam. Ở đây đặc sản nỗi tiếng là mỳ quảng và gà ta Tam Kỳ. Đi một tí là chúng tôi thấy quán mỳ quảng và gà ta. Dù biết hai món này được bán rất nhiều ở thành phố nhưng chúng tôi vẫn thích ăn.
Ghé bên đường, chúng tôi vào một quán mỳ quảng nhỏ thôi. Nhưng cách phục vụ ở đây rất chu đáo, bà chủ nhìn chúng tôi vói ánh mắt trìu mến như gọi mời đến với xứ Quảng vậy. Không chỉ vậy à còn trò chuyện hỏi thăm rồi làm cho chúng tôi mỗi người một tô mỳ quảng đặc biệt. Khi ăn chúng tôi ăn từng miếng một thưởng thức một cách từ và nhẹ nhàng, hương vị nó khác xa so với ở thành phố mà chúng tôi ăn. Có vị đậm đà, mặn mà của thịt và tôm, mùi thơm của chén nước mắm bốc lên làm chúng tôi rất thích.
Tại đây chúng tôi được trò chuyện cùng bà chủ quán ở đây, chúng tôi hỏi về cách để làm một tô mỳ ngon, bà chủ vẫn không ngại ngầm vẫn chia sẽ bí quyết cho chúng tôi một cách cỡ mỡ. bà nói bí quyết đề nấu ngon rất dể bà chỉ sơ qua cho chúng tôi một cách tỉ mỉ.
Bà chỉ cho chúng tôi về cách chọn nguyên liệu cũng như cách chế biến. Bà nói: Muốn có một tô mì ngon, thì sơi mì phải mềm dai, dài và không bị nát muốn vậy phải dùng gạo tốt (gạo nguyên). Nước nhưng của mì là quan trọng nhất nó ảnh hương đến mùi vị của mì. Nước nhưng phải có vị ngọt tinh khiết của xương heo, do vậy xương phải ninh từ đêm hôm trước, đun lửa vừa phải và chỉ ninh đến khi xương mềm. Nếu không phải là xương mà là thịt thì phải là thịt đùi thái lát to, không mỏng quá cũng không dày quá, ướp gia vị đầy đủ rồi xào lên cho đến khi gia vị thầm đều miếng thịt.
Để tạo màu sắc cho nước nhưng người ta thường phi loại ớt bột ít cay trong mỡ để cho vào nước nhưng làm cho tô mì cò những hạt mỡ vàng lóng lánh trên mặt. Khi tô mì được mang ra, trên mì có vài con tôm xào đỏ thắm, nửa quả trứng vịt cùng dăm lát thịt và xương heo, rắc thêm một nhún hành lá thái nhỏ, vài hạt đậu phộng rang cùng mấy lát ớt đỏ xếp bên cạnh một dĩa rau sống. Mùi xương mùi thịt hoà thành thứ hương thơm đặc biệt.
Thật tuyệt với với bí quyết thế này. Dừng lại tại đây chúng tôi ăn xong nghỉ trò chuyện tí và trả tiền đi ra. Khi lên xe đi tới chổ khác, nhưng chúng tôi vẫn không muốn đi, cứ chần chừ mãi. Có lẽ cái mặn mà của mỳ quảng và cách nói chuyện của người chủ quán làm chúng tôi không muốn rời.
Lên xe, nhưng tôi vẫn nhớ mãi bí quyết mà bà chủ chia sẻ, hi vọng tôi sẽ làm được nhưng lời bà chỉ bày. Và ngon đậm đà nhưng hương vị và nền văn hóa của xứ Quảng này bày dạy.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 22)
Bánh tét hay bánh chưng xanh không đơn thuần chỉ là một món ăn ngày đầu năm mới mà còn là nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của gia đình Việt.
Cứ khoảng hai tám, hai chín Tết, nhà nào nhà nấy đều tất bật chuẩn bị các nguyên liệu để gói bánh như lá chuối, dây lạt, dừa, nếp, … Rồi đến ba mươi, các bà, các chị xúm xít nhau ngồi gói bánh, nói cười rôm rả cả một xóm. Đến tối, mọi người lại cùng thức quây quần với nhau để canh nồi bánh tét và đón giao thừa.
Ngày xưa, nhà nào cũng gói bánh tét. Ngày nay hiện đại, có nhà vẫn còn gói nhưng cũng có nhà đặt mua ở chợ. Cách đây hơn chục năm, không khí ngồi gói bánh tét rất là đầm ấm, sôi nổi, nhất là những vùng nông thôn. Gói bánh tét còn là một dịp vui để mọi người ngồi lại với nhau, ba, bốn nhà cùng hùng lại nấu một nồi bánh vài chục đòn rồi chia nhau mang về.
Bánh tét thường nấu rất lâu, mất khoảng 12 tiếng bánh mới chín và kỹ thuật canh lửa cho nồi bánh là cực kỳ quan trọng. Trước đây, bánh tét chỉ có hai loại nhân là nhân đậu mỡ và nhân chuối. Theo thời gian, đời sống phát triển, con người cũng đòi hỏi cao hơn nên bánh tét cũng từ đó mà có nhiều đổi mới.
Không chỉ có hai loại nhân truyền thống, bánh tét giờ đã đa dạng các loại nhân như nhân thập cẩm, nhân lạp xưởng, nhân sâm v.v… Không chỉ nội dung mà hình thức bánh cũng được đầu tư hơn, không còn đơn thuần là màu xanh của lá chuối, màu trắng của nếp mà còn có cả màu lá cẩm, màu lá dứa, màu gấc, đậu biếc v.v…
Trước sự phong phú của bánh tét ngày nay, nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng chia sẻ, “Người ta muốn dâng cúng lên ông bà tổ tiên những cái bánh đẹp hơn về mẫu mã, ngon hơn về chất lượng và đó là một xu thế tất yếu mà chúng ta phải đón nhận, có khi trong tương lai còn cải tiến nhiều hơn. Tuy nhiên, theo tôi, những đòn bánh tét chúng ta dâng cúng vào dịp Tết, dù cho chúng ta có biến tấu, có cách tân, đa dạng hóa nó như thế nào thì cũng làm sao phải giữ được bản sắc, chất gốc để nó là bánh tét, chứ không phải là bánh gì khác”.
Năm này qua năm khác, những khoanh bánh tét luôn hiện hữu trên bàn thờ của người dân Nam Bộ mỗi khi Tết đến xuân về. Người ta dùng những đòn bánh tét ngon nhất, to nhất để dâng cúng ông bà, trời đất vào đêm giao thừa và đãi khách trong ba ngày Tết.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 23)
Đối với những người Việt Nam Tết là thời gian quý báu để quay về với những giá trị gia đình và truyền thống, ẩm thực cũng vậy, củ kiệu là món ăn truyền thống ngày Tết của nhiều thế hệ gia đình Việt. Thấy củ kiệu là thấy Tết đang về.
Cũng như Tết phải có bánh chưng bánh giầy, củ kiệu cũng không thể thiếu trong bữa ăn gia đình ngày Tết. Củ kiệu làm không khó nhưng mỗi vùng miền lại có một hương vị riêng. Để có củ kiệu ngon, công đoạn chọn kiệu và ngâm kiệu cực kỳ quan trọng, kiệu nên chọn loại thân vừa phải, đuôi nhỏ và không chọn kiệu trâu vì thân to chứa nhiều nước, khi ăn sẽ bị ngấm nước ăn sẽ không ngon.
Kiệu sau khi được chọn, rửa sạch, cắt củ, bỏ lá. Để món củ kiệu ngon không thể thiếu các loại củ quả khác đó là cà rốt, củ cải, đu đủ sống,… tất cả đều chọn lựa kĩ, sau đó gọt vỏ, rửa với nước sạch, cà rốt thái sợi, đu đủ thì thái cắt thành từng khúc. Riêng với phần kiệu cho vào nước pha 1 muỗng cà phê phèn chua, ngâm 5 phút, sau đó vớt tất cả ra rổ và mang phơi nắng. Phơi nắng là công đoạn cũng rất quan trọng, nếu phơi quá lâu củ sẽ mất nước, khô héo còn nếu phơi chưa đủ nắng ăn cũng không ngon.
Khi hoàn thành công đoạn phơi nắng là đến lúc pha nước ngâm, chuẩn bị nước mắm, dấm, đường, muối, tất cả trộn đều sau đó cho vào hủ, đừng quên cắt vài lát ớt để món củ kiệu thêm hương vị. Món củ kiệu đã được hoàn thành, bạn và gia đình có thể dùng ngay hoặc chờ sau vài ngày.
Trong cuộc sống hiện đại những món ăn nhiều hương vị xuất hiện ngày càng nhiều nhưng không sao thơm ngon bằng món củ kiệu tự làm, Tết không thể thiếu vắng đi những hủ củ kiệu chua ngọt trong bữa ăn gia đình. Những con người xa quê dù không phải ngày lễ Tết nhìn món củ kiểu cảm thấy nhớ nhung một không khí sum họp của những ngày Tết quê hương.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 24)
Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.
Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ “ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.
Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài.
Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm.
Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre.
Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự “sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.
Trong cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các má, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm (Bính Ngọ – 1786), bánh chưng (bánh tét) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn – Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh.
Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá khứ với hiện tại và trong xu thế hội nhập, bánh chưng Việt Nam trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc lại có mặt trên khắp năm châu. Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …
Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 25)
Trong dân gian, mỗi dịp xuân về người ta vẫn thường nghe câu:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Vâng đúng vậy, bánh chưng đã trở biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta. Từ xa xưa đến nay, hình ảnh nhà nhà tất bật chuẩn bị quây quần bên nồi bánh chưng để đón Tết vô cùng quen thuộc với chúng ta. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên.
Tương truyền trong câu nói của ông bà ta rằng bánh chưng ngày Tết đã có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại nước ta. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng là minh chứng cho sự đủ đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật.
Cho dù chúng ta có ở bất cứ đâu trên mảnh đất hình chữ S này thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức những chiếc bánh chưng ngon và ấm áp nhất. Nhưng nếu bạn tới các vùng miền khác nhau thì bạn sẽ được thưởng thức hương vị cũng như thấy được cách làm đặc trưng ở mỗi nơi có điểm khác nhau.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản và thân quen với đời sống nhân dân. Nguyên liệu chính là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ (hoặc nhân đậu hấp). Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kỹ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì ta chọn những hạt tròn lẳn, đều hạt, không bị mốc, khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp.
Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Thịt ba chỉ hoặc thịt nạc cần trộn với tiêu xay, nêm nếm vừa ăn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong. Lá gói bánh cần lau sạch, bỏ cuống, cắt thành miếng hoặc theo khuôn bánh để bánh có bề ngoài bắt mắt.
Việc lựa chọn lá gói bánh vô cùng quan trong. Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành hoặc cắt đệm lá để gói sao cho giữ được hình vuông vắn và khi luộc bánh không bị vỡ. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm đặc trưng sau khi nấu bánh.
Sau khi chuẩn bị xong tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để có được những chiếc bánh vuông vắn dâng lên ông bà tổ tiên. Nhiều người sử dụng khuôn vuông để gói nhưng nhiều người lớn có nhiều năm kinh nghiệm thì không cần, họ chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được một chiếc bánh vô cùng đẹp. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp gạo nếp thật dày, phủ kín. Chuẩn bị dây lạt để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Gói bánh đã khó thì công đoạn luộc bánh cũng vô cùng quan trọng. Thông thường mọi người luộc bánh trong một nồi to, đổ đầy nước và sử dụng củi khô, to để luộc trong khoảng từ 8 – 12 tiếng. Thời gian luộc bánh lâu như thế là vì để đảm bảo bánh sẽ chín đều và đạt được độ dẻo. Khi nồi bánh sôi cũng là lúc mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Khi đó ta mới cảm nhận được không khí Tết mới trọn vẹn. Sau khi chín, bánh chưng được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm cúng ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiếu. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng không chỉ tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người mà nó còn là những tình cảm đong đầy gắn kết của cả gia đình nữa. Hiện nay trong những ngày Tết đến, người ta còn sử dụng bánh chưng như một món quà biếu, lễ Tết những người lớn tuổi. Nó tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, nồi bánh chưng nghi ngút khói chính là dấu hiệu cho sự ấm áp đoàn viên. Vì vậy, nó là món ăn truyền thống của người Việt mà không loại bánh nào có thể thay thế được. Đây chính là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam mà ta cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 26)
Cứ mỗi độ thu về Hà Nội lại nồng nàn hương cốm. Từ lâu cốm là loại quà đặc trưng của Hà Nội và được đông đảo người dân thủ đô yêu thích, cốm mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội, nên để thưởng thức cốm cùng phải thật tinh tế.
“Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió. Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua…”, những câu hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã thay cho lời chào sâu lặng, đặc trưng của mùa thu Hà Nội! Những câu hát du dương ấy như xoáy vào lòng ta nỗi nhớ bâng khuâng về mùa thu Hà Nội, về hoa sữa, về cơm nguội vàng, về cây bàng lá đỏ và không thể thiếu đó là hương cốm nồng nàn.
Cốm được làm từ lúa nếp non, ngon nhất là cốm làm từ nếp cái hoa vàng trong cả hai mùa lúa chiêm và lúa mùa. Và người làm cốm thường dùng lúa mùa vào khoảng cuối hè đầu thu (khoảng rằm tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch). Vào tháng 4 tháng 5 âm lịch có nơi như ở cánh đồng Gôi (Dịch vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đã lúa sớm nên đã có cốm bán gọi là cốm chiêm.
Nằm ở phía Tây Hà Nội, làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Từ bao đời nay cốm làng Vòng đã nức tiếng khắp cả nước. Nói đến cốm Vòng phải là thử cốm dẹt, màu xanh non làm từ nếp cái hoa vàng qua kỳ đồ sữa. Để làm nên những hạt cốm thơm ngon phải qua rất nhiều công đoạn. Khi cây lúa hoe hoe vàng, chỉ mười ngày nữa là gặt rộ cũng là lúc người làng Vòng đi chọn ngắt từng bông dài, hạt mấy về chế biến.
Muốn cốm ngon thì phải cắt lúa đúng lúc. Lúc già hạt cốm không còn xanh, cứng và gãy nát. Lúa non quá, hạt cốm bết vào vỏ trấu, nhào mất ngon. Thường lúa gặt hôm nào đem rang và giã luôn hôm đó. Rang lúa sao cho vừa lửa, hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu là công đoạn khó nhất trong nghề làm cốm. Giã cốm bằng loại cối riêng, nhịp chày nhè nhẹ, nhịp nhàng, đều đều và khoan thai như vậy cốm mới mịn và dẻo.
Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương hoa sen tinh khiết hoặc lá khoai ráy xanh non, bóng nõn mỡ màng và buộc bằng sợi rơm vàng óng. Các bà, các mẹ bán cốm thường ăn mặc theo lối xưa với khăn xếp, áo cánh cổ lá sen, gánh đôi thúng với một bó lạt bằng rơm nếp nhuộm mạ xanh ngắt gắn trên đầu quang gánh. Chiếc mẹt đặt úp trên một bên thúng xếp vài chiếc lá sen để gói cốm. Hình ảnh ấy dù đã trở thành quá vãng nhưng vẫn mãi là hình ảnh đẹp, thơ và trong lành của nghề cốm nói riêng và người Hà Nội nói chung.
Giờ đi qua các con phố của Hà Nội, đâu đó thoảng trong hơi gió cái hương thơm nhè nhẹ của cốm. Hà Nội vào thu thật đẹp, cảnh sắc khí trời đều khiến con người ta muốn đắm chìm, muốn yêu thương và muốn hòa mình cùng thiên nhiên huyền ảo. Thu Hà Nội với cảnh sắc vàng của lá, sắc trắng của hoa và sắc xanh non của cốm đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, gieo rắc trong lòng người nhiều nỗi niềm bâng khuâng!
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 27)
Mỗi quốc gia, dân tộc lại có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Người ta biết đến sushi Nhật Bản, kim chi Hàn Quốc và bạn bè quốc tế đều biết đến phở Việt Nam. Phở không những là món ăn dân tộc mà còn là văn hóa ẩm thực Việt trên trường quốc tế.
Không có tư liệu chính xác nào về nguồn gốc của phở. Nhiều người cho rằng phở định hình vào đầu thế kỉ 20. Có quan điểm cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món xáo trâu (dạng sợi bún) Việt Nam. Có quan điểm khác lại cho biết phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông hoặc nguồn gốc của phở là phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp. Dù không rõ phở có nguồn gốc chính xác từ đâu nhưng vào những năm 40 của thế kỉ 20, phở đã rất nổi tiếng ở Nam Định, Hà Nội.
Phở mang nhiều hương vị khác nhau tùy tay người chế biến. Nhưng thành phần chính của phở gồm bánh phở và nước dùng. Bánh phở dạng sợi, thường chế biến từ gạo. Nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò hoặc thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm.
Nước dùng là yếu tố quyết định độ ngon của một bát phở, nên khâu chuẩn bị chế biến nước dùng cần đảm bảo kỹ lưỡng. Từ việc chọn xương sao cho ngọt ngon nhất đến ninh xương, nêm nếm gia vị. Vị ngọt của nước dùng phải từ xương thì mới ngon. Nước dùng còn phải có mùi thơm và màu trong. Những yêu cầu này đòi hỏi người đầu bếp phải có kinh nghiệm. Ngoài ra khi ăn phở, người ta hay ăn kèm rau thơm, thêm vị chua thanh thanh từ chanh. Tất cả cùng hòa quyện khiến bát phở thơm ngon đúng điệu không sai lệch đi một chút nào.
Qua nhiều giai đoạn phát triển của phở và sự sáng tạo của người đầu bếp từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau, phở có nhiều loại hơn tương ứng cách chế biến của nó. Tuy nhiên có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Phở nước là loại được ưa chuộng hơn cả. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Khác nhau như vậy sở dĩ là do nước dùng cùng thịt ăn kèm.
Trong số đó, nổi tiếng nhất là phở bò. Phở được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, phải kết hợp dùng cả đũa và thìa để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của một bát phở. Ăn phở phải ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác bởi hương vị của nó vốn đã rất đầy đủ, hoàn hảo rồi.
Phở đã trở thành nét tinh tế trong văn hóa ấm thực dân tộc. Bốn mùa xuân hạ thu đông, cả ngày sáng trưa chiều tối, bất cứ khi nào muốn chúng ta đều có thể thưởng thức phở. Trên khắp mọi miền của tổ quốc thân yêu, quán ăn nào cũng phục vụ phở. Có những quán phở đã thành danh từ năm này qua năm khác, có những nơi đã trở thành làng nghề. Phở là một phần không thể thiếu trong tâm hồn mỗi người con Việt Nam, để rồi khi xa quê hương, ở nước ngoài người ta vẫn khao khát được ăn một bát phở Việt Nam đúng nghĩa.
Bạn bè trên thế giới đến với Việt Nam, ai cũng một lần thử qua món phở và thích thú mùi vị của nó. Thậm chí, có nhiều người lặn lội từ vì lẽ đó đã gắn liền với đất nước và con người Việt Nam. Nếu hỏi một người nước ngoài rằng họ biết gì về Việt Nam, chắc chắn sẽ không có câu trả lời nào khác ngoài phở. Phở còn trở thành đề tài cho bao tác phẩm đồ sộ của các tác giả như Thạch Lam, Vũ Bằng… Cùng với tình yêu quê hương, ngày qua ngày, người ta luôn cố gắng giữ gìn nét ẩm thực độc đáo của đất nước mình.
Bao thế hệ đã đi qua, nhưng phở vẫn còn mãi dưới đôi tay khéo léo của người đầu bếp. Bát phở nghi ngút khói trong cái se se lạnh của đất nước nhiệt đới ẩm đã lặng lẽ khắc ghi trong trái tim con người Việt Nam niềm tự hào dân tộc.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 28)
Ẩm thực Việt Nam không chỉ đặc sắc trong hương vị, nguyên liệu mà còn chứa đựng tinh hoa của sự khéo léo cũng như văn hóa lối sống, tâm hồn người Việt. Dân gian có đôi câu đối: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Nhắc đến tết cổ truyền, chắc hẳn mỗi người Việt Nam, dù đang ở trên chính mảnh đất quê cha hay đang ở nơi đất khách quê người cũng không thể quên được thức bánh dẻo thơm bùi của đỗ xanh, dẻo ngọt của gạo nếp, béo ngậy của thịt mỡ của bánh chưng – thức bánh hình vuông ẩn chứa những ý niệm sâu sắc về văn hóa dân tộc.
Sự ra đời của bánh chưng gắn liền với truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” cùng sự kiện vua Hùng Vương đời thứ sáu chọn người nối ngôi. Giữa muôn vàn sơn hào hải vị, cặp bánh chưng bánh giầy đã đem đến chiến thắng cho hoàng tử Lang Liêu. Nếu bánh giầy thon dài với hình tròn tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại là ý niệm ẩn dụ của mặt đất với hình dáng vuông vức.
Là một món ăn thể hiện rõ đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam, nguyên liệu làm ra bánh chưng cũng hết sức dân dã. Vỏ ngoài của bánh được tạo nên từ những chiếc lá dong xanh tươi, lành lặn và gân chắc cùng những sợi dây lạt giang trắng phau, mảnh nhỏ và mềm mại. Còn bên trong bánh là những nguyên liệu quen thuộc như thịt ba chỉ, đỗ xanh, hành cùng một số gia vị đơn giản khác như muối trắng, hạt tiêu,…
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu trên, bàn tay khéo léo của con người sẽ sơ chế nguyên liệu và lần lượt thực hiện các công đoạn gói bánh, nấu bánh. Lá dong có nhiệm vụ bao bọc và ảnh hưởng đến màu sắc của chiếc bánh chưng nên cần được chọn lọc với sắc xanh mướt, sau đó rửa sạch sẽ những bụi bặm và vết bẩn, dùng khăn lau khô hoặc để ráo nước. Gạo nếp là thành phần quan trọng nhất của chiếc bánh nên cần đảm bảo những yêu cầu như hạt to, đều hạt, tròn và thơm dẻo.
Trước khi gói bánh, những hạt gạo này sẽ được ngâm cùng nước trong khoảng thời gian nhất định, thường kéo dài từ 12 tiếng đến 14 tiếng. Đỗ xanh sau khi được xay hoặc giã vỡ đôi, người làm bánh sẽ ngâm trong nước ấm với nhiệt độ thường ở mức 40 độ C để hạt đỗ trở nên mềm hơn và sau đó đãi sạch vỏ đỗ, chỉ giữ lại sắc tươi vàng ươm. Về nhân thịt của bánh chưng, loại thịt thường được sử dụng là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ cắt thành từng miếng, ướp cùng những gia vị như hành khô, hạt tiêu để gợi dậy mùi thơm và hương vị.
Để tạo ra một chiếc bán với hình thù vuông vức, gói bánh là công đoạn hết sức quan trọng. Sau khi trải lá dong, người gói có thể sử dụng khuôn để tạo nên bốn góc vuông cân xứng, hài hòa. Và lần lượt các nguyên liệu khác được sắp xếp theo thứ tự: gạo nếp ở ngoài, đỗ xanh, thịt lợn ở bên trong, và đổ thêm gạo nếp để lấp đầy chiếc bánh. Quá trình này đòi hỏi người gói bánh cần tỉ mỉ và khéo léo.
Sau đó, những chiếc bánh tươi tắn, vuông vức được xếp vào nồi, đổ nước vào luộc trong vòng 10 – 12 tiếng để bánh chín đều và dẻo thơm. Trong lúc luộc bánh, những thành viên trong gia đình thường quây quần bên bếp lửa để kể cho nhau nghe những câu chuyện về năm cũ.
Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng luôn là yếu tố không thể thiếu và mang trong mình những ý niệm về sự tưởng nhớ công ơn và lòng thành kính đối với những người đã khuất. Đồng thời, chiếc bánh vuông vắn tượng trưng cho mặt đất thể hiện mong ước về một cuộc sống trọn vẹn và ấm no. Hơn hết, nó còn là biểu tượng cho thành tựu văn minh nông nghiệp của dân tộc ta.
Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, xanh màu lá dong có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tâm thức con người Việt Nam. Bánh chưng, hơn cả một món ăn – đó còn là bản sắc dân tộc, là nét đẹp ẩm thực truyền thống ngàn đời nay còn lưu giữ.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 29)
Từ lâu bánh xèo đã được xem là loại bánh mang nhiều đặc trưng của vùng quê Việt Nam, đặc biệt là miền Trung. Loại bánh này rất nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon và cách chế biến đặc biệt.
Bánh xèo là món ăn dân dã được ra đời từ rất lâu tại các vùng quê, không ai biết chính xác nơi ra đời của món bánh này bởi khắp nơi miền nào cũng thấy món bánh này xuất hiện. Cùng khám phá món bánh xèo và lập dàn ý cho bài thuyết minh hay và ấn tượng với gợi ý dưới đây nhé!
Cái tên “bánh xèo” cũng khiến người ta suy nghĩ liệu rằng tiếng xèo xèo khi đổ bánh có phải là nguồn gốc xuất phát ra tên gọi của món bánh này hay không. Tuy cùng một loại bánh, thế nhưng ở mỗi vùng lại có cách chế biến và kích cỡ khác nhau. Nếu như ở Huế, ở Phan Thiết bánh xèo thường được làm nhỏ, thì ở miền Tây Nam Bộ chiếc bánh này lại được làm to và có nhiều nhân hơn hẳn. Nhiều người cho rằng, ai đã từng thưởng thức món bánh xèo miền Tây Nam Bộ giòn rụm được ăn kèm với các loại rau chắc chắn sẽ không thể nào quên được hương vị thơm ngon.
Bánh xèo thường được bán rất nhiều vào mùa mưa, bởi lẽ từng chiếc bánh giòn rụm, nóng hổi được chế biến ngay tại chỗ dễ khiến người ta thấy ấm bụng. Tùy theo đặc trưng vùng miền mà người ta sẽ làm nhân bánh bằng tôm, thịt bò, thịt heo, có vùng thêm nấm và giá để tăng thêm hương vị thơm ngon.
Bánh xèo tuy được chế biến đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm bánh thành công ngay từ lần đầu tiên vì đó là cả một nghệ thuật. Để có món bánh ngon, bạn cần biết cách gia, trộn bột rất quan trọng, đây là công đoạn ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị món bánh. Món bánh thơm ngon với màu vàng tươi của bột nghệ, thêm vị béo béo của nước cốt dừa, bánh được đổ bột thật mỏng sao cho phần mép ngoài của bánh giòn tan, hấp dẫn.
Bánh xèo thường được ăn kèm với nhiều loại rau sống và chấm cùng nước chấm chua ngọt pha cùng nước dùng, chanh, đường, thêm chút cà rốt bào mỏng, ớt, tiêu, các loại rau sống ăn kèm như: cải xanh, rau diếp, tía tô, húng quế, khế chua, chuối chát bào mỏng. Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị, mà món bánh này còn hấp dẫn thực khách bởi cách thưởng thức chuẩn điều là phải là dùng tay cầm chiếc bánh lên rồi gói lại bằng rau sống chấm cùng nước mắm chua ngọt.
Từng miếng bánh được nhai trong miệng để cảm nhận hương vị hồn quê đang dần tan nhẹ nơi đầu lưỡi. Mùi vị the của cải bẹ xanh, hương vị thơm nồng của rau thơm được hòa quyện cùng với vị béo, hương vị mằn mặn, ngọt ngọt của nước mắm chua cay sẽ đánh thức toàn bộ vị giác của người thưởng thức.
Bánh xèo không chỉ thơm ngon mà món ăn này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Món bánh này có thể được thưởng thức bất cứ khi nào bạn thích, tuy nhiên hương vị sẽ thơm ngon, hấp dẫn hơn vào những ngày mưa lạnh. Đây không chỉ là món ăn hấp dẫn đối với nhiều người Việt, mà còn là thức quà ẩm thực vô cùng ấn tượng được nhiều du khách quốc tế khen ngợi.
Tả một món ăn dân dã, đậm đà (mẫu 30)
Người Thái ở Tây Bắc nổi tiếng khéo léo, cầu kì, đặc biệt là trong nấu ăn. Họ sáng tạo biết bao món ăn độc đáo và đặc sắc từ những sản vật rất đỗi bình dị của núi rừng. Pa pỉnh tộp là một món ăn đặc trưng và nổi tiếng vùng Tây Bắc, trở thành tinh hoa của ẩm thực dân tộc Thái.
Pa pỉnh tộp được hiểu là món cá nướng gập, dựa theo hình dáng của con cá khi được nướng mà bà con đặt tên vậy. Pa pỉnh tộp là một món ăn cổ truyền của dân tộc Thái ở Tây Bắc. Món ăn quý, rất được trân trọng và được coi là sang trọng bậc nhất trong ẩm thực của người Thái.
Món cá nướng này sử dụng nguyên liệu là cá chép hay trôi, trắm và một số loại cá suối khác. Những con cá tươi, qua bàn tay của những người phụ nữ Thái, trở thành món cá nướng thơm lừng hấp dẫn. Cá được làm sạch vảy rồi mổ. Khác với cách mổ cá thông thường ở dưới bụng, người Thái mổ dọc theo sống lưng, để cá dễ gập úp lại, rồi khía những đường song song trên mình cá. Dao mổ cá phải thật sắc, vết mổ thật gọn để giữ được nguyên các thớ thịt.
Cá được tẩm ướp các loại gia vị: Gừng, sả, rau thơm, mắc khén – thứ gia vị đầy mê hoặc của Tây Bắc và mầm măng cây sa nhân – một loại cây đặc biệt. Mình cá được xoa một lớp bột riềng và thính gạo. Những loại gia vị ngấm vào thịt cá và làm cho cá ngon hơn, thơm hơn. Sau đó, cá được kẹp lại bằng các thanh tre, thanh bường dày và tươi, được nướng trên lửa than từ củi gỗ rừng. Lửa than phải đều và nhỏ để cá chín đều và ngấm. Cá nướng xong, tỏa mùi thơm ngào ngạt.
Ai được thưởng thức món ăn đặc sắc này chắc cùng phải bất ngờ. Cá nướng khô, chắc, thịt cá thơm nức mũi, hòa quện đủ vị chua, đắng, mặn, ngọt của các gia vị, tôn lên vị ngọt béo của cá. Hương vị lạ miệng, thơm ngon có được nhờ sự pha trộn tinh tế các loại gia vị, có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt, không làm mất đi vị cá, thậm chí còn “tung hô” cho những thớ thịt cá ngọt ngậy. Thưởng thức miếng cá mới thấm được sự giỏi giang và cầu kì của người Thái trong việc bếp núc, khéo léo, tỉ mỉ từng công đoạn và cách pha chế các gia vị với nhau thật độc đáo.
Ăn pa pỉnh tộp khiến người ta say. Kèm thêm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm chút rượu ngô cay cay, tê tê, món ăn này khiến người ta “phải lòng” ngay từ miếng đầu tiên. Vì thế, món cá nướng đầy quyến rũ mời gọi tất cả các giác quan của thực khách và chiều lòng tất cả mọi người, kể cả những người khó tính nhất.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 3 hay, chi tiết khác: