Giải Sinh học 10 Bài 31 (Chân trời sáng tạo): Virus gây bệnh
Với giải bài tập Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn mà chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 31.
Giải Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh
Trả lời:
- Biện pháp chung hạn chế sự lây truyền của virus:
- Chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ.
- Biện pháp riêng theo cơ chế lây truyền của mỗi loại virus:
+ Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp: Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,…; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác;…
+ Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh; Không dùng chung bát đũa, li uống nước,… với người khác;…
+ Đối với virus lây truyền qua đường tình dục: Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội,…
+ Đối với virus lây truyền từ mẹ sang con: Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai, nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con,…
Trả lời:
- Các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, động vật:
+ Phương thức truyền ngang (truyền từ cá thể này sang cá thể khác trong quần thể): Virus lây truyền qua nhiều con đường khác nhau: hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc, vật trung gian.
+ Phương thức truyền dọc (truyền từ thế hệ bố mẹ sang con): Truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm qua đường sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
- Các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở thực vật:
+ Phương thức truyền ngang (truyền từ cá thể này sang cá thể khác trong quần thể): Virus lây truyền qua vết thương (do côn trùng cắn, do dụng cụ lao động).
+ Phương thức truyền dọc (truyền từ thế hệ bố mẹ sang con): Virus lây truyền qua phấn hoa, hạt giống, cơ quan sinh dưỡng (đối với sinh sản sinh dưỡng).
Câu hỏi 2 trang 148 Sinh học 10: Vì sao virus không thể tự lây truyền từ cây này sang cây khác?
Trả lời:
Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có vách cellulose cứng chắc nên virus không thể tự lây truyền từ cây này sang cây khác. Để lây truyền từ cây này sang cây khác, virus phải lây nhiễm qua các vết thương như vết côn trùng cắn, vết thương do dụng cụ lao động,…
Trả lời:
Các con đường lây nhiễm SARS-CoV-2:
- Qua đường hô hấp: Các giọt bắn (sol khí) bắn ra khi ho, hắt hơi hoặc nói to từ cá thể nhiễm virus sang cá thể khác. Trong đó, các giọt bắn có thể lây nhiễm trực tiếp cho người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) hoặc các giọt bắn nhỏ hơn có thể lây nhiễm cho người ở xa hơn qua không khí.
- Qua đường tiêu hóa: Thường những người chăm sóc bệnh nhân có tỉ lệ bị phơi nhiễm virus khi xử lí các chất thải của người bệnh nhiễm virus.
- Qua tiếp xúc trực tiếp: Virus lây từ người bệnh sang người khác qua các hình thức lây nhiễm qua bắt tay, ôm, hôn,…
- Qua tiếp xúc gián tiếp: Lây nhiễm khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt có chứa virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng và nhiễm bệnh.
Trả lời:
Con đường lây nhiễm virus ở thực vật qua côn trùng:
- Một số loài côn trùng là trung gian truyền nhiễm virus cho thực vật: Virus kí sinh trong ống tiêu hóa của côn trùng, sau đó truyền sang cây lành bằng vòi tuyến nước bọt.
- Vết cắn của côn trùng làm cây bị thương tạo điều kiện cho virus có thể lây truyền ngang từ cây này sang cây khác.
Luyện tập trang 148 Sinh học 10:
• Vì sao bệnh do virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát?
Trả lời:
- Bệnh do virus gây ra lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát vì: Virus có thể nhân lên tăng số lượng một cách nhanh chóng. Đồng thời, virus có thể lây lan từ cá thể này sang cá thể khác trong quần thể theo nhiều con đường. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu khi nhiễm virus, vật chủ thường không có triệu chứng rõ ràng khiến việc phòng tránh cho cá thể khỏe mạnh khác trở lên khó khăn hơn.
- Nhận xét khả năng lây truyền của virus trong không khí qua các giọt tiết: Virus có thể lây truyền trong không khí qua các giọt tiết, soli khí. Khả năng di chuyển của các giọt tiết, soli khí là khác nhau tùy chủng virus; chủng nào có khả năng di chuyển các xa thì tốc độ lây lan càng mạnh.
Trả lời:
Tên bệnh |
Cách phòng chống |
HIV/AIDS |
- Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn như ma túy, mại dâm,… - Không dùng chung bơm kim tiêm và các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng,… - Đảm bảo nguồn máu an toàn trước khi tiêm truyền. - Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai. |
Sởi Đức |
- Tiêm phòng vaccine. - Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người; tránh tự tập đông người. - Thường xuyên vệ sinh đường hô hấp (mũi, họng), vệ sinh mắt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn,… - Không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, ly, chén, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất dịch tiết mũi họng, vết thương ngoài da của người mắc bệnh. - Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vật dụng sạch sẽ. |
Viêm đường hô hấp cấp |
|
Dịch tả lợn châu Phi |
- Tiêm phòng vaccine cho vật nuôi. - Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, các phương tiện vận chuyển, các dụng cụ chăn nuôi,… - Tiêu hủy lợn bệnh; nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, lợn bị bệnh. - Chọn tạo, con giống khỏe mạnh để chăn nuôi và nhân giống. |
Cúm gia cầm H5N1 |
- Cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cho gia cầm: ngăn chặn sự xâm nhập của động vật hoang dã vào khu chuồng trại; duy trì vệ sinh các vật dụng, chuồng trại, thiết bị; tiêu hủy một cách đúng đắn và an toàn tất cả các động vật bị nhiễm bệnh và phơi nhiễm;… - Cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh lây nhiễm cho người: Không giết mổ, vận chuyển, mua bán, ăn gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; báo cho chính quyền địa phương khi xuất hiện gia cầm ốm chết hoặc người có biểu hiện sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm;… |
Bệnh đốm trắng ở tôm |
- Vệ sinh, xử lí ao, hồ sạch sẽ trước khi thả tôm. - Ngăn chặn vật trung gian mang mầm bệnh như cua còng, chim, tôm, tép nhỏ,… vào ao. - Quản lí tốt nguồn nước cấp cho ao nuôi. - Chọn thả tôm giống sạch bệnh, không bị nhiễm virus. - Tôm chết phải đem đi xa khu vực nuôi, chôn cùng vôi bột, không vứt tôm bị đốm trắng ra môi trường bên ngoài. - Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi mà nên cho ao nghỉ khoảng 1 – 2 tháng và tái tạo lại môi trường nền đáy ao. |
Lùn xoắn lá ở lúa |
- Sử dụng giống lúa sạch và kháng bệnh để gieo trồng. - Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh (rầy nầu). - Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch các tàn dư và kí chủ trung gian của bệnh. - Áp dụng các biện pháp canh tác đồng bộ để gia tăng sức đề kháng của cây lúa. - Khi lúa bị bệnh cần nhổ bỏ và tiêu hủy để tránh phát tán bệnh. |
Vàng xoăn lá cà chua |
- Sử dụng giống lúa sạch và kháng bệnh để gieo trồng. - Tiêu diệt các loại côn trùng làm lây lan bệnh như bọ phấn, bọ trĩ. - Vệ sinh tay chân, dụng cụ (dao, kéo) trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành. - Bón phân cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cây. - Cắt tỉa những cành bị nhiễm nhẹ, những cây bị nhiễm nặng nhổ bỏ tiêu hủy tránh lây lan. |
Trả lời:
Các biện pháp làm tăng sức đề kháng virus cho con người, động vật và thực vật:
- Có chế độ chăm sóc hợp lí: tăng cường dinh dưỡng hợp lí, có chế độ nghỉ ngơi và hoạt động hợp lí đối với người,…
- Tiêm phòng vaccine cho người và động vật.
- Chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có sức chống chịu tốt, có tính đề kháng cao.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
Câu hỏi 6 trang 152 Sinh học 10: Biến thể của virus là gì? Vì sao virus có nhiều biến thể?
Trả lời:
- Khái niệm: Biến thể của virus là những thể mới của virus do sự thay đổi hệ gene của chúng qua đột biến.
- Virus có nhiều biến thể vì: Quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng, do đó, xác suất đột biến rất cao. Virus RNA có tỉ lệ đột biến cao hơn do khi sao chép chúng không có khả năng tự sửa chữa như ở virus DNA.
Trả lời:
Các biến thể mới của SARS-CoV-2 sai khác nhau với chủng virus ban đầu về tổng số lượng ở các đột biến đặc trưng, trong đó có đột biến gene S dẫn đến sự thay đổi về một số chức năng như khả năng lây truyền, khả năng kháng vaccine và kháng thể,…
Luyện tập trang 152 Sinh học 10: Vì sao các biến thể mới của virus lại nguy hiểm hơn biến thể cũ?
Trả lời:
Các biến thể mới của virus lại nguy hiểm hơn biến thể cũ vì: Các biến thể mới thường mang một số đột biến ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của virus như làm tăng khả năng lây nhiễm, tăng khả năng xâm nhập vào các vật chủ, thay đổi kháng nguyên bề mặt,… do đó biến thể mới của virus có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, gây nên những đại dịch nguy hiểm.
Trả lời:
Một số bệnh do virus gây ra ở thực vật, động vật và người:
• Tên bệnh: HIV/AIDS
- Virus gây bệnh: Virus HIV (Human immunodeficiency virus)
- Sự lây truyền: Lây truyền qua 3 con đường là đường tình dục, đường máu, từ mẹ sang con.
- Triệu chứng, hậu quả: Gây suy giảm miễn dịch, ở giai đoạn cuối gây ra bệnh cơ hội dẫn đến tử vong.
• Tên bệnh: Bệnh đốm trắng ở tôm
- Virus gây bệnh: Virus đốm trắng (White spot syndrome virus)
- Sự lây truyền: Lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa trong môi trường nước và các vật thể trung gian.
- Triệu chứng, hậu quả: Xuất hiện rất nhiều đốm trắng, kích thước 0,5 – 2,0 mm bên trong vỏ, nhất là ở giáp đầu ngực, đốt bụng 5, 6 và lan toàn thân, tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày, tôm chết hầu hết trong ao nuôi (100 %), tỉ lệ chết cao và nhanh.
• Tên bệnh: Lùn xoắn lá ở lúa
- Virus gây bệnh: Virus gây bệnh lùn xoắn lá (Rice Ragged Stunt Virus)
- Sự lây truyền: Virus lan truyền qua các vết cắn của rầy nâu trên thân cây lúa (rầy nâu là vector truyền bệnh) gây thiệt hại kép rất nghiêm trọng.
- Triệu chứng, hậu quả: Gây hiện tượng nghẹn đòng, bông lúa không trổ được, đâm chồi ra từ đốt thân bên của cây, lá lúa màu xanh thậm chí sậm hơn, sống rất lâu và bị xoắn hoặc có u bướu nhỏ liên tục trên gân lá. Bụi lúa to ra và không trổ bông được nên có cảm giác bị lùn xuống.
Trả lời:
Một số biện pháp hạn chế sự lây lan của virus ở người qua các vật chủ trung gian:
- Hạn chế tiếp xúc với các vật chủ trung gian: mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt; tránh tiếp xúc với các động vật có khả năng truyền virus như chuột, dơi,…
- Đeo khẩu trang và quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với vật nuôi trong quá trình chăm sóc.
- Tiêm vaccine đầy đủ cho vật nuôi.
-…
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh
I. Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus
1. Các phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
Virus lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác theo hai phương thức: truyền ngang và truyền dọc.
a. Phương thức truyền ngang (từ cá thể này sang cá thể khác)
- Đối với người và động vật:
+ Virus lây lan qua đường hô hấp: các giọt tiết bắn ra khi ho, hắt hơi hoặc nói to từ cá thể nhiễm virus sang cá thể khác.
+ Virus lây lan qua đường tiêu hóa: virus từ phân, nước tiểu, nhiễm vào thức ăn, nước uống.
+ Virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp: qua đường tình dục, qua đường máu, qua bắt tay, dùng chung các đồ dùng hằng ngày.
Các con đường lây truyền của SARS-CoV-2
- Đối với thực vật: Do có vách cellulose nên virus chỉ có thể lây qua vết thương (do côn trùng cắn, do dụng cụ lao động).
Con đường lây nhiễm của virus thực vật qua côn trùng
b. Truyền dọc (từ cơ thể mẹ sang cơ thể con)
Các con đường lây nhiễm HIV
- Đối với người và động vật: Virus lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm qua sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
- Đối với thực vật: Virus lây truyền qua phấn hoa, qua hạt giống, qua nhân giống vô tính để truyền sang cho thế hệ sau.
2. Cách phòng chống bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
a. Cách phòng chống bệnh do virus ở người
- Một số biện pháp chung: chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường sức đề kháng, kiểm tra sức khỏe định kì, tiêm vaccine đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ,...
- Ngoài ra, tùy vào cơ chế biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền của mỗi loại virus để có cách phòng chống khác nhau:
+ Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp: Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,...; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Giữ vệ sinh nhà cửa và các vật dụng sạch sẽ; Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác; Thực hiện khai báo y tế theo quy định;…
+ Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh; Không dùng chung bát, đũa, li uống nước,… với người khác;…
+ Đối với virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp qua đường tình dục, máu, dùng chung các đồ vật hằng ngày: Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; Tiệt trùng các dụng cụ y tế, không dùng chung bơm, kim tiêm; Tránh tiếp xúc với các động vật truyền bệnh; Khử trùng các đồ dùng hằng ngày;…
+ Đối với các virus lây truyền theo con đường từ mẹ sang con: Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai; Nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con;…
Triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra ở người
b. Cách phòng chống bệnh do virus ở động vật
- Cần tìm hiểu các triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lí.
- Cách li cá thể nhiễm bệnh khỏi đàn gia súc, gia cầm.
- Không sử dụng các động vật đã bị nhiễm virus, không cần chôn lấp động vật chết do virus đúng quy trình.
- Vệ sinh chuồng, trại, ao nuôi sạch sẽ; xử lí ao, hồ trước khi nuôi thủy sản.
- Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo quy định.
- Chọn, tạo giống khỏe mạnh để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản,...
Triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra ở động vật
c. Cách phòng chống bệnh do virus ở thực vật
- Cần tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền trên cây trồng của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lí.
- Loại bỏ các cá thể nhiễm bệnh khỏi quần thể.
- Phòng tránh, xử lí côn trùng gây hại, hạn chế các vết cắn của côn trùng lên cây.
- Xử lí đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Chọn, tạo giống khỏe, sạch bệnh để gieo trồng.
Triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra ở thực vật
3. Các biến thể virus
- Khái niệm: Biến thể của virus là những thể mới của virus do sự thay đổi hệ gene của chúng qua đột biến.
Một số biến thể của SARS-CoV-2
- Nguyên nhân virus có nhiều biến thể vì:
+ Virus nói chung và đặc biệt những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai, quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng.
+ Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau.
- Hậu quả: Sự thay đổi bộ gene của virus dẫn đến những sai khác về lớp vỏ, thay đổi khả năng xâm nhập, lây truyền và làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể không nhận ra được virus, giảm hiệu quả của vaccine.
II. Dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương
1. Chuẩn bị
- Máy ảnh/điện thoại thông minh.
- Máy tính.
- Bút màu, giấy A0, A4.
- Tranh, ảnh về bệnh do virus gây ra.
- Phiếu điều tra.
2. Hướng dẫn thực hiện dự án
- Nội dung:
+ Mỗi nhóm tiến hành chọn một trong các đề tài sau để tìm hiểu về các bệnh do virus gây ra:
(1) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở người.
(2) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở động vật.
(3) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở thực vật.
+ Trong mỗi đề tài, cần điều tra các nội dung sau: Tên bệnh, virus gây bệnh, sự lây lan, hậu quả, biện pháp phòng tránh.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án:
+ Mỗi nhóm tiến hành lập kế hoạch thực hiện dự án dựa trên kế hoạch của giáo viên và nộp cho giáo viên duyệt trước khi tiến hành.
+ Mẫu kế hoạch thực hiện dự án của học sinh:
+ Sau mỗi tuần, từng nhóm báo cáo lại cho giáo viên những nội dung đã và chưa thực hiện được. Những nội dung chưa thực hiện được thì nêu rõ lí do và đề xuất phương án giải quyết.
+ Có thể tham khảo các bước tiến hành dự án sau:
- Sản phẩm dự án:
+ Mỗi nhóm thực hiện hai sản phẩm học tập:
(1) Kết quả điều tra các bệnh do virus gây ra ở địa phương và biện pháp phòng tránh các bệnh đó ở địa phương.
(2) Sản phẩm tuyên truyền
+ Bài thuyết trình
+ Ý tưởng thuyết trình: đóng kịch, làm phim khoa học, buổi tọa đàm, trò chơi truyền hình,…
3. Báo cáo dự án
- Các nhóm báo cáo sản phẩm dự án theo kế hoạch của giáo viên và trong thời gian quy định.
- Sau khi mỗi nhóm báo cáo, cả lớp tiến hành tổ chức thảo luận, tranh luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài được đặt ra từ giáo viên hoặc từ các thành viên khác.
- Các nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp bài báo cáo theo yêu cầu của giáo viên.
4. Đánh giá dự án
- Tự đánh giá: Mỗi nhóm thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi thành viên, ghi rõ mức độ hoàn thành và điểm số.
- Đánh giá đồng đẳng: Các nhóm đánh giá chéo theo bảng tiêu chí.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo