TOP 10 mẫu Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề (2024) SIÊU HAY

Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 371 23/07/2024


Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề

Đề bài: Em hãy viết một bài giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân: Sống hay không sống - Đó là vấn đề

TOP 10 mẫu Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề - mẫu 1

Sau đây, em xin giới thiệu cho mọi người cùng nghe về tác phẩm “Sống hay không sống – Đó là vấn đề của nhà soạn kịch vĩ đại Shakespeare.

“Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Đó là tuyên ngôn về lẽ sống mà Lưu Quang Vũ đã đề cập trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Được sống hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác, sống thật với chính mình là quyền tự do cơ bản nhất của mỗi con người. Nhà soạn kịch vĩ đại Shakespeare đã viết về vấn đề này trong đoạn trích “Sống hay không sống - Đó là vấn đề” trích từ vở bi kịch “Hamlet”, cho thấy sự bế tắc của cá nhân và toàn xã hội.

Shakespeare là nhà văn, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh. Những vở kịch của ông đại diện cho sự phát triển và tinh hoa của kịch phương Tây. Vở bi kịch “Hamlet” xoay quanh nhân vật trung tâm là chàng thái tử Hamlet của đất nước Đan Mạch. Khi Hamlet đang du học tại Đức, chàng hay tin vua cha băng hà. Về đến quê hương, Hamlet bàng hoàng khi biết mẹ chàng - hoàng hậu Gertrude sẽ tái giá lấy Claudius - chú ruột của chàng và cũng là nhà vua mới. Một đêm nọ, linh hồn của vua cha hiện về báo cho chàng biết Claudius chính là kẻ đã giết ông để chiếm ngôi. Linh hồn đức vua mong Hamlet sẽ trả thù. Từ đó, Hamlet phải giả điên để che mắt kẻ thù, thực hiện nhiệm vụ trả thù cho cha. Đoạn trích “Sống hay không sống - Đó là vấn đề” thuộc hồi III của tác phẩm. Đây là khi Hamlet đang giả điên nhưng những lời nói, hành động của chàng đã bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở về cách sống giả dối và sự mục nát của cung điện - đại diện cho sự lũng đoạn của cả quốc gia.

Hồi III mở đầu với khung cảnh xa hoa trong một gian phòng ở lâu đài. Vị vua mới Claudius cùng hoàng hậu đang trò chuyện với Polonius, Ophélia, Rosencrantz, Guildenstern. Mọi người đang bàn tán về tình trạng căn bệnh của Hamlet. Những toan tính và âm mưu của các nhân vật được thể hiện qua những lời đối thoại. Vua Claudius đã phái Rosencrantz và Guildenstern theo sát Hamlet. Hamlet vốn là một con người mang vẻ đẹp hoàn hảo, là “kiểu mẫu của muôn loài” nên mọi người đều lấy làm bất ngờ và nghi hoặc trước sự đổ bệnh bất ngờ này. Rosencrantz và Guildenstern đã cho thấy sự hữu dụng của mình trước mặt nhà vua, khám phá ra “thái tử cũng không để cho tìm hiểu sâu hơn”, “Người cứ đánh trống lảng bằng những cơn điên khôn khéo” và nhận thấy sự gượng gạo ẩn trong vẻ lịch thiệp của Hamlet khi tiếp khách. Đây chính là một phần kế hoạch của Hamlet để trả thù cho cha, bảo vệ chính mình và cũng là bảo vệ tương lai cho vương quốc. Hamlet ý thức được rằng cung điện đầy rẫy những điều xấu xa nên chàng không thể tin bất kì ai ngoài chính bản thân mình. Hai người bạn cũng trở thành hai tay sai cho Claudius. Polonius - kẻ hầu cận thân thiết của nhà vua lại chính là cha của nàng Ophélia dịu hiền mà chàng yêu. Khi biết được thái tử hứng thú với bọn đào kép, nhà vua đã bày tỏ sự hài lòng bởi Claudius luôn muốn tống khứ Hamlet bằng mọi giá: “Trẫm rất vui lòng. Trẫm hài lòng khi biết thái tử tìm được nguồn thích thú như vậy. Các khanh ạ, nên khuyến khích thêm thái tử nữa vào những trò giải trí ấy”. Ông ta cho rằng việc để thái tử chìm vào những trò tiêu khiển sẽ khiến Hamlet càng xa rời công việc của một bậc quân vương, tình trạng bệnh sẽ ngày một nặng nề. Lời thoại của nhân vật Claudius cho thấy dã tâm lớn được khéo léo che đậy bằng sự quan tâm. Sau đó, nhà vua và Polonius đã sử dụng nàng Ophélia như một biện pháp để thử thách thái tử. Hai người nấp vào một nơi kín, “như hai thám tử hợp pháp” để tận mắt tìm hiểu liệu bệnh tương tư có phải nguyên nhân gây ra sự quẫn trí của Hamlet. Hành động, ngôn ngữ của nhân vật được Shakespeare xây dựng khéo léo. Claudius là nhà vua nhưng lại hành động chui lủi và hèn hạ như một con chuột cống. Hoàng hậu yếu đuối, lo lắng cho Hamlet nhưng cũng là người đã đánh mất danh dự và nhân phẩm của mình khi đồng lõa với Claudius giết hại quốc vương quá cố. Lời nói của Polonius: “Đời vẫn thường chê trách rằng ta khoác cái vẻ trầm mặc thành kính và bộ điệu chân tu nhiều khi cũng đường mật đánh lừa được cả ma quỷ. Điều đó đã được chứng tỏ quá nhiều rồi” hay lời của nhà vua: “Đôi má của gái hồng lâu, rực rỡ vì son tô phấn điểm, cũng không thể xấu xa hơn hành động của ta được điểm phấn tô son bằng những lời hoa gấm mĩ miều. Ôi, gánh nặng của tội ác!”đã phần nào hé lộ thực trạng xã hội đảo điên cùng sự suy đồi đạo đức của con người. Tầng lớp lãnh đạo đất nước đều là những kẻ giả dối, dùng cái phù phiếm ngọt ngào để che đậy sự tham lam, nham hiểm.

Khi các nhân vật phụ lui về, nhân vật chính Hamlet xuất hiện trên sân khấu. Shakespeare đã cho Hamlet rất nhiều lời thoại để bộc lộ những quan điểm của chàng về đời sống hiện thực. Trong mắt các nhân vật khác, đây là những lời được thái tử nói ra trong lúc quẫn trí nhưng với Hamlet, giả điên lại chính là lúc chàng được thể hiện những suy nghĩ, bức bối bên trong mà không sợ sự dòm ngó của kẻ khác. Những lời thoại ấy đã trở thành kinh điển: “Sống hay không sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn? Chết, là ngủ. Không hơn. Và tự nhủ rằng ngủ đi tức là chấm dứt mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương mà hình hài phải chịu đụng kết liễu cuộc đời như thế, chẳng đáng mong muốn sao? Chết, ngủ. Ngủ, có thể chỉ là mơ”. Hamlet băn khoăn về lẽ sống, bị dày vò bởi câu hỏi “Sống hay chỉ tồn tại?”.Ta nên khom lưng chịu đựng cường quyền như sỏi đá vô tri để bảo toàn cho sinh mệnh nhỏ nhoi hay đứng lên chiến đấu trong cô độc, bất chấp những khó khăn? Hamlet mang trong mình những lí tưởng cao đẹp, ước mơ thay đổi cục diện xã hội nhưng lại phải chọn cách giả điên để sống thật với chính mình. Đây chính là sự bất lực và tuyệt vọng đến cùng cực. Bao quanh chàng toàn là những điều giả dối và những kẻ xu nịnh, tham lam. Chỉ mình Hamlet nhận ra sự thực và đau khổ với sự thực ấy. Thậm chí, cái chết cũng chẳng thể làm chàng nguôi ngoai. Hamlet thét lên trong niềm tuyệt vọng và căm phẫn: “Bởi vì, ai là người có thể chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp búc của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi giày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với đức tài nhẫn nhục, khi chỉ cần với một mũi dùi là có thể đủ đưa mình đến chỗ yên nghỉ. Có ai đành cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay trở lại, nỗi sợ làm cho tâm trí rối bời và bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi thế này còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết tới? ”. Hamlet không chỉ ý thức rõ về thực tại mà còn ý thức về chính mình. Những ước mơ, khát vọng cao đẹp bị lòng thù hận xâm chiếm.

Đối diện với Ophélia dịu hiền và xinh đẹp, Hamlet cũng không dám bày tỏ những điều mình đã biết. Cuộc đối thoại của hai nhân vật ở cảnh này cho thấy những suy nghĩ sâu sắc của Hamlet trước nghịch lí và bất công tồn tại trong xã hội. Hamlet - “Đôi mắt của nhà thông thái, thanh gươm của trang hiệp sĩ, miệng lưỡi của người hào hoa; niềm hi vọng, đóa hồng tươi của quốc gia gấm vóc” nay trở thành kẻ lạc loài, không thể nương tựa vào chính mình. Lẽ sống và lý tưởng bị phỉ báng, Hamlet chất đầy tội lỗi và oán giận trong tâm trí mà không tìm ra lối thoát. Một mặt,, Hamlet có ý thức về những điều tốt đẹp và mong muốn phát triển hòa bình, công lí nhưng một mặt, chàng cũng không tin những điều ấy còn tồn tại. Ophélia hết mực nhẹ nhàng thì Hamlet, vì để qua mặt vua và cận thần đã phải làm đau lòng người mình yêu, chối bỏ những tình cảm đã có với Ophélia. Tuy nhiên, những lời thoại ấy đã cũng cho thấy sự sụp đổ đức tin khi đối diện với xã hội tha hóa. Nhan sắc có thể biến đức hạnh thành thứ phóng đãng nhưng đức hạnh không thể khép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Điều này quả thực là nghịch lí. Và nàng Ophélia - biểu tượng cho sự trắng trong, thuần khiết cũng không thể thoát khỏi miệng lưỡi của người đời. Đoạn trích kết thúc bằng lời của nhà vua mới, hắn ta quyết định sẽ đưa vị thái tử mắc bệnh nặng. Hắn ta ý thức được sự điên loạn đáng gờm và nguy hiểm ở con người “có tài và có địa vị”.

Như vậy, vở bi kịch “Hamlet” nói chung và đoạn trích “Sống hay không sống - Đó là vấn đề” đã diễn tả những mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong tâm lí nhân vật, Hamlet khi mang trong mình lý tưởng nghĩa hiệp nhưng lại đối diện với thời đại khủng hoảng, bế tắc. Đây chính là xung đột giữa lý tưởng nhân văn cao đẹp với thời đại xấu xa. Bên cạnh đó, mâu thuẫn còn tồn tại giữa từng nhân vật trong vở kịch. Chàng Hamlet tài năng, thông minh, đại diện cho điều thiện, mang trong mình mối thù giết cha đối lập với và vua Claudius - một tên vô lại, tham nhũng, xảo quyệt, sẵn sàng giết anh trai để cướp ngôi. Từ đó, Shakespeare đã khắc hoạ bức tranh về thời kì phong kiến đen tối khiến đời sống nhân dân chìm trong đau khổ.

"To be, or not to be, that is the question” là câu hỏi được Shakespeare đặt ra cách đây nhiều thế kỉ nhưng vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại ngày nay. Vào thời đại nào, con người cũng khao khát thấu hiểu và dung hòa lý tưởng của mình với xã hội xung quanh. Những xung đột, đổ vỡ diễn ra trong nội tâm con người ngày một nhiều và đó chính là lí do những tác phẩm của thiên tài người Anh vẫn có sức sống bền bỉ.

Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề - mẫu 2

Shakespeare là một cái tên không còn xa lạ đối với những người yêu thích văn học nước ngoài. Ông là một nhà văn và nhà viết kịch người Anh nổi tiếng, được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nước Anh. Tác phẩm của ông để lại một tầm ảnh hưởng vô cùng lớn, mang trong mình những suy nghĩ và tư tưởng sâu sắc về đất nước và con người, chủ yếu trong thể loại kịch. Ông đã sáng tác khoảng 40 vở kịch, có độ dài và nội dung đa dạng, và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên toàn thế giới.

Sự nghiệp văn học của William Shakespeare được coi là đồ sộ và xuất sắc với các tác phẩm kịch, hài kịch, bi kịch và lịch sử đa dạng. Ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển văn học thế giới thông qua những tác phẩm đặc sắc của mình. Tác phẩm của Shakespeare không chỉ đơn thuần là những câu chuyện trên sân khấu, mà còn chứa đựng những nhân văn sâu sắc, tình cảm phức tạp và những triết lý độc đáo. Những từ ngữ và hình ảnh sắc sảo trong các vở kịch của ông đã tạo nên những đoạn thoại đầy hấp dẫn và lôi cuốn, lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng của người đọc và khán giả. Và câu nói “Sống hay không sống, đó là vấn đề” được trích từ vở kịch nổi tiếng của William Shakespeare mang tên "Hămlet".

Câu trích "Sống hay không sống, đó là vấn đề" mang tính triết lý sâu sắc và mở ra nhiều khía cạnh để suy ngẫm. Nó câu trích này thể hiện sự mâu thuẫn nội tâm của Hămlet và tạo ra sự quan tâm và tò mò trong tâm trí người đọc. Từ đó một câu hỏi cốt lõi trong cuộc sống, đặt ra trước mắt chúng ta vấn đề về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Hămlet đang đối diện với sự tồn tại và vô nghĩa của cuộc sống, khiến anh ta suy nghĩ về sự tồn tại của mình và ý nghĩa của nó. Bằng việc sử dụng phủ pháp nghệ thuật so sánh, Shakespeare đã gợi lên những tầng sâu của tâm hồn con người. Từ "sống" và "không sống" được đặt cạnh nhau, đã tạo nên sự tương phản nổi bật. Sự lựa chọn từ ngữ "vấn đề" gợi lên sự chắc chắn và quan trọng của vấn đề. Bằng cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Câu nói còn được gắn liền với nhân vật Hămlet, một nhân vật phức tạp và đầy mâu thuẫn. Câu hỏi "Sống hay không sống" phản ánh tâm trạng suy nghĩ và sự lưỡng lự trong quyết định của Hămlet. Ý nghĩa của cuộc sống đối với Hămlet bị mờ nhạt và mâu thuẫn, và điều này được thể hiện qua câu trích. Sự lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu hỏi thể hiện sự lưỡng lự và khả năng lựa chọn của Hămlet trong cuộc sống. Ông đang đối mặt với sự nghi ngờ và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Qua đó, câu trích này khơi gợi sự suy ngẫm và thách thức chúng ta suy nghĩ về mục tiêu và giá trị trong cuộc sống. Chúng ta có nên sống một cuộc sống có ý nghĩa hay không? Ý nghĩa của cuộc sống có phụ thuộc vào quyết định và hành động của chúng ta hay không?

Với sự kết hợp giữa nội dung triết lý sâu sắc và hình thức nghệ thuật tinh tế, câu trích "Sống hay không sống, đó là vấn đề" trong vở kịch "Hămlet" đã tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ và làm cho người đọc và khán giả suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Nó vẫn tồn tại và còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, và trở thành một biểu tượng của văn học và triết học.

Nghị luận Sống hay không sống - Đó là vấn đề - mẫu 2

Trong vở kịch "Hamlet" của William Shakespeare, câu hỏi "Sống hay không sống, đó là vấn đề" đã trở thành một đoạn độc thoại nổi tiếng và gây xúc động mạnh cho khán giả. Đoạn đối thoại này không chỉ là một sự phân vân giữa sự tồn tại và tự sát, mà còn là một biểu hiện sâu sắc của linh cảm trong tâm trạng của nhân vật Hamlet.

Khi xem xét nhân vật Hamlet, chúng ta tập trung vào những hành động và quyết định của anh ta. Tuy nhiên, ít được đề cập đến tầm quan trọng của linh cảm, mà đó là một yếu tố quan trọng trong tạo nên tính bi kịch của nhân vật. Linh cảm không chỉ thể hiện sự phân vân và đau khổ trong lòng Hamlet, mà còn làm cho anh trở thành một biểu tượng của sự bi kịch, một biểu tượng mà khán giả có thể đồng cảm và hiểu được. Trong đoạn độc thoại "Sống hay không sống", Hamlet đặt ra câu hỏi chính thức về ý nghĩa của cuộc sống. Nhưng không chỉ đơn thuần là câu hỏi, linh cảm của Hamlet còn lồng ghép sự trăn trở, sự khao khát kiến thức và sự lo lắng về tương lai của mình. Anh ta đặt ra câu hỏi này không chỉ vì mình, mà còn vì nhân loại và tình trạng của thế giới xung quanh. Điều này làm cho Hamlet trở thành một nhân vật bi kịch đặc biệt, trở thành tiêu biểu cho chuỗi các nhân vật bi kịch khác trong các tác phẩm của Shakespeare.

Hình thức nghệ thuật của đoạn độc thoại này cũng đáng được nhắc đến. Từ ngôn ngữ giàu hình ảnh và phong cách biểu đạt sắc sảo, Shakespeare tạo nên một diễn đạt cảm xúc chân thực và sâu sắc. Câu hỏi "Sống hay không sống" trở thành một câu thách thức, một lời kêu gọi sự tư duy và suy nghĩ sâu xa của khán giả. Điều này giúp tạo nên một sự gắn kết mạnh mẽ, khơi gợi một cuộc tranh luận về ý nghĩa của cuộc sống và giúp chúng ta tự đặt câu hỏi về ý nghĩa và giá trị của tồn tại. Anh ta diễn tả những suy nghĩ phân tâm, lẫn lộn trong tâm trí của mình thông qua việc dùng các câu chữ chắc nịch, câu hỏi lặp lại và các từ ngữ đối lập như "sống" và "không sống". Điều này tạo ra một hiệu ứng tiếng trong trí tưởng tượng của người đọc hoặc người xem, khiến cho họ có thể cảm nhận được sự căng thẳng và đau đớn tinh tế trong tâm trạng của Hamlet.

Câu nói cũng phản ánh sự phân vân và khả năng suy ngẫm sâu sắc của Hamlet. Anh ta không đơn thuần chấp nhận hay từ chối cuộc sống một cách dễ dàng. Thay vào đó, anh ta khám phá sâu hơn vào bản chất của cuộc sống, tìm kiếm ý nghĩa và lý do để tiếp tục sống. Và chính sự phân vân và đau khổ của Hamlet cũng là một phần của tính cách và tâm lý của anh, làm cho anh trở thành một nhân vật bi kịch đặc biệt và tiêu biểu.

Đoạn độc thoại "Sống hay không sống" trong vở kịch "Hamlet" là một điểm nhấn quan trọng trong việc tạo nên tính bi kịch và linh cảm của nhân vật. Nó không chỉ tạo ra một câu hỏi trăn trở về ý nghĩa của cuộc sống, mà còn phản ánh sự phân vân, đau khổ và suy ngẫm sâu sắc trong tâm trạng của Hamlet. Đây là một trong những yếu tố làm cho Hamlet trở thành một nhân vật bi kịch đặc biệt và tiêu biểu trong tác phẩm của Shakespeare.

Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề - mẫu 3

Shakespeare là một cái tên không còn xa lạ đối với những người yêu thích văn học nước ngoài. Ông là một nhà văn và nhà viết kịch người Anh nổi tiếng, được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nước Anh. Tác phẩm của ông để lại một tầm ảnh hưởng vô cùng lớn, mang trong mình những suy nghĩ và tư tưởng sâu sắc về đất nước và con người, chủ yếu trong thể loại kịch. Ông đã sáng tác khoảng 40 vở kịch, có độ dài và nội dung đa dạng, và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên toàn thế giới.

Sự nghiệp văn học của William Shakespeare được coi là đồ sộ và xuất sắc với các tác phẩm kịch, hài kịch, bi kịch và lịch sử đa dạng. Ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển văn học thế giới thông qua những tác phẩm đặc sắc của mình. Tác phẩm của Shakespeare không chỉ đơn thuần là những câu chuyện trên sân khấu, mà còn chứa đựng những nhân văn sâu sắc, tình cảm phức tạp và những triết lý độc đáo. Những từ ngữ và hình ảnh sắc sảo trong các vở kịch của ông đã tạo nên những đoạn thoại đầy hấp dẫn và lôi cuốn, lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng của người đọc và khán giả. Và câu nói “Sống hay không sống, đó là vấn đề” được trích từ vở kịch nổi tiếng của William Shakespeare mang tên "Hămlet".

Câu trích "Sống hay không sống, đó là vấn đề" mang tính triết lý sâu sắc và mở ra nhiều khía cạnh để suy ngẫm. Nó câu trích này thể hiện sự mâu thuẫn nội tâm của Hămlet và tạo ra sự quan tâm và tò mò trong tâm trí người đọc. Từ đó một câu hỏi cốt lõi trong cuộc sống, đặt ra trước mắt chúng ta vấn đề về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Hămlet đang đối diện với sự tồn tại và vô nghĩa của cuộc sống, khiến anh ta suy nghĩ về sự tồn tại của mình và ý nghĩa của nó. Bằng việc sử dụng phủ pháp nghệ thuật so sánh, Shakespeare đã gợi lên những tầng sâu của tâm hồn con người. Từ "sống" và "không sống" được đặt cạnh nhau, đã tạo nên sự tương phản nổi bật. Sự lựa chọn từ ngữ "vấn đề" gợi lên sự chắc chắn và quan trọng của vấn đề. Bằng cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Câu nói còn được gắn liền với nhân vật Hămlet, một nhân vật phức tạp và đầy mâu thuẫn. Câu hỏi "Sống hay không sống" phản ánh tâm trạng suy nghĩ và sự lưỡng lự trong quyết định của Hămlet. Ý nghĩa của cuộc sống đối với Hămlet bị mờ nhạt và mâu thuẫn, và điều này được thể hiện qua câu trích. Sự lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu hỏi thể hiện sự lưỡng lự và khả năng lựa chọn của Hămlet trong cuộc sống. Ông đang đối mặt với sự nghi ngờ và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Qua đó, câu trích này khơi gợi sự suy ngẫm và thách thức chúng ta suy nghĩ về mục tiêu và giá trị trong cuộc sống. Chúng ta có nên sống một cuộc sống có ý nghĩa hay không? Ý nghĩa của cuộc sống có phụ thuộc vào quyết định và hành động của chúng ta hay không?

Với sự kết hợp giữa nội dung triết lý sâu sắc và hình thức nghệ thuật tinh tế, câu trích "Sống hay không sống, đó là vấn đề" trong vở kịch "Hămlet" đã tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ và làm cho người đọc và khán giả suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Nó vẫn tồn tại và còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, và trở thành một biểu tượng của văn học và triết học.

Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề - mẫu 4

Shakespeare không chỉ là một nhà văn, mà còn là một thiên tài viết kịch vĩ đại của nước Anh, tượng trưng cho sự phát triển và đỉnh cao của nghệ thuật kịch phương Tây. Trong tác phẩm nổi tiếng "Hamlet," ông mô tả cuộc sống của thái tử Hamlet tại Đan Mạch, nơi anh nhận được tin về cái chết của cha và việc mẹ tái hôn với Claudius, người chú ruột kiêm vua mới, điều khiến anh chấn động và đau lòng.

Linh hồn của vua cha trỗi dậy để báo thù, mở ra một chuỗi sự kiện đầy ly kỳ. Hamlet phải giả vờ điên, lừa dối kẻ thù, và bắt đầu sứ mệnh trả thù cho cha. Trích đoạn nổi tiếng "Sống hay không sống - Đó là vấn đề" trong hồi III thể hiện sâu sắc những suy nghĩ về sự giả dối và hủy hoại trong cung điện - biểu tượng cho sự suy đồi của quốc gia.

Hồi III mở đầu bằng bầu không khí xa hoa trong căn phòng lớn ở lâu đài, nơi Vua Claudius, Hoàng hậu và những nhân vật khác thảo luận về tình trạng của Hamlet. Mưu toan và âm mưu của từng nhân vật được thể hiện qua đoạn hội thoại. Hamlet, vốn được xem là hình mẫu của sự hoàn hảo, khiến mọi người kinh ngạc và nghi ngờ khi thấy anh trở nên ốm đau. Rosencrantz và Guildenstern được gửi để theo dõi Hamlet, nhưng anh ta khôn ngoan trong việc thể hiện sự bí ẩn và khó đoán của mình. Polonius, một tân hầu cận của nhà vua và cũng là cha của Ophélia - người mà Hamlet yêu - thì giữ vai trò quan trọng. Nhà vua hài lòng khi biết thái tử tìm thấy niềm vui trong sở thích cá nhân, vì ông muốn giữ thái tử xa xa khỏi những trách nhiệm lớn. Tuy nhiên, ngôn từ của nhà vua và Polonius chỉ bộc lộ sự tham lam và độc ác đằng sau vẻ ngoài lịch lãm.

Claudius, mặc dù đứng đầu quốc gia, lại thể hiện sự tinh ranh và hèn nhát như một con chuột. Hoàng hậu, dù quan tâm đến Hamlet, đã mất hết danh dự và phẩm chất khi tham gia vào việc hãm hại vua trước. Đối mặt với sự thực, Hamlet nhận ra cung điện sang trọng nhưng đậm chất bí ẩn. Lời của anh không chỉ là một dòng chảy trong trạng thái hỗn loạn, mà còn là lúc anh biểu lộ hết cảm xúc và sự bất mãn sâu kín.

"Sống hay không sống - đó là vấn đề." Câu hỏi này vẫn nằm trong tâm trí chúng ta ngày nay. Hamlet, đối diện với những mâu thuẫn và sự thiếu công bằng trong xã hội, mang theo bản lĩnh và sự thất vọng khôn cùng. Tâm trạng và suy nghĩ của anh được phản ánh qua mỗi từ, mỗi câu. "Hamlet" không chỉ là cuộc diễn tả về nỗi đau trong lòng nhân vật chính, mà còn phản ánh sự rối ren, bất ổn của thế giới xung quanh. Mỗi nhân vật mang đến một góc nhìn riêng biệt, từ phẩm chất và sự đức hạnh cho đến lòng tham và sự tà ác.

Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề - mẫu 5

Đoạn trích "Sống hay không sống? Đó là vấn đề" là một tác phẩm thể hiện sự sâu sắc của tác giả không chỉ trong việc khám phá chủ đề và tư tưởng của tác phẩm mà còn trong việc đặt ra những câu hỏi quan trọng về bản chất của cuộc sống. Nó không chỉ đơn thuần là một câu hỏi về sự tồn tại, mà còn là một thách thức tinh thần mà con người thường phải đối mặt khi cuộc sống đem đến mọi khó khăn, nguy hiểm và thử thách.

Trong câu chuyện, nhân vật chính là Hăm-lét, người nghi ngờ về cái chết của vua cha và liên quan đến Clô-đi-út – chú ruột của anh, người nay là nhà vua mới. Để tìm ra sự thật, Hăm-lét quyết định giả điên. Nhà vua cũng nghi ngờ anh, do đó đã bí mật nghe trộm cuộc trò chuyện của Hăm-lét với Ô-phê-li-a – con gái của Pô-lô-ni-út và người yêu của anh. Ô-phê-li-a trả lại những món đồ kỷ niệm của tình yêu và Hăm-lét đã nói những lời tàn nhẫn, muốn nàng rời xa mình. Trong tâm hồn Hăm-lét, nảy sinh những xung đột nội tâm và anh ta băn khoăn về quyết định "Sống, hay không sống – đó là vấn đề".

Tài năng điêu luyện của Shakespeare không chỉ là khả năng kể chuyện mà còn là sự tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sinh động và đẳng cấp. Ông xây dựng những nhân vật sống động, phong phú với những tính cách đa dạng, tạo nên những tình huống kịch tính và hấp dẫn.

Nhìn vào nhân vật Hăm-lét, ta thấy một ví dụ điển hình. Tâm trạng bi ai, mưu mẹo tinh vi, và đau khổ tinh tế của anh ta được thể hiện qua từng từ ngữ, từng hành động. Cách mà Hăm-lét tương tác với các nhân vật khác tạo nên một bức tranh phức tạp về tâm hồn và tình cảm của anh ta.

Những tác phẩm kịch của Shakespeare không chỉ là một phần của quá khứ mà còn là những tác phẩm vĩ đại, sống động và ảnh hưởng đến ngày nay và trong tương lai.

Giới thiệu Sống hay không sống - Đó là vấn đề - mẫu 6

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là………………., học sinh lớp….., trường ……………….

Các bạn thân mến! Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Trên đây là phần giới thiệu của tôi về kịch bản văn học - văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch". Rất mong được sự góp ý của tấc cả các bạn. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

1 371 23/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: