TOP 10 mẫu Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (2024) SIÊU HAY

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 2,765 22/07/2024


Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống

Đề bài: Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Như chưa hề có cuộc chia ly

Câu chuyện về cuộc đoàn tụ của hai cha con Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Thị Ni sau 14 năm trong chương tình Như chưa hề có cuộc chia ly đã lấy đi bao nước mắt của mọi người. Thông tin từ chương trình được biết, ông Nguyễn Văn Chi (quê gốc Hải Phòng) sau thời gian đi bộ đội về thì cưới người bạn gái mà ông quen từ thuở nhỏ. Hai vợ chồng ông Chi sinh ra được 2 người con là Sinh và Ly (tức Ni). Tưởng chừng tổ ấm 4 người sẽ sống một cuộc đời yên bình hạnh phúc, thế nhưng sóng gió lại ập đến với gia đình ông Chi. Năm Ly 5 tuổi, Sinh 10 tháng tuổi thì bà Tập – vợ ông Chi ra đi vì mắc bệnh hiểm nghèo. Khó khăn nối tiếp khó khăn, lo hậu sự cho vợ được 3 ngày thì nhà ông Sinh gặp sự cố, mất hết tất cả, tấm ảnh thờ duy nhất của vợ ông cũng đã không còn nguyên vẹn, ông Sinh chỉ giữ lại được chứng minh nhân dân của người vợ đã khuất.

Sau đó, ông Chi một tay dắt đứa lớn, một tay ôm đứa nhỏ rời quê vào Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai bươn chải kiếm sống. Lúc rời quê hương đến xứ người, trong túi ông Chi còn chẳng có đủ tiền để mua được một cân đường. Vào đến Đồng Nai, ông ở nhờ nhà họ hàng, sau đó tìm được một công việc đi làm thuê từ 9h tối đến 8h sáng hôm sau. Bé Sinh khi ấy còn nhỏ, không chịu theo ai, chỉ theo bố, cứ nằm co dưới chân bố để ngủ. Ông Chi làm việc cật lực một năm thì mua được 1 chiếc xích lô, 2 năm sau, ông dành dụm mua được chiếc xe ba gác. Mỗi ngày ông Chi làm việc 15 tiếng, vừa vác, vừa chở, vừa dỡ hàng, cố gắng thực hiện được mong ước có một mái nhà cho 3 cha con ở.

Đến năm 1995 - 1996, biến cố lại một lần nữa ập đến với gia đình nhà ông Chi khi bé Ly – người con gái lớn mà ông yêu quý bất ngờ đi lạc. Nỗi đau mất vợ chưa nguôi ngoai, nay ông Chi còn gánh thêm nỗi đau không thấy con. Người đàn ông ấy tưởng chừng đã ngã quỵ khi biết tin này. Được biết, Ly có trí nhớ kém, ông Chi do đi làm cả ngày nên đã gửi con vào nhà trẻ. Bà nội cứ dẫn Ly đi cửa trước thì Ly lại ra bằng cửa sau rồi về nhà. Ông Chi bất lực, lại thương con đành đem con đến gửi nhà dì ruột là sơ Hải, lúc đó Ly mới 9 tuổi. Một hôm trời mới tờ mờ sáng, Ly ra ngoài, đi đến chợ Khiết Tâm thì bị lạc. Sau đó, Ly đến công an phường Trường Thọ, rồi được đưa vào mái ấm nuôi dưỡng trẻ.

Lúc đó đã 9 tuổi nên cô bé đã nhớ được tên của mình, tuy nhiên Ly lại nói ngọng nên ai cũng tưởng cô bé tên Ni. Cái tên Nguyễn Thị Ni cũng theo cô từ đó đến giờ. Sống ở mái ấm nuôi dưỡng được 3 năm thì nơi đó đóng cửa. May mắn, Ly được cô Trần Thị Kim Tuyến (hiện sống ở quận Thủ Đức, TP.HCM, là giáo viên tiếng Anh) quý mến và nhận nuôi vào năm 1999. Cô Tuyến vốn không lập gia đình và chỉ có 2 người con nuôi. Sống với mẹ nuôi, Ly được bao bọc và yêu thương vô cùng. Thế nhưng, cô bé ấy vẫn đau đáu và không ngừng nhớ về gia đình ruột thịt của mình, cô vẫn nhớ bố tên Chi, mẹ tên Tập và có em trai tên Sinh. Thấy Ly sống ở hiện tại thì cười, nhớ về quá khứ thì khóc, cô Tuyền thương con, không đành lòng nên đã đăng ký với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để tìm lại người bố năm xưa cho con gái nuôi của mình.

Nhờ những nỗ lực tìm kiếm, sau 14 năm Ly đã được đoàn tụ cùng với gia đình, gặp lại bố, em Sinh và bà nội. Bà nội Ly khóc không đứng vững được khi gặp lại đứa cháu gái mình từng nghĩ sẽ không thể tìm được. Sau khi mất liên lạc với con gái, động lực duy nhất để ông Chi có thể tiếp tục sống đó chính là lo cho bé Sinh. Sau 10 năm làm lụng vất vả, giờ đây ông Chi đã mua được đất, cất được một ngôi nhà nhỏ. Ông Chi vô cùng biết ơn cô Tuyến, người không chỉ có công rất lớn giúp gia đình ông đoàn tụ mà còn là người đã nuôi nấng, dạy dỗ, yêu thương Ly những năm qua.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 2)

Bố của Peter nhập ngũ, cậu bé phải về sống với ông nội, bỏ lại chú cáo được cậu cứu sống và nuôi nấng. Nếu Peter xem cáo Pax như một thành viên trong gia đình, thì Pax xem cậu chủ như cả cuộc đời mình và sẵn sàng bảo vệ khi ngửi thấy nguy hiểm xung quanh cậu. Cùng sống dưới một bầu trời nhưng cách nhau tận 300 dặm, Peter và cáo Pax bắt đầu cuộc đời mình trên những lối rẽ riêng. Nhưng sợi dây thương nhớ kéo cả hai xích lại gần nhau, đến khi Peter tìm gặp lại được Pax, như chưa hề có cuộc chia ly. Pax bắt đầu cuộc đời của một con cáo đúng nghĩa khi phải tự tìm thức ăn, nguồn nước, tự vệ và gặp gỡ giống loài của mình khi còn "hôi rình mùi người". Trong nỗi nhớ quay quắt mong về cậu chủ, Pax tiếp tục sống, tiếp tục hòa nhập cùng với cô cáo Cáu Kỉnh, bé cáo Còi Gí hay bác cáo Xám và nhận thức nỗi đau khi loài người gieo rắc cho giống loài của mình.

Từ những nỗi sợ chia xa ban đầu, Pax dần trưởng thành thông qua vết cắt tinh thần khi chứng kiến những vết thương của bạn bè vì bom đạn, thứ vũ khí mà những-kẻ-bệnh-chiến đặt để phá hủy mọi thứ chắn trên đường họ đi.

Còn Peter, hành trình tìm về với Pax cũng là hành trình giã từ thơ ngây khi nhận ra chiến tranh đã khoét sâu những khổ đau trên chính mảnh đất mà cậu được sinh ra. Từ một cậu bé hay cúi mặt và ít nói, Peter lột xác thành một thanh niên dám dấn thân vào quãng đường hàng trăm dặm để chuộc lại lỗi lầm khi bỏ chú cáo của mình bên bìa rừng.

Trên những lối rẽ cuộc đời, Peter may mắn gặp được Vola, người phụ nữ sống một mình giữa đồng không mông quạnh. Cô mất một cái chân khi tham chiến và đang cố quên đi quá khứ bằng cách trói cuộc đời mình trong sự hối hận khi đã giết một anh lính.

Chính Vola là người dạy cho Peter biết nỗi đau trưởng thành khi từ bỏ sự ngây thơ, dám đối mặt trước sự thật. Và ngược lại Peter dẫn Vola vào sự cứu chuộc, tự mình thứ tha cho những tội lỗi trong quá khứ, tiếp bước như cách mà cô để ngỏ hàng hiên đón chào Peter trở lại.

Như vậy, câu chuyện đã khơi gợi lên những cảm xúc chân thực nhất, ở đó có giọt nước mắt của sự chia ly, có nụ cười của sự đoàn tụ và cả những vấp ngã để lớn lên.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 3)

Nguyễn Quang Thiều kể lại câu chuyện về người bạn của ông, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng - một nhà thơ. Khi đang làm nghiên cứu sinh ở Nga, đứa con gái 13 tuổi của anh đã mất tích. Mặc dù chỉ sau mấy ngày, tóc anh đã bạc trắng và anh đã lang thang suốt cuộc đời, ngày đêm chờ đứa con trở về, bất kể nó trở về trong hình thức nào, số phận nào, hay ngôn ngữ nào. Anh mong đợi rằng đứa con của mình sẽ trở về và sẽ mang lại niềm hạnh phúc lớn nhất cho anh, dù cho tiếng Việt có thể đã bị lãng quên. Anh đã từng tâm sự với tôi rằng, đôi mắt trần tục của anh có thể ngủ như bình thường, nhưng đôi mắt yêu thương của anh luôn đợi chờ và lương tâm của anh không bao giờ được an tâm nếu không tìm được đứa con gái của mình. Đấy chính là nỗi đau lớn nhất của anh.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 4)

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, hiện sống ở Bình Phước. Năm 1972, trong một lần giận cha, bà bỏ nhà đi. Đến năm 1975, bà quay lại Tây Ninh tìm người thân nhưng lúc này gia đình đã dọn đi nơi khác.

Bà dùng số tiền dành dụm từ làm thuê, đi tìm gia đình trong 2 tuần nhưng không gặp. Sau đó, bà Thủy trở lại TP.HCM làm thuê, cuộc sống khó khăn nên không có khả năng tìm kiếm. Năm 2009, bà gửi thư về Như chưa hề có cuộc chia ly để nhờ tìm gia đình.

Người bà mong muốn tìm là người mẹ kế Lương Thị Thời và các em. Ngày xưa, bà được bà Thời che chở, bảo bọc. Chương trình đã mất 12 năm tìm kiếm. Ngày đoàn tụ với người mẹ kế và các em khiến bà không cầm được nước mắt. Bà chưa từng nghĩ sau gần 50 năm thất lạc có thể gặp lại người thân.

Bà Nguyễn Thị Thủy Vân, 1 trong 4 người em thất lạc của bà Thủy, liên tục xin lỗi vì ngày xưa ức hiếp chị mình do được cưng chiều. Tình cảm mẹ con, chị em ngày trùng phùng khiến người chứng kiến cũng phải sụt sùi theo.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 5)

Trong đại dịch Covid-19, đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp: bệnh viện quá tải, nhiều bệnh nhân nguy kịch, thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế….đã có rất nhiều “anh hùng áo trắng” đã xung phong được lên tuyến đầu, điều trị và cứu chữa cho các bệnh nhân nguy kịch. Các y, bác sĩ ở tuyến quan trọng cũng đồng nghĩa với ở nơi nguy hiểm nhất, ngày ngày tiếp xúc với dịch bệnh; cho nên việc trở về nhà bên gia đình thường xuyên là không thể; họ phải ở lại bệnh viện hàng ngày, hàng tuần thậm chí là hàng tháng. Gia đình, vợ chồng, con cái của những y bác sĩ ấy cũng vì thế mà không thể gặp mặt họ, bị chia ly và xa cách bởi tình hình dịch. Khát vọng đoàn tụ, sự lo lắng về sức khỏe của người thân vẫn luôn thường trực trong mỗi người ở nhà. Con cái không thể gặp cha mẹ, chỉ có thể nhìn qua chiếc màn hình điện thoại, thậm chí là không cả có thời gian để liên lạc về nhà. Có đôi khi, qua chiếc màn hình ấy, chỉ vang lên tiếng khóc nấc vỡ òa của đứa con vì nhớ bố mẹ, của người vợ/ chồng vì lo cho bạn đời hay của cha mẹ vì thương con cái mình phải vất vả. Ở bên này, những y bác sĩ chỉ biết lặng lẽ che giấu cảm xúc, tiếp tục vững lòng, mặc “áo giáp”, tiếp tục vật lộn, đấu tranh vì sự sống cho bệnh nhân. Giờ đây, khi dịch bệnh đã qua đi nhưng những câu chuyện về ngày tháng xa cách vì đại dịch ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí không chỉ những y, bác sĩ và gia đình họ mà còn hằn rõ trong tâm trí những người chứng kiến khoảnh khắc chia li ấy, khắc khoải cả trong tim mỗi người con Việt Nam.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 6)

"Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng kể về người cha (anh Sáu) xa nhà đi chiến đấu từ khi con còn nhỏ. Khi về thăm nhà mang theo nỗi nhớ và tình yêu thương con tha thiết. Nhưng con gái anh (Bé Thu) đã nhất quyết không nhận cha bởi vì anh có vết thẹo trên má. Điều này đã khiến anh vô cùng đau đớn và khổ tâm. Khi con bé nhận ra anh là ba, cũng là lúc anh phải ra đi mang theo nỗi nhớ con ra chiến trường đến tận lúc hy sinh. Tác phẩm như một bài ca, ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. Chiến tranh khiến anh phải xa nhà đi chiến đấu từ khi con còn nhỏ. Chị đã vài lần ra thăm anh nhưng không thể mang theo con vì đường xa vất vả, đi lại khó khăn nguy hiểm vì bom đạn nữa. Chính điều này càng làm cho nỗi nhớ con trong anh cồn cào, để rồi khi về thăm nhà, thăm con, “cái tình cha trong người anh cứ nôn nao”... Vừa nhìn thấy con bé anh đã nhảy thót lên bờ cất tiếng gọi con... Như vậy có thể nói, chiến tranh đã chia cắt cha con, đã dồn nén tình yêu thương và nỗi nhớ con trong anh đến tha thiết. Chiến tranh có thể cướp đi mạng sống của anh chứ không thể cướp đi được tình yêu thương của anh dành cho con. Người đọc nghẹn ngào trước nỗi đau ấy và lên án sự tàn ác của chiến tranh. Chiến tranh gieo giắc trong anh Sáu nỗi nhớ con và giờ đây nó cướp đi cuộc sống của anh cùng tình yêu thương con tha thiết.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 7)

Cô Lê Thị Đối (tên hiện tại Nguyễn Thị Ánh Tuyết), là ví dụ điển hình về những mất mát đau thương của những đứa trẻ sống trong thời đất nước còn chiến tranh loạn lạc.

Cha cô làm lính chế độ Cộng hòa, gia đình theo cha liên tục di chuyển khắp nơi, từ trại binh này đến trại binh khác. Lúc ở Đông Hà, khi Cam Lộ, Gio Linh, rồi Quảng Trị...

Một ngày năm 1973, ba mua đồ ăn sáng rồi dẫn cô đến nhà ông Tín - chỉ huy của ba ở Đà Nẵng.

"Ba bảo tôi ở đây đi, ba đi với chú Tín ra ngoài này chút. Cô cứ nghĩ là ba dẫn mình đi chơi, vài bữa được rước về, chứ có biết đâu là đi luôn", cô Đối kể đời mình trong Như chưa hề có cuộc chia ly, giọng buồn hiu.

Và thế là một đứa trẻ mới 12 tuổi bỗng chốc còn lại một mình trong căn nhà xa lạ, ngơ ngác, lạ lẫm. Cô thành con nuôi ông Tín, hằng ngày chăm sóc các em là con gia đình ông chỉ huy của ba mình.

Đến cuối tháng 3-1975, cô theo gia đình ông Tín chuyển vào Sài Gòn, bắt đầu một giai đoạn mới.

"Lúc ngoài đó lộn xộn, ông Tín nói sẽ rời đi, tôi mới xin về nhà nhưng ông không cho về. Ông nói: Về đó gia đình con đi rồi, quay lại đây, chú đi rồi thì con ở với ai, rồi đi lạc thì sao. Vào Sài Gòn với chú, chừng nào ổn định chú đưa con đi kiếm gia đình", cô Đối kể.

Lời hứa ấy không thực hiện, ông Tín sau khi đi cải tạo đã định cư ở nước ngoài. Còn cô suốt 50 năm trời thất lạc gia đình vẫn mãi day dứt câu hỏi: Vì sao ba bỏ mình?

Từ những mảnh ghép ký ức của cô bé 12 tuổi tên Đối, Như chưa hề có cuộc chia ly đã lần giở những manh mối để đi tìm người thân cho cô. Sau bao lần thất bại, cuối cùng tin vui cũng đã đến nhờ vào sức mạnh của cộng đồng mạng.

Chị Yến Sách - con dâu út bà Lê Thị Phú hiện sống ở Sơn Mỹ - Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) - đã đọc thấy thông tin tìm gia đình của cô Đối được chia sẻ trên trang Cộng đồng Quảng Trị. Thấy câu chuyện giống như những gì chị từng được nghe từ mẹ chồng, chị liền thông báo ngay. "Khi con dâu đưa thông tin, tôi run hết cả người. Cả nhà cứ nghĩ chị chết năm 1973 rồi", bà Phú xót xa nói.

Hóa ra, cô Đối họ thật là Lê nhưng cứ nghĩ mình họ Nguyễn. Có lẽ việc tìm kiếm gặp khó khăn cũng bởi sự nhầm lẫn này. Gia đình cô có bốn chị em tên Thảo, Đối, Phú, Quý. Mẹ cô tên là Sâm, cha tên Thưởng. Ông cũng bỏ nhà đi bặt tin từ lúc đó đến nay.

"Sau khi chị Đối đi, quần áo cũ của chị tôi mặc. Mỗi lần thấy, mẹ lại khóc rất nhiều. Thế là tôi không dám mặc nữa, cất luôn vào tủ.

Năm 1974 mẹ con lại dắt díu nhau đi tản cư đến Bình Thuận. Mẹ bước chân đi, đầu cứ ngoái lại nơi ở cũ như tìm bóng dáng chồng con. Vào đất mới rồi. Mẹ vẫn khóc buồn đau. Đi xin lễ cho chị, mẹ dặn là lễ Bình An chứ đừng lễ Cầu Hồn nha con. Mẹ luôn tin chị vẫn còn sống", bà Phú nhớ lại. Còn em gái Lê Thị Quý nghẹn ngào kể: "Khi tôi đi làm ở Sài Gòn, mẹ dặn lên trên đó con xem cách tìm chị Đối. Tôi nói với mẹ rằng con không biết mặt chị làm răng kiếm chị về cho mẹ được".

Vì đau buồn, bà Sâm suy sụp, ốm liệt giường 4 năm liền. Bà cũng từng uống thuốc chuột để mong chấm dứt cuộc đời, hết làm khổ các con. May kịp thời được cứu sống. Bà mất năm 90 tuổi trong nỗi nhớ không nguôi về chồng, con. Trước khi chết, bà vẫn không quên tiếp tục dặn đừng làm lễ cầu hồn đứa con thất lạc của mình.

Giờ đây, không còn trên cõi đời nhưng ở đâu đó mẹ cô Đối chắc cũng thấy ấm lòng khi nhìn thấy các con đã đoàn tụ và yêu thương nhau. "Không biết chị em giàu hay nghèo, lành lặn hay tật nguyền. Dù chị em có cực khổ hay gì cũng đem chị về nuôi. Chị thiệt thòi nhiều rồi", bà Quý xúc động nói tình cảm của mình với chị.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 8)

NCHCCCL tập 136 với chủ đề “Mồ côi tội lắm ai ơi” là câu chuyện thất lạc, tan tác của 3000 đ.ứa t.rẻ từ Làng cô nhi Long Thành cách đây 48 năm. Và NCHCCCL đã giúp 3 chị em trong số hàng ngàn đ.ứa t.rẻ tha phương năm xưa được đoàn tụ trên sân khấu.

Câu chuyện được bắt đầu từ một tập hồ sơ khá dày gồm hơn 50 hồ sơ nhỏ lẻ mà NCHCCCL đã nhận được trong suốt hơn 13 năm hoạt động. Tập hồ sơ này mang tên “Làng cô nhi Long Thành”.

Không có nhiều thông tin về “Làng cô nhi Long Thành” trên internet, qua quá trình điều tra, tìm hiểu, có 200.000 cô nhi tại miền Nam VN vào năm 1968. Nhà chùa, nhà thờ thường lập Cô nhi viện, nhận nuôi con cho các góa phụ của binh lính, nhận trẻ lai con của lính Mỹ, và trẻ vô thừa nhận. Riêng Làng Cô nhi Long Thành, cách Sài Gòn 60 cây số, gần Biên Hòa, có diện tích gần 1 cây số vuông.

Vào năm 1969, 1 người mẹ mang 4 người con của mình gửi vào Cô nhi viện Long Thành. 4 chị em được gửi vào theo thứ tự từ lớn đến bé là Phượng – Thắng – Hồng – Dũng. Đến tháng 2/1972, sau 1 trận càn, 4 chị em, mỗi người một nơi. Chị Phượng lớn nhất lưu lạc về làng cô nhi Chung Thủy, sau đó chị xin cho 3 em là Thắng – Hồng – Dũng về theo, 4 chị em đoàn tụ.

Bẵng đi một thời gian, vì 1 số lý do, chị Phượng và anh Thắng bỏ Chung Thủy rời đi, hứa sẽ quay về để đón 2 em là chị Hồng và anh Dũng. Thế nhưng, từ đó biệt tích. Một thời gian sau, chị Hồng được một gia đình nhận nuôi. Anh Dũng là người duy nhất ở lại cô nhi viện cho đến tận bây giờ. Anh đã trưởng thành, có gia đình và đang công tác tại đây. Chị Phượng, anh Thắng, anh Dũng đều gửi thư về chương trình để.mong tìm kiếm được người thân. Cuộc đoàn tụ trong số 136 của NCHCCCL là cuộc đoàn tụ của 3 chị em Phượng – Thắng – Dũng. Chị Hồng đã mất từ rất lâu. Đây là một trường hợp được đoàn tụ trong số rất nhiều hồ sơ thất lạc trong trận càn 1972 được gửi về chương trình.

Là em út trong nhà, “cậu bé” Dũng khi đó là người duy nhất bị để lại Làng cô nhi Chung Thủy, lớn lên với những mảnh ký ức rời rạc, vì khi thất lạc tất cả thân nhân, ông chưa tròn 5 t.uổi. Trải lòng về lý do gửi hồ sơ về NCHCCCL, ông Dũng cho biết: “Tôi đã có lời thề trong người mình đó, là dù mình có đau khổ đến cỡ nào, mình cũng chịu được. Nhưng trước khi mình lỡ có mất đi, mình phải được biết tại sao người thân của mình biến mất mà không có nguyên do. Tại sao mà mình mất tất cả. Dòng họ, bà con quê quán mình cũng mất luôn. Mình thề dù có phải trả giá thế nào, mình cũng mong được biết người thân của mình ở đâu, rồi mình nhắm mắt cho mãn nguyện”.

Còn bà Phượng, sau khi để 2 em ở lại làng cô nhi, bà tự nhủ với lòng là sẽ quay về đón các em theo. Nhưng vì kế mưu sinh và cuộc sống khó khăn, bà không thể thực hiện lời hứa. Nhưng lòng bà lúc nào cũng đau đáu, thậm chí, khi có cơ hội để di dân sang Pháp cùng mẹ nuôi, bà Phượng cũng từ bỏ vì sợ đi rồi thì không bao giờ có thể gặp lại các em.

Giây phút trùng phùng của 3 chị em bà Phượng – ông Thắng – ông Dũng trên sân khấu NCHCCCL số 136 khiến người xem không thể kìm nén được nước mắt. Cuộc đoàn viên sau 48 năm thất lạc, bà Phượng luôn miệng hỏi ông Dũng rằng “Em có giận chị không? Vì chị không thực hiện lời hứa về đón em. Chị rất đắn đo khi gửi hồ sơ về chương trình vì chị nghĩ khi tìm được em, nếu em giàu sang, chị vui cho em. Nếu em khó khăn, chị rất buồn vì chị đâu có gì để có thể bù đắp cho em”. Ông Dũng cười hiền, nắm tay bà Phượng tiếp lời: “Em đâu có giận chị. Nếu em giận chị thì em đâu có đi tìm chị”.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 9)

Ông Nguyễn Văn Dương (50 tuổi) đã lấy vợ và có hai con ở Long An. Đến nay ông không có giấy tờ tùy thân lận lưng. Vợ đứng tên sổ hộ khẩu, còn phần tên cha của hai con trai bỏ trống.

Nhìn các con trai nay đã lớn, ông mong tìm lại gốc gác cho mình và các con. Ông Dương nói như trút tâm sự: “Tôi thất lạc gia đình hơn 45 năm nên muốn tìm kiếm lại gốc gác của mình, hơn hết là cho hai con trai biết cội nguồn. Không biết ba, mẹ ở phương trời nào, tối nào tôi cũng thắp nhang cầu bình an và sức khỏe cho ba, mẹ”.

Trong chương trình, ông kể mình bị lạc mẹ vào thời điểm năm 1978 hoặc 1979, lúc đó chỉ khoảng 5-6 tuổi. Sau đó, ông được đưa vào một cô nhi viện ở Đồng Nai. Đến năm lên 16 tuổi, ông Dương cùng bạn bè trốn ra ngoài sinh sống.

Trong ký ức của cậu bé 5, 6 tuổi, ông vẫn nhớ tên các thành viên gia đình đó là ba Khanh, mẹ Đào, chị Sương, em Diệu và em Cu Đực và nhớ mỗi địa danh quê ngoại ở Nha Trang. Và chính vì sự nhầm lẫn tai hại này (nhà ngoại ông ở La Gi, Bình Thuận chứ không phải Nha Trang) mà ông đã phải ly tán gia đình hơn 45 năm.

Về phía mẹ và các chị của ông Dương, họ cũng đã có nhiều cuộc tìm kiếm trong vô vọng. Bà Nguyễn Thị Đào – mẹ của ông Dương – năm nay đã 86 tuổi, mắt đã mờ nhưng vẫn nhớ như in người con trai tội nghiệp có hai má lúm đồng tiền thật sâu và trên đầu có một vết sẹo. Bà kể trong một lần đi cạo mủ cao su đã gửi hai con cho người quen ở chợ Túc Trưng (Định Quán, Đồng Nai). Tuy nhiên khi quay lại thì ông Dương đã đi lạc.

Tìm không được con, bà Đào buồn cùng các con bỏ về quê. Một năm sau bà Đào quay lại Túc Trưng nhưng vẫn không tìm thấy con. Từ đó, thỉnh thoảng các chị có nghe thông tin ở đâu có người tên Dương bị thất lạc cũng đến xác minh nhưng đều không phải. Rồi họ chấp nhận số phận, cho rằng ông Dương có thể không còn sống nữa vì lúc thất lạc đã 5-6 tuổi, biết tên ba mẹ anh chị, nếu còn sống thì cũng sẽ tìm về.

Mãi tận 45 năm sau, nhờ Như chưa hề có cuộc chia ly, gia đình bà Đào được sum họp trong nước mắt. Và lại càng cảm động hơn khi ông Dương không chỉ đoàn tụ với má, chị hai Sương, em Diệu mà ông còn được gặp lại hai chị ruột là chị Liên và chị Hiệp. Bà Đào sau cuộc hôn nhân tan vỡ với chồng trước, bà ẵm ông Dương rời gia đình chồng cũ khi ông còn quá nhỏ. Các anh chị ông Dương còn nhớ là gia đình sau của mẹ.

Người đàn ông 50 tuổi có khuôn mặt gầy khắc khổ rám nắng trải qua nhiều sóng gió trong cuộc đời rất ít thể hiện cảm xúc với khi trò chuyện với người dẫn chương trình trên phim trường. Thế nhưng ông đã rơi nước mắt rồi bật khóc như một đứa trẻ trong vòng tay của các chị và mẹ.

Từ nay ông không phải là Nguyễn Văn Dương mà là Bùi Thế Dương.

Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống (mẫu 10)

Hành trình đoàn tụ giữa cha con Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Thị Ni sau 14 năm đã chạm lòng nhiều người qua chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly. Nguyễn Văn Chi (người Hải Phòng) sau khi rời quân ngũ, cố gắng vượt qua sóng gió để nuôi dạy hai con của mình, Sinh và Ly (gọi tắt là Ni). Tuy nhiên, những thử thách không ngừng đến với gia đình khi vợ ông mất, và sau đó con gái lớn của ông cũng đi lạc. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, cuối cùng Ly đã được tìm thấy và đoàn tụ với gia đình, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.

Sau khi đối mặt với nhiều gian khổ, ông Chi dẫn theo con cái rời quê hương sang Đồng Nai kiếm sống. Dù gặp nhiều khó khăn và cực nhọc, ông không bao giờ từ bỏ hy vọng. Cuối cùng, sau những năm lao động vất vả, ông đã có thể đoàn tụ với con gái và bắt đầu một cuộc sống mới với hạnh phúc và ấm êm.

Cuộc đoàn tụ của gia đình ông Chi không chỉ là một câu chuyện về sự hy sinh và kiên trì mà còn là minh chứng cho sức mạnh của tình thân. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng sự tin tưởng và lòng kiên nhẫn đã giúp họ vượt qua mọi thử thách.

Sau nhiều cố gắng và hy vọng, Ly đã tìm thấy gia đình của mình và đoàn tụ với bố, em và bà nội. Đây là một hành trình đầy xúc động, là minh chứng cho sức mạnh của tình yêu và lòng kiên nhẫn.

Cuộc đoàn tụ của Ly và gia đình là một câu chuyện về hy vọng, sự kiên trì và tình thương. Đó là minh chứng cho sức mạnh của niềm tin và lòng kiên nhẫn trong cuộc sống.

1 2,765 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: