Giải Sinh học 10 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Quá trình phân bào
Với giải bài tập Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn mà chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 19.
Giải Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào
Trả lời:
- Cơ chế giúp một hợp tử phát triển thành cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu: nguyên phân.
- Cơ chế giúp cơ thể tạo được sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính: giảm phân và thụ tinh.
Câu hỏi 1 trang 90 Sinh học 10: Quan sát Hình 19.1 và cho biết: Quá trình nguyên phân gồm mấy kì?
Trả lời:
Quá trình nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Trả lời:
Sau 1 lần nguyên phân thu được 2 tế bào từ 1 tế bào ban đầu.
Trả lời:
Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm các kì là: Kì đầu, kì giữa, kì sau.
Trả lời:
Sự thay đổi của nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân qua các kì của nguyên phân:
- Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép dần co xoắn. Hình thành thoi phân bào. Màng nhân tiêu biến.
- Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. Màng nhân không xuất hiện.
- Kì sau: Nhiễm sắc thể kép tách nhau tại tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn về hai cực tế bào. Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. Màng nhân không xuất hiện.
- Kì cuối: Nhiễm sắc thể đơn duỗi xoắn. Thoi phân bào dần tiêu biến. Màng nhân xuất hiện.
Trả lời:
Sự khác nhau của quá trình phân chia tế bào chất trong nguyên phân ở tế bào động vật và thực vật:
- Tế bào động vật: tế bào chất phân chia bằng cách hình thành eo thắt theo hướng từ ngoài vào trong để tách thành hai tế bào con.
- Tế bào thực vật: tế bào chất phân chia bằng cách hình thành vách ngăn theo hướng từ trong ra ngoài để tách thành hai tế bào con.
Trả lời:
Ý nghĩa về sự thay đổi hình thái nhiễm sắc thể trong các kì của quá trình nguyên phân:
- Từ đầu kì đầu cho đến đầu kì sau, các nhiễm sắc thể ở trạng thái co xoắn giúp nhiễm sắc thể thu gọn cấu trúc không gian, nhờ đó, các nhiễm sắc thể có thể di chuyển một cách dễ dàng, tránh va chạm đứt gãy trong quá trình phân li ở kì sau.
- Ở đầu kì cuối cho đến khi kết thúc nguyên phân, các nhiễm sắc thể dãn xoắn để tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm sắc thể nhân đôi ở chu kì tế bào tiếp theo.
Trả lời:
Các tế bào của mô phân sinh đỉnh ở thực vật nằm ở vị trí đỉnh của thân, đỉnh của chồi nách và đỉnh của rễ nguyên phân làm gia tăng chiều dài của thân và rễ, làm phát sinh thêm cành nhánh cho cây, tham gia vào quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây.
Trả lời:
- Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm xảy ra trong quá trình hình thành giao tử, tế bào con được tạo ra sau quá trình giảm phân có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.
- Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp: giảm phân I và giảm phân II.
Trả lời:
Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp, mỗi lần phân bào có 4 kì:
- Giảm phân I: Kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I.
- Giảm phân II: Kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II.
Trả lời:
- Kì trung gian: Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép. Trung thể tự nhân đôi. Màng nhân vẫn xuất hiện.
- Kì đầu I: Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn, tiếp hợp và có thể có trao đổi chéo. Thoi phân bào hình thành. Màng nhân tiêu biến.
- Kì giữa I: Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại có hình dạng đặc trưng, xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. Màng nhân không xuất hiện.
- Kì sau I: Cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tách thành hai nhiễm sắc thể kép, phân li về hai cực của tế bào. Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. Màng nhân không xuất hiện.
- Kì cuối I: Nhiễm sắc thể kép dãn xoắn. Thoi phân bào tiêu biến. Màng nhân xuất hiện.
- Kì trung gian: Nhiễm sắc thể kép không nhân đôi, bắt đầu co xoắn. Trung thể tự nhân đôi. Màng nhân vẫn xuất hiện.
- Kì đầu II: Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn. Thoi phân bào hình thành. Màng nhân tiêu biến.
- Kì giữa II: Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. Màng nhân không xuất hiện.
- Kì sau II: Nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động tạo thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào. Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. Màng nhân không xuất hiện.
- Kì cuối II: Nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn. Thoi phân bào tiêu biến. Màng nhân xuất hiện.
Trả lời:
Ý nghĩa của quá trình giảm phân:
- Giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài, qua thụ tinh, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được khôi phục và cùng với nguyên phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.
- Nhờ có sự trao đổi chéo giữa hai chromatid ở kì đầu I và sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì sau I, giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử. Qua sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử trong thụ tinh, tạo ra rất nhiếu biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và đảm bảo cho sinh vật thích nghi với điều kiện sống mới.
Trả lời:
Gọi bộ nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n.
→ Số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân:
Các kì trong nguyên phân |
Kì đầu |
Kì giữa |
Kì sau |
Kì cuối |
Số nhiễm sắc thể |
2n kép |
2n kép |
4n đơn |
2n đơn |
→ Số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giảm phân:
Các kì trong giảm phân I |
Kì đầu |
Kì giữa |
Kì sau |
Kì cuối |
Số nhiễm sắc thể |
2n kép |
2n kép |
2n kép |
n kép |
Các kì trong giảm phân II |
Kì đầu |
Kì giữa |
Kì sau |
Kì cuối |
Số nhiễm sắc thể |
n kép |
n kép |
2n đơn |
n đơn |
Trả lời:
Điểm |
Nguyên phân |
Giảm phân |
Giống nhau |
- Đều là cơ sở cho quá trình sinh sản của các loài sinh vật. - Có quá trình nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể. - Có sự tham gia của thoi phân bào; có sự hình thành và tiêu biến của màng nhân và nhân con. - Có các kì tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. |
|
Khác nhau |
Xảy ra ở tế bào soma, tế bào sinh dục sơ khai, hợp tử. |
Xảy ra ở tế bào sinh dục trưởng thành. |
Có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể và một lần phân bào. |
Có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể và hai lần phân bào. |
|
Không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo. |
Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo. |
|
Tại kì giữa, các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Tại kì giữa I, các nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
|
Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể được giữ nguyên như tế bào mẹ. |
Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. |
Trả lời:
Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa là do nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần nhưng lại có 2 lần phân bào.
Trả lời:
Học sinh trình bày mô hình đã thiết kế theo các nội dung sau:
- Nguyên vật liệu (nêu rõ vật liệu nào mô tả cho thành phần nào của tế bào).
- Các bước thực hiện.
- Nội dung mô hình.
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào
I. Quá trình nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm)
1. Quá trình nguyên phân
- Khái niệm: Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể giữ nguyên so với tế bào ban đầu.
- Đặc điểm:
+ Trong nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ có sự biến đổi hình thái qua các kì phân bào.
+ Trước khi diễn ra nguyên phân, tế bào trải qua giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian). Kì trung gian ở các loại tế bào khác nhau thường không giống nhau, thường kéo dài, chiếm gần hết thời gian của chu kì. Trong kì trung gian, các nhiễm sắc thể nhân đôi tại thành nhiễm sắc thể kép.
- Diễn biến: Nguyên phân gồm 2 quá trình là quá trình phân chia nhân và quá trình phân chia tế bào chất.
+ Quá trình phân chia nhân gồm 4 kì:
Các kì |
Hình ảnh |
Diễn biến |
Kì đầu |
|
- Nhiễm sắc thể kép ở dạng sợi mảnh. - Ở cuối kì đầu, các nhiễm sắc thể co xoắn, màng nhân và nhân con biến mất. - Thoi phân bào được hình thành. |
Kì giữa |
|
- Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và có hình dạng đặc trưng cho loài. |
Kì sau |
|
- Các nhiễm sắc tử (chromatid) tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào. |
Kì cuối |
|
- Nhiễm sắc thể dãn xoắn. - Thoi phân bào tiêu biến. - Màng nhân xuất hiện. |
+ Phân chia tế bào chất: Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối, tế bào chất phân chia dần và tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Ở tế bào động vật, màng tế bào co thắt lại ở vị trí giữa tế bào (tạo eo thắt). Ở tế bào thực vật, hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
Phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật
- Kết quả: Qua nguyên phân, từ một tế bào mẹ ban đầu (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ.
2. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
- Nguyên phân là cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào.
- Đối với cơ thể đa bào:
+ Nguyên phân giúp tăng số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ví dụ: Các mô phân sinh đỉnh ở thực vật phân chia liên tục giúp làm tăng chiều dài của thân và rễ, phát sinh thêm cành nhánh cho cây.
Nguyên phân ở tế bào mô phân sinh thực vật
+ Nguyên phân giúp thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận.
- Đối với cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản.
III. Quá trình giảm phân (phân bào giảm nhiễm)
1. Quá trình giảm phân
- Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trải qua hai lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần vào kì trung gian trước khi giảm phân.
Quá trình |
Các kì |
Diễn biến |
Giảm phân I |
Kì đầu I |
- Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi (tiếp hợp) với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi các đoạn chromatid cho nhau. - Các nhiễm sắc thể kép dần co xoắn lại. - Màng nhân và nhân con biến mất. Thoi phân bào được hình thành. |
Kì giữa I |
- Các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và xếp thành hai hàng. - Dây tơ phân bào từ các cực tế bào chỉ đính vào tâm động ở một nhiễm sắc thể kép của cặp nhiễm sắc thể tương đồng. |
|
Kì sau I |
- Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng được dây tơ phân bào kéo về mỗi cực của tế bào (phân li về hai cực tế bào). |
|
Kì cuối I |
- Ở mỗi cực của tế bào, các nhiễm sắc thể kép dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. - Tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép (n kép). |
|
- Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào tham gia vào giảm phân II mà không nhân đôi nhiễm sắc thể. |
||
Giảm phân II |
Kì đầu II |
- Các nhiễm sắc thể dần co xoắn lại. - Màng nhân và nhân con tiêu biến. - Thoi phân bào được hình thành. |
Kì giữa II |
- Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
|
Kì sau II |
- Các chromatid tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào. |
|
Kì cuối II |
- Màng nhân và nhân con xuất hiện. - Tế bào chất phân chia tạo thành các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n đơn). |
- Kết quả: Các tế bào con đơn bội được tạo ra qua giảm phân sẽ trải qua quá trình biến đổi hình thành nên giao tử đực (tinh trùng ở động vật, tinh tử ở thực vật) hoặc giao tử cái (trứng ở động vật, noãn ở thực vật).
+ Ở thực vật: Các tế bào con tiếp tục nguyên phân một số lần để hình thành hạt phấn và túi noãn.
Hình thành giao tử ở thực vật
+ Ở động vật: Bốn tế bào đơn bội tạo ra bốn tinh trùng (ở con đực) hoặc bốn tế bào đơn bội tạo ra một tế bào trứng và ba thể định hướng (ở con cái).
Hình thành giao tử ở động vật
2. Ý nghĩa của quá trình giảm phân
- Giảm phân kết hợp với thụ tinh đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, giúp giới sinh vật đa dạng và phong phú, tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi:
+ Sự trao đổi chéo giữa hai chromatid trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I và sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân I đã tạo ra nhiều loại giao tử.
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
- Sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế để duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ:
+ Giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài, qua thụ tinh tạo hợp tử, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được khôi phục.
+ Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.
Sự thụ tinh ở người
3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân
Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của:
- Điều kiện vật lí, hóa học và môi trường sống: Các chất phóng xạ, sóng điện thoại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nhiều dung môi hữu cơ, chất dioxin, một số kim loại nặng (chì, cadmium, thủy ngân), một số thuốc điều trị nội tiết,… đều có thể tác động đến quá trình giảm phân, làm giảm số lượng và chất lượng giao tử và gây vô sinh tạm thời hoặc vô sinh không hồi phục.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất (thiếu vitamin, một số acid béo, amino acid, kẽm), hút thuốc lá và uống rượu có thể làm giảm số lượng giao tử.
- Các yếu tố khác:
+ Di truyền: Yếu tố di truyền tác động lên tất cả các giai đoạn của hệ thống sinh sản. Sự bất thường về di truyền (đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể, tiền sử sản khoa phức tạp, bất thường di truyền dẫn đến rối loạn nội tiết) làm tăng khả năng vô sinh.
+ Một số bệnh mạn tính như suy thận, suy gan, bệnh nội tiết,… làm giảm lượng giao tử tạo thành.
+ Các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cũng ảnh hưởng tới quá trình sinh giao tử hoặc làm ngừng hoàn toàn giảm phân.
4. So sánh sự khác biệt giữa quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
Khác biệt cơ bản của hai quá trình phân bào
Điểm |
Nội dung so sánh |
Nguyên phân |
Giảm phân |
Giống nhau |
- Đều là hình thức phân bào có sự tham gia của thoi phân bào. - Đều có một lần nhân đôi DNA ở kì trung gian trước khi phân bào. - Sự phân chia nhân đều diễn ra theo các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. - Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, phân li, tháo xoắn. Màng nhân và nhân con đều tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối, thoi phân bào đều tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu. - Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân. - Đều là cơ sở cho quá trình sinh sản của các loài sinh vật. |
||
Khác nhau |
Diễn ra ở loại tế bào |
Tất cả các tế bào trừ tế bào sinh dục chín. |
Tế bào sinh dục chín. |
Số lần phân bào |
1 lần. |
2 lần. |
|
Các giai đoạn |
Kì trung gian, phân chia nhân (gồm 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) và phân chia tế bào chất. |
Kì trung gian, giảm phân I (kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I), giảm phân II (kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II). |
|
Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo |
Không có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo. |
Có hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa các chromatid của các nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I. |
|
Sắp xếp nhiễm sắc thể trên thoi phân bào |
- Ở kì giữa, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
- Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Ở kì sau II, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
|
Các nhiễm sắc thể tách nhau ở tâm động |
Xảy ra ở kì sau. |
Không xảy ra ở kì sau I nhưng xảy ra ở kì sau II. |
|
Đặc điểm của tế bào sinh ra so với tế bào ban đầu |
Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể 2n đơn giống nhau và giống hệt tế bào mẹ ban đầu. |
Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể n đơn giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu. |
|
Kết quả |
Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ. |
Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. |
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân
Bài 22: Khái quát về vi sinh vật
Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo