TOP 10 mẫu Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (2024) SIÊU HAY
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật
Đề bài: Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích.
Dàn ý Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật
Tên tác phẩm văn học/ nghệ thuật:
Thể loại
Tên tác giả:
1. Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật
2. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật
- Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật:
- Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:
3. Trình này một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/ nghe tác phẩm:
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 1)
“ Chữ người tử tù” còn đặc biệt xuất sắc bởi những giá trị nghệ thuật mà tác giả xây dựng. Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật tạo tình huống truyện thật độc đáo đó là cuộc gặp gỡ chốn lao tù giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trên bình diện xã hội họ là kẻ thù. Còn trên bình diện nghệ thuật, họ là những tri kỉ. Tình huống truyện độc đáo đã góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và tô đậm chủ đề của tác phẩm. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng hết sức đặc sắc. Nhân vật được xây dựng từ cái nhìn tài hoa của người nghệ sĩ với bút pháp lãng mạn, đặt nhân vật trong mối liên hệ tương phản và cách miêu tả gián tiếp. Nghệ thuật tạo dựng cảnh cho chữ. Tác giả đã sử dụng triệt để thủ pháp đối lập để miêu tả cảnh cho chữ “ xưa nay chưa từng có”, qua đó góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Nguyễn Tuân còn đặc biệt cho thấy mình là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ với việc sử dụng một loạt các từ Hán Việt rất đắt giá tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng. Truyện ngắn “ Chữ người tử tù” là một tác phẩm xuất sắc cho thấy tài năng nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân được đánh giá là “nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”, ông có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng ông thoát li hiện thực, tìm về một thời vang bóng, tập “Vang bóng một thời” chính là tập truyện tiêu biểu nhất cho phong cách của ông trước cách mạng. Trong đó ta không thể không nhắc đến “Chữ người tử tù” với niềm trân trọng thú viết chữ tao nhã truyền thống.
“Chữ người tử tù” được in trong tập “Vang bóng một thời” xuất bản năm 1940, tác phẩm khi xuất hiện trên tạp chí Tao đàn có tên “Dòng chữ cuối cùng”, sau in thành sách đổi thành “Chữ người tử tù”. Tác phẩm đã truyền tải đầy đủ tinh thần của tác giả, cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm. “Chữ” là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca. “Người tử tù” là đại diện của cái xấu, cái ác, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Ngay từ nhan đề đã chứa đựng những mâu thuẫn gợi ra tình huống truyện éo le, gợi dậy sự tò mò của người đọc. Qua đó làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.
Tác phẩm có tình huống gặp gỡ hết sức độc đáo, lạ, chúng diễn ra trong hoàn cảnh nhà tù, vào những ngày cuối cùng của người tử tù Huấn Cao, một người mang chí lớn và tài năng lớn nhưng không gặp thời. Vị thế xã hội của hai nhân vật cũng có nhiều đối nghịch. Huấn Cao kẻ tử từ, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam tỉnh Sơn, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít chặt chẽ với nhau. Với tình huống truyện đầy độc đáo, đã giúp câu chuyện phát triển logic, hợp lí đẩy lên đến cao trào. Qua đó giúp bộc lộ tính cách nhân vật và làm nổi bật chủ đề của truyện: Sự bất tử của cái đẹp, sự chiến thắng của cái đẹp. Sức mạnh cảm hóa của cái đẹp.
Nổi bật trong tác phẩm chính là Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp và nổi tiếng khắp nơi: “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” tiếng tăm của ai khiến ai ai cũng biết đến. Cái tài của ông còn gắn liền với khát khao, sự nể trọng của người đời. Có được chữ của Huấn Cao là niềm mong mỏi của bất cứ ai, được treo chữ của ông trong nhà là niềm vui, niềm vinh dự lớn. Cái tài của Huấn Cao không chỉ dừng lại ở mức độ bình thường mà đã đạt đến độ phi thường, siêu phàm.
Không chỉ tài năng, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. “Khoảnh” ở đây có thể hiểu là sự kiêu ngạo về tài năng viết chữ, bởi ông ý thức được giá trị của tài năng, luôn tôn trọng từng con chữ mình viết ra. Mỗi chữ ông viết như một món quà mà thượng đế trao cho bản thân nên chỉ có thể dùng những chữ ấy để trao cho những tấm lòng trong thiên hạ. Trong đời ông, ông không vì uy quyền mà trao chữ cho ai bao giờ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Đặc biệt, tấm lòng thiên lương ấy còn thể hiện trong việc ông đồng ý cho chữ viên quản ngục: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, tấm lòng của Huấn Cao với những con người quý trọng cái đẹp, cái tài.
Ở Huấn Cao ta còn thấy được trong ông vẻ đẹp của một con người có nghĩa khí, khí phách hơn người. Ông là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản, đối đầu với triều đình. Khi bị bắt ông vẫn giữ tư thế hiên ngang, trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng… Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kinh chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.
Và đẹp đẽ nhất là cảnh cho chữ, cả ba vẻ đẹp của ông được hội tụ và tỏa sáng. Trên tấm vải trắng còn nguyên vẹn lần hồ, chữ Huấn Cao “vuông tươi tắn” nói lên hoài bão, tung hoành của một con người có khí phách. Ông không để tâm đến mọi điều xung quanh chỉ tập trung vào việc tạo ra những nét chữ tuyệt tác. Với việc quản ngục xin chữ, Huấn Cao cũng hiểu ra tấm lòng của quản ngục, trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.
Viên quản ngục là người có số phận bi kịch. Ông vốn có tính cách dịu dàng, biết trọng những người ngay thẳng, nhưng lại phải sống trong tù – môi trường chỉ có tàn nhẫn, lừa lọc. Nhân cách cao đẹp của ông đối lập với hoàn cảnh sống tù đầy, bị giam hãm. Ông tự nhận thức về ki kịch của mình, bi kịch của sự lầm đường lạc lối, nhầm nghề. Nhưng dù vậy, trong quản ngục vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp, tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông khao khát có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, và nếu không xin được chữ ông Huấn quả là điều đáng tiếc. Nhưng xin được chữ của Huấn Cao là điều vô cùng khó khăn: bản thân ông là quản ngục, nếu có thái độ biệt nhỡn, hay xin chữ kẻ tử tù – Huấn Cao, chắc chắn sẽ gặp tai vạ. Hơn nữa Huấn Cao vốn “khoảnh” không phải ai cũng cho chữ.
Trong những ngày cuối cùng của ông Huấn, quản ngục có hành động bất thường, biệt nhỡn với người tử tù. Cũng như Huấn Cao, vẻ đẹp tâm hồn của quản ngục được thể hiện rõ nhất ở đoạn cho chữ. Ông trân trọng, ngưỡng mộ nên đã bất chấp tất cả để tổ chức một đêm xin chữ chưa từng có. Ba con người, ba nhân cách cao đẹp chụm lại chứng kiến những nét chữ dần dần hiện ra…, viên quản ngục khúm lúm cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ, với thái độ sùng kính, ngưỡng mộ cái đẹp. Trước những lời giảng giải của Huấn Cao, viên quản ngục chắp tay vái người tù một vái, “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Tác phẩm đã sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thiên lương, khí phách và trọng đãi người tài. Đồng thời tác phẩm cũng thành công khi Nguyễn Tuân đã gợi lên không khí cổ xưa nay chỉ còn vang bóng. Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả, góp phần phục chế lại không khí cổ xưa của tác phẩm. Bút pháp đối lập tương phản vận dụng thành thục, tài hoa.
Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời ông cũng thể hiện tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ lòng yêu nước. Với nghệ thuật xây dựng tình huống đắc sắc, ngôn ngữ tài hoa đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 2)
Tài sản về vật chất có thể nhanh đến và nhanh đi nhưng tài sản về tinh thần thì sẽ luôn luôn được lưu giữ. Người ta cũng không thể đem tài sản tinh thần ra để định giá bởi vì nó là vô giá. Đối với tất cả người dân Việt Nam, chúng ta có nhiều khối tài sản tinh thần chung và trong số đó không thể không nhắc đến đó chính là Truyện Kiều. Tác phẩm giống như một viên ngọc sáng mà tất cả các nhà văn, nhà thơ đều ao ước mình có thể làm nên một tác phẩm như vậy.
Kiệt tác vĩ đại Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm theo thể loại truyện thơ. Toàn bộ tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc. Mặc dù được viết dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo để tạo nên một Đoạn Trường Tân Thanh phù hợp với văn hoa của người Việt và thể hiện được những tinh hoa trong ngôn ngữ của người Việt.
Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của Thúy Kiều, một người con sinh ra trong gia đình trung lưu lương thiện. Thúy Kiều vốn có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai người em là Thúy Vân và Vương Quan cho đến trước khi sóng gió ập đến.
Cả thiên truyện được chia làm ba phần với phần một có tên là Gặp gỡ và đính ước. Vào ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ. Tại đây, Kiều đã gặp nấm mồ của Đạm Tiên và tỏ lòng thương xót cho thân phận của người con gái hồng nhan, bạc mệnh. Lúc chuẩn bị ra về, Kiều lại gặp gỡ Kim Trọng và dường như hai người đã cảm mến nhau ngay từ giây phút đầu gặp gỡ. Sau đó, hai người đã bí mật gặp nhau và cùng nhau đính ước.
Phần hai có tên gọi Gia biến và lưu lạc. Sau khi đính ước, Kim Trọng phải về quê hộ tang chú. Đúng lúc này gia đình Kiều bị vu oan, cha và em Kiều là Vương Quan bị bắt. Để cứu cha và em, Kiều đã phải bán mình để có tiền chuộc. Trước khi ra đi, Kiều đã trao lại mối duyên tình của mình cho em gái Thúy Vân. Sau khi bán mình, Kiều bị Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh lừa vào chốn lầu xanh. Tại đây, Kiều đã được Thúc Sinh cứu ra để làm vợ lẽ. Thúc Sinh là một khách làng chơi hào phóng nhưng vợ của hắn là Hoạn Thư có tính ghen điên cuồng. Hoạn Thư đã bày mưu tính kế để bắt Kiều về đày đọa. Sau khi trốn thoát, Kiều đã đến nương nhờ nơi cửa Phật và được sư Giác Duyên giúp đỡ. Nhưng sư Giác Duyên vì tin lời Bạc Bà, Bạc Hạnh nên đã giao lầm Kiều vào tay kẻ xấu. Thêm một lần nữa Kiều bị rơi vào chốn lầu xanh. Tại đây, Kiều gặp được Từ Hải, một vị anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Không chỉ chuộc Kiều về làm vợ, Từ Hải còn giúp Kiều báo ân, báo oán. Nhưng nàng Kiều thật thà lại một lần nữa bị kẻ xấu lừa. Tin lời Hồ Tôn Hiến, Kiều đã đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Sau đó, Kiều bị bắt phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều và sau cùng bị ép gả cho một viên quan thổ. Vì quá đau xót và tủi nhục cho chính mình, khi đi qua sông Tiền Đường nàng đã nhảy xuống tự vẫn nhưng may mắn được sư Giác Duyên cứu giúp. Kiều lại tiếp tục sống nương nhờ cửa Phật.
Phần ba có tên gọi là Đoàn tụ. Sau khi hộ tang chú, Kim Trọng đã trở lại để tìm người yêu. Lúc này biết được sự việc Kim Trọng vô cùng đau đớn. Chàng kết duyên với Thúy Vân theo như lời dặn của Kiều nhưng trong lòng vẫn không nguôi nhớ về nàng. Kim Trong đã đi tìm Kiều ở khắp nơi và may mắn đã cho hai người gặp lại nhau. Ngày đoàn viên của gia đình, Kiều đã quyết định “Duyên đối lứa cũng là duyên bạn bầy” để tỏ lòng kính trọng người yêu cũng như bảo vệ danh tiết của mình.
Về nội dung, Truyện Kiều mang đến giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng to lớn. Đó là một bức tranh khắc họa chân thực xã hội trước đây đầy rẫy những sự bất công và tàn bạo. Ở đó, con người bị vùi thập, bị tha hóa chỉ vì đồng tiền. Ở xã hội đó xuất hiện quá nhiều những con buôn giáo dở, nhà chứa nhơ nhớp và cả những tên quan tham ô lại. Người phụ nữ sống trong xã hội ấy bị đối xử một cách tàn nhẫn, bất công, bị chà đạp lên nhân phẩm khiến cho họ sống không bằng chết. Thế nhưng họ vẫn giữ được nhân phẩm, vẫn thể hiện được tài năng và khát vọng tự do, khát vọng tình yêu.
Về nghệ thuật, Truyện Kiều đã cho thấy được tinh hoa trong ngôn ngữ cũng như thể loại văn học của dân tộc. Tác phẩm đã sử dụng thể thơ lục bát một cách quá xuất sắc. Khi đọc tác phẩm, ta thấy một sự gần gũi, thân thuộc nhưng vẫn rất bác học. Có thể nói, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc.
Cho đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Truyện Kiều không chỉ đưa văn học Việt Nam vươn xa ra thế giới mà còn giúp đất nước và con người Việt Nam ra xa hơn phạm vị quốc gia.
Truyện Kiều hoàn hảo cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Những nhân vật trong tác phẩm như là con người thật ngoài đời. Đó là những điều làm nên giá trị tuyệt vời cho tác phẩm này.
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 3)
Có thể nói, “Chiếc lược ngà” chính là tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Tác phẩm được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nói về hoàn cảnh viết “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng tâm sự: “Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây.Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này”.
“Chiếc lược ngà” kể về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh miền Nam đang sục sôi máu lửa. Truyện đã khắc sâu trong tâm chí đọc giả về những tàn phá kinh khủng của chiến tranh. Chiến tranh biến những người mẹ già có nguy cơ mất con, người vợ góa chồng và những đứa con mồ côi cha. Thế nhưng trong không khí đau thương mà hào hùng ấy, tình cảm cha con vẫn tỏa sáng bất diệt.
Ông Sáu trở về không được bé Thu nhận cha cho đến tận những giây phút cuối cùng trước khi phải lên đường chiến đấu. Vào chiến trường ông làm cho bé một chiếc lược ngà, ông hi sinh ngoài chiến trận và chiếc lược được người đồng đội chuyển đến tận tay cô bé Thu.
Truyện xoay quanh diễn biến tâm trạng của bé thu trước và sau khi nhận ra cha. Nó được xây dựng qua hai tình huống cơ bản. Đầu tiên là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường. Tình huống hai, ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. Như vậy câu chuyện đã đi từ tình yêu mãnh liệt của bé Thu dành cho cha đến tình cảm sâu sắc, thắm thiết mà ông Sáu dành cho đứa con của mình. Có thể thấy, đây là tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn của bác Ba, người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật mà không làm mất đi tính khách quan của nó. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ. Tất cả những điều đó đã góp phần thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyện còn khiến người đọc thấm thía những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
Bằng tình cảm chân thành mà sâu sắc qua “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được một chân lí: Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 4)
Chào thầy cô và các bạn! Tôi tên là… Sau đây, tôi xin trình bày những ý kiến của mình về bài nói và nghe: Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”.
Tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” được xem là một trong những tác phẩm hội họa kinh điển do họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ vào năm 1943. Vào khoảng những năm 1945 về trước, tranh sơn dầu thiếu nữ bên hoa huệ gây ấn tượng với người xem bởi nét đẹp của người thiếu nữ Việt, thêm chút buồn vương vấn, nhẹ nhàng, gợi nhắc đến nền văn hóa truyền thống, cổ xưa. Bức tranh này không đơn thuần chỉ thể hiện cái đẹp của người thiếu nữ mà còn mang trong mình thú vui tao nhã của người Hà Thành xưa rất đậm chất nghệ thuật, đó là thú thưởng hoa loa kèn.
Quan sát tranh, chúng ta thấy được rằng bức tranh mô tả chân dung một thiếu nữ mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ trắng. Với hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh. Tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng. Người thiếu nữ bên tà áo dài thể hiện sự thuần khiết và trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Những hòa sắc và đường nét, hình khối giản dị của bức tranh toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng, không duyên cớ.
Trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, cụm từ “thiếu nữ và hoa” dường như đã đi vào tiêu chuẩn và phổ biến hơn. Ông vô cùng điêu luyện trong việc biết cách vận dụng những nét độc đáo theo từng chi tiết trong cụm từ “ thiếu nữ và hoa”. Tô Ngọc Vân vẽ bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” là chủ động biểu hiện hệ đối tượng: thiếu nữ - hoa huệ. Thiếu nữ má hồng tân thời e ấp làm dáng. Sự chuyển động hình thể của cô gái cho thấy một sức sống tươi trẻ và trong sáng tuổi đôi mươi yêu cái đẹp. Búp tay tay nõn nà nâng nhẹ cánh hoa trắng tinh. Những cử chỉ động tác đều toát lên những cảm xúc lay động.
Với đường nét hài hòa, hình khối giản dị bức vẽ tranh sơn dầuđã khắc họa chân dung người thiếu nữ trong tà áo dài trắng, khẽ nghiêng đầu về phía lọ hoa huệ tây trắng ngát. Thêm vào đó, bằng tài hoa và sự sáng tạo của mình người nghệ sĩ đã thổi hồn vào bức vẽ tranh sơn dầu thiếu nữ hoa huệ khiến nó thêm phần ấn tượng, nghệ thuật sâu sắc.
Bài trình bày của tôi đến đây là kết thúc. Tôi xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 5)
Nhắc tới Huy Cận, người ta nhớ ngay đến một “hồn thơ ảo não” (Hoài Thanh). Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp mặt vào thơ ca đương thời một nỗi sầu nhân thế, một cái tôi cô đơn, buồn bã trước dòng đời. Với sự pha trộn giữa chất cổ điển và hiện đại, ông đã gửi gắm nỗi niềm ấy trong nhiều bài thơ, trong đó phải kể đến Tràng giang. Bài thơ in trong tập “Lửa thiêng” (1940) rất tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.
Vào một buổi chiều thu năm 1939, khi nhà thơ đứng trước bãi Chèm – phía Nam dòng sông, trước cảnh sóng nước mênh mông, đã không kìm nén nổi cảm xúc buồn bã, cô đơn và nhớ nhà da diết nên sáng tác bài thơ Tràng giang. “Tràng giang” là một từ Hán Việt đầy trang trọng, cổ kính, chỉ một con sông dài. Nhưng nhà thơ không dùng “trường giang” (có cùng nghĩa) để thay thế, bởi cách điệp vần “ang” giúp nhan đề vừa gợi âm hưởng ngân vang, vừa gợi nên cảm giác một dòng sông không những dài mà còn rộng. Thêm lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài càng làm rõ hơn sắc thái cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Đó là nỗi buồn của con người trước một không gian mênh mông, rộng lớn có thể bao trùm cả vũ trụ.
Từ nhan đề và câu thơ đề từ của bài thơ, khổ thơ thứ nhất đã mở ra một không gian sông nước sông nước rộng lớn. Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Dường như, dòng sông “tràng giang” đã dài nay lại như trải dài ra hơn với từng đợt sóng “điệp điệp” cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt. Những đợt sóng ấy như trải dài đến vô tận càng tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la của sông nước. Và để rồi, trên cái nền sông nước mênh mông ấy, hình ảnh con thuyền hiện lên thật nhỏ nhoi, cứ thế “xuôi mái nước song song”. Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với hình ảnh con thuyền nhỏ bé càng gợi lên trong chúng ta sự cô đơn, le loi. Đặc biệt, khổ thơ thứ nhất còn để lại ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc bởi hai câu thơ cuối của khổ thơ.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Từ xưa cho đến nay, thuyền và nước là hai hình ảnh luôn đi liền với nhau, ấy vậy mà ở đây dường như thuyền và nước như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi. Có lẽ bởi thế mà cảnh vật ấy càng khiến cho lòng “sầu trăm ngả”. Đặc biệt, giữa cảnh sông nước mênh mông ấy, hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên trong lòng người đọc ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, lạc lõng, bơ vơ, không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu bởi trăm dòng mênh mông vô định. Như vậy, trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định. Đồng thời, khổ thơ cũng gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả.
Nếu trong khổ thơ mở đầu của bài thơ, tác giả vẽ nên không gian sông nước mênh mông thì trong khổ thơ thứ hai, tác giả lại mở ra không gian nơi cồn nhỏ. Hai câu thơ mở đầu khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một không gian hoang vắng, hiu quạnh.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Với việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm tác giả đã vẽ nên một bức tranh nơi cồn nhỏ vừa thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo vừa gợi nên một nỗi buồn mênh mang. Thêm vào đó, sự hoang vắng, tĩnh mịch của không gian như càng được tô đậm thêm qua câu thơ “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Có thể nói, đây là một câu thơ có nhiều cách hiểu, “đâu” là đâu có, là phủ nhận âm thanh của tiếng chợ chiều hay là đâu đó, gợi lên âm thanh yếu ớt của tiếng chợ.
Nhưng có lẽ dẫu hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì câu thơ vẫn gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người. Nếu hai câu thơ đầu khổ hai gợi lên không gian cồn nhỏ vắng vẻ, hiu quạnh thì dường như trong câu ba và câu bốn, không gian ấy như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Trong hai câu thơ, tác giả dùng “sâu chót vót” thay vì “cao chót vót” bởi lẽ chữ “sâu” không chỉ tả cảnh mà còn tả tình, nó không chỉ gợi lên một khoảng không gian rộng lớn, thẳm thẳm mà còn gợi lên cả nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người trước cái mênh mông, hoang vắng của cảnh vật. Như vậy, trong hai khổ thơ đầu của bài thơ, nỗi buồn của nhà thơ như bao phủ lên mọi cảnh vật, lên không gian rộng lớn và mênh mông. Và để rồi, trong khổ thơ thứ ba của bài thơ, tác giả lên trở về với không gian sông nước với khung cảnh mênh mang, đìu hiu, thiếu vắng đi sự sống của con người.
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bài vàng
Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” một lần nữa gợi lên trong người đọc hình ảnh về kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu. Thêm vào đó, khổ thơ với việc sử dụng nghệ thuật phủ định lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh sự hiu quạnh, thiếu sự sống của cảnh vật. Lẽ thường, chúng ta vẫn thường thấy rằng, thuyền và cầu là những phương tiện, những hình ảnh thể hiện sự giao lưu, kết nối giữa con người với con người, giữa miền đất này với miền đất khác nhưng ở đây “không một chuyến đò”, “không một cây cầu”.
Dường như, ở nơi đây chẳng có bất cứ thứ gì gắn kết đôi bờ với nhau, nó thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người và hơn hết là tình người, mối giao hòa, thân mật giữa con người với nhau. Có lẽ bởi thế mà hai bờ của dòng sông cứ thể chạy dài, chạy dài mãi mà chẳng bao giờ gặp nhau, chỉ còn lại ở nơi đây những bờ xanh, những bãi vàng nối tiếp nhau – một bức tranh đẹp nhưng tĩnh lặng và thật buồn.
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 6)
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) không đơn thuần chỉ là tác phẩm miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà mà đó còn là tác phẩm thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Xuyên suốt toàn tác phẩm là hình ảnh con sông Hương xứ Huế vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, êm ả, nhẹ nhàng; vừa mang vẻ đẹp hoang dã, bao la,mênh mông, hùng vĩ. Vẻ đẹp con sông Hương là vẻ đẹp làm xao động lòng người. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên quê hương ấy là tấm lòng thủy chung, son sắt, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê cha đất tổ, vẻ đẹp non nước quê hương của người con xứ Huế – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nghệ thuật: Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả – dòng sông Hương.Ngôn ngữ giàu hình tượng; văn phong mê đắm tài hoa; chất trí tuệ và chất trữ tình hài hòa thống nhất; am hiểu nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, âm nhạc, thơ ca; cảm xúc dạt dào, tha thiết; cái tôi trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn.
Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 7)
Tài sản về vật chất có thể nhanh đến và nhanh đi nhưng tài sản về tinh thần thì sẽ luôn luôn được lưu giữ. Người ta cũng không thể đem tài sản tinh thần ra để định giá bởi vì nó là vô giá. Đối với tất cả người dân Việt Nam, chúng ta có nhiều khối tài sản tinh thần chung và trong số đó không thể không nhắc đến đó chính là Truyện Kiều. Tác phẩm giống như một viên ngọc sáng mà tất cả các nhà văn, nhà thơ đều ao ước mình có thể làm nên một tác phẩm như vậy.
Kiệt tác vĩ đại Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm theo thể loại truyện thơ. Toàn bộ tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc. Mặc dù được viết dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo để tạo nên một Đoạn Trường Tân Thanh phù hợp với văn hoa của người Việt và thể hiện được những tinh hoa trong ngôn ngữ của người Việt.
Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của Thúy Kiều, một người con sinh ra trong gia đình trung lưu lương thiện. Thúy Kiều vốn có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai người em là Thúy Vân và Vương Quan cho đến trước khi sóng gió ập đến.
Cả thiên truyện được chia làm ba phần với phần một có tên là Gặp gỡ và đính ước. Vào ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ. Tại đây, Kiều đã gặp nấm mồ của Đạm Tiên và tỏ lòng thương xót cho thân phận của người con gái hồng nhan, bạc mệnh. Lúc chuẩn bị ra về, Kiều lại gặp gỡ Kim Trọng và dường như hai người đã cảm mến nhau ngay từ giây phút đầu gặp gỡ. Sau đó, hai người đã bí mật gặp nhau và cùng nhau đính ước.
Phần hai có tên gọi Gia biến và lưu lạc. Sau khi đính ước, Kim Trọng phải về quê hộ tang chú. Đúng lúc này gia đình Kiều bị vu oan, cha và em Kiều là Vương Quan bị bắt. Để cứu cha và em, Kiều đã phải bán mình để có tiền chuộc. Trước khi ra đi, Kiều đã trao lại mối duyên tình của mình cho em gái Thúy Vân. Sau khi bán mình, Kiều bị Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh lừa vào chốn lầu xanh. Tại đây, Kiều đã được Thúc Sinh cứu ra để làm vợ lẽ. Thúc Sinh là một khách làng chơi hào phóng nhưng vợ của hắn là Hoạn Thư có tính ghen điên cuồng. Hoạn Thư đã bày mưu tính kế để bắt Kiều về đày đọa. Sau khi trốn thoát, Kiều đã đến nương nhờ nơi cửa Phật và được sư Giác Duyên giúp đỡ. Nhưng sư Giác Duyên vì tin lời Bạc Bà, Bạc Hạnh nên đã giao lầm Kiều vào tay kẻ xấu. Thêm một lần nữa Kiều bị rơi vào chốn lầu xanh. Tại đây, Kiều gặp được Từ Hải, một vị anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Không chỉ chuộc Kiều về làm vợ, Từ Hải còn giúp Kiều báo ân, báo oán. Nhưng nàng Kiều thật thà lại một lần nữa bị kẻ xấu lừa. Tin lời Hồ Tôn Hiến, Kiều đã đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Sau đó, Kiều bị bắt phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều và sau cùng bị ép gả cho một viên quan thổ. Vì quá đau xót và tủi nhục cho chính mình, khi đi qua sông Tiền Đường nàng đã nhảy xuống tự vẫn nhưng may mắn được sư Giác Duyên cứu giúp. Kiều lại tiếp tục sống nương nhờ cửa Phật.
Phần ba có tên gọi là Đoàn tụ. Sau khi hộ tang chú, Kim Trọng đã trở lại để tìm người yêu. Lúc này biết được sự việc Kim Trọng vô cùng đau đớn. Chàng kết duyên với Thúy Vân theo như lời dặn của Kiều nhưng trong lòng vẫn không nguôi nhớ về nàng. Kim Trong đã đi tìm Kiều ở khắp nơi và may mắn đã cho hai người gặp lại nhau. Ngày đoàn viên của gia đình, Kiều đã quyết định “Duyên đối lứa cũng là duyên bạn bầy” để tỏ lòng kính trọng người yêu cũng như bảo vệ danh tiết của mình.
Về nội dung, Truyện Kiều mang đến giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng to lớn. Đó là một bức tranh khắc họa chân thực xã hội trước đây đầy rẫy những sự bất công và tàn bạo. Ở đó, con người bị vùi thập, bị tha hóa chỉ vì đồng tiền. Ở xã hội đó xuất hiện quá nhiều những con buôn giáo dở, nhà chứa nhơ nhớp và cả những tên quan tham ô lại. Người phụ nữ sống trong xã hội ấy bị đối xử một cách tàn nhẫn, bất công, bị chà đạp lên nhân phẩm khiến cho họ sống không bằng chết. Thế nhưng họ vẫn giữ được nhân phẩm, vẫn thể hiện được tài năng và khát vọng tự do, khát vọng tình yêu.
Về nghệ thuật, Truyện Kiều đã cho thấy được tinh hoa trong ngôn ngữ cũng như thể loại văn học của dân tộc. Tác phẩm đã sử dụng thể thơ lục bát một cách quá xuất sắc. Khi đọc tác phẩm, ta thấy một sự gần gũi, thân thuộc nhưng vẫn rất bác học. Có thể nói, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc.
Cho đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Truyện Kiều không chỉ đưa văn học Việt Nam vươn xa ra thế giới mà còn giúp đất nước và con người Việt Nam ra xa hơn phạm vị quốc gia.
Truyện Kiều hoàn hảo cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Những nhân vật trong tác phẩm như là con người thật ngoài đời. Đó là những điều làm nên giá trị tuyệt vời cho tác phẩm này.
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 8)
Kính chào thầy cô và các bạn học sinh, tôi tên là…, học sinh lớp… trường… Sau đây, tôi sẽ giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật, bức tranh Sự dai dẳng của kí ức Của Salvador Dali.
Sự dai dẳng của ký ức Của Salvador Dali là một trong những tác phẩm ấp ủ nhất của anh ấy từ một cuộc đời sung mãn. Nó được vẽ vào năm 1931 rất lâu sau khi ông theo học trường nghệ thuật ở Madrid và Barcelona. Công việc ban đầu của anh ấy trong suốt quá trình học tập của anh ấy phản ánh năng khiếu khác thường đối với nhiều phong cách khác nhau.
Vào những năm 1930, khả năng vô song của Dali với tư cách là một nghệ sĩ được kết hợp với việc ông khám phá ra những lời dạy của Sigmund Freud về hình ảnh tiềm thức, và phong cách trưởng thành dễ nhận biết của ông đã được giới thiệu với thế giới. trước khi sơn Sự dai dẳng của ký ức Dali cũng đã làm quen với những người theo chủ nghĩa Siêu thực ở Paris. Anh ấy cảm thấy có khả năng tạo ra nghệ thuật đột phá sẽ thiết lập hiện thực trong tiềm thức.
Hình ảnh mang tính biểu tượng của chiếc đồng hồ bỏ túi đang tan chảy đã khiến Sự dai dẳng của ký ức một trong những bức tranh dễ nhận biết nhất của Dali. Bức tranh là một ví dụ tuyệt vời về sự tương phản giữa những đường nét cứng rắn sắc nét và sự mềm mại tan chảy. Bản thân những chiếc đồng hồ tượng trưng cho khái niệm về thời gian đã qua và có lẽ là sự không liên quan của thời gian trong vũ trụ. Dali có thể đã bình luận về cách giải thích của Chủ nghĩa siêu thực đối với thuyết tương đối của Albert Einstein.
Dali đã vẽ một hình người trừu tượng ở giữa bố cục mà một số người hiểu là một bức chân dung tự họa. Nhân vật kỳ lạ này là một vị khách định kỳ trong tác phẩm của anh ấy và đại diện cho một linh hồn du hành trong cả cõi thực và tiềm thức. Dali thường tự đánh thuốc mình vào trạng thái ảo giác và dành nhiều thời gian để khám phá tiềm thức của mình. Nhân vật trong bức tranh chỉ nhắm một mắt gợi ý trạng thái mơ.
Kiến bò qua đồng hồ ở phía dưới bên trái của bức tranh. Dali thường vẽ kiến để tượng trưng cho sự suy tàn. Điều này liên kết một cách hiệu quả trong cõi phàm trần với hoạt động rõ ràng là sự mô tả của tiềm thức.
Có khả năng đồng hồ đã được Salvador Dali sử dụng để tượng trưng cho tỷ lệ tử vong thay vì thời gian theo nghĩa đen. Và những vách đá cung cấp bối cảnh là ấn tượng về một phần của Catalonia, ngôi nhà thời thơ ấu của Dali.
Đây là một bức tranh khá nhỏ, ít nhất là không lớn như bạn nghĩ. Trong khi bức tranh này là một trong những chiến thắng lớn nhất của Dali, kích thước thực tế của bức tranh sơn dầu này chỉ có kích thước 9 1/2″ x 13″.
Bức tranh này lần đầu tiên được trưng bày tại Phòng trưng bày Julien Levy và là một phần trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) ở Thành phố New York từ năm 1932, nhờ một nhà tài trợ ẩn danh.
Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp.
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 9)
Tình cảm giữa người với người, người với vật, người với đất là tư tưởng thiêng liêng, quan trọng trong bất kỳ thời đại nào. Nhà thơ Thanh Sao cũng từ cảm xúc ấy mà viết nên bài thơ “Gặp lá gạo nếp” khiến ông suy nghĩ nhiều về tình cảm con người.
Bài thơ “Gặp lá gạo nếp” nói về người mẹ già và tình cảm của người con đối với đất nước. Thanh Thảo đã gửi gắm nhiều tâm tư, hoài niệm, cảm xúc qua nhân vật người con trai. Trong những lần hành quân qua chiến trường Trường Sơn, tình cờ con tôi ngửi thấy mùi lá nếp vừa lạ vừa quen. Cái mùi này làm tôi nhớ đến hình ảnh người mẹ cần cù, chăm chỉ đứng bếp nấu cơm, nó làm tôi bỗng nghẹn ngào. Hương thơm của phương trời này cũng đã gợi nhớ hương vị quê nhà, nên nỗi nhớ được chia sẻ giữa mẹ già và đất nước. Nỗi nhớ nhung thủy chung ấy đã thắp lên ngọn lửa đỏ thắp sáng tâm hồn nhạy cảm và quyết tâm làm tròn trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
Qua mối liên hệ thiêng liêng giữa đứa con xa nhà và mẹ. Chúng ta cũng có thể tự suy nghĩ, ngẫm ra. Trong cuộc sống, chúng ta bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ. Chúng ta gắn bó với cha mẹ và anh chị em của chúng ta từ khi sinh ra. Tình cảm này chắc chắn luôn thiêng liêng và quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Dù mai này ta có lớn lên và đi xa, khi cuộc sống còn nhiều gánh nặng, khó khăn thì nơi bình yên và hạnh phúc nhất chính là gia đình. Người ta nói giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây liên kết vô hình. Nó thực sự rất đúng. Hình ảnh cha mẹ luôn gắn liền với công sinh thành, dưỡng dục khôn lớn, vì vậy bổn phận của chúng ta là phải yêu thương, kính trọng và tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ hết mức có thể. Tình yêu này rất đặc biệt đến nỗi không gì có thể thay thế được tình yêu sâu đậm của cha mẹ dành cho con cái, cũng như lòng biết ơn và sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ.
Xa hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước. Sinh ra trong một cộng đồng nhỏ là một gia đình, và cho đến khi lớn lên, trưởng thành, con người cần chung sống và cống hiến hết mình cho cộng đồng lớn hơn. Đó là xã hội, quê hương, đất nước. Trong xã hội hòa bình ngày nay, chúng ta không còn cần phải cống hiến sức mình cho kháng chiến cách mạng như chúng ta đã từng làm. Nhưng nếu đất nước cần chúng ta, thì với tư cách là những người trẻ tuổi, chúng ta phải sẵn sàng tham gia tích cực vào việc bảo vệ đất nước của mình. Đừng thờ ơ, lảng tránh mà hãy mạnh dạn, tự tin làm chủ đất đai, sông núi, phát triển đất nước ngày càng phát triển theo lời Bác dạy để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tóm lại, tình cảm của con người trong cuộc sống rất đa dạng vì con người là những cá thể nhỏ bé trong một cộng đồng lớn. Trao yêu thương luôn. Chúng ta luôn ở lại với những điều đơn giản nhất xung quanh chúng ta.
Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật (mẫu 10)
Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. Một trong những tác phẩm được đánh giá “truyện không có truyện” của Thạch Lam, không thể không kể đến truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.
Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết.
Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.
Hơn hết, vì mồ côi cha mẹ từ bé, Thanh rất yêu và hiếu thảo với bà của mình. Với bà, Thanh vẫn như một chàng trai bé bỏng, để bà săn sóc, vỗ về. Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Thanh nằm yên cảm nhận bà ở bên mình quạt nhẹ trên mái tóc, cảm giác như được trở về những ngày thơ ấu. Chàng không dám động đậy, có lẽ để tận hưởng thêm những giây phút hạnh phúc ấy. Được bà yêu thương vỗ về, Thanh cảm động gần ứa nước mắt. Với Thanh, bà là tất cả. Chàng cố gắng học tập, làm việc cũng chỉ mong được báo đáp những tình cảm bag dành cho mình.
Ở quê hương, dưới bóng hoàng lan, không chỉ có bà, Thanh còn có một mối tình trong sáng, đơn sơ, giản dị. Đó là những tình cảm trong sáng đầu đời dành cho Nga – cô gái hàng xóm. Thấy Nga, Thanh vui vẻ gọi. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ. Đối với chàng, Nga như một người thân mật. Thanh rủ Nga đi nhặt hoàng lan rơi, hai người có không gian riêng tư để hoài niệm những kí ức tươi đẹp. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng. Trước sự bày tỏ của Nga, Thanh chẳng biết nói gì, chàng vít một cành lan hái cho Nga như thay cho lời muốn nói. Đoá hoa ấy phải chăng như một lời ước hẹn thầm kín giữa hai người? Thế nhưng, cuộc đoàn tự không được bao lâu, Thanh sớm phải quay lại thành phố. Khi rời đi, chàng còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn đầy lưu luyến. Chàng không trực tiếp chào Nga, có lẽ vì sợ sự lưu luyến khiến chàng không làm chủ được lòng mình. Chàng bước đi nửa buồn mà nửa vui. Buồn vì phải xa bà, xa quê và xa người con gái ấy. Nhưng cũng vui vì một chút tình cảm đã được nhen nhóm trong lòng. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Nơi ấy có bà, có Nga và có cây hoàng lan của hai người. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là tình yêu và niềm tin mà Thanh dành cho Nga.
Bên cạnh nhân vật chính là Thanh, hình ảnh người bà trong truyện ngắn hiện lên mang theo bóng hình người phụ nữ Việt Nam. Một con người tần tảo, hi sinh, vị tha, hết lòng vì gia đình. Bà không chỉ là bà mà còn là cha, là mẹ, là trụ cột gia đình đối với Thanh. Trong mắt bà, Thanh vẫn luôn bé bỏng như ngày nào. Một mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc nhưng đã nuôi Thanh khôn lớn trưởng thành. Bà săn sóc Thanh từng chút một, thấy chàng ngủ, bà nhẹ buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Thanh có lẽ chính là động lực sống của bà.
Còn Thanh – một cô bé hàng xóm hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng là người đã thay Thanh ở bên bà những lúc Thanh vắng nhà. Nga dành cho Thanh một tình yêu chân thành mà kín đáo. Trong bữa cơm cùng bà và Thanh, cô gái ấy chỉ ăn nhỏ nhẹ, cầm chừng và buông đũa luôn để sới cơm cho Thanh. Người con gái ấy hồi hộp, căng thẳng như lần đầu về nhà chồng. Thỉnh thoàng, nàng nhìn Thanh mang theo bao yêu thương, trìu mến. Khi cùng Thanh đi nhặt hoa lan, Nga thẹn thùng nhưng cũng mạnh mẽ mà bày tỏ tình cảm của mình: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”. Mỗi lời bày tỏ nỗi nhớ nhưng cũng như một lời tỏ tình đối với Thanh. Nga nâng niu đoá hoa mà Thanh hái cho mình, khoe bà: “Anh con hái đấy ạ” đầy vui sướng, hạnh phúc. Đoá hoa ấy như chan chứa sự kết trái cho mối tình của Nga và Thanh. Để rồi, mỗi mùa hoa hoàng lan, cô lại giắt hoa trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương. Cũng là để nhớ về người mình yêu thương.
Về thành công nghệ thuật của Thạch Lam, có lẽ không thể không nhắc đến cách xây dựng “truyện không có cốt truyện”. Truyện ngắn của ông được nhận xét là đậm chất trữ tình. Ông không đi sâu vào khai thác những mâu thuẫn của hiện thực, không tạo dựng những tình huống kịch tính mà tập trung khám phá tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Câu chuyện diễn ra yên bình, nhẹ nhàng như chính bức tranh thiên nhiên trong sáng được diễn tả trong tác phẩm. Không có sự kiện nổi bật, không có biến cố, các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, một cuộc sống sinh hoạt đời thường hiện ra không có gì độc đáo. Thế nhưng, nó lại có sức hút đến lạ. Sức hút đến từ dòng cảm xúc của các nhân vật. Thanh – một chàng trai trở về quê sau 2 năm xa với niềm mong nhớ khôn nguôi. Quê hương như dòng nước thanh khiết gột rửa tâm hồn chàng tránh xa khỏi chốn phồn hoa đô thị. Và bà của Thanh mang bóng hình người phụ nữ Việt Nam – một con người tần tảo, hi sinh, chịu thương chịu khó. Nga – một cô bé hàng xóm xinh xắn, hồn nhiên, dễ thương mang trong mình mối tình sâu kín đầu đời với Thanh. Mạch truyện diễn ra chậm rãi, nhẹ nhàng cùng những cảm xúc của nhân vật khiến bạn đọc như được hoà mình trong khung cảnh thanh bình, yên ả ấy.
Như vậy, chúng ta thấy rằng cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam không quá nổi bật, nhưng lại mang những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước. Bóng hoàng lan là không gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau, là không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia và cũng là nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 11 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Friends Global
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Friends Global
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Friends Global đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 11 Friends Global theo Unit có đáp án
- Giải sgk Vật lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa 11 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Chân trời sáng tạo