TOP 10 mẫu Giới thiệu Âm mưu và tình yêu (2024) SIÊU HAY

Giới thiệu Âm mưu và tình yêu gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 506 24/07/2024


Giới thiệu Âm mưu và tình yêu

Đề bài: Em hãy viếtbài giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân: Âm mưu và tình yêu

TOP 10 mẫu Giới thiệu Âm mưu và tình yêu (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Giới thiệu Âm mưu và tình yêu - mẫu 1

“Âm mưu và tình yêu” là một trong những vở kịch xuất sắc, hôm nay hãy cùng mình khám phá vở kịch này nhé!

Một trong những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch của Schiller là việc nhân vật thường trở thành người phát ngôn trực tiếp cho tư tưởng của tác giả, những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Sự nhiệt tình khi lên án chế độ phong kiến và sự thẳng thắn khi diễn đạt quan điểm chính trị đã khiến cho các nhân vật chính diện thể hiện ý chí kiên cường chống lại bạo quyền và khát khao tự do. Điều đó làm cho các nhân vật, bất kể tầng lớp, giới tính hay trình độ văn hóa cũng đều có những phát biểu và hành động tương tự. Trong đó, "Âm mưu và Tình yêu" của nhà văn Friedrich Schiller là một tác phẩm văn học kinh điển trong thế giới văn học. Đoạn kịch này được coi là một cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai nhân vật chính, trong đó tình yêu bị kéo vào cuộc đấu tranh quyền lực. Chỉ với vài nhân vật, tác giả đã tạo ra một thế giới phức tạp và thể hiện được tính cách con người.

Trong đoạn kịch này, hai nhân vật chính là Ferdinand và Luise đối mặt với nhau. Ferdinand là con trai của tể tướng Von Walter, đem lòng yêu Luise - một cô gái bình dân và là con của nhạc công Miller. Đó là một tình yêu trong trắng, dũng cảm và không quan tâm đến sự chênh lệch địa vị xã hội. Tuy nhiên, tình yêu của họ phải đối mặt với những âm mưu tăm tối. Tể tướng muốn con trai kết hôn với người phụ nữ tên Minna, một tình nhân mà ông đã từ bỏ để đạt được sự thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Đồng thời, người đồng li Vuôm đã chủ mưu để tể tướng nghi ngờ rằng Luise có tình cảm với một người khác. Âm mưu này gieo rắc nghi ngờ và gây đau khổ cho Ferdinand, khiến anh ta trầm luân và uống thuốc độc. Ferdinand buồn rầu ép Luise phải uống thuốc độc theo mình. Những âm mưu vụ lợi và quyền lực đã đánh tan tình yêu của họ, khiến tình cảm tan vỡ.

Qua đó, đoạn kịch này cũng giúp phát triển tư duy và tình cảm của hai nhân vật Ferdinand và Luise. Ferdinand ban đầu là một người đàn ông tự tin và quyền lực, nhưng qua cuộc đối đầu với Luise, ông trở nên mất kiểm soát và bị ám ảnh bởi sự đố kỵ và thù hận. Trong khi đó, Luise lại hết lòng trung thành và dũng cảm trước sự hiểm ác cũng như hạnh phúc trong tình yêu. Qua tình huống, ngôn ngữ sắc bén, thông điệp và sự phát triển nhân vật, tác giả tạo ra một tác phẩm đầy cảm xúc và mang tính nhân văn, khám phá sâu sắc về tình yêu và con người. Đoạn kịch này là một điểm nhấn đáng chú ý trong vở kịch "Âm mưu và Tình yêu", mang đến trải nghiệm đáng nhớ cho người đọc và khán giả. Qua việc phản ánh cuộc đối đầu giữa tình yêu và quyền lực, Schiller đặt câu hỏi về giá trị của tình yêu và tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống. Từ đó, người đọc có thể suy ngẫm và đặt câu hỏi về bản chất con người và sự lựa chọn của chúng ta trong một tình huống cụ thể. Tác phẩm như lời nhắc nhở về tầm quan trọng của lòng trắc ẩn và sự trân trọng con người. Trái tim của Ferdinand bị áp đảo bởi sự đố kỵ và hận thù, dẫn đến việc anh ta mất đi sự tỉnh táo và rơi vào âm mưu. Tác phẩm tạo ra một cuộc đối đầu căng thẳng giữa tình yêu và quyền lực. Schiller khám phá tầm quan trọng của tình yêu trong việc đánh bại những âm mưu và tham vọng. Luise, cô gái với lòng yêu thương chân thành là đại diện cho sự tình cảm và lòng trắc ẩn, đối đầu với Ferdinand – người bị ám ảnh bởi âm mưu gia đình và cuộc cạnh tranh quyền lực. Tác giả nhấn mạnh rằng tình yêu và thủy chung có thể chinh phục cả những tâm hồn tàn ác nhất.

Tác phẩm của Schiller là một bản ca ngợi về những con người không chịu khuất phục trước bạo quyền. Họ dũng cảm đứng lên bảo vệ quyền lợi của dân tộc, của giai cấp mà họ thuộc về, không bằng sự bạo lực mà bằng trí tuệ. Ferdinand cũng có thể chống lại cha mình bằng vũ khí, bằng sự giết chóc. Tuy nhiên, Schiller không cho phép nhân vật của mình làm như vậy. Ferdinand phải đánh bại cha mình bằng chính những tội lỗi mà ông đã gây ra. Đây chính là cách trả thù thông minh và sâu sắc nhất. Hành động đó cũng là biểu tượng cao cả nhất cho tư tưởng của Schiller đó là không muốn sử dụng bạo lực, đại diện cho triết lý vĩnh cửu về nhân tính trong cuộc sống.

Giới thiệu Âm mưu và tình yêu - mẫu 2

Như một người hấp hối yêu cuộc đời mình sắp mất; khi đã bị tước đoạt tự do và dân chủ, người ta mới cuống cuồng đấu tranh cho những gì mình đã từng có… cuộc đời cứ lặng lẽ trôi theo những dòng chảy nghịch lý như thế. Bảy năm trong một chế độ nhà trường khắc nghiệt và tàn ác không những không làm dịu đi ngọn lửa trong một con người mà trái lại càng làm cho nó bùng lên dữ dội. Bảy năm là một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi trong suốt một thế kỉ ốm yếu “chết tiệt” nhưng cũng đủ hâm nóng một con tim tràn đầy nhiệt huyết và làm nảy nở một thiên tài. Ngòi bút của Sile, thiên tài của Sile đã ra đời trong hoàn cảnh của một nước Đức đang chìm đắm trong bóng đêm của chế độ phong kiến mà nhất thiết phải có người khơi gợi những gì tất yếu thuộc về nền tảng của đạo đức và chân lý.

Là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trái tim hừng hực khát vọng tự do và ý chí quật cường, Âm mưu và tình yêu của Sile dường như sẽ tồn tại vĩnh hằng. Trong bối cảnh nhỏ của sàn diễn, tất cả những điều tốt đẹp nhất và xấu xa nhất của xã hội cùng hiện hữu bên nhau. Hình ảnh một nước Đức rối ren và đầy phức tạp được thu nhỏ trước mắt người xem. Ở đây người ta có thể cùng sống hết mình với tình yêu cao cả của đôi trai tài gái sắc. Feedinăng và Luydơ hay nguyền rủa với những lời thậm tệ nhất về âm mưu thâm độc của tên tể tướng gian ác Fôn Vante mà có lẽ, ngoài hiện thực muốn được ngày sống hết mình như thế, người ta phải coi lại tấm gương tù đày của Sile trước khi mở miệng.

Với hàng loạt xung đột kịch diễn ra giữa hai lực lượng đối địch, phải nói, tài năng của Sile đã được chứng tỏ một cách rõ nét nhất. Mọi hành động, cử chỉ, lời thoại của nhân vật như đều được sắp xếp hoàn hảo. Mọi chi tiết đời thường lẫn sàn diễn đều ánh lên tư tưởng triết lý của một nhà xã hội học bậc thầy. Kịch bản của Sile dường như trọn vẹn đến từng đoạn trích. Mỗi mảng là một màn kịch nhỏ kết cấu chặt chẽ với năm bước của trình độ nghệ thuật kịch mẫu mực. Đoạn trích Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng? Thật là ngang trái. Nó có sự góp mặt của số đông nhân vật trong một bối cảnh nhỏ hẹp tại nhà nhạc công Mile là bước giới thiệu đầu tiên giao đãi. Trong không gian ấy, tất cả nhân vật chủ chốt của vở kịch đều xuất hiện với sự xung đột sẵn có. Luydơ, nhân vật chính của màn diễn ngà ngất trong tay người yêu. Sự yếu đuối và nhỏ bé của người yêu là nguyên nhân tất yếu để thúc đẩy xung đột phát triển. Đó sự can thiệp của Fecdinăng, sự tương quan lực lượng quá chênh lệch. Một tể tướng Vante hùng hổ, dữ dội với đội quân pháp đình đông đảo trước một tiểu gia đình nhạc công Mile quá nhỏ bé. Bà mẹ Luydơ già nua chỉ biết quỳ sụp bên chân tể tướng và người chồng bất lực nhìn vợ con mình bị sỉ nhục. Phecdinăng hiểu mình phải làm gì trong hoàn cảnh ấy. Sự ra mặt của chàng không khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Cao trào của cuộc đối đầu được mở ra với tình huống xung đột đã tới hồi căng thẳng cần giải quyết. Fecdinăng giận dữ đứng ngăn giữa Luydơ và nhân viên pháp đình. Vũ khí đầu tiên bảo vệ tình yêu chỉ là chuôi kiếm Fecdinăng hướng sự tấn công, vào lực lượng đối địch nhất thời là nhân viên pháp đình, đồng thời mở lời van “xin cha hãy nghĩ đến bản thân cha. Cha ơi đừng dồn ép con thêm nữa”. Rõ ràng chàng còn hi vọng vào tình phụ tử. Feedinăng chưa hề van xin cha. Biết đâu… Phải công nhận Sile có tài xây dựng hành động kịch hết sức chặt chẽ, các tình huống đan kết vào nhau một cách khéo léo và được dẫn dắt hợp logic. Tể tướng Fôn đáp trả lại sự chờ đợi của con trai chỉ bằng sự đe dọa với các nhân viên pháp đình. Sức mạnh uy quyền trong tay ông được vận dụng một cách triệt để. Điều đó chỉ đem lại cho Fecđinăng sự căm hận tột cùng. Chàng như không còn tự kiềm chế được mình: “Hãy thương tiếc lấy cha, dừng dồn ép con đến chỗ đường cùng, cha ơi” Có lẽ là lời cảnh cáo đầu tiên của đứa con hiếu thảo bị dồn ép vào bước đường cùng. Tể tướng sinh ra con nhưng lại không thể hiểu được con, nhất là trong hoàn cảnh này, uy quyền chỉ có thể làm ông mất đi tất cả. Ngọn lửa trong lòng Fecdinăng đang sùng sục cháy mà vẫn không thiêu rụi được cây đại thụ Fôn Vante. Bỏ ngoài tai lời thỉnh cầu và sự hùng hổ của con trai, ông vẫn giục lũ người ào ạt tiến lên. Khả năng tạo những nhân vật khơi gợi sự bùng nổ của Sile đã thành công trong trường hợp này. Thái độ khiêu khích và cố chấp của tể tướng đẩy xung đột lên tận cùng, diễn tiến sự kiện dồn dập hơn. Người xem căng thẳng hồi hộp theo từng hành động của nhân vật. “Việc giăng lấy Luydơ giao cho một nhân viên pháp đình” của tể tướng đã làm ngọn lửa hận thù bốc cao hơn. Pecđinăng cay đắng buông lời mạt sát cha. Hình như chàng đã cố gắng lắm mới buông lời nói đó. Hoàn cảnh thúc ép, nghịch cảnh đã biến một đứa con hết mực thương cha thành kẻ bất hiếu. Fecdinăng định nói tất cả những gì mình đã biết để cứu vãn tình thế nhưng còn danh giá gia đình, danh dự của cha. Lý trí Pecdinăng vẫn còn vẫn còn khối óc của một đứa con có trách nhiệm với gia đình chàng sẽ im lặng, biết đâu sự hi sinh của chàng sẽ làm cha đổi ý. Ý niệm cùng hủy hoại bản thân với người yêu đã tững làm biết bao người cha khác chùn bước. Người ta có thể làm tất cả mọi hành động tàn ác nhất, nhưng hổ nào lại nỡ ăn thịt con. Song, tể tướng Fôn Vaille dường như được tạo tư chất thép lạnh ông không hề rung cảm trước nguy cơ vĩnh viễn mất đi đứa con yêu dấu.

Bão táp đã dâng lên, nhưng thành quách vẫn kiên trì chống đối. Hai con hổ trong trận gườm nhau từng giây một. Tể tướng vẫn không thay đổi ý định trước mũi kiếm chực đâm vào hình hài mà mình từng ấp ủ. Pecđinăng ba lần đe dọa hủy mình cũng là ba lần tể tướng buông lời khích bác. Tính cách nhân vật cọ xát trên sàn diễn tạo nên những tình huống kịch ghê gớm. Bầu không khí khẩn trương đến tột độ. Bão biến đã trở thành con sóng thần, chực chờ vồ vập nuốt chửng tất cả. Rõ ràng Phecđinăng đã dùng hết mọi phương diện của một con người và bây giờ chàng đã thật sự “dùng đến thủ đoạn của loài ma quỷ. Hành vi của chàng không đúng với phong cách của người quân tử nhưng trong tình cảnh này không còn con đường nào để chọn. Đó là đòn sấm sét cuối cùng, hoặc sẽ quật ngã đối phương, hoặc chính chàng sẽ bị dòng điện đó phản tác dụng. Sự đột biến trong hành động của Fecđinăng được Sile xây dựng như một hiện tượng toàn mỹ, đòn quyết định của chàng đã được dùng đúng lúc và dừng lại dùng nơi cần thiết. Chính sự dừng lại hợp lý đó đã làm cho tể tướng “như bị sét đánh”. Nó đủ sức giải tỏa mọi xung đột và cởi nút cho vở kịch đang hồi gay cấn.

Trong một thời gian dài, kịch của Sile tồn tại ở vị trí số một và được xem là khuôn mẫu tiêu biểu cho tính kịch. Sự đánh giá ấy xét ở chừng mực nhất định, đã phản ánh được thiên tài của Sile. Tác phẩm của ông ra đời không đơn thuần chỉ để thỏa mãn thị hiếu nghệ thuật, mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật đều là bản tuyên ngôn nóng bỏng phục vụ cho lý tưởng của tác giả và thời đại. Tuy nhiên xét cho cùng, dường như tất cả các nhân vật của ông đều từa tựa như nhau. Dù đó là một thiếu tá Fecdinang đang phục vụ cho triều đình hay một Cac Moorơ là hiện thân của tên cướp thì cả hai đều là những con người ngoan cường chống bạo quvền. Họ vì tình yêu cao cả mà chống lại âm mưu quỷ quyệt, vì trật tự xã hội xấu xa mà đi làm ăn cướp. Cả hai mang đậm tính khái quát xã hội, là loa phá ngôn cho tư tưởng Sile.

Khuynh hướng đấu tranh xã hội của họ rất mạnh mẽ, quyết liệt nhưng xét về tính cá thể hóa lại có phần nào trở nên mờ nhạt, công thức. Phecđinăng là hiện thân của con người lý tưởng, rất đẹp đẽ và cao cả. Chàng đấu tranh không phải vì lợi ích cá nhân thấp hèn mà vì tự do, vì hạnh phúc, vì công lý. Đó cũng là bản chất thời đại của thanh niên trong phong trào “Bão táp và xung kích”. Trong họ dạt dào sức sống mãnh liệt, ý chí quật cưỡng và tính cách sùng sục như núi lửa sẵn sàng thiêu đốt tất cả bạo lực cường quyền. Họ là sức mạnh của thời đại mang tính chiến đấu cao, là những luồng bão táp xô ngã chế độ phong kiến già cỗi lỗi thời và tàn bạo. Họ dọn đường cho những tư tưởng mới thức thời hơn, tân tiến hơn và dân chủ hơn. Đó là những nhân vật chung của xã hội, cái tôi bản ngã của họ bị che lấp hoàn toàn bởi cái tôi tốt đẹp của Sile. Ở họ chúng ta khó tìm thấy một chút suy tư, dằn vặt của đời sống cá nhân vặt vãnh. Họ trừu tượng và đơn giản như nhau. Cho nên các nhân vật của Sile hầu hết đều không để lại ấn tượng cụ thể mặc dù đã không ít người trong số họ đã từng gây xúc động trong lòng người xem và được xem như là hình tượng đẹp trong nền văn học thế giới. Đó là những nhân vật của riêng Sile, được xây dựng theo kiểu Sile và mang dấu ấn riêng của thiên tài Sile.

Tác phẩm của Sile là bản hùng ca về những con người không khuất phục bạo quyền. Họ can đảm đứng lên bao võ quyền lợi cho dân tộc mình, giai cấp mình không bằng bạo lực mà bằng đầu óc Fecdinăng vẫn có thể chống cha mình bằng mũi kiếm, bằng sự giết chóc. Nhưng Sile đã không cho phép nhân vật của mình làm như thế. Fecdinăng phải đánh gục cha mình bằng chính những tội lỗi do ông tạo nên. Đó chính là cách trả thù thông minh và sâu sắc nhất. Và hành động ấy cũng là biểu tượng hùng hồn nhất cho tư tưởng không muốn dùng bạo lực của Sile, cho sự mờ nhạt của triết lý bất hủ: “Cái gì thuốc thang không chữa lành thì đã có sắt, sắt không chữa được thì đã có lửa” mà một thời Sile tôn sùng để chữa chứng bệnh nan y cho xã hội.

Giới thiệu Âm mưu và tình yêu - mẫu 3

Trên bầu trời văn học Đức thế kỷ XVIII, người ta thấy nổi lên hai ngôi sao sáng rực rỡ, một trong số đó là nhà viết kịch thiên tài Sile. Ông được mệnh danh là "viên công tố của toàn nhân loại đã kêu gọi loài người cùng hướng về trời sao". Các vở kịch của ông là những tác phẩm được gây dựng với cốt truyện là những mâu thuẫn xung đột dữ dội, các nhân vật đều có tính cách thật nhất quán và điển hình, thể hiện khao khát mãnh liệt về một cuộc sống tự do, tinh thần bất khuất kiên cường chống lại cường quyền áp bức, những trái ngang trong xã hội phong kiến, nơi mà con người ta không có quyền được sống, được yêu được hạnh phúc theo ước muốn của mình. m mưu và tình yêu là một trong những vở kịch xuất sắc nhất của Sile, với những nội dung như thế.

Vở Âm mưu và tình yêu được gây dựng dựa trên mâu thuẫn giữa tình yêu trong sáng của đôi trai tài gái sắc là thiếu tá Fecđinăng con trai tể tướng Fôn Vante và Luydo, vốn là con gái của nhạc công Minle. Fôn Vante là người quyền cao chức trọng bậc nhất trong triều đình, nhưng cuộc đời của ông ta lại chỉ toàn những âm mưu xấu xa và thủ đoạn độc ác để bước tới vị trí ngày hôm nay. Và một lần nữa, chỉ vì muốn lấy lòng Công tước, ông ta sẵn sàng hy sinh con trai của mình là Fecđinăng, ép con phải kết hôn với người phụ nữ vốn từng tình nhân cũ của Công tước, nay đã thất sủng, dù biết con trai đã có người yêu sâu đậm. Đặc biệt để chia rẽ tình yêu ấy, ông ta tìm mọi cách khiến đôi trẻ hiểu lầm nhau, Fecđinăng còn điên cuồng, bắt ép người yêu uống thuốc độc tự tử cùng mình, chính chàng cũng đã tự tay giết chết người con gái mình yêu, một bi kịch đau đớn vô cùng.

Đoạn trích Ngang trái diễn ra với bối cảnh trong gian nhà nhỏ của ông Minle, đó là cuộc gặp gỡ của những con người với lập trường và quan điểm đối lập, đại diện cho bên cường quyền độc ác và một bên là tinh thần tự do chống lại cái ác tận cùng. Tể tướng Fôn Vante đã tìm đến tận nhà Luydơ để sỉ nhục cô, cho rằng cô là hạng phụ nữ lẳng lơ, bám lấy con ông ta chỉ vì tiền, là loại đĩ điếm không hơn. Điều này đã khiến lòng tự trọng của Luydơ tổn thương vô cùng sâu sắc, cô gái vì quá nhục nhã đã quyết định chấm dứt tình yêu với Fecđinăng: "Thưa ông Vante, giờ ông đã được giải thoát khỏi lời thề rồi" bằng một giọng đầy tôn nghiêm và đầy bất bình. Riêng Fecđinăng thì không thể tin được vào những lời nhục mạ bẩn thỉu thốt tha từ người cha quyền cao chức trọng ấy, chàng giận dữ đến mức chỉ kịp thốt lên "Ma quỷ, ta đã nghe thấy gì thế này". Như vậy trong mắt người con, người cha dần dà hiện lên với một hình dạng khủng khiếp, ma quỷ, mâu thuẫn bắt đầu được đẩy lên cao.

Tình thân, tình yêu đều quan trọng và Fecđinăng đang bị kẹt ở chính giữa cha mình sỉ nhục người con gái mình yêu nhất, đó là một cú tát đau đớn với chàng trai trẻ. Sự sỉ nhục nặng nề của Fon Vante đã khiến Luydơ - một cô gái với tâm hồn lương thiện, lòng tự trọng sâu sắc không chịu nổi mà ngất đi. Fecđinăng vì quá căm giận sự độc địa của người cha nên đã tuốt kiếm ra khỏi vỏ, chĩa về phía tể tướng, tuy nhiên chàng không hề động thủ mà lại xuôi tay, xem như trả lại cho người cha mạng sống của mình. Rồi đến ông Minle nén nhịn đã lâu cũng không thể chịu đựng được sự sỉ nhục của tể tướng mà cho hắn một bạt tai, thậm chí buông lời mỉa mai tể tướng Fôn Vante, điều này đã khiến cơn giận, khiến con thú độc ác trong người tể tướng trỗi dậy đòi bỏ tù ông Minle và đưa mẹ con Luydơ lên giá nhục hình. Fecđinăng cảnh cáo cha mình bằng một giọng rất bình tĩnh, rằng ông đừng chạm tới một góc tối của trái tim chàng, nơi mà tiếng "cha" không thể vang tới. Ôi, có lẽ giới hạn mong manh của tình cha con và sự đối đầu của kẻ tử thù sắp bị chọc thủng bằng những lời lẽ quá đỗi đểu cáng và độc ác của tể tướng rồi chăng?

Mâu thuẫn đỉnh điểm là khi tể tướng sai nhân viên pháp đình bắt giữ cả nhà Luydo, còn một mình Fecđinăng phải chống cự quyết liệt, ngăn cản đám người ấy đưa Luydo đi, chàng đã cầu xin cha mình "Đừng dồn ép tôi thêm nữa". Thế nhưng một con người thủ đoạn như tể tướng nào có để tâm đến lời khẩn thiết của con trai mình đâu, cái ông ta muốn là đạt được mục đích bẩn thỉu của mình là đạp lên người khác để ngồi thật vững ngôi vị. Những lời quát nạt, thúc giục của tể tướng với nhân viên pháp đình đã khiến Fecđinăng bùng nổ giận dữ, chàng không thể lùi bước cố thủ thêm nữa, chàng phải chiến đấu, trước hết là vì Luydơ, sau là vì công lý, vì lẽ phải. Đao của chàng đã đâm trúng mấy đứa tùy tùng, trước tình cảnh đó tể tướng càng kiên quyết hơn, tự tay túm Luydơ giao cho một tùy tùng, giọng đầy thách thức "Ta muốn xem thử lưỡi gươm kia có nhọn chăng?".

Fecđinăng định dùng chính bản thân mình để uy hiếp tể tướng Fôn Vante "Cha nghe đây, nếu nàng bị đem bêu trên giá nhục hình, thì thiếu tá con trai của tể tướng sẽ cùng đứng chịu với nàng. Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?". Trong sâu thâm tâm chàng trai vẫn còn chút gì đó hi vọng vào tình cha con, chàng vẫn muốn tin rằng cha mình sẽ để ý tình cha con mà tha cho Luydơ, tin rằng hổ dữ đến mấy cũng chẳng ăn thịt con đâu. Lần đầu câu hỏi "Cha vẫn cương quyết không đổi ư?", vang lên ta cảm thấy một niềm mong mỏi đầy thương cảm của Fecđinăng, chàng trai ấy vẫn đang mong cha mình quay đầu. Ôi, nhưng không khổ nhục kế của chàng đã thất bại một cách đau đớn, Fôn Vante vẫn mặc kệ lời uy hiếp của Fecđinăng, vẫn kiên quyết, thậm chí mỉa mai "Thế thì cuộc trưng bày sẽ càng thêm thú vị chứ sao?Nhanh lên, lôi nó đi."

Uy hiếp và hy vọng vào chút tình cha con còn sót lại của Fecđinăng đã thất bại, chàng kiên quyết hơn, chàng không còn niệm tình cha con nữa, đưa ra một lời thách thức đầy gay gắt, lấy sức mạnh của một sĩ quan để chống lại cha "Tôi sẽ dùng thanh gươm sĩ quan của tôi mà che chở cho thiếu nữ này. Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?". Thế nhưng điều đó dường như càng khiến cho mâu thuẫn dâng lên cao hơn, tể tướng Fôn Vante càng trở nên điên cuồng, tiếp tục mỉa mai "Thanh gươm của mày đã học được thói quen nhơ nhuốc rồi đấy. Nhanh lên đưa nó đi". Ông ta còn chẳng thèm bận tâm đến lời đe dọa của Fecđinăng, có lẽ ông nghĩ chàng chẳng thể làm gì hơn thế nữa, chàng sẽ phải chịu thua thôi. Thế nhưng hẳn ông ta đã nhầm to, bởi khi bị dồn đến đường cùng người ta thường sẽ làm ra những chuyện không tưởng, điên cuồng hơn những gì ông ta có thể tưởng tượng được.

Fecđinăng, mạnh mẽ giành lại Luydơ tội nghiệp, đang ngất xỉu từ tay tên tùy tùng một cách điên cuồng, chàng đã đến bước đường cùng, chàng đã không còn cách nào khác. Chàng phải đau đớn mà chọn cách cuối cùng, hòng khiến Fôn Vante run sợ trước quyết tâm không đổi của mình, chàng chĩa gươm về phía người yêu "Thà tôi đâm lưỡi gươm này qua xác vợ tôi, còn hơn nhìn nàng bị sỉ nhục. Cha vẫn còn cương quyết không chuyển chăng?". Thiếu tá đổi cách xưng hô, chính thức coi Luydơ là vợ, chứ không phải là người yêu nữa, cũng nhằm ngụ ý nếu Luydơ chết, chàng sẽ chết theo, cho tể tướng vừa lòng. Nhưng Fôn Vante dường như thích thú với lời uy hiếp ấy, bởi Luydơ là trở lực chính trong con đường liên hôn chính trị của ông ta, nàng ta chết đi càng tốt.

Mâu thuẫn dâng trên đỉnh điểm bỗng bị chùng lại, lời đau đớn của Fecđinăng với Chúa khiến người ta phải xót xa, những lời uy hiếp của chàng là những thủ đoạn của con người, chàng đã làm mọi cách, nhưng người cha độc ác của chàng chẳng hề lay chuyển chút nào. Ông ta không phải người, ông ta đã bán linh hồn cho quỷ dữ, thế nên cách cuối cùng, Fecđinăng đành phải dùng đến thủ đoạn của loài quỷ dữ may ra mới có thể chiến thắng. Đến đây nút thắt của mâu thuẫn đã được mở ra, Fecđinăng, hét lên đầy thách thức "Được rồi. Chúng mày, cứ mang nàng đi! Còn ta. Ta sẽ đem kể cho cả cái xứ này biết câu chuyện với nhan đề: Người ta đã leo lên cái ghế tể tướng bằng cách nào". Fecđinăng đã rơi vào trạng thái điên cuồng, bất chấp, quyết tâm một mất một còn với chính cha ruột của mình, chàng sẽ khiến ông ta mất tất cả, khiến ông ta phải nhục nhã, để trả giá cho những tội ác, những sự sỉ nhục của ông ta với chàng, với gia đình Luydơ, ông ta đáng bị như vậy. Lúc này đây, chỉ khi Fecđinăng uy hiếp đến cái ghế tể tướng của Fôn Vante, ông ta mới hốt hoảng, mới bắt đầu lo sợ, thật là một con người đáng sợ. Tình cha con, tình người, lương tâm không thể làm ông ta lay chuyển dù chỉ một chút, nhưng quyền lực, địa vị lại khiến ông ta lo sốt vó, phải chăng cái ghế tể tướng mới là "con" của ông ta.

Hồi hai của vở kịch đã kết thúc bằng lời uy hiếp "quỷ dữ" của Fecđinăng và sự lo sợ, lay chuyển của Fôn Vante vì cái ghế tể tướng. Từ một trích đoạn nhỏ như thế, ta đã phân lập được rõ ràng tính cách của hai nhân vật là Fecđinăng và tể tướng Fôn Vante, một bên là đại diện cho chính nghĩa, lương tâm con người, một bên là loài quỷ dữ, mờ mắt vì quyền lực, sẵn sàng không từ thủ đoạn xấu xa nào để đạt được điều mình muốn.

Giới thiệu Âm mưu và tình yêu - mẫu 4

Âm mưu và tình yêu là tác phẩm tố cáo chế dộ phong kiến mãnh liệt nhất của Sile. Xung đột của vở kịch được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa tình yêu trong trắng, thắm thiết của một đôi trai tài, gái sắc và những âm mưu xấu xa, đen tối của triều đình phong kiến cùng bọn quan lại chóp bu.

Ngang trái” là một cảnh đầy kịch tính, vô cung căng thẳng, có đầy đủ các bước phát triển của vở kịch. Phần giới thiệu: Luizơ đang ngất xỉu, tể tướng hạ lệnh bắt nàng. Đây là nguyên nhân dẫn đến xung đột cụ thể cha và con, giữa tể tướng và Fecđinăng, giữa âm mưu đen tối, xấu xa và tình yêu trong sáng, chân thành, thắm thiết trong đoạn trích. Bước phát triển: nhân viên pháp đình xông vào bắt Luizơ nhiều lần, đều bị Fecđinăng chống cự. Fecđinăng van xin nhưng tể tướng không động lòng mà càng giận dữ, kiên quyết. Cao trào: Fecđinăng đòi giết Luizơ, nhưng tể tướng không sợ mà vẫn thách thức: “Đâm đi, nếu mũi kiếm của mày còn đủ nhọn”. Đột biến: Fecđinăng tuyên bố phơi bày bí mật của tể tướng. Mở nút: Tể tướng thôi không hạ lệnh bắt Luizơ: “Buông con bé ấy ra”. Năm bước phát triển của một vở kịch dường như được tập trung trong một đoạn trích ngắn ngủi! Nghệ thuật tạo dựng kịch tính (một trong những đặc điểm thể hiện tài năng xuất sắc của Sile), được phát huy cao độ qua các bước xây dựng tình huống. Đầu tiên là cách bố trí thế và lực của hai bên. Tình huống căng thẳng thể hiện trong số lượng nhân vật cùng một lúc xuất hiện rất đông, dàn thành hai lực lượng đối địch không cân xứng. Nếu bên Âm mưu là cha, là quận công, là các nhân viên pháp đình, là số đông, nhiều tay kiếm, thì bên tình yêu là con, là dân thường và một tay kiếm của Fecđinăng. Sự chênh lệch về thế lực hai phe càng làm tăng sự đối lập gay gắt.

Sự căng thẳng của xung đột còn được tạo nên bởi những pha (kết hợp các hành động) khác nhau, tăng dần mức độ quyết chiến. Lúc đầu, Fecđinăng (chắc vì còn do dự trong việc đối đầu với cha) đã chỉ dùng đốc kiếm ngăn cản, tiếp đến, vì mức độ dữ dội của xung đột tăng, chàng quay mũi kiếm đâm bị thương mấy nhân viên pháp đình. Không thể ngăn cản được mức độc tàn bạo và quyết liệt của tể tướng chìa mũi kiếm vào Luizơ, hòng mong cái chết của nàng khiến tể tướng run sợ. Đây chính là đỉnh điểm của xung đột.

Ngôn ngữ nhân vật cũng được đẩy tăng dần mức độ căng thẳng, dâng đến đỉnh cao với những lời lặp đi lặp lại, với mức độ gay gắt, quyết chiến càng tăng dần. Đầu tiên, tể tướng không nói trực tiếp với Fecđinăng mà chỉ ra lệnh ngày càng sôi sục, giận dữ đối với bọn nhân viên pháp đình: “Chúng bây giúp tao một tay. Bắt lấy nó... tao phải nhắc lại lệnh của tao hay sao?... Quân tôi đòi hèn mạt”. Còn Fecđinăng, đối với bọn quan quân rất kiên quyết: “Chớ có đứa nào tìm cách động vào nàng... Thề độc có tử thần cùng tất cả mọi loài ma quỷ, lùi lại!”, nhưng đối với cha lúc đầu còn nhún nhường, van xin... “Xin cha hãy nghĩ đến bạn thân cha, cha ơi, đừng dồn ép con thêm nữa”. Trọng lượng lời van xin tăng dần: “Đừng dồn ép con đến chỗ cùng đường cha ơi!”. Đến lúc tể tướng đối thoại trực tiếp với Fecđinăng: “Tao muốn xem liệu chính tao có phải nếm lưỡi kiếm này không?” thì Fecđinăng cay đắng thốt lên: “Thượng đế đã lầm, đã lẫn, chọn tên đao phủ đê hèn lên làm tể tướng mạt hạng”. Lời nói đối chọi nhau gay gắt: "Lôi nói đi/ Cha vẫn cương quyết ư? Lôi nó đi/ cha vẫn cương quyết ư? Lôi nó đi/ Thà tôi đâm lưỡi kiếm này qua xác vợ tôi còn hơn". Thái độ của hai nhân vật chính cũng tăng dần mức độ gay gắt. Tể tướng từ đe dọa tới sôi sục giận dữ, cường độ, khiêu khích rồi như bị sét đánh, còn Fecđinăng từ giận dữ đến van xin, cương quyết rồi ghê gớm. Các pha hành động, ngôn ngữ và thái độ nhân vật được dẫn dắt khéo léo, hợp lôgic, dồn dập, làm xung đột kịch càng ngày càng gay gắt, thúc đẩy hành động và sự kiện, làm cho nhân vật bắt buộc lộ rõ nét tính cách. Tất cả diễn tả tài năng nghệ thuật của Sile trong việc xây dựng nghệ thuật kịch.

Giới thiệu Âm mưu và tình yêu - mẫu 5

Xung đột trong “Ngang trái” là xung đột cha - con, bắt nguồn từ một mâu thuẫn sâu xa, lớn lao, toàn diện hơn được khái quát bằng hai từ âm mưu và tình yêu. Xung đột giữa người cha - viên tể tướng, điển hình của tầng lớp quý tộc phong kiến già cỗi, xấu xa và tàn bạo, luôn có ý thức cao về, địa vị và quyền lực và người con - Fecđinăng, điển hình cho tầng lớp thanh niên quý tộc và tư sản tiến bộ, giàu lí tưởng, nhiệt tình, trung thực, là xung đột giữa cái ác và cái thiện, và cao hơn là xung đột giữa ý thức hệ phong kiến lỗi thời, trì trệ với ý thức hệ của các lực lượng tiên tiến trong thế kỉ ánh sáng.

Qua xung đột và hành động kịch, tính cách hai nhân vật chính được thể hiện tập trung. Là một viên quan giữ chức vụ cao nhất trong triều đình, nhưng cuộc đời của tể tướng Fôn Vante đầy rẫy những âm mưu và hành động đen tối. Dưới ngòi bút sắc sảo của Sile, bộ mặt tể tướng hiện lên như một kẻ chuyên quyền, bạo ngược, nham hiểm, không từ thủ đoạn xấu xa, độc ác nào để thực hiện mục đích của mình. Tham vọng quyền lực khiến Fôn Vante không từ âm mưu và tội ác nào. Ông ta đã từng bí mật sát hại người tiền nhiệm để leo lên địa vị tể tướng. Bây giờ, nhằm cung cố địa vị của mình, lấy quyền làm cha, tể tướng tính kế ép Fecđinăng phải lấy phu nhân Minfo, bất chấp tuổi tác và việc không có tình yêu giữa hai người. Và bằng mọi giá, không từ cả mưu ma chước quỷ, tể tướng quyết tâm chia rẽ tình yêu giữa con trai mình - Fecđinăng và cô gái bình dân nghèo, Luizơ. Tới nhà nhạc công Mile, dùng vũ lực và quyền uy, để sỉ nhục Luizơ và ra lệnh bắt nàng, tại đây, tể tướng hiện nguyên hình là một kẻ bạo ngược, cục cằn thô lỗ khi quát mắng Fecđinăng: “Thằng kia, tránh xa con đĩ ấy ra!”, gọi Luizơ là con đĩ và đe dọa bằng lời lẽ ghê rợn: “Ném đá cho nó tỉnh” khinh bỉ, chửi rủa bố Luizơ: “Lão khốn kiếp! Giá treo cổ vẫn còn chỗ cho lão”. Tể tướng sẵn sàng dùng nhục hình đối với dân thường dù họ không có tội. Fecđinăng đã van xin tể tướng với tư cách một người con cầu khẩn một người cha, nhưng tưởng với tư cách một người con cầu khẩn một người cha, nhưng tể tướng không hề có chút rung động, thương tâm, tôn trọng con mình. Để bảo vệ tình yêu của mình và để giữ trọn đạo làm con, Fecđinăng đã nhiều lần nhún nhường nhưng tể tướng chỉ càng lấn tới. Tham vọng quyền lực, thói chuyên quyền độc đoán, ý thức phân biệt đẳng cấp đã giết chết tình cảm cha con trong trái tim tể tướng, khiến ông ta không hề mủi lòng trước sự van xin và không hề chùn tay trước sự quyết liệt của con trai. Nhưng tể tướng lại có một chỗ yếu: rất sợ lộ bộ mặt thâm hiểm của mình. Chính vì thế, ông ta đột ngột như bị sét đánh khi nghe Fecđinăng thề sẽ phanh phui bí mật xấu xa của mình và chịu thua phen này: thả Luizơ.

Fecđinăng là một chàng trai mạnh mẽ, nhiệt tình, cao thượng, có một tình yêu trong trắng, chân thật. Vượt qua hàng rào đẳng cấp và những thành kiến phong kiến hủ lậu, chàng yêu tha thiết Luizơ, cô gái trong trắng như thiên thần. Có nghị lực, trung thực, tâm hồn nhạy cảm, trái tim nồng cháy, Fecđinăng không chấp nhận cuộc hôn nhân do tể tướng sắp đặt với những mục đích thấp hèn. Tình yêu giữa Luizơ và Fecđinăng là một tình yêu trong trắng, tự do, không vụ lợi, một tình yêu tự nhiên, chân thành của hai trái tim trẻ tuổi. Vì vậy Fecđinăng cương quyết bảo vệ tình yêu của mình, bảo vệ người yêu trong bất kì hoàn cảnh nào. Mở đầu trích đoạn “Ngang trái” là cảnh Fecđinăng chạy tới đỡ Luizơ đang bị ngất. Xuyên suốt cảnh là thái độ phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt của Fecđinăng trước lệnh bắt Luizơ của tể tướng và hành động của các nhân viên pháp đình đối với nàng. Chàng đã giận dữ, đứng ngăn giữa Luizơ và bọn chúng, đe dọa và đâm bị thương mấy đứa khi chúng hung dữ xông tới. Tuy nhiên ở địa vị làm con Fecđinăng có những nhún nhường nhất định. Vì bảo vệ người yêu mà phải chống lại cha, sự khó xử của chàng được bộc lộ rất rõ. Đối với cha, Fecđinăng vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh cầu xin, hi vọng được sự cảm thông. Đến khi Fôn Vante cuồng nộ tự giằng lấy Luizơ, Fecđinăng vẫn không dám xông vào, chỉ cay đắng dùng lời lẽ nhận xét tể tướng. Đã ba lần chàng nhắc câu hỏi, câu hỏi chứa đựng sự nhún mình, cầu xin. Chỉ đến khi giành lại được Luizơ từ tay các nhân viên pháp đình, Fecđinăng chĩa mũi kiếm vào nàng và tuyên bố: “Thà tôi đâm lưỡi kiếm này qua xác vợ tôi còn hơn nhìn nàng bị cha sỉ nhục”. Gọi Luizơ là vợ, chàng đã nhận trách nhiệm cao cả là phải bảo vệ nàng trước lũ côn đồ. Song tể tướng không hề xúc động mà còn thách thức chàng. Đến lúc ấy, tuyệt vọng “chàng đành ngước mắt lên trời với thái độ ghê gớm và xin chúa chứng giám: “Tôi đã dùng hết mọi phương tiện của con người, bây giờ chỉ còn cách dùng đến thủ đoạn của loài ma quỷ”. Gọi cách thức mình sẽ làm trong sự tuyệt vọng là thủ đoạn của loài ma quỷ (tố cáo cha mình), Fecđinăng bộc lộ một tâm hồn trong trắng, trung thực biết bao. Tình yêu mãnh liệt, tính cương trực và sự khôn khéo của Fecđinăng đã giúp chàng giải thoát được Luizơ.

Tính cách và phẩm chất của Fecđinăng tạo sức lôi cuốn mãnh liệt, gây nên những xúc cảm cao cả đối với người xem kịch.

Khi vở Âm mưu và tình yêu mới ra đời ở Đức, đã được sự chào đón nồng nhiệt của lớp trẻ, bởi lẽ, hình tượng Pecđinăng đã hiện lên “cao hơn một anh hùng thời đại”, là người phát ngôn cho cuộc nổi loạn của những người con chống lại các ông bố trong trào lưu “Bão táp và xung kích”, cho thế hệ thanh niên đang tuyên chiến với thói hư tật xấu và đạo đức giả của một chế độ cũ đang hấp hối.

1 506 24/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: