Giải Sinh học 10 Bài 4 ( Chân trời sáng tạo ): Khái quát về tế bào

Với giải bài tập Sinh học 10 Bài 4: Khái quát về tế bào sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 4.

1 2,837 30/09/2024
Tải về


Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 4: Khái quát về tế bào

Mở đầu trang 19 Sinh học 10: Hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?

Giải Sinh học 10 Bài 4: Khái quát về tế bào - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Đơn vị cấu trúc về chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là tế bào: Tất cả sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào. Đồng thời, tế bào cũng là cấp độ tổ chức nhỏ nhất mang đầy đủ các đặc tính của sự sống, hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho hoạt động sống ở các cấp độ lớn hơn.

I. Học thuyết tế bào

Câu hỏi 1 trang 19 Sinh học 10: Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?

Giải Sinh học 10 Bài 4: Khái quát về tế bào - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Trong ấn phẩm Micrographia (1665), các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được ông gọi với cái tên là “cella” (theo tiếng Latin cella có nghĩa là “phòng, buồng nhỏ”). Và ngày nay, chúng ta gọi chúng theo thuật ngữ là tế bào.

Câu hỏi 2 trang 19 Sinh học 10: Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”?

Trả lời:

Schleiden và Schwann đã đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào” dựa trên những công trình nghiên cứu về tế bào động vật, tế bào thực vật của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.

Luyện tập trang 19 Sinh học 10: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học?

Trả lời:

Ý nghĩa sự ra đời của học thuyết tế bào đối với nghiên cứu sinh học: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.

II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

Câu hỏi 3 trang 20 Sinh học 10: Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.

Trả lời:

Dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống:

- Đối với các sinh vật đơn bào như các vi khuẩn, động vật nguyên sinh, mặc dù cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn thực hiện được đầy đủ các hoạt động sống của cơ thể như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng.

- Đối với cơ thể đa bào, tế bào thực hiện các hoạt động sống là cơ sở để thực hiện các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. Ví dụ: Quá trình tiêu hóa ở động vật được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của các tế bào thuộc các cơ quan trong hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.

Vận dụng trang 20 Sinh học 10: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào là:

- Ở sinh vật đơn bào, do cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào nên mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện trong một tế bào này.

- Ở cơ thể đa bào, mỗi tế bào sẽ đảm nhiệm một chức năng nhất định (không đảm nhận toàn bộ chức năng của một cơ thể sống); các tế bào sẽ phối hợp với nhau để duy trì hoạt động sống của cơ thể sinh vật đa bào.

Bài tập (trang 20)

Bài tập trang 20 Sinh học 10: Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như Hình 4.4. Hãy quan sát hình và cho biết:

Giải Sinh học 10 Bài 4: Khái quát về tế bào - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Mẫu vật nào trong các mẫu vật: lát biểu mô ở động vật, một giọt nước ao, một giọt máu người phù hợp với mỗi tiêu bản bên. Giải thích.

2. Điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên.

Trả lời:

1.

- Hình (a) là tiêu bản của một giọt nước ao vì trong tiêu bản này chứa nhiều loại vi sinh vật với hình dạng và kích thước khác nhau.

- Hình (b) là tiêu bản của một lát biểu mô ở động vật vì trong tiêu bản có chứa các tế bào giống nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.

2. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên:

Tiêu bản a

Tiêu bản b

Giống nhau

- Cả hai tiêu bản đều có nhiều tế bào.

Khác nhau

- Mỗi tế bào là một cơ thể đơn bào, hoạt động sống độc lập.

- Các tế bào đều thuộc một cơ thể đa bào, tạo thành một mô thực hiện một chức năng nhất định.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 4: Khái quát về tế bào

I. Học thuyết tế bào

1. Khái quát về sự ra đời của học thuyết tế bào

- Năm 1665, Robert Hooke dùng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát lát mỏng vỏ bần cây sồi thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bàoRobert Hooke và các khoang rỗng mà ông quan sát được

- Năm 1674, Antonie van Leeuwenhoek là một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống. Ông đã quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong giọt nước ao và vi khuẩn.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào

Antonie van Leeuwenhoek và một số vi sinh vật mà ông quan sát được

- Dựa vào cơ sở công trình nghiên cứu của bản thân và những kết quả nghiên cứu trước đó, nhà thực vật học Matthias Schleiden (1838) và nhà động vật học Theodor Schwann (1839) đã cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và động vật, đồng thời đã đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”

- Năm 1855, Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước.

2. Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào

Học thuyết tế bào có những nội dung cơ bản sau:

- Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

- Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

- Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

- DNA là vật chất di truyền của tế bào.

- Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau.

- Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của nhiều bào quan trong tế bào.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào

Mô hình tế bào

II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể sống:

- Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào

Cơ thể người được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau

- Các hoạt động sống của cơ thể (chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản,...) đều diễn ra trong tế bào.

+ Sinh vật đơn bào dù chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.

+ Sinh vật đa bào (cấu tạo từ nhiều tế bào) thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát về tế bào

Mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

Ôn tập Chương 1

Bài 8: Tế bào nhân sơ

1 2,837 30/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: