TOP 5 mẫu Nghị luận vấn đề xã hội mà bạn quan tâm (2024) SIÊU HAY

Nghị luận vấn đề xã hội mà bạn quan tâm lớp 11 Chân trời sáng tạo gồm các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 1,644 21/07/2024


Nghị luận vấn đề xã hội mà bạn quan tâm

Đề bài: Câu lạc bộ văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đề Những góc nhìn cuộc sống. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để gửi tham gia cuộc thi.

Nghị luận vấn đề xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 1)

Mỗi chúng ta khi sinh ra đời chúng ta không thể tự lựa chọn cha mẹ hay số phận cho chính mình được. Tạo hóa cho mỗi con người một số phận khác nhau. Có những người vừa sinh ra đã gặp nhiều may mắn hạnh phúc có ba mẹ yêu thương, sinh ra trong một gia đình giàu có sung túc. Ngược lại có những người vừa sinh ra đã thiệt thòi bởi hoàn cảnh của gia đình khó khăn, hoặc bị ba mẹ bỏ rơi không cha không mẹ, có những người sinh ra đã không được khỏe mạnh bằng chúng bạn của mình, thiệt thòi hơn các bạn rất nhiều. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì những con người chúng ta đều cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Có những người dù bị thiệt thòi trong cuộc sống nhưng họ không vì thế mà buông xuôi cuộc đời mình mà luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống để không thua kém bạn bè. Những con người đó thật sự là tấm gương sáng để cho chúng ta noi theo, thái độ sống tích cực của họ.

Trong xã hội của chúng ta còn nhiều con người chịu nhiều thiệt thòi đó họ không đầu hàng số phận không chấp nhận mình sẽ là gánh nặng của gia đình và xã hội họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống của chính mình quả là một điều thật sự đáng ngưỡng mộ. Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí một con người đã chịu rất nhiều trong cuộc sống khi sinh ra đã bị liệt hai tay. Nhưng bằng nghị lực phi thường của mình thầy đã cố gắng học viết chữ bằng chân. Những ngày đầu tập viết những nét chữ viết bằng tay còn khó khăn thì những nét chữ bằng chân vô cùng khó. Nhưng thầy Nguyễn Ngọc Kí vẫn kiên nhẫn tập viết mỗi ngày để rồi thầy có thể theo đuổi sự nghiệp học hành của mình. Rồi thầy Nguyễn Ngọc Kí đã thi đỗ đại học rồi trở thành một thầy giáo. Một thầy giáo dạy giỏi viết chữ bằng chân. Đó chính là một nỗ lực phi thường của mỗi con người.

Những con người thiệt thòi, khi họ sinh ra đã không được lành lặn nhưng chính nhờ ý chí, nghị lực sống phi thường của mình mà họ đã vươn lên trở thành những con người thành đạt không hề thua kém những người lành lặn. Thậm chí, nhiều bạn trẻ khỏe mạnh lành lặn nhưng sự nỗ lực trong cuộc sống lại không. Họ để cho những thói hư tật xấu trong cuộc sống cám dỗ mình rồi trở thành những kẻ tội phạm gây ra những tội ác ghê rợn. Những bạn trẻ này thật sự là gánh nặng của xã hội, họ thật sự không biết tận dụng những lợi thế mà cuộc sống, tạo hóa đã ban tặng cho mình sống hoài sống phí tuổi trẻ tương lai của mình. Trong khi đó nhiều người vừa sinh ra do những ảnh hưởng của chất độc màu da cam, hoặc do tạo hóa nên khi vừa chào đời họ đã thiệt thòi, nhưng họ vẫn luôn sống có ích, có ước mơ hoài bão của mình.

Cái đáng quý nhất của mỗi con người này chính là nghị lực sống kiên cường, phi thường của họ. Dù cuộc sống có nhiều khắc nghiệt nhưng họ vẫn vươn lên trong cuộc sống với những ước mơ, hoài bão vô cùng lớn lao. Những con người này thường phải nỗ lực gấp hai, ba lần thậm chí mười lần so với người khỏe mạnh bình thường nhưng họ lại tạo ra những kỳ tích mà người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được. Dù tạo hóa không công bằng với họ nhưng họ không trông chờ vào lòng từ bi, thương hại của người khác mà luôn chủ động trong cuộc sống của mình. Thậm chí họ còn tạo nên nhiều thành công khiến cho người khác phải nể phục. Họ sinh ra có thể thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể nhưng bằng bàn tay khối óc của mình họ đã kiên cường vươn lên trong cuộc sống. Họ quyết khẳng định vị trí của mình không làm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Chính trái tim khối óc, ý chí của con người đã chiến thắng mọi thứ trong cuộc sống. Những con người có nghị lực sống thì không có khó khăn nào có thể làm họ gục ngã.

Nghị luận vấn đề xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 2)

Từ xưa, ông cha ta đã có câu:

"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"

Quả thực như vậy, trong giao tiếp, nếu chúng ta nói năng nhẹ nhàng, khéo léo thì luôn được lòng người nghe. Ngược lại, nói năng thô lỗ, dùng từ ngữ không đúng chuẩn mực sẽ khiến đối phương khó chịu. Hiện nay, tình trạng học sinh nói tục chửi thề trong môi trường học đường đang ở mức báo động. Những bạn này thường nói năng thô lỗ, dùng từ ngữ không đúng chuẩn mực.

Vậy, thế nào là nói nói tục chửi thề? Theo tôi, nói tục chửi thề là việc một số người dùng những ngôn từ thô thiển, tục tĩu trong giao tiếp. Có thể thấy, đây là hiện tượng diễn ra phổ biến trong trường học, gây ảnh hưởng xấu đến lối sống, cách ứng xử và đạo đức của học sinh.

Mặc dù trường học là nơi có kỉ luật nghiêm khắc nhưng việc học sinh nói tục chửi bậy vẫn diễn ra. Trong giao tiếp cùng bạn bè, vài cá nhân nói bậy đã thành quen miệng. Dần dần, nói tục chửi thề giống như câu cửa miệng. Chỉ cần những nhóm bạn này tụ tập ở một chỗ thì lời nói tục tĩu, ngôn từ khó nghe lại vang lên. Hay đôi khi, một số người thường chửi thề, nói bậy khi gặp chuyện không may hoặc tâm trạng bực tức, cáu giận.

Nguyên nhân xảy đến hiện tượng nói tục chửi thề trong trường học xuất phát từ bản thân mỗi người. Chẳng ai có thể bắt chúng ta nói bậy được, đúng không nào? Trước hết, do người nói không nhận thức được tác hại của hành vi xấu xí này, thích thể hiện bản thân trước đám đông. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này còn bắt nguồn từ yếu tố khách quan như: ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh, từ mạng internet,...

Các bạn thân mến, hàng ngày, chúng ta phải liên tục giao tiếp với mọi người. Bởi vậy, mỗi người cần có cách ứng xử, trò chuyện phù hợp. Thay vì sử dụng lời lẽ, ngôn từ thô tục, các bạn học sinh nên nói năng lịch sự, có văn hóa trong mọi môi trường, không chỉ ở trường học. Đồng thời, cần nghiêm túc xem xét lại bản thân và biết cùng nhau chung tay loại bỏ hành vi xấu xí này. Mỗi người hãy tự trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực, từng bước thay đổi cách giao tiếp với bạn bè xung quanh. Ngoài ra, phải luôn ý thức về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Như vậy, nói tục chửi thề là hành vi xấu xí, thiếu chuẩn mực, không phù hợp. Để trường học luôn là môi trường giáo dục lành mạnh, tốt đẹp, chúng ta cần cố gắng nỗ lực rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Từ đó, trở thành người ăn nói lịch sự, có văn hóa và hoàn thiện hơn về nhân cách.

Nghị luận vấn đề xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 3)

Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt, lao động của con người. Thế nhưng, hiện tại, môi trường đang bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành bài toán nan giải của nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trước hết, ta dễ dàng nhận thấy tất cả các môi trường như: không khí, nước hay đất đều đang ô nhiễm nặng nề. Rất nhiều nơi xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí vì lượng khí thải từ phương tiện cá nhân, nhà máy thải ra quá cao. Những khu vực như sông ngòi, ao hồ cũng bị nhiễm bẩn nặng nề. Thậm chí, một số nhà máy không xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường. Ở các thành phố, đô thị, rác thải sinh hoạt có số lượng cực kì lớn. Năm 2020, báo Tuổi trẻ thủ đô đưa tin "ước tính lượng rác thải sinh hoạt trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội là 6.500 tấn/ngày". Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường đất cũng không khá hơn là bao. Rất nhiều người nông dân lạm dụng thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất sản xuất. Tại các trung tâm công nghiệp, nhà máy, một số loại rác thải điện tử cũng không được xử lí đúng cách.

Có thể thấy, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ chính ý thức của con người. Đa số người dân vẫn không nhận ra hệ lụy mà tình trạng này để lại. Họ thản nhiên vứt rác ở mọi chỗ, chỉ cần nhà mình luôn sạch. Họ không biết cách phân loại rác thải sao cho đúng. Ngoài ra, các cơ quan, cấp ngành có thẩm quyền còn quản lí lỏng lẻo, chưa đưa ra chế tài xử lí đúng mức. Chính bởi điều này mà người dân không hề sợ hãi, lo lắng khi vi phạm.

Môi trường bị ô nhiễm, con người phải gánh chịu rất nhiều tác hại. Trước tiên, sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo một thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm nước ta "có đến 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém. Có khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư, nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước...". Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường đã và đang đe dọa đến sự sống của một số loài động vật, thực vật, gây mất cân bằng đa dạng sinh học. Những sinh vật biển như rùa, cá,... gặp nguy hiểm bởi túi ni lông quấn vào thân, chai nhựa mắc trong cổ họng. Nhiều rừng cây không thể phát triển do mưa axit, đất bị nhiễm chì hoặc dư lượng thuốc hóa học cao.

Như vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường luôn xanh - sạch - đẹp. Mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức, hiểu biết về các loại rác thải. Sau đó, học cách phân loại rác cho phù hợp. Đồng thời, mỗi cá nhân phải có hành động đúng đắn, không được "tiện tay" vứt ra ra đường hay các khu vực xung quanh. Nhà trường, thầy cô cũng cần tăng cường giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường. Trong các tiết học ngoại khóa, có thể hướng dẫn học sinh phân loại và tái chế rác. Đặc biệt, cơ quan địa phương, nhà nước phải quản lí chặt chẽ hơn nữa những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm. Các cơ quan chức năng, có thẩm quyền cần mạnh tay xử lí trường hợp vi phạm, lấy đó làm gương để người khác không mắc phải và tái diễn tình hình.

Mong rằng, mỗi chúng ta sẽ nhận thức đầy đủ về tác hại của ô nhiễm môi trường. Từ ấy, luôn nhắc nhở bản thân phải biết bảo vệ môi trường sống. Hãy hành động vì chính mình, vì gia đình và vì cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc.

Nghị luận vấn đề xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 4)

Đại văn hào người Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá nhất của con người. Chính tình thương đã bù đặp cho những tổn thương, thiếu vắng của những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Cũng chính tình thương đã làm cho con người ta gần nhau hơn. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên rằng, một bộ phận con người trong xã hội hiện nay đang ngày dần mất đi tình thương ấy để sống thờ ơ với mọi thứ xung quanh và ích kỷ cho bản thân mình. Đó chính là thái độ sống vô cảm cần loại trừ và tiêu diệt.

Bệnh vô cảm đã và đang trở thành một vấn đề hay nói cách khác, đó chính là một tệ nạn xã hội cần mọi người lưu tâm, và suy nghĩ nhiều hơn. Đó chính là căn bệnh tâm hồn của những người có một trái tim vô cùng giá lạnh, không xúc động hay sống ích kỷ và lạnh lùng. Họ thờ ơ với mọi thứ xung quanh, hay họ thờ ơ với những điều xấu, điều không phải, cũng có thể, họ không quan tâm luôn đến những nỗi bất hạnh, không my của tất cả mọi người.

Hiện nay, chúng ta có thể gặp hiện tượng này ở bất kỳ đâu trong xã hội. Việc đó có thể là sự thờ ơ với sự vui buồn, hay sướng khổ với những số phận của những con người xung quanh chúng ta. Nếu đi đường gặp những người bị tai nạn, có thể gãy tay, gãy chân, nặng hơn là nằm bất tỉnh hoặc tử vong, nhưng những kẻ vô cảm đó vẫn chỉ mảy may, không có phản ứng nào mà chỉ biết đứng nhìn trong sự hờ hững, thiếu trách nhiện.

Bệnh vô cảm có thể được thể hiện bởi thái độ của con người trước những vấn đề lớn, nhỏ của xã hội. Ví dụ như việc hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà hầu hết tất cả tham gia tích cực và hào hứng, thì bên cạnh đó lại có mọt số người vẫn thản nhiên bật nhạc, bật tivi. Đây rõ ràng là một hành vi thể hiện sự vô cảm đối với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là những điều nhỏ nhặt nhất nhưng có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Hay việc có những người thờ ơ với các phong trào ủng hộ lũ lụt, tình nguyện, hiến máu, …

Bệnh vô cảm còn được thể hiện với việc họ thờ ơ với những cái xấu hay điều ác trong xã hội. Lên xe, thấy kẻ gian móc túi, những họ vẫn làm ngơ không thèm quan tâm. Trong trường học, nhận thấy hành vi quay cóp, đánh bạn hay hối lộ nhưng họ vẫn may may không mở lời vì họ cho rằng đó không phải là việc của họ, và không ảnh hưởng tới họ.

Trên tất cả, họ có thể thờ ơ với chính cuộc sống và tương lai của mình, thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình, xã hội, với tư tưởng “nước chảy bèo trôi”.

Sự vô cảm đang dần lan nhanh trong xã hội, đòi hỏi người dân cần có sự nhìn nhận lại và khắc phục. Để làm được điều đó, cần phải truy lại nguyên nhân của sự biến chuyển này.

Có thể thấy, bệnh vô cảm có rất nhiều nguyên nhân, và hơn hết, tùy vào một hoàn cảnh lại có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tôi có thể khái quát chung thông qua các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, do cách sống vị kỷ của mỗi người và sự thơ ơ đối với tất cả mọi thức xung quanh họ.

Hai là, do nhịp sống và sự phát triển quá nhanh của xã hội. Con người bị quay cuồng trong vòng quay của thời gian, họ tất bật với công việc, và học tập, phấn đấu, họ mãi chỉ nghĩa cho bản thân mà quên mất nhiều điều tốt đẹp xung quanh họ. Họ quên mất rằng bên cạnh họ cũng có nhiều số phận bất hạnh, kém may mắn cần họ động viên, khích lệ và phát triển.

Ba là, hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang được gia đình và bố mẹ chiều chuộng. Họ được bố mẹ định sẵn, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời và tương lai của họ. Cho nên, họ quên mất rằng họ cũng cần phải có sự phấn đấu, nỗ lực, tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Vì thế, chính họ cũng đang tự thờ ơ đối với tương lai của mình.

Chính vì lẽ đó, bệnh vô cảm đã làm con người trở nên thờ ơ, lạnh lùng, đánh mất đi chính lương tâm, và phẩm chất đạo đức của mình. Chính vì vô cảm, các quan chức nhà nức sẵn sàng giẫm đạp lên vai người khác để thỏa mãn lòng tham về tiền bạc, công danh và sự nghiệp, chẳng còn mấy ai quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Cũng chính vì vô cảm, các thầy cô – những người lái đò có thể đào tạo ra nhiều học sinh – mầm non tương lai của đất nước có những căn bệnh, hành vi vô cảm giống như họ. Rồi những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?

Chúng ta, những mầm non tương lai của đất nước, đang học tập trên ghế nhà trường, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá về bệnh vô cảm ngày nay. Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương và sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh sẽ làm cho chúng ta có sự thân thiện và đùm bọc với nhau nhiều hơn. Tham gia các hoạt động và phong trào xã hội thật nhiều để đem lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống và ngăn ngừa, loại bỏ những tiêu cực trong xã hội. Xã hội ngày nay, cần lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực của bệnh vô cảm, để cuộc sống này ngày một tốt đẹp hơn.

Nghị luận vấn đề xã hội mà bạn quan tâm (mẫu 5)

Thời gian qua, khởi nghiệp đã trở thành một vấn đề nóng trong xã hội. Người người nói đến khởi nghiệp, nhà nhà nói đến khởi nghiệp, nhưng số người khởi nghiệp thành công lại ít ỏi đến đáng thương. Thông qua câu chuyện khởi nghiệp, nhiều câu chuyện liên quan đến người trẻ cũng khiến chúng ta phải nặng lòng suy nghĩ. Khởi nghiệp, theo định nghĩa là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company). Vấn đề khởi nghiệp hiện nay thường được gắn với những người trẻ, những người mới tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bằng nguồn vốn tự có hoặc qua các nguồn vốn huy động khác, những người trẻ hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình. Trên thực tế, số người khởi nghiệp thành công không phải là ít song số người thất bại cũng không hề hiếm. Nếu hỏi các sinh viên về kinh tế nói riêng và sinh viên các trường cao đẳng, đại học nói chung rằng họ có chương trình khởi nghiệp – start up nào của bản thân không thì có lẽ ai cũng trả lời là có. Đây là một điều rất tích cực. Tuy nhiên, chúng ta cũng không khỏi lo lắng trước một bộ phận không nhỏ người trẻ đang bị ảo tưởng về sức mạnh của bản thân, chạy theo các dự án khởi nghiệp mà chưa biết bản thân mình có thể làm được gì. Để rồi sau đó, không ít dự án khởi nghiệp thất bại, không ít tiền đầu tư “đội nón ra đi” và không ít người trẻ lâm vào cảnh nợ nần.

Khởi nghiệp đã thực sự trở thành một trào lưu thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là giới trẻ. Thông qua câu chuyện về khởi nghiệp, một vấn đề khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm là việc người trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ hành trang để khởi nghiệp. Trong vấn đề khởi nghiệp, không ít người trẻ của ta đang mắc phải căn bệnh: chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Nghĩa là ở đây, họ chưa có đủ kinh nghiệm, kiến thức nhưng vẫn chạy theo những giấc mơ hão huyền, phù phiếm. Có nhiều câu chuyện dở khó dở cười đã diễn ra trên thực tế về khởi nghiệp. Đó là những anh bạn mới chân ướt chân ráo vào nghề nhưng không chịu học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, không chịu làm thuê để biết việc mà cứ khăng khăng tự lập doanh nghiệp để làm chủ. Để rồi sau đó, doanh nghiệp ra đời chưa đến vài tháng đã lâm vào cảnh sống mòn, dần dần sụp đổ. Có những người chưa biết đến đầu đuôi xuôi ngược của lĩnh vực mà mình định đầu tư đến đâu nhưng thấy người khác làm được nên cũng cố vay mượn tiền bạc để “học đòi” làm ông chủ. Chính những sự hời hợt đó đã khiến cho việc khởi nghiệp của rất nhiều người rơi vào bế tắc.

Cũng từ đây, ta có thể thấy một hiện thực đáng buồn là trong quá trình lựa chọn công việc, không ít người cũng mang thói hư tật xấu này ra. Mặc dù chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ va vấp, mới tập tễnh tốt nghiệp ra trường nhưng lại “kén cá chọn canh”, chỉ đòi làm việc ở những công ty lớn, chỉ muốn người vào các vị trí chỉ tay năm ngón lãnh đạo người khác. Có những người chưa kiếm nổi một đồng tiền phục vụ cho bản thân, chưa nuôi sống được chính mình nhưng lại “chém gió định thiên hạ”, chỉ ngồi một chỗ để thêu dệt nên những giấc mộng hão huyền.

Không thể có chuyện mua cái áo cũng là tiền của bố mẹ, ăn bữa cơm cũng phụ thuộc người khác để rồi ngồi một chỗ mơ mơ màng màng. Khi chưa nuôi sống được chính mình thì làm sao có khả năng để tạo công ăn việc làm, là chỗ dựa cho người khác. Mở rộng ra, không chỉ trong khởi nghiệp mà còn cả trong việc tìm việc, muốn làm cao, làm to thì trước hết phải nhìn xuống dưới đất để thấy mình ở đâu; nhìn vào chính bản thân mình để thấy mình có gì, cảm nhận xem mình có đủ khả năng tiếp nhận công việc đó hay không.

Người trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xác định tầm quan trọng của người trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo mọi cơ hội, điều kiện cho người trẻ phát triển, khẳng định bản thân.

Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua đã cho ta thấy nhiều căn bệnh nguy hiểm phát sinh trong giới trẻ. Đó là căn bệnh ảo tưởng về sức mạnh của bản thân, đó là căn bệnh chưa nuôi sống được mình đã đòi làm ông chủ của người khác, đó là căn bệnh “kén cá chọn canh” khi đi xin việc, đó là thói lười nhác không chịu hi sinh mà chỉ chú ý đến lợi ích của bản thân mình. Ôi, rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đang lây lan ngày một nhanh khiến cho sức mạnh của người trẻ bị giảm sút.

Không khó để nhận thấy, nhiều người trẻ đang có lối sống lệ thuộc vào cha mẹ. Họ thiếu khả năng chống chọi với đời sống, thiếu khả năng thích nghi với những biến động trong xã hội. Do được bảo bọc quá chặt chẽ, nhận thức của họ về bản thân cũng tồn tại nhiều điểm sai lệch. Trong đó, nổi lên là việc đề cao bản thân một cách thái quá, luôn nghĩ về xã hội theo một cách giản đơn. Chính điều này đã khiến cho nhiều dự án khởi nghiệp bị sụp đổ khi vừa mới bắt đầu không lâu, làm cho tài nguyên quốc gia bị lãng phí.

Trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng, để đạt được thành công thì chúng ta phải bắt đầu từ những gì nhỏ nhặt nhất. Chỉ khi nào chúng ta biết mình là ai, mình ở đâu trong xã hội thì mới có thể xây dựng cho mình một con đường để phát triển. Mong rằng trong thời gian mới, mỗi người trẻ hãy làm chủ chính mình, nắm chặt cuộc đời của chính mình trước khi vỗ cánh bay xa.

1 1,644 21/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: