Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 3 (Chân trời sáng tạo)

Với giải bài tập Sinh học 10 Ôn tập chương 3 sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn mà chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Ôn tập chương 3.

1 1,108 22/11/2022
Tải về


Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 3

Bài tập 1 trang 84 Sinh học 10: So sánh tốc độ hô hấp tế bào trong các trường hợp sau: (a) người đang chạy, (b) người đang ngủ, (c) người đang đi bộ. Giải thích.

Trả lời:

- So sánh tốc độ hô hấp tế bào: Tốc độ hô hấp tế bào của người đang chạy là cao nhất, sau đó đến người đang đi bộ và cuối cùng là người đang ngủ.

- Giải thích: Tốc độ hô hấp tế bào tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng của cơ thể. Khi cơ thể hoạt động mạnh (đang chạy), tế bào cần nhiều năng lượng nên tốc độ hô hấp tế bào tăng. Ngược lại, khi đang nghỉ ngơi hay ngủ, cơ thể cần ít năng lượng hơn nên tốc độ hô hấp tế bào giảm.

Bài tập 2 trang 84 Sinh học 10: Hình 1 mô tả quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Hãy cho biết (1), (2), (3) là hình thức vận chuyển gì? Phân biệt các hình thức vận chuyển đó.

Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 3 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 1)

Trả lời:

- Các hình thức vận chuyển trong hình: (1) Khuếch tán qua lớp phospholipid kép; (2) Khuếch tán qua kênh protein; (3) Vận chuyển chủ động.

- Phân biệt các hình thức:

(1): Khuếch tán qua lớp phospholipid kép

(2): Khuếch tán

qua kênh protein

(3): Vận chuyển

chủ động

- Vận chuyển các chất theo chiều gradient nồng độ.

- Vận chuyển các chất theo chiều gradient nồng độ.

- Vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ.

- Không tiêu tốn ATP.

- Không tiêu tốn ATP.

- Tiêu tốn ATP.

- Khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép.

- Khuếch tán qua kênh protein màng.

- Khuếch tán qua bơm protein đặc hiệu.

- Vận chuyển các chất có kích thước nhỏ, không phân cực, tan trong lipid.

- Vận chuyển các chất có kích thước lớn, các chất phân cực, không tan trong lipid.

- Vận chuyển các chất cần thiết với tế bào nhưng có nồng độ thấp trong môi trường.

Bài tập 3 trang 84 Sinh học 10: Tại sao khi rửa rau, quả, chúng ta không nên ngâm trong nước muối quá lâu?

Trả lời:

Vì nước muối là môi trường ưu trương nên khi ngâm rau, quả trong nước muối quá lâu sẽ làm nước từ rau, quả vận chuyển ra khỏi tế bào; dẫn đến các tế bào co nguyên sinh khiến rau, quả bị héo và giảm chất lượng.

Bài tập 4 trang 84 Sinh học 10: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.

a) Nước được vận chuyển qua màng nhờ các kênh aquaporin.

b) Sau phản ứng, cả cơ chất và enzyme đều bị biến đổi cấu trúc.

c) Pha tối của quang hợp có thể diễn ra bình thường trong điều kiện không có ánh sáng.

d) Nếu màng trong ti thể bị hỏng thì chuỗi chuyền electron vẫn diễn ra bình thường.

Trả lời:

a) Đúng. Nước được vận chuyển qua màng nhờ các kênh đặc biệt gọi là aquaporin.

b) Sai. Sau phản ứng, chỉ có cơ chất bị biến đổi cấu trúc còn enzyme không bị biến đổi cấu trúc.

c) Sai. Pha tối cần năng lượng từ ATP và NADPH được tổng hợp từ pha sáng nên nếu không có ánh sáng thì pha sáng không diễn ra kéo theo pha tối cũng không thể thực hiện được.

d) Sai. Vì chuỗi truyền electron diễn ra ở màng trong của ti thể nên màng trong bị hỏng thì chuỗi chuyền electron không diễn ra.

Bài tập 5 trang 84 Sinh học 10: Bổ sung thông tin vào Hình 2 để hoàn thành sơ đồ về mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp.

Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 3 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 1)

Trả lời:

(1) Màng thylakoid

(2) Chất nền lục lạp

(3) ATP, NADPH

(4) ADP, NADP+

(5) O2

(6) (CH2O)n

Bài tập 6 trang 84 Sinh học 10: Bằng cách nào tế bào có thể lựa chọn được những chất cần thiết để thực bào trong hàng loạt các chất xung quanh?

Trả lời:

Do trên màng có các thụ thể đặc hiệu với những chất nhất định nên tế bào có thể "lựa chọn" những chất cần thiết để đưa vào trong tế bào nhờ thực bào.

Bài tập 7 trang 84 Sinh học 10: Cho biết A là một hormone có tác dụng làm giảm chiều cao của cây, khi không có sự tác động của hormone A, cây sẽ phát triển bình thường. Hãy cho biết cây sẽ đáp ứng như thế nào với sự tác động của hormone A trong các trường hợp sau:

a) Cây bị hỏng thụ thể tiếp nhận hormone A.

b) Cây bị hỏng các phân tử truyền tin.

c) Cây bị hỏng bộ phận điều hòa tổng hợp hormone A.

Trả lời:

a) Cây bị hỏng thụ thể tiếp nhận hormone A.

- Trường hợp 1: Hormone A không gắn được vào thụ thể làm cho hormone này không truyền được tín hiệu vào trong tế bào → cây phát triển bình thường.

- Trường hợp 2: Hormone A gắn quá chặt vào thụ thể làm cho quá trình đáp ứng của tế bào với hormone A luôn diễn ra → cây bị lùn.

b) Cây bị hỏng các phân tử truyền tin.

- Trường hợp 1: Phân tử truyền tin bị hỏng làm cho tín hiệu từ hormone A không thể gây ra sự đáp ứng tế bào → cây phát triển bình thường.

- Trường hợp 2: Phân tử truyền tin bị hỏng làm cho quá trình đáp ứng của tế bào với hormone A luôn diễn ra → cây bị lùn.

c) Cây bị hỏng bộ phận điều hòa tổng hợp hormone A.

- Trường hợp 1: Hormone A không được tổng hợp → cây phát triển bình thường.

- Trường hợp 2: Hormone A được tổng hợp nhưng mất hoạt tính → cây phát triển bình thường.

- Trường hợp 3: Hormone A được tổng hợp quá mức → cây bị lùn.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 18: Chu kỳ tế bào

Bài 19: Quá trình phân bào

Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

Bài 21: Công nghệ tế bào

Ôn tập chương 4

1 1,108 22/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: