Giải Sinh học 10 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Với giải bài tập Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn mà chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 27.

1 1350 lượt xem
Tải về


Giải Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Mở đầu trang 130 Sinh học 10: Để bảo quản rau, củ, quả dùng dần vào những tháng trái vụ hoặc khi thời tiết khắc nghiệt, người nông dân thường dùng biện pháp muối chua (lên men lactic). Vì sao khi muối chua, thực phẩm không bị các vi sinh vật khác phân hủy và có thể bảo quản được lâu hơn?

Trả lời:

Khi muối chua, thực phẩm không bị các vi sinh vật khác phân hủy và có thể bảo quản được lâu hơn vì: Khi muối chua, vi khuẩn lactic tạo ra lactic acid khiến độ pH của môi trường giảm xuống thấp. Nhờ độ pH thấp, sự hoạt động của các vi sinh vật gây hư thối bị ức chế, giúp kéo dài thời gian bảo quản.

Câu hỏi 1 trang 130 Sinh học 10: Hãy nêu các đặc điểm có lợi và gây hại của vi sinh vật đối với con người.

Trả lời:

- Đặc điểm có lợi của vi sinh vật đối với con người:

+ Vi sinh vật có khả năng trao đổi chất mạnh và sinh trưởng nhanh kết hợp với việc một số vi sinh vật có thể tổng hợp các chất quý cho con người như các amino acid quý, protein đơn bào, chất kháng sinh,…

+ Vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa, chất độc hại trong môi trường.

+ Một số vi sinh vật tạo ra chất gây độc hại cho côn trùng.

+ Một số vi sinh vật có khả năng tạo ra chất dinh dưỡng cho cây trồng.

+ Vi sinh vật có chứa plasmid được sử dụng làm vector chuyển gene.

- Đặc điểm gây hại của vi sinh vật đối với con người:

+ Vi sinh vật gây ra nhiều bệnh cho con người, thực vật và động vật.

+ Vi sinh vật hư hỏng thực phẩm.

Câu hỏi 2 trang 130 Sinh học 10: Trình bày cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.

Trả lời:

Ứng dụng vào thực tiễn

Cơ sở khoa học

- Tạo ra các amino acid quý như glutamic acid, lysine.

- Tạo protein đơn bào.

- Tổng hợp các chất kháng sinh.

- Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết.

- Xử lí chất thải ô nhiễm.

- Sản xuất nước mắm, nước tương, acid hữu cơ.

- Sản xuất bánh kẹo; syrup; rượu; sữa chua; rau, củ, quả muối chua.

- Vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme để phân giải các chất ở bên ngoài tế bào.

- Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.

- Một số vi sinh vật tạo ra chất gây hại cho côn trùng.

- Sản xuất phân bón vi sinh.

- Một số vi sinh vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Sản xuất vaccine.

- Vi sinh vật đóng vai trò là kháng nguyên.

- Sản xuất insulin, interferon, interleukin, hormone sinh trưởng, vaccine tái tổ hợp,…

- Vi sinh vật đóng vai trò là vector chuyển gene.

Giải Sinh học 10 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn  (ảnh 1)

Câu hỏi 3 trang 132 Sinh học 10: Hãy tóm tắt một số ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống (tên ứng dụng, cơ sở khoa học, loại vi sinh vật được sử dụng, vai trò trong đời sống,...).

Trả lời:

Ứng dụng

Cơ sở khoa học

Chủng vi khuẩn

Vai trò

trong

đời sống

Sản xuất

sữa chua

Vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme để phân giải các chất ở bên ngoài tế bào.

Lactobacillus bulgaricusStreptococcus thermophilus

Cung cấp

thực phẩm

Sản xuất bia

Vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme để phân giải các chất ở bên ngoài tế bào.

Saccharomyces cerevisiae Hans

Cung cấp

đồ uống

Sản xuất

thuốc

kháng sinh

Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng năng lượng về enzyme nội bào.

Chi Streptomyses, chi Bacillus, chi Penicillum

Chữa bệnh

Sản xuất

phân vi sinh

cố định đạm

Một số vi sinh vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter

Cung cấp

phân bón

Câu hỏi 4 trang 132 Sinh học 10: Quan sát Hình 27.3, hãy phân tích quy trình sản xuất penicillin.

Giải Sinh học 10 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn  (ảnh 1)

Trả lời:

Quy trình sản xuất penicillin:

- Nhân giống: Chọn chủng giống vi sinh vật phù hợp và chọn môi trường nuôi cấy. Chủng giống vi sinh vật thường được sử dụng là xạ khuẩn chi Streptomyces, vi khuẩn chi Bacillus và nấm chi Penicillium.

- Lên men 2 pha: Pha 1 là pha sinh trưởng, pha 2 là pha sinh tổng hợp để tích tụ chất kháng sinh. Môi trường lên men phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, để đạt năng suất cao cần phải thêm tiền chất phenylacetic. Mặt khác, quá trình lên men cần đảm bảo các thông số như pH, nhiệt độ, độ thông khí và thời gian.

- Tách chiết: Thực hiện theo các bước: Lọc tách sinh khối → Trích li bằng dung môi → Hấp thụ bằng than hoạt tính → Nhả và lọc loại than → Kết tinh penicillin → Lọc tách tinh thể → Rửa tinh thể → Sấy khô.

Câu hỏi 5 trang 133 Sinh học 10: Quan sát Hình 27.4, hãy mô tả quá trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt.

Giải Sinh học 10 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn  (ảnh 1)

Trả lời:

Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt theo phương pháp lên men chìm:

(1) Chuẩn bị giống vi khuẩn. Giống vi khuẩn dùng để sản xuất thuốc trừ sâu Bt là chủng Bacillus thuringiensis.

(2) Nhân giống cấp 1, cấp 2.

(3) Lên men.

(4) Li tâm để thu sinh khối.

(5) Sấy, nghiền sinh khối vi khuẩn.

(6) Phối trộn phụ gia và đóng gói sản phẩm.

Luyện tập trang 133 Sinh học 10:

• Kể tên các loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi sinh vật.

• Giải thích vì sao sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng đông đặc sau khi lên men.

Trả lời:

• Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi sinh vật:

- Một số loại thuốc kháng sinh được sản xuất từ vi sinh vật: penicillin, erythromycin, cefazolin, cefuroxim, tetracyclin, streptomycin,…

- Một số loại thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi sinh vật: thuốc trừ sâu sinh học Bt, vi sinh trừ sâu, vi sinh trừ bệnh cây trồng, chế phẩm sinh học trichoderma bacillus, chế phẩm nấm xanh metarhizium, chế phẩm nấm xanh và nấm trắng (chế phẩm CNX-RS, chế phẩm BIO HLC,…),…

• Giải thích hiện tượng sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng đông đặc sau khi lên men: Khi lên men, vi khuẩn lactic sinh ra lactic acid, làm giảm độ pH trong dịch sữa khiến protein trong sữa kết tủa lại, chuyển sang dạng đông đặc.

Câu hỏi 6 trang 134 Sinh học 10: Quan sát Hình 27.5 và 27.6, hãy mô tả quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính và bể UASB.

Giải Sinh học 10 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn  (ảnh 1)

Giải Sinh học 10 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn  (ảnh 1)

Trả lời:

• Quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính:

(1) Các vi sinh hiếu khí được cấy vào bể hiếu khí. Chúng phát triển, kết dính nhau và tạo thành bông bùn hoạt tính.

(2) Bùn hoạt tính sẽ được tách trong bể lắng.

(3) Phần bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn trở lại bể hiếu khí. Nước sau xử lí sẽ chảy ra ngoài hệ thống. Bùn thừa được phân giải yếm khí.

• Quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bể UASB:

(1) Nước thải sẽ được dẫn qua các đường ống cấp dưới đáy bể.

(2) Nước thải được xử lí bằng bùn hoạt tính.

(3) Khí thải được thu bằng tấm chắn khí, nước thải đã được xử lí được đưa ra ngoài.

Vận dụng trang 134 Sinh học 10: Hãy quan sát và mô tả lại một quá trình ứng dụng vi sinh vật trong đời sống ở địa phương (muối chua rau, củ, quả; làm giấm; nấu rượu; làm tương;…)

Trả lời:

Quy trình làm sữa chua:

- Bước 1: Tạo nguyên liệu để lên men

Sử dụng bình chứa, pha một hộp sữa đặc có đường 380 mL với khoảng 1000 mL nước sôi sao cho sữa ngọt vừa uống (có thể dùng sữa tươi có đường đun nóng lên).

- Bước 2: Cấy giống và lên men tạo sữa chua

+ Để nguội sữa khoảng 40 oC và cho một hộp sữa chua làm men giống vào và khuấy đều.

+ Rót hỗn hợp sữa nguyên liệu đã cấy giống vào hũ có nắp đậy, đặt vào thùng xốp có chứa nước ấm khoảng 40 oC (nước ngập 2/3 lọ sữa) và ủ trong khoảng thời gian 6 – 8 giờ.

- Bước 3: Thu nhận và bảo quản sữa chua.

+ Kiểm tra sữa chua thành phẩm.

+ Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ từ 2 – 8 oC (cho vào ngăn mát tủ lạnh).

Bài tập 1 trang 134 Sinh học 10: Hãy liệt kê các sản phẩm có ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Một số sản phẩm có ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường:

- Chế phẩm xử lí nước thải: Emzeo, Microbelift ind/hc, Emic, Bio-em,…

- Chế phẩm vi sinh xử lí chất thải hữu cơ S.EM.

- Chế phẩm vi sinh xử lí rơm rạ AT - YTB.

- Chế phẩm xử lí mùi hôi chuồng trại EM.

- Chế phẩm sinh học xử lí hầm cầu BIO-PHỐT.

Bài tập 2 trang 134 Sinh học 10: Tìm hiểu và nêu thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ở địa phương. Từ đó, hãy đề xuất các biện pháp giúp người dân địa phương chuyển sang sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón vi sinh.

Trả lời:

• Học sinh tự tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ở địa phương và báo cáo kết quả tìm hiểu thực trạng.

• Một số biện pháp khuyến khích người dân địa phương chuyển sang sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón vi sinh:

- Tuyên truyền trực tiếp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của thuốc trừ sâu và phân bón hóa học; lợi ích của thuốc trừ sâu sinh học và phân bón vi sinh.

- Có chính sách hỗ trợ người dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón vi sinh: hỗ trợ giá, hỗ trợ hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ đầu ra cho các nông phẩm an toàn,…

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 28: Thực hành: Lên men

Ôn tập chương 5

Bài 29: Virus

Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn

Bài 31: Virus gây bệnh

1 1350 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: