TOP 10 mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (2024) SIÊU HAY

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 1,298 22/07/2024


Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm.

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời của Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt. Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám.

Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của dì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thương nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng dì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng cô yêu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải có được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày dì ghé và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tổn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt, cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoàng hậu và hạnh phúc sống cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buối sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xít ???

Và thử tường tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rối rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cái nón bảo hiểm.

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 2)

Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người (Đỗ Trung Quân). Hai câu thơ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về tinh cảm quê hương?

Trời chiều, nếu để ý những chú chim, ta sẽ thấy những chùm khế ngọt ngào, đã nối những đường làng khúc khuỷu, đã níu sợi dây diều biếc xanh, chiếc nón mẹ trắng nghiêng che thành một quê hương trong tiềm thức đủ sức lay động những tâm hồn nhạy cảm hay khiến cảm giác bùi ngùi ùa về. Con người là một trong những tâm sinh thể bí ẩn bậc nhất của tự nhiên và của cuộc đời. Đời sống tinh thần phong phú là một trong những điều khẳng định sự phức tạp đó. Con người có mối ràng buộc mật thiết với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những gì đã từng gắn bó, từ đó tạo nên tính cách, thói quen, bổn phận của mỗi con người. Tôi chợt nhớ mây câu thơ Chế Lan Viên:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay...

(Con cò)

Có con cò rập rờn bay trong câu ca của mẹ, có quê hương xanh biếc trong từng lời ru hời thuở bé, mẹ đưa nôi và bé ngủ rất sâu, trong giấc mơ bé lại gặp quê hương của mình... Một ngày kia, bé lớn lên trong vòng tay chở che của và của quê hương ngọt ngào. Không chỉ những yếu tố vật chất, mà cả những yếu tố tinh thần dìu dắt con người trưởng thành. Trong những tình cảm ấy, giống như gia đình cho ta nơi trở về sau hành trình dài, cho ta một nơi luôn là ấm áp, chở che, nếu như bạn bè cùng ta bước đi trong cuộc sống với những : thấu hiểu, sẻ chia, cùng ta san bớt gánh nặng mỗi khi cuộc đời trút xuống hay mỗi khi bạn mình cười thì tình quê hương, tuy khó khăn hơn để cảm nhận nhưng lại là một tình cảm hết sức thiêng liêng và khó thể thay thế.

Có người từng nói về một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới: "Nêu như Anh Thơ thạo về cảnh quê, Đoàn Văn Cừ giỏi vế nếp quê, Bàng Bá Lân nghiêng về đời quê thì Nguyễn Bính lại đậm hồn quê". Thì ra, quê hương vừa bao hàm những yếu tố cụ thể là cây đa, bến nước, mái đình, là con đò, làng xóm, bờ tre, gốc rạ... Tức là quê hương vừa có cảnh quê, vừa có hồn quê. Mỗi đều được sinh ra, lớn lên từ những điều kiện vật chất, tinh thần ấy.

Vậy "Quê hương là gì hở mẹ - Mà cô giáo dạy phải yêu"? Mỗi con người được sinh ra từ một vùng quê cụ thể đều có một quê hương. Mỗi người muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị vật chất, tình thần của quê mình. Nói dù muốn hay không là bởi lẽ, có những con người vì thiển cận chối bỏ điều không thể chối bỏ - quê hương. Những nét đẹp văn hoá, những thuần phong mĩ tục của quê hương góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. Chính vì thế mỗi người đều ít nhiều mang dấu ấn của vùng quê nơi mình sinh ra. Nhắc đến Chủ tịch Hổ Chí Minh, không thể không nói đến quê hương xứ Nghệ nơi hội tụ những truyền thống bất khuất đã hun nên phẩm chất người con ưu tú của dân tộc. Với các nhà văn, quê hương và ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tạo của họ, làm nên những dâu ấn rõ trong tác phẩm của mỗi người. Đó là một Xuân Diệu với hồn thơ dạt dào, nồng nàn như sóng biển Quy Nhơn; đó là một Hoàng Cẩm đa tài, đa tình với lá diêu bông mơ ảo của quê hương Kinh Bắc; đó là một Thạch Lam trầm tĩnh, tâm với hoàng lan Hà Nội và đó là một Nam Cao luôn day dứt, ăn năn bên những mành đời đang bị tha hoá, bần cùng hoá vùng chiêm trũng Hà Nam Cách mạng tháng Tám...

Chắc hẳn chừng nào Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm còn được yêu thích thì chừng đó hoàn cảnh ra đời cùa bài thơ còn được nhắc đến. Ấy là khi giả cùa nó đối mặt với một bối cảnh đặc biệt cho phép bộc lộ rõ ràng tình với quê hương. Sự liên tưởng ấy cũng cho phép người đọc nghĩ đến một điều : Ngày nay, chúng ta làm gì để thê hiện tình cảm với quê hương? Ớ đây, muốn nói đêh những hành động cụ thê’ đế góp phần xây dựng, làm giàu quê hương. Bạn có thể làm giàu cho quê hương trên chính mảnh đất mình ra, bạn cũng có thể đang sinh sống, học tập và lao động ở một vùng trời a nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, nếu bạn luôn phấn đấu để làm rạng danh cho quê hương, luôn hướng về quê hương bằng nhũng hành động cụ thể khi ấy bạn hoàn toàn có thể tự hào rằng, bạn chính là một phần máu thịt quê hương rồi đây!

"Anh đi anh nhớ quê nhà - Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương…” Quê hương trong nỗi nhớ của những kẻ xa quê thật sâu sắc, thấm thía, ngọt ngào. Đó có thể là một câu hò, mùi hương lúa chín, một áng mây, một vạt nắng, khi chi là một cảm giác vu vơ mơ hồ nhưng đủ sức gợi và đưa ta đi miền trong kí ức, xuôi ngược giữa quá khứ với hiện tại trong êm đềm. Quê hương góp phần tạo nên những tiền đề đầu tiên để ta vững bước vào đời. Quê hương cùng là điểm tựa tinh thần khi ta gặp những khó khăn, trở ngại trên đường đời. Hạnh phúc biết mấy sau bao tháng ngày rong ruổi nơi đất khách quê người được nghe một giọng nói quê hương. Thi vị biết mấy khi chợt bắt gặp một tà áo dài Việt bay giữa kinh đô Pa-ri hoa lệ. Cảm nhận được những giá trị to lớn của quê hương, sống xứng đáng với quê hương, khi đó, mỗi người sự trưởng thành, trở thành những nhân cách cao đẹp.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, quê hương là một khái niệm rộng. Đó còn là một ngôi làng cụ thể, cũng có thể là một vùng miền rộng lớn hơn, và khi quê hương chính là đất nước, là Tổ quốc. Tình yêu quê hương cũng vì thế mà gắn liền với tình yêu gia đình, yêu giang sơn, yêu đất nuớc: "Lòng nước ban đầu là lòng yêu nhũng vật tầm thường nhất [...]. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc" (I-lia Ê-ren-bua).

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Qua nhân vật Bê li cốp ( người trong bao- Sê khốp), em hiểu thế nào là lối sống trong bao? hãy trình bày suy nghĩ của mình về lối sống của thanh niên hiện nay?

Trong xã hội suy tàn , người ta thường thấy xuất hiện những kiểu người kì quái, lạ lùng, không chỉ gây tò mò mà có khi làm vẩn đục không khí cuộc sống, đem lại tai họa cho những người chung quanh. Bê li cốp trong tác phẩm Người trong bao là một kiểu người kì quái như thế.Viết truyện ngắn này, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội xưa và nay khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Đọc truyện, chúng ta thấy thầy giáo Bê-li- vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân, một nạn nhân bi thảm, của cái xã hội ngột ngạt của chế độ chuyên chế Nga Hoàng thời bấy giờ. Chân dung của Bê-li-cốp, là bức chân dung dị thường. Con người này lúc nào cũng vậy, luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa,đồ đạc lúc nào cũng cất kĩ trong bao. Đã thế khi ngủ thì hắn kéo chăn trùm đầu kín mít… thời tiết nào hắn cũng ăn mặc như vậy.Cái bộ dạng này dường như ngay lập tức khiến độc giả cảm thấy hài hước bởi sự phi lí quá đáng . Dường như cả bộ mặt của hắn “cũng để ở trong bao”. Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao. Hắn không nói những điều mình nghĩ, hắn nói theo thông tư, chỉ thị, những lời nói rao giảng, giáo điều. Sự khô khan cứng nhắc của Bê-li-cốp được tái hiện trong từng lời kể tỉ mỉ của Bu-rơ-kin như một thước phim quay chậm chạp. Để trốn tránh thực tại, Bê-li-cốp lúc nào cũng ngợi ca, tôn sùng quá khứ, muốn trở về những cái không có thật.Hắn chỉ biết đến bản thân, một lối sống ích kỉ; không chỉ có vậy, hắn áp đặt mọi người, mọi chuyện xung quanh mình theo suy nghĩ cực đoan.

Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó.Anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y, ghê tởm y. Khi Bê li cốp chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Rõ ràng Bê- li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp là một lối sống mang tính phổ biến trong xã hội. Lối sống ấy đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.

Kết thúc truyện, tác giả mượn lời bác sĩ i van nứt để bày tỏ thái độ, quan điểm : ” không thể sống mãi như thế được” Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.

Đó là bài học về cách sống, còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay với một số bộ phận thanh niên nước ta.Bê-li-cốp đã vĩnh viễn nằm trong bao cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu “người trong bao” và lối sống “trong bao” cùng những biến thể của nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều biểu hiện giống Bê li cốp: Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ. Họ chỉ biết đến mình, lo vun vén cho bản thân mình, không quan tâm chia sẻ , giúp đỡ những người xung quanh. Đôi khi ,họ sống cô độc, không tham gia vào các hoạt động tập thể, không hi sinh vì lợi ích chung. Mặt khác, xã hội ngày nay thường sản sinh ra những con người vô cảm, lạnh lùng, làm việc như một cái máy, không hề quan tâm đến suy nghĩ của những người xung quanh. Có nhiều bạn trẻ sống lạc hậu, không hòa nhập với cộng đồng…Chúng ta ít nhiều đều có phần giống với Bê Li cốp. Tất cả những biểu hiện của lối sống Bê li cốp đều xuất hiện phổ biến quanh ta, trong bạn, trong tôi, và trong tất cả mọi người, .

Tác hại của lối sống ấy trong xã hội ngày nay? chắc không cần nói nhiều mọi người cũng có thể nhận rõ: nó ảnh hưởng sâu săc, nặng nề tới những người xung quanh và đối với toàn xã hội.

Vậy phải làm gì để loại bỏ lối sống ấy ra khỏi cộng đồng? Rõ ràng vấn đề không phải là chống lại, tiêu diệt những “người trong bao” mà là phải thay đổi, xoá bỏ môi trường đã sản sinh ra những “người trong bao” ấy. Chừng nào cái chế độ tàn bạo, thối nát, bất công còn tồn tại thì những sản phẩm và cũng là nạn nhân của nó vẫn không thể mất đi. Trong xã hội ngày nay, muốn xóa bỏ lối sống Bê li cốp thì mỗi chúng ta trước hết phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới,gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát. Đồng thời chúng ta cần lên án, bài trừ lối sống đó, hãy đừng thờ ơ, vô cảm, và thụ động, thu mình như người trong bao để rồi cuộc đời bị bóp nghẹt trong cái bao của chính mình.

Đọc truyện Người trong bao, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tác hại của lối sống bê li cốp để xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, nhân ái, hòa đồng.Là học sinh, sinh viên, trước hết mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình lối sống đoàn kết, gắn bó với tập thể lớp, tích cực tham gia các hoạt động chung để giao lưu , học hỏi kinh nghiệm, kết bạn bốn phương. Đồng thời chúng ta cũng nên lắng nghe những ý kiến góp ý của tập thể để tự hoàn thiện mình.

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 4)

Ô Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Giải thưởng Ô Hen-ri là giải thưởng văn chương ở Mĩ dành cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế. Truyện “Chiếc lá cuối cùng" tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vật, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết nào thừa, diễn biến xúc động như khi nói về trận ốm kéo dài của Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men. Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng" của Ô Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người.

Truyện “Chiếc lá cuối cùng" của Ô Hen-ri đã thể hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã "đánh ngã hàng chục nạn nhân''. Giôn-xi cũng bi cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men đều trớ thành "vô dụng", cô yên trí là mình "không thể khỏi được". Giôn-xi lại bị ám ảnh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô "cũng ra đi thôi". Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng. Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng, cô đã khóc "đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp "nằm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng bị đổ” thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em. Cô nói qua làn nước mắt: “Em thân yêu, em yên dấu!... Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa...". Em hãy cố ngủ đi"...

Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng tội nghiệp.

Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng "bức thông điệp màu xanh" của “Chiếc lá cuối cùng". Để cứu người khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già là một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khố, đã 40 năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được "gấu áo vị nữ thần" của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: "Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...". Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên "chiếc lá cuối cùng", "chiếc lá dũng cảm". Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân "đơn độc" ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ "vẽ” nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu Chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm "tác phẩm kiệt xuất'' của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: "Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng" với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế kỉ nay, hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ già Bơ-men.

“Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. ''Bức thông điệp màu xanh" ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của “Chiếc lá cuối cùng" đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta.

Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật cao đẹp nhất, lâu bền nhất!

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 5)

Nguyễn Tuân cả một đời văn đi tìm cái đẹp. Nhưng khác với nhà văn khác, tâm hồn ông hướng về với những nét toàn thiện toàn mĩ, vượt lên khỏi giới hạn của cái bình thường, luôn nhìn nhận thế giới và con người ở phương diện thẩm mĩ – văn hoá. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” là một trong tác phẩm thể hiện về mối quan hệ giữa cái “đẹp” và cái “thiện” đặc sắc nhất, giúp bản thân em có những cái nhìn mới mẻ về khái niệm đó.

Cái đẹp và thiện trong tác phẩm này còn thể hiện ở nét đẹp của con người mà cụ thể ở đây là nhân vật Huấn Cao và Quản Ngục. Điểm chung của họ là đều có một tấm lòng thiên lương trong sáng và đặc biệt dù hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một điều là ưa chuộng cái đẹp, quý trọng những người có tài có thiên lương.

Huấn Cao là một con người tài hóa uyên bác được biết qua những lời khen ngợi của thầy thơ lại và viên quan coi ngục. Đó chính là cái tài viết chữ của ông, chữ viết đẹp lắm cái nét chữ ấy thể hiện sự tung hoành khát vọng và ý chí của Huấn Cao. Đúng như câu nét chữ nét người chính qua những nét chữ được thầy thơ lại và quản ngục khen khiến cho ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của Huấn Cao.

Vẻ đẹp ấy còn được thể hiện qua vẻ đẹp trong sáng và tâm hồn cao đẹp. Huấn Cao đó là ông vốn khoảnh trừ chỗ thân quen thì ông cho chữ chứ ông không cho chữ một cách bừa bãi. Qua đó thể hiện sự quý trọng chính bản thân mình của Huấn Cao. Ông không cho bừa bãi vì chữ ông là một thứ quý giá. Huấn Cao khi biết được tấm lòng của viên quản ngục thì nhận lời cho chữ điều đó cho thấy sự trọng thiên lương của ông “suýt nữa thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Ông biết được sự quý trọng của người khác đối với chữ của mình nên ông nhất định viết tặng viên quản ngục.

Tiếp đó là vẻ đẹp của viên quản ngục. Ông là một người có sở thích sở nguyện cao quý đó chính là một ngày kia xin được chữ của ông Huấn Cao mà treo trong nhà thì hạnh phúc biết mấy. có thể nói trong ngục tối đầy sự ác độc và lừa lọc ấy ta thấy viên quan coi ngục giống như “ một âm thanh trong trẻo cất lên từ một bản nhạc xô bồ”. Không những thế quan ngục còn là một con người biết trọng nhân cách của người khác và quý trọng những giá trị văn hóa truyền thống. Dù Huấn Cao là một tên tử tù nhưng ông vẫn thấy được sự nổi dậy của Huấn Cao là đúng và vẫn yêu mến cáu tài viết chữ đẹp của ông ta.

Tất cả những cái đẹp còn được thể hiện trong cảnh cho chữ của Huấn Cao và viên quản ngục. Nó được thể hiện những điều mà trước nay chưa từng có. Người cho chữ phải là một tao nhân mặc khách, hành động cho chữ phải diễn ra ở thư phòng nhưng ở đây người cho chữ lại là một người tử tù chân tay bị kìm kẹp. không những thế sự đảo loạn ghê gớm diễn ra ở đây. Đó là người tử tù kia lại là người dạy viên quản ngục, người quản ngục thì chỉ vái lĩnh và nghe theo. Người tử tù thì đường hoàng ung dung còn quản ngục lại khúm núm sợ sệt. Bên cạnh đó là hình ảnh củ khung cảnh cho chữ nữa. nơi ấy toàn những phân chuột phân gián, ẩm ướt và tối tăm. Chỉ có ngọn đuốc kia soi sáng ba cái đầu chụm vào nhau. Như thế có thể thấy trong cả ngục tối hoàn cảnh kinh khùng nhất thì cái đẹp vẫn được thăng hoa cất cánh.

Qua đây ta thêm yêu và khâm phục cái tài năng và sự tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyên Tuân. Với quan niệm suốt đời đi tìm cái đẹp của mình nhà văn đã mang đến cho chúng ta những cái đẹp trong tác phẩm chữ người tử tù. Cái đẹp ấy có cả con người và những thú vui những giá trị truyền thống.

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 6)

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao từ xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán, thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao. Cũng từ sáng tác này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người.

Đọc những đoạn đầu tiên của tác phẩm, người đọc khó có thể hình dung được sẽ có kế nhân vật chính của truyện – một con người bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần và linh hồn nhờ vào tình yêu chớm nở. Khó hình dung hơn nữa khi Chí lại được đánh thức bởi mụ đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, một người ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Và không thể tin nổi khi chính người đàn bà xấu xí ấy lại mang trong mình lòng tốt bình thường mà cả làng Vũ Đại không ai khác có được. Bát cháo hành nóng hổi với những cử chỉ của thị Nở đã đánh thức trong Chí phần “người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay. Con người ấy mới hôm qua còn đi uống rượu say, chửi cả làng, chửi cả đứa sinh ra, rạch mặt ăn vạ, la làng khắp xóm mà lại có thể tỉnh táo nhận ra được những điều đơn giản, nhịp sống thường ngày, có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khao khát, mong muốn được trở lại cuộc sống lương thiện, mơ về một gia đình hạnh phúc. Điều đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải là sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người thị Nở.

Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, có thể thấy tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con người một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong thực tế cuộc sống, nhiều lần chúng ta đã bắt gặp sức mạnh đó, ở người thầy hết lòng yêu thương học trò, dù đó là đứa học trò ngỗ ngược, ở người cảnh sát trại giam luôn cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ các phạm nhân cải tạo. Tình cảm yêu thương chân thành đã lay động và kêu gọi thức tỉnh phần lương tri bị vùi khuất phía sau bao tội lỗi, cứu vớt bao con người khỏi sa xuống vực thẳm đau thương. Tình yêu thương đưa thế giới này thoát khỏi bao thảm họa diệt chủng, ươm lại trong con người niềm tin vào tương lai tươi sáng. . . .

Có nhiều cách để giành lại hạnh phúc, công bằng cho con người nhưng nếu yêu thương có thể hàn gắn mọi đau thương, xóa mờ mọi tội lỗi thì tại sao chúng ta không nhân nó lên trong mọi trái tim, không phát huy sức mạnh của nó? Cũng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết rằng:

Có gì đẹp trên đời hơn thế?

Người yêu người, sống để yêu nhau

Tồn tại và ngày càng phát triển – đó là quy luật của sự sống. Để phát triển, trong cuộc chiến giữa chính và tà, những thế lực phi nghĩa sẽ phải đầu hàng trước sức mạnh chính nghĩa. Nhấn con người chìm đắm trong khổ đau là bóng tối, cái ác. Vậy thì kéo con người lên khỏi bờ vực, đưa con người ra ánh sáng, lương thiện phải là tình yêu thương. Như vậy, sự tồn tại của tình yêu thương, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người là tất yếu, là vô địch. Chúng ta có quyền tin vào sự trường tồn mãi mãi của sức mạnh này.

Có thể thấy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không lý tưởng hóa tình yêu bằng sự lãng mạn, thơ mộng và thi vị mà ông tập trung ngòi bút vào miêu tả tình yêu rất đỗi chân thực. Cũng chính nhờ ngòi bút ấy, mà ta thấy được sức mạnh của tình yêu được thể hiện theo một cách khác, một tình yêu lên một bậc cao mới ý nghĩa hơn, cao thượng hơn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Tình yêu ấy không những làm cho Chí Phèo – Thị Nở bừng tỉnh giữa cuộc đời đầy mê muội mà còn làm cho người đọc có cái nhìn mới tình yêu. Rằng tình yêu rất cao đẹp nhưng luôn đi liền với thực tế hiện tại. Tình yêu và cuộc sống phải hài hòa với nhau mới có thể tạo thành một tình yêu viên mãn và trọn vẹn.

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 7)

Trong xã hội suy tàn , người ta thường thấy xuất hiện những kiểu người kì quái, lạ lùng, không chỉ gây tò mò mà có khi làm vẩn đục không khí cuộc sống, đem lại tai họa cho những người chung quanh. Bê-li-cốp trong tác phẩm Người trong bao là một kiểu người kì quái như thế.Viết truyện ngắn này, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội xưa và nay khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Đọc truyện, chúng ta thấy thầy giáo Bê-li-cốp vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân, một nạn nhân bi thảm, của cái xã hội ngột ngạt của chế độ chuyên chế Nga Hoàng thời bấy giờ. Chân dung của Bê-li-cốp, là bức chân dung dị thường. Con người này lúc nào cũng vậy, luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa,đồ đạc lúc nào cũng cất kĩ trong bao. Đã thế khi ngủ thì hắn kéo chăn trùm đầu kín mít… thời tiết nào hắn cũng ăn mặc như vậy.Cái bộ dạng này dường như ngay lập tức khiến độc giả cảm thấy hài hước bởi sự phi lí quá đáng . Dường như cả bộ mặt của hắn “cũng để ở trong bao”. Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao. Hắn không nói những điều mình nghĩ, hắn nói theo thông tư, chỉ thị, những lời nói rao giảng, giáo điều. Sự khô khan cứng nhắc của Bê-li-cốp được tái hiện trong từng lời kể tỉ mỉ của Bu-rơ-kin như một thước phim quay chậm chạp. Để trốn tránh thực tại, Bê-li-cốp lúc nào cũng ngợi ca, tôn sùng quá khứ, muốn trở về những cái không có thật.Hắn chỉ biết đến bản thân, một lối sống ích kỉ; không chỉ có vậy, hắn áp đặt mọi người, mọi chuyện xung quanh mình theo suy nghĩ cực đoan.

Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó.Anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y, ghê tởm y. Khi Bê li cốp chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Rõ ràng Bê- li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp là một lối sống mang tính phổ biến trong xã hội. Lối sống ấy đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.

Kết thúc truyện, tác giả mượn lời bác sĩ i van nứt để bày tỏ thái độ, quan điểm : ” không thể sống mãi như thế được” Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.

Đó là bài học về cách sống, còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay với một số bộ phận thanh niên nước ta.Bê-li-cốp đã vĩnh viễn nằm trong bao cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu “người trong bao” và lối sống “trong bao” cùng những biến thể của nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều biểu hiện giống Bê li cốp: Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ. Họ chỉ biết đến mình, lo vun vén cho bản thân mình, không quan tâm chia sẻ , giúp đỡ những người xung quanh. Đôi khi ,họ sống cô độc, không tham gia vào các hoạt động tập thể, không hi sinh vì lợi ích chung. Mặt khác, xã hội ngày nay thường sản sinh ra những con người vô cảm, lạnh lùng, làm việc như một cái máy, không hề quan tâm đến suy nghĩ của những người xung quanh. Có nhiều bạn trẻ sống lạc hậu, không hòa nhập với cộng đồng…Chúng ta ít nhiều đều có phần giống với Bê Li cốp. Tất cả những biểu hiện của lối sống Bê li cốp đều xuất hiện phổ biến quanh ta, trong bạn, trong tôi, và trong tất cả mọi người, .

Tác hại của lối sống ấy trong xã hội ngày nay? chắc không cần nói nhiều mọi người cũng có thể nhận rõ: nó ảnh hưởng sâu săc, nặng nề tới những người xung quanh và đối với toàn xã hội.

Vậy phải làm gì để loại bỏ lối sống ấy ra khỏi cộng đồng? Rõ ràng vấn đề không phải là chống lại, tiêu diệt những “người trong bao” mà là phải thay đổi, xoá bỏ môi trường đã sản sinh ra những “người trong bao” ấy. Chừng nào cái chế độ tàn bạo, thối nát, bất công còn tồn tại thì những sản phẩm và cũng là nạn nhân của nó vẫn không thể mất đi. Trong xã hội ngày nay, muốn xóa bỏ lối sống Bê li cốp thì mỗi chúng ta trước hết phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới,gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát. Đồng thời chúng ta cần lên án, bài trừ lối sống đó, hãy đừng thờ ơ, vô cảm, và thụ động, thu mình như người trong bao để rồi cuộc đời bị bóp nghẹt trong cái bao của chính mình.

Đọc truyện Người trong bao, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tác hại của lối sống bê li cốp để xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, nhân ái, hòa đồng.Là học sinh, sinh viên, trước hết mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình lối sống đoàn kết, gắn bó với tập thể lớp, tích cực tham gia các hoạt động chung để giao lưu , học hỏi kinh nghiệm, kết bạn bốn phương. Đồng thời chúng ta cũng nên lắng nghe những ý kiến góp ý của tập thể để tự hoàn thiện mình.

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 8)

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn mang đến những làn sóng mới trên văn đàn Việt Nam với những thể văn đa dạng và cách viết mang tính “không trùng lặp”. Trong “Muối của rừng”, Nguyễn Huy Thiệp đã đào sâu mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Tác phẩm đã gửi đến người đọc những hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên - đánh thức nhân tính con người. Vậy mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là gì, tại sao cần giữ gìn mối quan hệ ấy và chúng ta cần làm gì?

Trước hết, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời, nó tồn tại đời đời kiếp kiếp, không thể tách rời, thiên nhiên và con người tồn tại song hành và tương trợ lẫn nhau. Con người vẫn tồn tại được trong một thời gian nhất định nếu bị tách rời môi trường xã hội nhưng con người không thể sống nếu thiếu không khí để thở, nước để uống, thức ăn, không thể sản xuất nếu thiếu đất, nước, ánh sáng….Con người được sinh ra từ thiên nhiên, thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên. Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài nguyên và môi trường. Vì con người tồn tại được là cần có các tài nguyên của môi trường cung cấp; bên cạnh đó con người trong hoạt động của mình có tác động mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường.

Tuy nhiên trong mối quan hệ ấy, thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác. Những nguồn lợi từ thiên nhiên mang đến cho cuộc sống chúng ta tưởng chừng như vô tận, nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ozon, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều. Chính chúng ta đã góp phần tạo nên những tác động nguy hại đến đời sống của bản thân chúng ta. Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Thông qua các phương tiện truyền thông đã giúp cho chúng ta có nhiều thông tin về hiện trạng môi trường thiên nhiên ngày càng ô nhiễm, vỏ trái đất đang nóng dần lên, thiên tai nhiều hơn, nhân loại đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự thay đổi của môi trường thiên nhiên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, dịch bệnh ngày càng nhiều hơn. Đời sống con người đang xa dần với môi trường thiên nhiên do chịu ảnh hưởng của hiện trạng đô thị hóa của xã hội.

Đứng trước những thực trạng tiêu cực ấy, mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người. Mỗi người chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và với các hoạt động trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường. Việc cải thiện môi trường là một quá trình và cần có thời gian, chính vì vậy mỗi người chúng ta cần chọn cho mình một giải pháp chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình với tình trạng môi trường hiện nay.

Như vậy, “Muối của rừng” là một tác phẩm hoàn hảo để con người nhận thức lại vị thế của mình trên bàn cân: con người - thiên nhiên. Tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên - đánh thức nhân tính. Một tác phẩm nhắn nhủ con người phải luôn bảo vệ, nâng niu, che chở cho thiên nhiên.

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 9)

Sau khi đọc những dòng cảm xúc của Nguyễn Cơ Điềm về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân“, tôi suy nghĩ rất nhiều về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Bài thơ thể hiện niềm tiếc thương, kính trọng và biết ơn đối với những người đã cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Đây là những người lính đã hy sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính với trọng trách lớn lao mà mình gánh vác nhắc nhở người đọc càng phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính sẽ không bị mất đi, trở về từ những ngọn núi xanh và hồi sinh trong hậu thế sau này vào mùa xuân của đất nước.

Hình ảnh người lính trong bài thơ sẽ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ ham chơi, chưa chịu chăm chỉ học tập và rèn luyện. Họ lo sợ và cho rằng việc tham gia học tập quân sự, rèn luyện tư tưởng của Đảng, thực hiện nghĩa vụ quân sự là việc làm không cần thiết, lãng phí thời gian, lãng phí tuổi trẻ. Nhưng họ không biết rằng các thế hệ đi trước, trong đó có Quân đội Cách mạng, đã phải chiến đấu gian khổ, hy sinh để có được cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như ngày nay. Họ cũng chỉ là những người trẻ tuổi như chúng tôi, nhưng họ đã hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp của đất nước. Nếu không có họ, chúng ta sẽ không được như ngày hôm nay.

Vì vậy, thanh niên cần được giác ngộ, rèn luyện nhận thức, tư duy một cách đúng đắn, kịp thời. Luôn học hỏi, trau dồi bản thân và ngày càng trưởng thành hơn. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể ý nghĩa và có tầm ảnh hưởng. Tự tin, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, dũng cảm đối mặt với thử thách, hiểm nguy. Nếu đất nước cần, chúng ta phải sẵn sàng tham gia và cống hiến sức trẻ của mình cho sự nghiệp quốc gia. Đồng thời phê phán, lên án những hành động phản động, vô trách nhiệm đối với độc lập và hòa bình của dân tộc.

Chúng ta hôm nay được thừa hưởng thành quả đấu tranh và hy sinh anh dũng của các thế hệ đi trước. Vì vậy, là những người trẻ, hãy tiếp nối truyền thống yêu nước và góp phần trường tồn dân tộc.

Nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm (mẫu 10)

Nhà văn Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội. Là một nhà văn sớm nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà văn Nguyễn Khải đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc qua các tác phẩm như Mùa lạc, Đường trong mây, Ra đảo, Một người Hà Nội. Trong đó, Một người Hà Nội đã thể hiện những cái nhìn rất tinh tế của tác giả về những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Tuy nhiên nó cũng bao hàm sự nuối tiếc, xót xa về sự mai một của những nét văn hóa xưa kia để lại trong chúng ta nhiều suy ngẫm về vai trò của việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong thế hệ trẻ ngày nay.

Có thể nói, “Một người Hà Nội" là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối của thời cuộc. Những nét đẹp tính tuý nhất của người Tràng An dường như đã được hội tụ ở nhân vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ tác giả không đi sâu vào những sự kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào những điều hết sức bình thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn làm nổi bật được những nét tính cách độc đáo của nhân vật. Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền được thể hiện trước tiên qua cái cách mà bà chọn chồng là một ông giáo tiểu học hết sức bình thường "khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc", cái quyết định dừng sinh con ở tuổi bốn mươi, trái hoàn toàn với quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" của xã hội ta lúc bây giờ,... Là một người phụ nữ nhưng bà luôn chủ động, tự tin việc quản lí gia đình bởi bà ý thức rất rõ vai trò quan trọng của một người vợ, người mẹ: "người đàn bà mà không là nội tướng thì cái gia đình ấy chả ra sao". Không những thế, là một người mẹ, bà uốn nắn con từ cái nhỏ nhất như ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh,... Rồi khi hai đứa con trai lần lượt xin ra chiến trường, người mẹ ấy "cũng đau đớn mà bằng lòng" vì không muốn con sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Ở bà người ta vẫn thấy sáng lên một niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu của Hà Nội: "Mỗi thế hệ đều có một thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi". Có thể nói cái cốt cách của Hà Nội còn được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử nhân vật này. Đó là sự linh hoạt đầy bản lĩnh trước những đổi thay của cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn dám sống là mình, thẳng thắn, chân thành, giàu lòng tự trọng nhưng cũng hết sức khéo léo, thông minh. Con người ấy vẫn luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sông của người Hà Nội lộ cái quý phái, sang trọng, lịch lãm của ngưòi Hà Thành từ cách ăn mặc bài trí nhà cửa, từ cái cảm nhận hết sức tinh tế "trời rét, mưa rây lả lướt dù đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt" đến cái cách lau chùi bát hoa thuỳ rong ngày giáp Tết một cách hết sức tỉ mi,... đã cho thấy nét đẹp văn hoá trường tồn vĩnh cửu ở một người Hà Nội hết sức bình dị nơi mảnh đất văn hiến này. Trong nhân vật bà Hiền vừa có một Hà Nội trí tuệ, hiện đại, thức thời lại vừa tồn tại một Hà Nội đài các kiêu sa, cổ kính, với chiều sâu văn hoá. Dù đã có tuổi, bà Hiền vẫn là "hạt bụi vàng của Hà Nội".

Thế nhưng câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà còn hướng đến tất cả những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn hoá có thể một cách đơn giản là tất cr những giá trị, những nét đẹp về vật chất và tinh thần của xã hội, chừng nào con người còn tổn tại thi văn hoá cũng sẽ vẫn còn. Dù ở bất kì thời đại nào thì văn hoá cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bản sắc văn hoá là những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, góp phần không vào việc hình thành nên một quốc gia độc lập. Và có lẽ cũng không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi khi xưa đã nhắc đến truyền thống văn hoá của dân tộc ngay sau khi tư tưởng nhân nghĩa ở phần mở đầu của "áng thiên cổ hùng văn Đại cáo bình Ngô:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Mỗi dân tộc cần phải có một nền văn hoá riêng cũng giông như mỗi ca nhân trong cuộc đời phải có cá tính riêng để làm nên cái "tôi" của chính mình phân biệt mình với người khác. Một đất nước làm sao có thể tồn tại bền vững khi mà nhắc đến nó, người ta chăng có cớ gì để nhớ, chẳng có gì để nói Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên truyền thông của một dân tộc. Những giá trị văn hoá phi vật thể cũng phần nào phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tâm hồn con người. Văn hoá Việt giản dị nhung có chiều sâu và có bản sắc riêng, con người Việt Nam bình dị, hết sức tinh tế nhưng cũng vô cùng anh dũng, kiên cường. Chính truyền thống văn hoá tạo nên cội nguồn, gốc rễ cho dân tộc, từ đó hình thành nên ở con người Việt Nam lòng tự hào, tự tôn dân tộc, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Tôi chợt nghĩ đến hình ảnh cây si ở đền Ngọc Sơn mà Nguyễn Khải đã từng nhắc đến trong "Một người Hà Nội". Gió bão có thể thế làm nghiêng cả tán, bật cả rễ nhưng qua bao phong ba bão táp, bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nó lại hồi sinh, trổ lộc non. Văn hoá góp phần làm nên cái "vàng son" cho quá khứ, còn quá khứ góp phần hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp của con người bởi văn hoá thường hướng con người ta đến những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, hướng con người ta đến cái chân, thiện, mĩ, làm cho con người sống tốt hơn. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,... không chỉ cho thấy những nét văn hoá rất riêng của đất nước Việt Nam mà còn đóng góp không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Chưa kể đến doanh thu không nhỏ cho ngành dịch vụ từ du lịch nội địa và quốc tế từ việc quảng bá hình ảnh đó, vị thế của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện, được nâng cao trên trường quốc tế, rất nhiều cơ hội mở ra cho việc giao lưu cả về mặt kinh tế, chính trị phục vụ cho sự phát triển của đất nước, vì thế nếu chúng ta không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình thì tự chúng ta sẽ làm mất đi vị thế riêng của mình, sẽ bị hoà tan trong những nền văn hoá khác trên thế giới. Có những thứ khi đã mất đi ta vẫn có thể lầy lại được nhưng có những điều nêu không níu giữ thì nó sẽ tuột khỏi tay ta mãi mãi.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều thuận lợi khi chúng ta mở cửa, giao lưu với các nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội để quáng bá cho văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế nhưng nếu như chúng ta không có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ làm mất dần đi những giá trị văn hoá độc đáo. Làm sao để hoà nhập mà không hoà tan là một vấn để không đơn giản không phải là không thể làm được nếu như mỗi người chúng ta đều có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ nay. Mỗi người hãy tự trau dồi cho mình vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc làm sao để bạn bè quốc tế hiểu và yêu thích văn hóa của đất nước chúng ta cũng là một cách để giữ gìn bản sắc văn hoá bởi ai đó đã từng nói rằng: cho đi cũng là cái còn lại mãi mãi". Việc giữ gìn truyền thông văn hoá phải bắt đầu từ việc giữ gìn truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá của hơn năm mươi dân tộc sẽ làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng miền mình, của đất nước mình. Nhà nước cần có những biện pháp thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến văn hoá, song song với những chính sách hợp lí để trùng tu, bảo tổn những di tích, danh lam và giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể. Có thể nói, việc giữ gìn những giá trị văn hoá không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần có sự tham gia của tất cả mọi người, không phải bằng khẩu hiệu, bằng lời nói mà những việc làm hết sức cụ thể.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ gìn được những giá trị văn hóa của mình bởi lẽ cuộc sống cũng có những biến cố (chiến tranh, thiên tai,...) có thể làm cho những công trình văn hoá bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang hằng ngày cố gắng tìm mọi cách để có thể giữ gìn được phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột,... Việt Nam vinh dự được UNESCO công nhận một số công trình văn hoá vật thể và phi vật thể là di sản văn hoá thế giới chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của chúng ta trong việc phát huy những giá trị văn hoá dân tộc. Cuộc sống hiện đại hối hả hơn, con ngươi ta bận rộn hơn, điểu kiện giao lưu quốc tế mở rộng hơn bao giờ hết nhưng sâu thẳm trong mỗi chúng ta là một tâm hồn Việt, một cốt cách Việt.Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá không có nghĩa là không có sự giao lưu, học hỏi. Mỗi nên văn hoá đều có những thế mạnh riêng của nó. Tiếp thu một cách hợp lí có chọn lọc sẽ là điều kiện để làm giàu có thêm vốn văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, cũng chính từ sự giao lưu ấy mà ta có thế biết được điểm mạnh điểm yêu trong nền văn hoá của mình, từ đó có thể phát huy những điểm mạnh đồng thời học hỏi những kinh nghiệm để có thê khắc phục những chỗ còn khiếm khuyết.

Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng dân nhân loại mà còn rất ý nghĩa đối với mỗi con người vì những giá trị văn hóa được thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi con người.

Cảm ơn Nguyễn Khải với "Một người Hà Nội" bởi lẽ, với truyện ngắn ta nhận ra rằng văn hoá là một nét đẹp của cuộc sống và dù có những đổi thay thì "nếp sống tốt đẹp của cha ông vẫn lặng lẽ chảy trong cuộc sống ồ ạt hôm nay".

1 1,298 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: