TOP 30 Bài văn tả về Hà Nội (2024) SIÊU HAY

Bài văn tả về Hà Nội lớp 3 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 3 hay hơn.

1 127,812 18/01/2024


Bài văn tả về Hà Nội

TOP 30 Bài văn tả về Hà Nội (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 1)

- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp Hà Nội hay một địa danh ở Hà Nội.

- Thân đoạn: Tả chi tiết những khung cảnh, con người, tại đó.

- Kết đoạn: Nêu tình cảm, cảm xúc

Dàn ý Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 2)

I. Mở bài:

Khái quát vài nét chính về phố cổ Hà Nội?

II. Thân bài:

* Vị trí địa lý:

- Tất cả các thông tin về địa lý bạn biết. Nhưng đừng có lẫn sang một bài thuyết trình môn địa (không cần nêu chi tiết từ diện tích, dân số...). cần những thông tin bao quát (vùng miền, sông núi).

* Lịch sử:

- Đây là một trong các ý chính của bài viết, đòi hỏi bạn phải có nhiều tư liệu được chọn lọc kỹ lưỡng. Tớ xin có một vài lời khuyên nhỏ:

- Các tư liệu nên sắp xếp theo thời gian, phải được phổ biến từ trước hoặc được công nhận, đừng nên đưa những tư liệu chưa ai hoặc ít người biết tới, vì bạn không thể xác thực đó là thật hay đùa.

- Có nhiều cái tên đã được thay đỏi theo lịch sử: Đại La, Thăng Long, Đông Đô và cuối cùng là Hà Nội.

- Nên nói nhiều thêm về Hà Nội, bởi cái tên này đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử.

- Lịch sử phố phường Hà Nội: Nên có một đoạn nói về chi tiết này?

* Nền văn hoá vật chất:

- Nét độc đáo của 36 phố phường Hà Nội: gợi nhớ lại một thời hoàng kim của lịch sử, là chứng tích cho sự tồn vong và phát triển của kinh đô (hình ảnh 36 phố phường có ý nghĩa như thế nào, nó tồn tại trong tâm tưởng người dân thủ đô thế nào - bạn có thể đọc thêm bài ca dao ở trên để có ý viết)

- Những cảnh đẹp ở Hà Nội (Hồ Gươm, Hồ Tây, thăng long tứ trấn... là những cảnh đẹp được coi là biểu tượng của Hà Nội), biểu tượng của thủ đô

- Là trái tim hồng của đất nước, ở vị thế quan trọng và góp phần to lớn trong cả thời chiến và thời bình

* Văn hóa tinh thần:

- Con người Hà Nội thanh lịch, trang nhã trong đời sống, kiên cường, hiên ngang can đảm trong chiến tranh, Hà Nội yên ả nhưng tất bật, qua nhiều đời vẫn giữ được những vẻ đẹp riêng... Hà Nội ngẩng cao đầu trong bão lửa kẻ thù....

- Những di sản tinh thần của người Hà Nội (món ăn, gánh hàng rong, các con ngõ nhỏ chật chội.... là những thứ chỉ ở Hà Nội mới có).

- Truyền thống văn hoá (bạn có thể tìm trong nhiều bài ca dao và cũng có thể trích dẫn một số để làm phong phú thêm bài viết).

- Hà Nội trong văn chương.

- Hà Nội trong ca dao: tiếng chuông Trấn Vũ, 36 phố phường, sông Tô Lịch...đều đã đi vào ca dao đất hà thành. Cảnh vật Hà Nội nên thơ, mơ mộng khơi nguồn cho những ý tứ thơ văn.

- Con người Hà Nội ngay thẳng, kiên cường trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Hưởng, Tô Hoài, Nguyễn Bính, thơ mộng trong hồi ký của Thạch Lam....

III. Kết bài:

Vai trò, ý nghĩa của Hà Nội với đất nước và con người Việt Nam.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 1)

Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nơi đây là thủ đô của đất nước Việt Nam. Hà Nội là một thành phố rất rộng lớn. Đường phố rộng rãi, hiện đại và lúc nào cũng tấp nập xe cộ đi lại. Hai bên đường nhiều tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau. Các hàng quán luôn đông đúc. Không chỉ vậy, Hà Nội còn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Công viên thủ lệ... Nhưng em đặc biệt thích nhất là Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm). Đây là nơi đã gắn với sự tích về vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng. Xung quanh hồ còn có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Hà Nội vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa mang vẻ đẹp cổ kính. Em rất yêu quê hương của mình.

Bài văn tả về Hà Nội (10 mẫu) (ảnh 1)

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 2)

Vẻ đẹp của Hà Nội còn là vẻ đẹp của những con đường, dải cây xanh. Những hàng cây xanh là nỗi nhớ của người đi xa, là niềm yêu của người ở gần, là bâng khuâng vương vấn của tuổi trẻ. Em vẫn đi học, đi về dưới bóng hàng me cổ thụ ở phố Ngô Quyền. Chị em nói ở đường Nguyễn Du, đường Trần Hưng Đạo có nhiều cây sấu già, có hoa sữa. Tháng mười đi dưới hàng cây xanh, ai cũng ngây ngất, vấn vương bởi mùi hương hoa sữa. Phố Lò Đúc có hàng cây sao đen thẳng cao vút xanh rì. Phố Điện Biên Phủ có gần năm mươi cây đa toả bóng. Bạn em cho biết rằng đường Thanh Niên có xoan tây, có hàng phượng vĩ, phố Thợ Nhuộm có bằng lăng nước, phố Hàng Dầu có cây sữa, hoa nở trắng như tuyết vào mùa xuân. Đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc như hai ốc đảo xanh rì.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 4)

Hà Nội có những hàng cây xanh chính là nỗi nhớ của người đi xa, là niềm yêu của người ở gần, là bâng khuâng vương vấn của tuổi trẻ. Em vẫn đi học, đi về dưới bóng hàng me cổ thụ ở phố Ngô Quyền. Chị em nói ở đường Nguyễn Du, đường Trần Hưng Đạo có nhiều hàng sấu và xà cừ xanh ngát. Tháng mười, đi dưới hàng cây xanh, ai cũng ngây ngất, vấn vương bởi mùi hương hoa sữa. Em rất thích dạo chơi quanh Hồ Gươm, được ngắm nhìn những gốc lộc vừng đứng trầm ngâm soi bóng nước, rồi bãi vông hoa đỏ rực lúc chớm hè, cây vàng anh rực rỡ, cây đa uy nghiêm hùng vĩ với chùm rễ phụ như bộ râu tiên ông trong cổ tích... Quả không sai khi nói rằng: vẻ đẹp của Hà Nội là vẻ đẹp của màu xanh, của nước hồ xanh, của hàng cây xanh và của bầu trời xanh hoà bình.

TOP 30 Bài văn tả về Hà Nội (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 5)

Em may mắn được sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, nơi được mệnh danh nghìn năm văn hiến của Việt Nam. Với thời gian lịch sử đáng ngưỡng mộ, có nhiều địa điểm đã trường tồn theo năm tháng tạo nên vẻ đẹp không gì tả xiết. Hà Nội đẹp nhất trong mắt em có lẽ là vào buổi bình minh. Cả thành phố còn chìm trong màn sương ẩm quấn quít trên từng con phố cũng không làm giảm đi sự tấp nập của người dân nơi đây. Ngoài những con đường to và dài, xe cộ đã ì ạch cất bước từ lâu. Trên vỉa hè, các bác bán hàng rong vội vàng mang những gánh trĩu nặng đi thật nhanh cho kịp buổi bán. Hòa cùng sự vội vàng ấy là những cô, bác, người cao tuổi tập thể dục buổi sáng. Em yêu con người và cảnh đẹp nơi đây, từ 36 phố phường nổi tiếng đến tháp Bút, hồ Gươm, Văn Miếu,... là những địa danh đã gắn liền với lịch sử dân tộc. Thật tự hào vì em là người con của Hà Nội thân yêu.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 6)

Cô giáo đã dẫn lớp em đi dạo chơi quanh Hồ Gươm ngắm cảnh. Chúng em vô cùng ngạc nhiên và thú vị trước cây lộc vừng khổng lổ chín gốc, cây gỗ tếch: thẳng vút, bãi vông hoa đỏ rực lúc chớm hè, cây gạo ra hoa gọi xuân về, cây vàng anh rực rỡ, cây cọ trầm hùng, cây đa uy nghiêm hùng vĩ với chùm rễ phụ như bộ râu tiên ông trong cổ tích. Vẻ đẹp của Hà Nội là vẻ đẹp của màu xanh, của nước hồ xanh, của hàng cây xanh, của bầu trời xanh hoà bình. Ai đã sống ở Hà Nội, ai đã lớn lên ở Hà Nội, ai đã một đôi lần đi qua và dừng chân ở Hà Nội, và ai đã đi xa Hà Nội, hãy cùng tôi giữ lấy màu xanh ấy. Ngày mai, Hà Nội còn tráng lệ hơn, còn xanh đẹp hơn.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 7)

Hà Nội thủ đô yêu dấu là nơi em sinh ra và lớn lên. Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh nhưng em thích nhất là Hồ Tây .Đó là nơi mà em cũng như bao du khách đến đây đều ngỡ ngàng. Bình minh lên mặt trời chiếu xuống mặt biển như khoác một chiếc áo màu hồng tuyệt đẹp,. Từng làn gió nhẹ lướt qua làm lay động những rặng liễu bên bờ. Mặt hồ cũng xao động. Những gợn sóng lăn tăn xô vào bờ như đang chơi trò đuối bắt .Buổi trưa, mặt hồ long lanh, trong xanh,. Không gian quanh hồ chỉ có tiếng gió xào xạc của những bác cổ thụ ,chị Phượng đỏ đang soi mình xuống mặt hồ. Trời về chiều Hồ Tây lại như khoác một chiếc áo màu vàng. Mấy cô thiếu nữ với tà áo dài đang tạo dáng để lưu lại bức hình đẹp! Em rất yêu và tự hào về quê hương thân yêu của mình!

TOP 30 Bài văn tả về Hà Nội (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 8)

Hà Nội, thủ đô thân thương của chúng ta luôn toát lên những vẻ đẹp nhất. Hà Nội mang một nét đẹp riêng mà dường như không lẫn vào được với bất kì thành phố nào cả. Nơi đây có rất nhiều thắng cảnh cũng như là chứng nhân lịch sử với tất cả những vẻ đẹp của văn hóa lịch sử dân tộc. Hà Nôi có phố cổ, có Hồ Gươm, có 36 phố phường,.. tất cả tạo nên một điểm nhấn mang tên Hà Nội. Xuân đến không khí nơi đây tưng bừng tràn đầy sức sống. Hạ sang những tia nắng giòn tan như những ngọn lửa thiêu đốt mọi vạn vật. Đặc biệt sang đến mùa thu, một mùa đặc trưng khôgn thể không nhắc đến của thủ đô ngàn năm văn hiến. Thu sang mang theo không khí se lạnh, trời đất, vạn vật như đắm chìm trong hơi gió nhẹ cùng bầu trời xanh. Ở nơi đất chật người đông như nơi đây thì hơi ấm của con người khi gần nhau, san sẻ mọi yêu thương dành cho nhau. Cái rét tê tái của mùa đông khiến con người thêm yêu nơi này hơn. Hà Nội vẫn luôn lạnh lùng nhưng cũng dễ gần như vậy, chúng ta hãy cùng nhau khám phá và tận hưởng hết nét đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến này nhé

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 9)

Hà nội là một thủ đô to lớn và tươi đẹp. Đây cũng là nơi chứa đựng nhiều kỉ niệm và cũng là nơi người cha già đã hi sinh về dân tộc giành lại độc lập cho đất nước.Kể từ khi dựng nước đến nay, Hà Nội vẫn là đất thiêng, hội tụ tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt.Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh nhưng em thích nhất là Hồ Tây .Đó là nơi mà em cũng như bao du khách đến đây đều ngỡ ngàng. Bình minh lên mặt trời chiếu xuống mặt biển như khoác một chiếc áo màu hồng tuyệt đẹp. Từng làn gió nhẹ lướt qua làm lay động những rặng liễu bên bờ. Mặt hồ cũng xao động. Những gợn sóng lăn tăn xô vào bờ như đang chơi trò đuối bắt .Buổi trưa, mặt hồ long lanh, trong xanh. Không gian quanh hồ chỉ có tiếng gió xào xạc của những bác cổ thụ ,chị Phượng đỏ đang soi mình xuống mặt hồ. Trời về chiều Hồ Tây lại như khoác một chiếc áo màu vàng. Mấy cô thiếu nữ với tà áo dài đang tạo dáng để lưu lại bức hình đẹp! Em rất yêu và tự hào về quê hương thân yêu của mình

Dàn ý Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 10)

Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nơi đây là thủ đô xinh đẹp của đất nước Việt Nam. Hà Nội lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp. Món ăn nổi tiếng ở Hà Nội là cốm làng Vòng. Bố em thường nói: “Hà Nội là trái tim của Việt Nam”. Em rất yêu Hà Nội.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 11)

Quê hương! Hai tiếng ấy thôi mà sao thân thương quá! Bất cứ ai trong chúng ta đều dành cho quê hương mình một tình cảm đặc biệt. Em cũng như thế. Sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội, em dành cho nơi đây một tình yêu sâu sắc. Em yêu con người thủ đô và yêu lắm ngày mới bắt đầu ở Hà Nội.

Không giống như những vùng quê thanh bình, Hà Nội là thủ đô của cuộc sống có phần ồn ào, vội vã. Thành phố vẫn sáng rực, huyên náo khi trời đã quá khuya. Có lẽ vì thế mà nó thức dậy sớm hơn. Tờ mờ sáng, cả phố phường đã nhẹ nhàng tỉnh giấc, đèn sáng lên ở khắp mọi nẻo đường. Ngày mới ở thủ đô bắt đầu sớm tinh mơ và vội vã như thế.

Khi màn đêm còn bao trùm, em đã nghe tiếng xe đạp của bác xích lô, của người hàng rong, tiếng động cơ xe gào rú. Đâu đó trong chốn phồn hoa này vẫn có những mảnh đời mải miết mưu sinh, đánh thức tâm hồn Hà Nội. Những chuyến xe buýt khởi hành từ gần 5 giờ sáng, bon bon khắp mọi con đường. Những quán bún, xôi, phở... lần lượt sáng điện từ sớm. Tiếng xoong nồi, bát đĩa và mùi thơm của nước dùng quyện vào nhau đặc trưng cho hương vị ngày mới của thủ đô.

Trời tờ mờ sáng, tất cả con đường trong thành phố đã bắt đầu nườm nượp người xe. Có những bác tài còn không ngăn được vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt vì phải chạy xe thâu đêm suốt sáng. Ánh sáng nhanh chân chiếm chỗ của bóng tối, cả thành phố như được chiếu sáng, rõ nét hơn. Trong các công viên, người già, người lớn, trẻ em cùng đi dạo, chạy bộ, tập thể dục. Họ cười với nhau và trò chuyện đôi ba câu, khuôn mặt rạng rỡ, tươi sáng khi được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.

Hòa trong âm thanh ồn ào của thành phố sau khi thức giấc, trong những hẻm ngõ nhỏ, em vẫn nghe thấy tiếng đạp xe và tiếng rao “Ai xôi lạc, bánh khúc đây” “Ai bánh giò nóng nào...” Đó là những âm thanh quen thuộc giữa lòng thủ đô – những tiếng rao gợi nhắc về một Hà Nội xưa rất xưa. Ngày mới ở thủ đô rục rịch bắt đầu như thế. Và trên những con đường lớn, mỗi mùa hoa, em lại thấy những chiếc xe chở đầy những bông hoa thuộc về thời gian đó, xinh đẹp và rực rỡ. Rồi những sắc màu ấy mờ nhòe dần, khuất dần trong dòng người qua lại ngược xuôi.

Điều đặc biệt nhất khi ngày mới bắt đầu ở thủ đô Hà Nội đối với em có lẽ là những vỉa hè bán đủ những món ăn buổi sáng phong phú. Nơi này là xôi xéo, xôi lạc, xôi giò thơm phức mùi gạo nếp. Nơi khác là bánh giò nóng hổi, bánh khúc mặn mà lấp ló sau những lớp xôi trắng. Hay ở một góc nào đó của thủ đô, người ta lại sì sụp những bát phở, bát bún mùi thơm bốc nghi ngút, khuếch tán vào không khí. Hiếm có khi nào thành phố lại trong lành, thoáng đãng mà không giăng đầy khói bụi như khi bắt đầu ngày mới. Ánh nắng ban mai ôm ấp cảnh vật, những dải nắng hồng mềm mại như tấm lụa của thiên nhiên. Tiếng chim hót líu lo nhẹ nhàng vang lên giữa những âm thanh ngày càng ồn ào của thành phố. Trong từng ngôi nhà, khu xóm trọ, căn gác xếp, mọi người thức dậy chuẩn bị một ngày mới.

Những con đường dần nhộn nhịp đông đúc hơn, dòng người đổ về nhiều ngả để đi đến nơi mình muốn. Tiếng còi xe thúc giục hòa cùng tiếng động cơ của tất cả các loại xe cộ làm ngày mới ở thủ đô chợt trở nên ồn ào, náo nhiệt. Nhưng con người lại không mảy may khó chịu, có lẽ bởi vì khung cảnh ấy đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của họ.

Những điều bình dị, nhỏ nhoi mà đặc biệt chỉ thuộc về ngày mới bắt đầu nơi thủ đô. Tất cả những điều đó đã bùng cháy lên tình yêu Hà Nội trong trái tim em. Tình yêu dành cho Hà Nội ba mươi sáu phố phường, dành cho ngày mới đặc biệt của Hà Nội và tình yêu cho Hà Nội ồn ào, náo nhiệt rồi lại lặng im theo cách của riêng nó.

TOP 30 Bài văn tả về Hà Nội (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 12)

Không những là thủ đô của đất nước, Hà Nội là địa danh lịch sử, văn hóa, chính trị quan trọng nhất trong lịch sử nhất ta. Trải qua mấy ngàn năm hình thành, tồn tại và phát triển, thủ đô Hà Nội trở thành trái tim của đất nước, là niềm tự hào lớn lao của con người Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội ngày nay hình thành trong lịch sử dân tộc Việt Nam chính thức vào năm 1010 (mùa thu tháng 7 năm Canh Tuất) với tên gọi đầu tiên là Thăng Long. Trước đó có tên là Đại La. Nhờ vị trí đắc địa, vùng đất rộng lớn, bằng phẳng và trù phú ấy đã sớm trở thành trung tâm văn hoá và giao thương của Đại Việt.

Sau khi dẹp tan quân giặc, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời dô từ Hoa Lư về thành Đại La để định kế phát triển đất nước. Khi đoàn thuyền của nhà vua vừa cập bến sông Nhị (sông Hồng) có rồng vàng hiện ra, thấy điềm lành, vua Lý cho đổi tên Đại La thành Thăng Long (Rồng bay lên). Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại.

Thủ đô Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng, được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp tạo nên, do đó Hà Nội gắn bó với sông Hồng mật thiết như con với mẹ. Xưa kia người ta đã gọi sông Hồng là sông Cái – sông Mẹ. Tên gọi Hà Nội có ý nghĩa là vùng đất bên trong sông. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hoà Bình. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời. Vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Bất cứ ai đã và đang sống ở Hà Nội, khi đi xa sẽ còn nhớ mãi hương thầm da diết của mùi thơm hoa sữa, cái se se lạnh khi mỗi độ thu về hay tiếng ve kêu râm ran mỗi buổi trưa hè, chút lãng đãng Tây Hồ và sắc hồng mộng mơ của hoa đào Nhật Tân,… Vì thế mà, từ xa xưa, Hà Nội đã đi vào thơ ca với nhiều hình ảnh, giai điệu ngọt ngào làm say đắm lòng người, gửi gắm nỗi nhớ da diết của những người xa quê hương, nuôi tiếc của người lữ khách.

Hà Nội là nơi có hệ thống các địa danh văn hóa, di tích lịch sử, thắng cảnh nhiều bậc nhất nước ta. Chùa Một Cột là di tích lâu đời của Hà Nội, tên chữ là chùa Diên Hựu, có nghĩa là phúc lành dài lâu. Chùa ở phía tây thành phố, xây dựng năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Nay Chùa Một Cột được quy hoạch vào quần thể lăng Hồ Chủ Tịch.

Với vẻ đẹp dịu dàng, trầm lắng, nét văn hoá khôi nguyên, hiền hoà, Hà Nội trở thành một niềm cảm hứng sáng tác của biết bao nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ. Biết bao tác phẩm văn học viết về Hà Nội đã ra đời ca ngợi vẻ đẹp thủ đô, ca ngợi hình ảnh của một Hà Nội với khí thế hào hùng và mạnh mẽ trong vị thế thủ đô trong cuộc đấu tranh vệ quốc, ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của thiên nhiên, cảnh vật, con người, truyền thống lịch sử và nét thanh lịch độc đáo của Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề. Những danh nhân, nhân vật của Việt Nam phần đông xuất thân từ những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp.

Bên cạnh một Hà Nội cổ kính là một Hà Nội hiện đại với những tòa nhà cao tầng, mang kiến trúc mới mẻ, hoành tráng, khẳng định thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá chính trị của cả nước ta. Trong những năm qua, nền kinh tế thủ đô Hà Nội cùng cả nước đã đạt được nhiều chuyến biến tích cực.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, gắn với vận mệnh của đất nước và dân tộc, Thăng Long – Hà Nội luôn là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị và truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam. Trên nền tảng truyền thống quý báu ấy, ngày 16-7-1999, Hà Nội được Tổ chức Khoa học, Văn hóa và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 13)

Vẻ đẹp của Hà Nội còn là vẻ đẹp của những con đường, dải cây xanh. Những hàng cây xanh là nỗi nhớ của người đi xa, là niềm yêu của người ở gần, là bâng khuâng vương vấn của tuổi trẻ. Em vẫn đi học, đi về dưới bóng hàng me cổ thụ ở phố Ngô Quyền. Chị em nói ở đường Nguyễn Du, đường Trần Hưng Đạo có nhiều cây sấu già, có hoa sữa. Tháng mười đi dưới hàng cây xanh, ai cũng ngây ngất, vấn vương bởi mùi hương hoa sữa. Phố Lò Đúc có hàng cây sao đen thẳng cao vút xanh rì. Phố Điện Biên Phủ có gần năm mươi cây đa toả bóng. Bạn em cho biết: đường Thanh Niên có xoan tây, có hàng phượng vĩ, phố Thợ Nhuộm có bằng lăng nước, phố Hàng Dầu có cây sữa, hoa nở trắng như tuyết vào mùa xuân. Đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc như hai ốc đảo xanh rì.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 14)

Cô giáo đã dẫn lớp em đi dạo chơi quanh Hồ Gươm ngắm cảnh. Chúng em vô cùng ngạc nhiên và thú vị trước cây lộc vừng khổng lổ chín gốc, cây gỗ tếch: thẳng vút, bãi vông hoa đỏ rực lúc chớm hè, cây gạo ra hoa gọi xuân về, cây vàng anh rực rỡ, cây cọ trầm hùng, cây đa uy nghiêm hùng vĩ với chùm rễ phụ như bộ râu tiên ông trong cổ tích.

Vẻ đẹp của Hà Nội là vẻ đẹp của màu xanh, của nước hồ xanh, của hàng cây xanh, của bầu trời xanh hoà bình.

Ai đã sống ở Hà Nội, ai đã lớn lên ở Hà Nội, ai đã một đôi lần đi qua và dừng chân ở Hà Nội, và ai đã đi xa Hà Nội, hãy cùng tôi giữ lấy màu xanh ấy. Ngày mai, Hà Nội còn tráng lệ hơn, còn xanh đẹp hơn.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 15)

Hà Nội có những hàng cây xanh chính là nỗi nhớ của người đi xa, là niềm yêu của người ở gần, là bâng khuâng vương vấn của tuổi trẻ. Em vẫn đi học, đi về dưới bóng hàng me cổ thụ ở phố Ngô Quyền. Chị em nói ở đường Nguyễn Du, đường Trần Hưng Đạo có nhiều hàng sấu và xà cừ xanh ngát. Tháng mười, đi dưới hàng cây xanh, ai cũng ngây ngất, vấn vương bởi mùi hương hoa sữa. Em rất thích dạo chơi quanh Hồ Gươm, được ngắm nhìn những gốc lộc vừng đứng trầm ngâm soi bóng nước, rồi bãi vông hoa đỏ rực lúc chớm hè, cây vàng anh rực rỡ, cây đa uy nghiêm hùng vĩ với chùm rễ phụ như bộ râu tiên ông trong cổ tích... Quả không sai khi nói rằng: vẻ đẹp của Hà Nội là vẻ đẹp của màu xanh, của nước hồ xanh, của hàng cây xanh và của bầu trời xanh hoà bình.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 16)

Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam. Đây cũng là nơi mà em sinh ra và lớn lên. Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh như: lăng Bác, Hồ Gươm, Chùa Một Cột,… Em thích nhất là được đi ngắm hoàng hôn cuối tuần ở Hồ Tây cùng với bố. Em mong Hà Nội sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 17)

Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nơi đây là thủ đô xinh đẹp của đất nước Việt Nam. Hà Nội lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp. Món ăn nổi tiếng ở Hà Nội là cốm làng Vòng. Bố em thường nói: “Hà Nội là trái tim của Việt Nam”. Em rất yêu Hà Nội.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 18)

Nếu như Sài Gòn sôi động có bến Nhà Rồng, có chợ Bến Thành náo nhiệt; xứ Huế mộng mơ có đại nội thâm nghiêm, cổ kính thì Hà Nội bình yên có Hồ Gươm trầm mặc, trong xanh, với tuổi đời hàng nghìn năm. Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng của thủ đô ngàn năm yêu dấu.

Hồ Gươm rất rộng, đến nỗi nếu đứng từ bờ bên này nhìn sang thì cảnh vật bờ bên kia sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé và mờ ảo. Hồ Gươm như một tấm gương khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho thủ đô ngàn năm văn hiến. Mặt hồ luôn êm ả. Có đôi lúc nàng gió nhẹ thoảng qua chỉ đủ làm mặt hồ xao động, mặt nước loang loáng. Nước Hồ Gươm xanh một màu xanh ngọc bích. Màu nước xanh đó thay đổi theo mùa. Thích nhất là những ngày thu, nước hồ có màu sắc thật đặc biệt mà như một nhà văn đã ví von thật độc đáo với màu nước rau muống luộc. Ngày đông, cái giá lạnh làm cho mặt hồ như cũng băng kín mình với màu xanh xám lặng lẽ. Hai bên bờ, những hàng liễu rủ xuống mặt hồ trông như những thiếu nữ đang buông mái tóc dài thướt tha, soi mình xuống mặt hồ xanh ngắt. Thỉnh thooảng chị gió nghịch ngợm trêu đùa làm tung tóc rối, thậm chí làm nó vương trên mặt nước hồ. Những con đường nhỏ chạy vòng quanh hồ là nơi người dân quanh vùng có thể thoải mái đi bộ, chạy thể dục buổi sáng hay những du khách bốn phương nhàn tản lững thững ngắm nhìn cảnh vật Hồ Gươm vào lúc hoàng hôn.

Hồ Gươm được bao bọc bởi một rừng hoa và cây. Những cây cổ thụ cố trườn mình ra mặt nước, tạo thành những chiếc cầu lơ lửng, làm thích thú bao du khách ghé chân. Mùa xuân, liễu xanh mướt rủ bóng hồ thướt tha. Mùa thu, những bồn cúc nở hoa, tỏa hương thơm ngát, những cây điệp vàng nở thắm một góc trời, tô sắc cho cảnh hồ. Mùa đông, những cây lộc vừng đồng loạt trổ bông, từng chùm, từng chùm, mềm mại, đong đưa làm sáng rực không gian quanh hồ. Con đường xung quanh hồ phủ kín hoa, như được trải lớp thảm rực rỡ, làm say mê bao du khách.

Nét nổi bật nhất và cũng chính là linh hồn của Hồ Gươm là tháp Rùa cổ kính hàng nghìn năm tuổi nằm giữa hồ. Rêu phong đã in màu thời gian lên ngọn tháp. Từ xa nhìn lại, tháp Rùa như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa mặt nước, trầm mặc, oai nghiêm. Đã bao đời nay, tháp vẫn sừng sững, soi bóng xuống mặt nước, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử thủ đô. Trên đỉnh tháp là ngọn cờ Tổ quốc luôn tung bay trong gió, đầy kiêu hãnh, tự hào.

Không chỉ thế, Hồ Gươm còn nổi tiếng bởi có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cây cầu cong cong hình con tôm đầy duyên dáng với màu đỏ chót đã bao năm đưa du khách vào viễn cảnh đền. Ngôi đền nhỏ nằm giữa các cây cổ thụ quanh năm tỏa bóng mát, mang đến cho du khách những giây phút thư thái, yên bình mà cũng rất linh thiêng.

Hồ Gươm đẹp nhất là vào những buổi sáng mai. Khi ông mặt trời vẫn còn say ngủ, hồ được bao bọc bởi bầu không khí trong lành, dịu mát. Những làn gió nhè nhẹ thổi trên làn nước còn đang say ngủ. Từng màn sương trắng mỏng manh bao phủ khắp mặt hồ khiến mặt nước như được diện một tấm áo choàng lung linh hư ảo. Hàng liễu ven hồ rủ bóng thướt tha. Không khí se lạnh của buổi sớm tạo nên một nét rất riêng cho Hồ Gươm. Mùi hương trầm toả ra từ đền Ngọc Sơn khiến cho nơi đây như chìm vào thế giới của nhà Phật huyền ảo. Xa xa, tháp đồng hồ sừng sững cũng cố nghiêng mình soi bóng Hồ Gươm, đến giờ lại vang lên những tiếng chuông lảnh lót, làm xao động mặt hồ.

Hồ Gươm không chỉ đẹp mà còn linh thiêng bởi xung quanh nó còn được thêu dệt bởi vô vàn những huyền thoại. Được mang tên Hồ Gươm bởi theo truyền thuyết, đây là nơi Lê Lợi đã trả lại Rùa Vàng chiếc gươm thần mà thần linh đã trao cho Ngài để dẹp tan quân xâm lược nhà Minh. Nó còn thể hiện khát vọng hoà bình của muôn dân. Trả lại gươm là từ bỏ vũ khí để không còn cảnh đổ máu thương tâm. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm nghìn năm vẫn còn đó thanh bình và yên ả. Mỗi du khách đến vãn cảnh hồ như được lắng mình trong sự thanh thản và bình yên như được chìm vào thế giới an lạc.

Hồ Gươm vẫn còn đó như một chứng tích về sự vững mạnh của non sông đất nước. Nó xứng đáng là một trong những cảnh quan đep nhất của Tổ quốc, là một trong những biểu tượng thiêng liêng của thủ đô ngàn năm văn hiến.

TOP 30 Bài văn tả về Hà Nội (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 19)

Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa danh lịch sử nổi tiếng. Hồ Gươm chính là một trong những địa danh như vậy. Gần như cứ vào mỗi cuối tuần là em lại được bố mẹ cho đến chơi ở Hồ Gươm. Nơi đây đã để lại cho em rất nhiều những kỉ niệm đẹp.

Hồ Gươm nằm ở giữa trung tâm của thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Đó là một hồ nước lớn, sâu. Nước hồ lúc nào cũng trong xanh, phẳng lặng. Ngày ngày, bầu trời xanh in bóng mình xuống dưới mặt nước. Nhắc tới Hồ Gươm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến truyền thuyết Hồ Gươm. Tại nơi đây, Rùa vàng đã nhận lại thanh kiếm mà trước đó đã cho vua Lê Lợi mượn để đánh giặc. Cũng vì truyền thuyết này mà cái tên Hồ Gươm được ra đời. Ở bên xung quanh hồ có trồng rất nhiều cây xanh như cây liễu, cây phượng. Cảnh cây rủ xuống mặt nước như người thiếu nữ đang làm duyên.

Ở Hồ Gươm còn có những địa danh nổi tiếng như đài Nghiên, tháp Rùa, đền ngọc Sơn, cầu Thê Húc,… Cầu Thê Húc chính là một trong những nét đặc trưng của Hồ Gươm. Cầu có màu đỏ nổi bật trên nền nước xanh. Cầu được uốn cong giúp cho du khách có thể đi tới đền Ngọc Sơn một cách dễ dàng. Phía trước cổng đền có một cây đa cổ thụ ngày ngày tỏa bóng mát. Ở giữa hồ còn có tháp Rùa, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Vì đã xuất hiện ở đó từ rất lâu nên trên những bức tường trắng của tháp có những đám rong rêu phủ kín. Chính chúng đã giúp cho tháp Rùa thêm phần cổ kính.

Con đường bao quanh Hồ Gươm giờ đã thành phố đi bộ. Mỗi dịp cuối tuần, người dân lại nô nức tới đây dạo bộ, ngắm cảnh. Các anh chị lớn tạo thành các nhóm hát, nhóm nhảy làm cho không khí ở Hồ Gươm thêm phần sôi động.

Hồ Gươm giờ đây in đậm dấu ấn của lịch sử nhưng cũng mang hơi thở hiện đại. Đối với người dân thủ đô Hà Nội nói riêng và người dân của nước Việt Nam nói chung, Hồ Gươm mãi mãi là một danh lam thắng cảnh lịch sử độc đáo mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân tới dù chỉ một lần.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 20)

Thành phố Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ từng ngày. Các đô thị lớn nhỏ mọc lên, các trung tâm vui chơi giải trí cũng nhiều. Thế nhưng có sức hút lớn nhất, tập trung đông người nhất vẫn là Hồ Gươm, một danh lam thắng cảnh đã có từ lâu đời.

Hồ Gươm nằm ở ngay trung tâm của thành phố, là một trong những địa chỉ mà người dân cũng như du khách thường xuyên lui tới mỗi ngày. Đặc biệt là thời điểm sáng sớm và chiều tối. Hồ Gươm khá rộng, mặt hồ trong xanh phẳng lặng. Nếu để ý sẽ thấy thi thoảng có những chú cá bơi gần mặt nước làm cho nước hồ sủi lăn tăn. Xung quanh hồ được trồng nhiều cây xanh xen kẽ nhau nào liễu, nào phượng, nào lộc vừng. Mùa hè đến khi những bông hoa phượng nở đỏ rực, chúng soi bóng mình xuống dưới mặt hồ. Đôi chỗ người ta đặt những chiếc ghế đá cho mọi người ngồi nghỉ ngơi. Ngồi từ ghế đá có thể nhìn thấy rõ tháp Rùa nằm giữa hồ. Tháp Rùa bị rêu phong phủ kín làm cho nó trông càng có vẻ cổ kính hơn. Gần tháp Rùa là đền Ngọc Sơn, một trong những địa chỉ tín ngưỡng linh thiêng mà người dân thường lui tới. Dẫn vào đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc được sơn màu đỏ rực rỡ. Trước cổng đền còn có Tháp Bút và Đài Nghiên vô cùng nổi tiếng.

Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa truyền thống, vừa hiện đại. Khi tới nơi đây chắc chắn mọi người cũng sẽ cảm nhận được sự thanh bình giống như em.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 21)

Quê em là thủ đô Hà Nội. Nhắc đến Hà Nội có lẽ ai ai cũng biết đến hồ Gươm. Hồ Gươm từ bao lâu nay đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội vì sự tích lịch sử và cảnh đẹp của nó. Mỗi lần ngắm cảnh hồ Gươm em lại thấy một nét đẹp mới mẻ của hồ.

Hồ Gươm nằm ở trung tâm thành phố. Hồ khá rộng, có hình bầu dục. Nước hồ rất trong vì thế ngày xưa hồ Gươm còn có tên gọi khác là hồ Lục Thủy. Ánh nắng mặt trời hàng ngày chiếu xuống làm nước hồ lung linh hơn. Mặt hồ gợn sóng lăn tăn như thể một bức tranh óng ánh vàng vậy. Nước trong nên có nhiều lúc em có thể nhìn thấy cá dưới hồ. Từng đàn cá vàng, cá chép tung tăng bơi lội. Gió hồ man mát làm con người thấy dễ chịu hơn.

Tháp Rùa trên gò đất giữa hồ làm cho hồ Gươm đẹp hơn rất nhiều. Tháp Rùa mang một vẻ đẹp rêu phong cổ kính không phai tàn theo năm tháng. Tháp có ba tầng, hình vuông. Nhìn từ góc nào thì Tháp Rùa cũng rất đẹp. Gò đất quanh Tháp xanh xanh cỏ mọc. Cứ vào mỗi tối ánh đèn trắng xanh chiếu rọi vào Tháp Rùa làm Tháp trở nên đẹp một cách huyền ảo. Xa xa hơn chút nữa là cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Ở ngay cổng đền ta thấy Đài Nghiên, Tháp Bút là hình ảnh gắn bó với người học trò khi xưa. Cầu Thê Húc màu đỏ, thân cong cong mang ý nghĩa là cây cầu phản chiếu ánh mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn chúng ta đến đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên đảo Ngọc, bao quanh bởi cây cối. Đó là nơi ai ai cũng ghé thăm khi tham quan danh lam thắng cảnh hồ Gươm.

Xung quanh hồ là hàng cây xanh mát. Cây liễu, cây phượng, cây đa và nhiều loại cây khác tô thêm vẻ đẹp của hồ. Nhiều cây rủ xuống, in bóng dưới mặt hồ, cảnh đẹp ấy làm ai ai cũng phải mê mẩn đứng lại ngắm nhìn mỗi khi đi ngang qua. Ven hồ người dân trồng rất nhiều cây hoa. Cả vườn hoa đầy màu sắc và công viên nhỏ nhắn ven hồ là nơi người dân ngồi ngắm cảnh, nghỉ ngơi thư giãn. Giữa thành phố nhộn nhịp bụi khói này, thật hiếm khi tìm được một nơi tràn ngập vẻ đẹp thiên nhiên như thế. Hồ Gươm vừa có cảnh đẹp trong veo sông nước, có gió mát thanh thanh, có vẻ đẹp hoang sơ cổ kính và có cả thiên nhiên cây cỏ muôn màu muôn vẻ. Thật tuyệt vời khi có những phút giây đắm mình vào vẻ đẹp ấy.

Người Hà Nội nói rằng có lẽ hồ Gươm đẹp nhất vào lúc năm giờ sáng. Lúc đó ta có thể ngắm bình minh lên trên hồ. Mặt trời đỏ chói từ từ nhô lên và chiếu ánh nắng vàng đầu tiên xuống hồ rất đẹp. Thỉnh thoảng trên mặt hồ còn giăng làn sương mù sáng sớm, làm cho Tháp Rùa trở nên mờ ảo hơn, màu đỏ của cầu Thê Húc lấp ló trong màn sương. Năm giờ sáng vẫn chưa có tiếng ồn ào của xe cộ, vì thế hồ Gươm mang một vẻ đẹp yên bình đến lạ. Em có thể nghe tiếng chim hót, nhìn đàn chim sà xuống đất kiếm ăn hay đàn bướm bay lượn đậu trên những bông hoa mới nở, làm rụng giọt sương trên cánh. Lác đác có vài người chạy bộ, các ông bà tập dưỡng sinh. Xa xa là ánh đèn của những tòa nhà cao tầng vào sáng sớm. Vẻ đẹp yên bình đó nhanh chóng kết thúc vào giờ cao điểm. Tuy vậy, hồ Gươm dù là thời điểm nào trong ngày đều cũng rất đẹp, làm cho con người ta ngắm mãi không thôi.

Ngày ngày đi qua hồ Gươm, được ngắm nhìn vẻ đẹp ấy nhưng em không hề thấy chán. Mỗi ngày em lại khám phá thêm được những nét đẹp mới của hồ Gươm. Ngắm cảnh hồ Gươm em thấy rất thoải mái và vui vẻ. Em yêu hồ Gươm – biểu tượng của Hà Nội như yêu quê hương đất nước Việt Nam ta vậy.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 22)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nói:

“ Hà Nội có hồ Gươm

Nước xanhnhư pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao”

Lời thơ khiến ta không thể nào quên danh thắng hồ Gươm lừng danh của cố đô Hà Nội. Nơi đây ghi dấu chiều dày lịch sử của dân tộc.

Đến với Hà Nội, du khách bốn phương không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến màu nước xanh ảo huyền của hồ Gươm. Nhìn từ xa, hồ như viên ngọc thạch quý giá của tạo hóa ban tặng cho người dân hà thành. Sắc nước không phải màu xanh lờ lờ như nước sông Lô, sông Gấm mà nó ánh lên màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp. Màu sắc ấy sinh động hơn khi phản chiếu sắc xanh của cây cối đôi bờ. Những rặng liễu điệu đà như những người thiếu nữ duyên dáng, tình tự khẽ buông áng tóc dài, soi bóng xuống lòng sông yên lặng. Mặt hồ khỏa rộng chỉ gợi song lăn tăn khi có làn gió nhẹ. Còn gì thú vị hơn, chiêm ngưỡng từng đàn cá vàng tung tăng bơi lội trong làn nước xanh trong, mát lành ấy. Hồ Gươm trầm mặc giữa những cụm di tích lịch sử cùng với Tháp Bút, Nghiên Mực. Cây cầu đỏ chót Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn đậm tô vẻ đẹp cổ kính, xa xôi của cảnh vật. Nét thanh lịch của con người tại mảnh đất hà thành cũng được mặt hồ ánh chiếu, cuộc sống bình yên giữa những xô bồ cuộc đời.

Hồ từng có nhiều tên gọi, người dân gọi nó là hồ Lục Thủy bởi dòng nước xanh quanh năm. Nhưng người ta biết đến nhiều hơn với tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm vì nó gắn liền với truyền thuyết ngàn đời của đất nước ta. Nơi đây là minh chứng ngàn đời chiến thắng lịch sử của người anh hùng áo vải Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ngang tàn. Cụ Rùa vàng mặc dù không sống vĩnh cửu cùng thời gian nhưng ngài còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam với dấu son lịch sử, song hành với sự tích vua Lê Lợi trả gươm thần cho rùa vàng. Bởi là chứng nhân lịch sử nên dù nằm khiêm tốn trong một quận cùng với khu phố cổ chật hẹp nhưng nó vẫn gắn bó với đời sống tâm tư của bao người. Nó vẫn hiên ngang trải qua bao thăng trầm của nước nhà, biểu tượng cho khát khao hòa bình và tinh thần văn võ của dân tộc. Hồ Gươm lặng yên gìn giữ bao dấu tích lịch sử cổ xưa, quý báu.

Mỗi người dân đất Việt dù đi đâu về đâu cũng luôn mong ngóng, luyến lưu những danh thắng của quốc gia. Có lẽ hồ Gươm luôn là địa chỉ đáng nhớ lưu giữ trong lòng người dân mảnh đất Hà thành.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 23)

Nghỉ hè năm nay, em được về quê ngoại chơi. Quê em nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Bởi vậy nơi đây vẫn còn mang những vẻ đẹp của làng quê xưa. Những cánh đồng lúa vàng ươm, thơm mùi lúa chín. Những vườn nhà đầy cây trái sai quả. Đầu làng, lũy tre in với mái đình cổ kính và nghiêm trang. Em thường cùng các anh chị ra con đê đầu làng thả diều. Ở đây rất mát mẻ và rộng rãi. Quê hương em thật yên bình biết bao.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 24)

Quê hương nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Mỗi lần về thăm quê, em đều cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi hình ảnh cánh đồng lúa rộng mênh mông. Trên con đê đầu làng, từng đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Phía xa xa, ông mặt trời mọc rồi lặn sau lũy tre xanh. Nhưng quê hương của em cũng ngày càng hiện đại hơn. Nhiều căn nhà to lớn, rộng rãi mọc lên. Những con đường cũng được xây dựng khang trang hơn. Những phương tiện giao thông cũng đi lại tấp nập hơn. Em cảm thấy rất tự hào về quê hương của mình.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 25)

Mỗi lần nghe người ta nhắc về hai từ thủ đô Hà Nội, lòng em lại thấy xao xuyến lạ. Bởi đây là thành phố mà em yêu nhất. Ban ngày, Hà Nội tấp nập lắm. Những dòng xe nối tiếp nhau trên đường như con sông đang chảy dài vô tận. Những hàng cây hoa sữa, xà cừ, bằng lăng… xanh mát, lặng yên canh giữ đường phố. Tối đến, Hà Nội chìm ngập trong ánh sáng lấp láp của đèn đêm. Người dân Hà Nội thanh lịch, thân thiện. Quê hương Hà Nội của em đẹp biết nhường nào!

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 26)

Em được sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam. Nơi đây thường được gọi là vùng đất nghìn năm văn hiến, với nét đẹp cổ kính và hiện đại. Hà Nội là một thành phố rộng lớn, nhiều nhà cửa và đường phố. Con đường nào cũng có nhiều xe cộ. Nào là xe máy, ô tô, xe buýt… đi lại tấp nập. Hai bên đường là các cửa hiệu sang trọng, có trưng bày những món đồ rất đẹp mắt. Nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Nhưng Hà Nội còn mang nét đẹp cổ kính của ba mươi sáu phố phường. Những điểm đến tham quan như hồ Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long… gợi nhớ về một Hà Nội xưa. Những món ăn đặc sản của Hà Nội mà ai đến đây cũng đều muốn thưởng thức như phở, bánh cuốn, bún thang… Đặc biệt nhất là con người Hà Nội thanh lịch, hiếu khách. Tất cả đã làm nên vẻ đẹp của một thủ đô mà em yêu.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 27)

Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nơi đây là thủ đô của đất nước Việt Nam. Hà Nội là một thành phố rất rộng lớn. Đường phố rộng rãi, hiện đại và lúc nào cũng tấp nập xe cộ đi lại. Hai bên đường nhiều tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau. Các hàng quán luôn đông đúc. Không chỉ vậy, Hà Nội còn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Công viên thủ lệ... Nhưng em đặc biệt thích nhất là Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm). Đây là nơi đã gắn với sự tích về vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng. Xung quanh hồ còn có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Hà Nội vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa mang vẻ đẹp cổ kính. Em rất yêu quê hương của mình.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 28)

Em sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng. Đường phố luôn tấp nập xe cộ. Hai bên đường, các cửa hàng có nhiều người mua bán. Hà Nội còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hồ Gươm, chùa Một Cột, phố cổ Hà Nội… Hằng năm, thành phố thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm. Hà Nội là một thành phố nhộn nhịp, sôi động. Em rất yêu quê hương của mình.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 29)

Thành phố Hà Nội chính là nơi em sinh ra và lớn lên. Nơi đây cũng là quê hương của em. Thành phố có diện tích khá rộng lớn. Dân cư rất đông đúc. Phía trung tâm thành phố, nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Các con đường luôn tấp nập phương tiện đi lại. Hà Nội có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long. Con người Hà Nội thanh lịch, thân thiện. Các món ăn ở Hà Nội cũng rất hấp dẫn. Em rất yêu quê hương của mình.

Bài văn tả về Hà Nội (mẫu 30)

Các bạn đã được ra thăm Hà Nội chưa? Nếu chưa được ra Hà Nội, mình sẽ kể cho các bạn nghe về Hồ Gươm, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội nhé. Ngay trước cổng vào đền Ngọc Sơn là một cây đa cổ thụ. Ở hai bên cổng có hai câu đối. Mình nghe ba mình nói đó là câu đối do ông Cao Bá Quát viết.

Quanh hồ là những hàng liễu. Cành lá rủ xuống mặt nước càng tạo nên vẻ đẹp nên thơ của hồ. Để vào được đền Ngọc Sơn mình đã đi qua một cái cầu nhỏ có tên là cầu Thê Húc. cầu được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu là vào đến đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Mình có cái may mắn là đúng hôm mình thăm Hồ Gươm lại là hôm có một con rùa nổi lên. Con rùa rất lớn. Đầu nó to hơn trái bưởi. Sau đó, nó bơi lại Tháp và lên nằm trên cỏ. Nhìn con rùa, mình thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi đó không. Đúng lúc ấy, có một cụ già nói không được gọi là con rùa mà phải gọi là “cụ Rùa”. Cụ già nói từ khi cụ còn nhỏ đã nghe ông nội kể về chuyện “cụ Rùa”. Và không ai bảo ai, tất cả mọi người đều gọi là “cụ Rùa” đấy. Màu xanh của nước hồ hòa với màu xanh của cây lá làm nổi bật vẻ đẹp của Đền Ngọc Sơn và của Tháp Rùa, của cây cầu Thê Húc.

Nếu có dịp được ra thăm Hà Nội lần nữa, nhất định mình phải nhớ mang theo máy chụp hình để có thể ghi lại được vẻ đẹp của Hồ Gươm, ghi lại được giây phút thiêng liêng khi “cụ Rùa” xuất hiện.

1 127,812 18/01/2024