TOP 10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

1 968 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?

A. Lactococcus lactis.

B. Aspergillus oryzae.

C. Bacillus thuringiensis.

D. Saccharomyces cerevisiae.

Đáp án đúng là: A

Trong sản xuất phomat có sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để lên men đường lactose tạo acid làm đông tụ sữa.

Câu 2: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

A. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương.

B. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.

C. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương.

D. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.

Đáp án đúng là: D

Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.

Câu 3: Cho một số đặc điểm sau:

(1) Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh

(2) Có khả năng tổng hợp được một số chất quý

(3) Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa

(4) Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng

Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Cả 4 đặc điểm trên đều là các đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chế biến và bảo quản thực phẩm, nông nghiệp, y học,…

Câu 4: Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để

A. xử lí rác thải.

B. sản xuất nước mắm.

C. sản xuất sữa chua.

D. tổng hợp chất kháng sinh.

Đáp án đúng là: D

Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để tổng hợp chất kháng sinh.

Sản xuất nước mắm, sản xuất sữa chua, xử lí rác thải là những ứng dụng dựa trên khả năng tiết enzyme để phân giải các chất ở bên ngoài tế bào.

Câu 5: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.

B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.

C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.

D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.

Đáp án đúng là: B

Một số vi sinh vật tạo ra các chất gây hại cho côn trùng → Những vi sinh vật này được ứng dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.

Câu 6: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.

B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.

C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.

D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.

Đáp án đúng là: D

Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường nên con người có thể tìm ra các biện pháp tạo ra môi trường không thuận lợi (có hàm lượng nước thấp, nhiệt độ thấp, áp suất thẩm thấu cao,…) nhằm hạn chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại thực phẩm.

Câu 7: Có bao nhiêu ứng dụng sau đây là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn?

(1) Xử lí rác thải

(2) Tổng hợp chất kháng sinh

(3) Lên men sữa chua

(4) Tạo ra máy đo đường huyết

(5) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: C

Tạo ra máy đo đường huyết không phải là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn.

Câu 8: Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?

(1) Xạ khuẩn.

(2) Vi khuẩn.

(3) Động vật nguyên sinh.

(4) Nấm.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3).

D. (1), (4).

Đáp án đúng là: B

Chất kháng sinh chủ yếu được tạo ra do xạ khuẩn (chi Streptomyces), vi khuẩn (chi Bacillus) và nấm (chi Penicillium).

Câu 9: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng.

B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng.

C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng.

D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng.

Đáp án đúng là: A

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học vi khuẩn này có khả năng sinh ra 4 loại độc tố để tiêu diệt côn trùng gây hại hiệu quả.

Câu 10: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

A. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa.

B. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

C. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.

D. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

Đáp án đúng là: C

Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa. Chúng chuyển hóa các chất hữu cơ gây ô nhiễm thành các chất vô cơ, chất khí đơn giản và nước.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 26: Công nghệ vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 28: Thực hành: Lên men

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29: Virus

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn

1 968 03/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: