Giải Sinh học 10 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Chu kỳ tế bào
Với giải bài tập Sinh học 10 Bài 18: Chu kỳ tế bào sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn mà chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 18.
Giải Sinh học 10 Bài 18: Chu kỳ tế bào
Trả lời:
- Để đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào trong tế bào sinh vật nhân thực, chu kì tế bào có cơ chế kiểm soát phân bào. Có 3 điểm kiểm soát chính: G1, G2/M và điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau.
- Nếu sự phân chia tế bào không bình thường sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật cho cơ thể. Ví dụ, sự tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát có thể hình thành nên bệnh ung thư.
Câu hỏi 1 trang 85 Sinh học 10: Chu kì tế bào là gì?
Trả lời:
Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra trong một tế bào từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, kết quả là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành nên hai tế bào con.
Trả lời:
Sau một chu kì tế bào thì từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra được hai tế bào con.
Luyện tập trang 85 Sinh học 10: Các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu giống hay khác nhau?
Trả lời:
Các tế bào mới được tạo ra giống nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu.
Trả lời:
Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn trung gian: gồm pha G1, S và G2.
- Giai đoạn phân chia tế bào: gồm quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Các pha trong chu kì tế bào có mối liên hệ mật thiết với nhau, pha phía trước sẽ tổng hợp các chất cần thiết để pha tiếp theo diễn ra.
Trả lời:
Vai trò của các pha G1, S, G2, M xảy ra trong chu kì tế bào:
Các pha |
Vai trò |
G1 |
- Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và hoạt động sống của tế bào. |
S |
- Nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể tạo nhiễm sắc thể kép. |
G2 |
- Tổng hợp các chất còn lại cần thiết cho sự phân bào. |
M |
- Phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con và phân chia tế bào chất để tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con độc lập. |
Trả lời:
Chu kỳ tế bào có 3 điểm kiểm soát:
- Điểm kiểm soát G1 (còn gọi là điểm kiểm soát khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn).
- Điểm kiểm soát G2/M.
- Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau (còn gọi là điểm kiểm soát thoi phân bào).
Trả lời:
Ý nghĩa của việc kiểm soát chu kì tế bào: Việc kiểm soát chu kì tế bào nhằm đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào trong tế bào sinh vật nhân thực. Nhờ đó, sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể được diễn ra bình thường.
Trả lời:
Điểm khác biệt của việc phân chia tế bào bình thường và tế bào ung thư:
- Sự phân chia tế bào bình thường: được kiểm soát chặt chẽ.
- Sự phân chia của các tế bào ung thư: diễn ra với tốc độ nhanh và mất kiểm soát.
Câu hỏi 8 trang 87 Sinh học 10: Hãy quan sát Hình 18.4 và cho biết cơ chế hình thành khối u ác tính.
Trả lời:
Cơ chế hình thành khối u ác tính: Tế bào bị đột biến dẫn đến chu kì tế bào bị mất kiểm soát → Các tế bào phân chia liên tục hình thành khối u tại chỗ (ung thư tại chỗ) → Một số tế bào ung thư tách khỏi mô ban đầu và di chuyển đến các cơ quan khác, hình thành nên khối u mới tại đây.
Trả lời:
Trong quá trình tạo khối u ác tính, chu kì tế bào không được kiểm soát một cách chặt chẽ như bình thường khiến cho các tế bào "lỗi" – tế bào ung thư không chết đi theo chương trình được lập trình sẵn (apoptosis) mà tiếp tục tăng sinh liên tục tạo thành khối u.
Trả lời:
- Các yếu tố có nguy cơ gây ung thư cao: ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá và do di truyền.
- Các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư:
+ Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích,…
+ Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả; hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối; tránh lạm dụng đồ uống có đường; không ăn thực phẩm mốc hay ôi thiu; thực phẩm nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng;…
+ Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lí; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.
+ Giữ cho môi trường sống trong lành; phát triển nông nghiệp sạch nhằm tạo nguồn lương thực, thực phẩm an toàn.
+ Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV,…
+…
Trả lời:
Những điểm khác biệt của chu kì tế bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực:
- Trong các tế bào nhân sơ, chu kì tế bào trải qua một quá trình mang tên là trực phân. Trực phân là quá trình phân chia nhân không xuất hiện thoi phân bào và các nhân con được tạo thành có bộ nhiễm sắc thể không đều nhau.
- Trong các tế bào nhân thực, chu kì tế bào gồm hai giai đoạn: giai đoạn trung gian lúc tế bào phát triển, tích lũy vật chất và nhân đôi DNA; giai đoạn thứ hai là nguyên phân, quá trình phân chia tế bào thành hai tế bào con mà mỗi tế bào con đều nhận được bộ DNA y hệt tế bào mẹ.
Trả lời:
● Chu kì tế bào được kiểm soát bằng các điểm kiểm soát sau:
- Điểm kiểm soát G1 (điểm khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn): kiểm soát giới hạn tốc độ trong chu kì tế bào, nhận diện các tổn thương DNA nhằm đảm bảo DNA bị tổn thương hoặc không hoàn chỉnh không được phân vào các tế bào con.
- Điểm kiểm soát G2/M: kiểm soát sự nhân đôi của nhiễm sắc thể, điều chỉnh các sai hỏng trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia nhân.
- Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau (điểm kiểm soát thoi phân bào): kiểm soát sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên thoi phân bào, kiểm soát việc đính tơ phân bào lên tâm động nhiễm sắc thể, kích hoạt sự phân chia các nhiễm sắc tử chị em trong các nhiễm sắc thể kép.
● Giải thích tại sao pha G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kì tế bào.
- Pha G1 là pha sinh trưởng vì ở pha G1 diễn ra sự tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phân chia của tế bào dẫn đến tăng trưởng về kích thước.
- Pha G1 là pha kiểm soát của chu kì tế bào vì pha G1 có điểm kiểm soát G1, nếu pha này không tổng hợp được đầy đủ các chất thì tế bào không thể đi vào các pha tiếp theo.
Trả lời:
- Pha có nhiều thay đổi về thành phần: Pha G1 và pha S. Pha thay đổi nhiều về hình thái nhiễm sắc thể: Pha M.
- Mối quan hệ: Pha G1 tổng hợp các chất cần thiết, đồng thời cho phép chu kì tế bào được tiếp diễn, tạo nền tảng cho sự nhân đôi của DNA, nhiễm sắc thể ở pha S và sự phân chia ở pha M.
Trả lời:
Tế bào thần kinh ở người trưởng thành hầu như không phân bào vì tế bào thần kinh trưởng bị mất trung tử nên các tế bào này sẽ tồn tại ở pha Go của chu kì tế bào mà không thực hiện phân bào tạo ra các tế bào con.
Bài tập 5 trang 89 Sinh học 10: Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích.
Trả lời:
Nếu sự phân chia tế bào không bình thường sẽ hình thành khối u và có thể gây ung thư.
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kỳ tế bào
I. Khái niệm chu kì tế bào
1. Khái niệm
- Khái niệm: Chu kì tế bào hay chu kì phân bào là hoạt động sống có tính chất chu kì diễn ra trong một tế bào từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, trong đó các sự kiện được diễn ra tuần tự dẫn tới hình thành hai tế bào con từ một tế bào mẹ ban đầu.
Chu kì tế bào ở thực vật
- Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.
2. Vai trò
Trong chu kì tế bào các thành phần của tế bào được nhân đôi và phân chia đề hình thành 2 tế bào con:
- Đối với các sinh vật đơn bào (vi khuẩn, nấm men), sau mỗi chu kì tế bào, hai cơ thể mới được tạo thành từ một cơ thể mẹ.
- Đối với các sinh vật đa bào, chu kì tế bào là một quá trình quan trọng:
+ Giúp cơ thể tăng số lượng tế bào tạo nên sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể: Từ một hợp tử ban đầu tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh.
+ Tạo ra những tế bào mới bổ sung cho những tế bào bị tổn thương, tế bào già bị phân hủy.
II. Các pha của chu kì tế bào
- Đối với tế bào nhân sơ: Chu kì tế bào là quá trình trực phân.
- Đối với tế bào nhân thực: Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn là (1) giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) giúp tế bào phát triển, tích lũy vật chất, nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể; và (2) giai đoạn phân chia tế bào (pha M).
Các giai đoạn của chu kì tế bào
Giai đoạn |
Các pha |
Nội dung |
Trung gian |
G1 |
Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng tế bào và chuẩn bị nhân đôi. |
S |
Nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể dính nhau ở tâm động tạo thành nhiễm sắc thể kép. |
|
G2 |
Tổng hợp các chất cho tế bào. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh |
|
Phân bào |
M |
Phân chia nhân: + Gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. + Nhiễm sắc thể của tế bào mẹ được chia tách làm hai phần giống nhau. |
Phân chia tế bào chất: Ở tế bào thực vật, phân chia tế bào chất bằng hình thành vách ngăn còn ở tế bào động vật, phân chia tế bào chất bằng hình thành eo thắt. |
III. Kiểm soát chu kì tế bào
Các điểm kiểm soát của chu kì tế bào
- Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào được kiểm soát nhờ các điểm kiểm soát. Có 3 điểm kiểm soát chính:
Tên |
Chức năng |
G1 (điểm kiểm soát khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn) |
Nhận diện sai hỏng và sử dụng cơ chế tín hiệu để ngừng chu kì tế bào cho đến khi các sai hỏng được khắc phục. Nếu tế bào không qua được điểm giới hạn sẽ tiến vào trạng thái “nghỉ” ở pha G0. |
G2/M |
Kiểm soát sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên thoi phân bào. |
Điểm kiểm soát thoi phân bào (điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau) |
Kiểm soát kích hoạt sự phân chia các nhiễm sắc tử chị em trong các nhiễm sắc thể kép. |
- Vai trò: Các điểm kiểm soát chu kì tế bào có vai trò đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào trong các tế bào sinh vật nhân thực.
+ Nếu cơ chế kiểm soát phát hiện ra các sai sót (bên trong tế bào hoặc bên ngoài tế bào) thì chúng sẽ chặn chu kì tế bào tại điểm kiểm soát và ngăn không cho tế bào tiến vào giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào đến khi các sai sót được sửa chữa xong.
+ Nếu các sai hỏng không được khắc phục thì điểm kiểm soát sẽ kích hoạt cơ chế tự hủy tế bào theo chương trình hay chết tế bào theo chương trình.
IV. Ung thư
1. Nguyên nhân, cơ chế gây ung thư
a. Khái niệm
- Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phân khác của cơ thể.
- Khối u là một nhóm tế bào tăng sinh không biệt hóa trong cơ thể do các tế bào phân chia mất kiểm soát.
b. Nguyên nhân
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư như ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, di truyền, béo phì và ít vận động, rượu bia, phơi nhiễm từ môi trường làm việc, nhiễm trùng,…
Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư
c. Cơ chế
Cơ chế hình thành khối u ác tính
- Cơ chế hình thành các khối u: Khi các tế bào thoát khỏi các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào và chúng phân chia liên tục tạo thành các khối u.
- Có 2 loại khối u:
+ U lành tính: Khối u không di chuyển hay xâm lấn các mô và các cơ quan.
+ U ác tính: Khối u có thể xâm lấn các mô hoặc di chuyển đến các cơ quan khác (di căn).
2. Một số thông tin về bệnh ung thư
- Một số bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,…
- Các biện pháp phòng tránh:
+ Tránh xa thuốc lá
+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học (hạn chế các thức uống có cồn, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,...)
+ Khám sàng lọc, tầm soát ung thư định kì nhất là những nhóm người nguy cơ có khả năng bị ung thư cao
- Cách điều trị:
+ Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc ghép tạng
+ Xạ trị, hóa trị (điều trị bằng hóa chất hay kết hợp với chất đồng vị phóng xạ)
+ Đốt điện, tiêm cồn
+ Điều trị bằng tế bào gốc, liệu pháp gene,…
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo