TOP 10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Thực hành: Quan sát tế bào

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10.

1 690 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Thực hành: Quan sát tế bào

Câu 1: Cho các bước thực hiện thí nghiệm như sau:

(1) Dùng kim mũi mác bóc một lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía và đặt lên lam kính đã có sẵn một giọt nước cất.

(2) Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

(3) Cắt lá thài lài tía thành những miếng nhỏ có kích thước khoảng 1 cm × 1 cm.

(4) Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi để nhận biết các tế bào ở vật kính 10× và 40×.

(5) Đặt lamen lên lớp biểu bì, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.

Trình tự đúng để tiến hành quan sát tế bào lá thài lài tía là

A. (1) → (2) → (4) → (3) → (5).

B. (3) → (2) → (1) → (5) → (4).

C. (3) → (1) → (5) → (2) → (4).

D. (1) → (5) → (3) → (2) → (4).

Đáp án đúng là: C

Trình tự đúng để tiến hành quan sát tế bào lá thài lài tía là: (3) → (1) → (5) → (2) → (4).

Câu 2: Trong thí nghiệm quan sát tế bào thực vật, để bóc 1 lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?

A. Kim mũi mác.

B. Đũa thủy tinh.

C. Ống nghiệm.

D. Đèn cồn.

Đáp án đúng là: A

Kim mũi mác có thể sử dụng để bóc 1 lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía.

Câu 3: Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào, ta nên quan sát ở các vật kính như thế nào?

A. Quan sát từ vật kính 10× rồi chuyển sang vật kính 40×.

B. Quan sát từ vật kính 10× rồi chuyển sang vật kính 100×.

C. Quan sát từ vật kính 40× rồi chuyển sang vật kính 100×.

D. Quan sát từ vật kính 40× rồi chuyển sang vật kính 10×.

Đáp án đúng là: A

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào, nên quan sát ở vật kính 10× để xác định vùng có tế bào sau đó chuyển sang vật kính 40× để quan sát rõ hình dạng của tế bào.

Câu 4: Khi quan sát tiêu bản tế bào biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía, thấy xuất hiện các cấu trúc gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau. Các cấu trúc này là loại tế bào nào của lá?

A. Tế bào mô giậu.

B. Tế bào biểu bì.

C. Tế bào mạch gỗ.

D. Khí khổng.

Đáp án đúng là: D

Khí khổng được cấu tạo gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau tạo thành khe khí khổng. Khí khổng thường phân bố nhiều ở biểu bì mặt dưới của lá.

Câu 5: Cho các bước thực hành sau:

(1) Nhỏ một giọt nước ao, hồ,... lên một lam kính sạch.

(2) Đưa lên kính hiển vi và quan sát ở vật kính 40×.

(3) Đặt lamen lên giọt nước, dùng giấy thấm nếu có nước tràn.

(4) Vẽ và chú thích các thành phần của tế bào quan sát được.

Trình tự đúng để quan sát tế bào vi khuẩn lam là

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (2) → (1) → (4) → (3).

C. (1) → (3) → (2) → (4).

D. (2) → (4) → (3) → (1).

Đáp án đúng là: C

Trình tự đúng để quan sát tế bào vi khuẩn lam:

(1) Nhỏ một giọt nước ao, hồ,... lên một lam kính sạch.

(3) Đặt lamen lên giọt nước, dùng giấy thấm nếu có nước tràn.

(2) Đưa lên kính hiển vi và quan sát ở vật kính 40×.

(4) Vẽ và chú thích các thành phần của tế bào quan sát được.

Câu 6: Người ta thường dùng nguồn nào sau đây để thu mẫu vi khuẩn lam?

A. Không khí.

B. Lá cây thài lài tía.

C. Nước ao, hồ,…

D. Củ khoai tây.

Đáp án đúng là: C

Vi khuẩn lam được tìm thấy trong nhiều loại môi trường khác nhau đặc biệt là môi trường nước ngọt → Khi muốn thu mẫu vi khuẩn lam để quan sát, người ta thường dùng nguồn nước ao, hồ,…

Câu 7: Để quan sát được tế bào biểu bì lá thài lài tía cần phải sử dụng thiết bị nào dưới đây?

A. Kính lúp.

B. Kính hiển vi.

C. Máy điện di.

D. Máy li tâm.

Đáp án đúng là: B

Để quan sát được tế bào biểu bì lá thài lài tía cần phải sử dụng kính hiển vi.

Câu 8: Để quan sát rõ tế bào thực vật, cần phải lưu ý điều gì khi tách lớp biểu bì?

A. Cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng.

B. Cần phải tách lớp biểu bì thật dày.

C. Cần phải tách lớp biểu bì thật dài.

D. Cần phải tách lớp biểu bì thật ngắn.

Đáp án đúng là: A

Để quan sát rõ tế bào thực vật cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng vì nếu tách lớp tế bào dày thì các tế bào bị chồng lên nhau sẽ khó quan sát được.

Câu 9: Trong thí nghiệm quan sát tế bào niêm mạc miệng, việc sử dụng dung dịch xanh methylene có tác dụng

A. phá vỡ tế bào để quan sát được cấu trúc bên trong.

B. loại bỏ tất cả các tế bào vi khuẩn có trong mẫu vật.

C. nhuộm màu cho các tế bào niêm mạc miệng.

D. tăng kích thước của tế bào để quan sát được rõ hơn.

Đáp án đúng là: C

Xanh methylene có tác dụng nhuộm màu cho tế bào niêm mạc miệng, điều này giúp việc quan sát hình dạng tế bào được dễ dàng hơn.

Câu 10: Khi quan sát tế bào niêm mạc miệng ở vật kính 40×, bào quan có thể quan sát được là

A. ti thể.

B. ribosome.

C. nhân tế bào.

D. lưới nội chất.

Đáp án đúng là: C

Khi quan sát tế bào niêm mạc miệng ở vật kính 40×, bào quan có thể quan sát được là nhân tế bào. Các bào quan khác có kích thước nhỏ hơn nên cần quan sát ở vật kính lớn hơn.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển Các chất qua màng sinh chất

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

1 690 03/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: