Dựa vào triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra

Trả lời câu hỏi 5 trang 150 SGK Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10.

1 219 lượt xem


Giải Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh

Câu hỏi 5 trang 150 SGK Sinh học 10Dựa vào triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra trong Bảng 31.1, 31.2, 31.3, hãy nêu các biện pháp phòng chống cho từng loại bệnh trên.

Giải Sinh học 10 Bài 31 (Chân trời sáng tạo): Virus gây bệnh  (ảnh 1)

Giải Sinh học 10 Bài 31 (Chân trời sáng tạo): Virus gây bệnh  (ảnh 1)

Giải Sinh học 10 Bài 31 (Chân trời sáng tạo): Virus gây bệnh  (ảnh 1)

Trả lời:

Tên bệnh

Cách phòng chống

HIV/AIDS

- Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn như ma túy, mại dâm,…

- Không dùng chung bơm kim tiêm và các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng,…

- Đảm bảo nguồn máu an toàn trước khi tiêm truyền.

- Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai.

Sởi Đức

- Tiêm phòng vaccine.

- Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người; tránh tự tập đông người.

- Thường xuyên vệ sinh đường hô hấp (mũi, họng), vệ sinh mắt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn,…

- Không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, ly, chén, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất dịch tiết mũi họng, vết thương ngoài da của người mắc bệnh.  

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vật dụng sạch sẽ.

Viêm đường

hô hấp cấp

Dịch tả lợn châu Phi

- Tiêm phòng vaccine cho vật nuôi.

- Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, các phương tiện vận chuyển, các dụng cụ chăn nuôi,…

 Tiêu hủy lợn bệnh; nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, lợn bị bệnh.

- Chọn tạo, con giống khỏe mạnh để chăn nuôi và nhân giống.

Cúm gia cầm H5N1

- Cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cho gia cầm: ngăn chặn sự xâm nhập của động vật hoang dã vào khu chuồng trại; duy trì vệ sinh các vật dụng, chuồng trại, thiết bị; tiêu hủy một cách đúng đắn và an toàn tất cả các động vật bị nhiễm bệnh và phơi nhiễm;…

- Cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh lây nhiễm cho người: Không giết mổ, vận chuyển, mua bán, ăn gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; báo cho chính quyền địa phương khi xuất hiện gia cầm ốm chết hoặc người có biểu hiện sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm;…

Bệnh đốm trắng ở tôm

- Vệ sinh, xử lí ao, hồ sạch sẽ trước khi thả tôm.

- Ngăn chặn vật trung gian mang mầm bệnh như cua còng, chim, tôm, tép nhỏ,… vào ao.

- Quản lí tốt nguồn nước cấp cho ao nuôi.

- Chọn thả tôm giống sạch bệnh, không bị nhiễm virus.

- Tôm chết phải đem đi xa khu vực nuôi, chôn cùng vôi bột, không vứt tôm bị đốm trắng ra môi trường bên ngoài.

- Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi mà nên cho ao nghỉ khoảng 1 – 2 tháng và tái tạo lại môi trường nền đáy ao.

Lùn xoắn lá ở lúa

- Sử dụng giống lúa sạch và kháng bệnh để gieo trồng.

- Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh (rầy nầu).

- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch các tàn dư và kí chủ trung gian của bệnh.

- Áp dụng các biện pháp canh tác đồng bộ để gia tăng sức đề kháng của cây lúa.

- Khi lúa bị bệnh cần nhổ bỏ và tiêu hủy để tránh phát tán bệnh.

Vàng xoăn lá cà chua

- Sử dụng giống lúa sạch và kháng bệnh để gieo trồng.

- Tiêu diệt các loại côn trùng làm lây lan bệnh như bọ phấn, bọ trĩ.

- Vệ sinh tay chân, dụng cụ (dao, kéo) trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành.

- Bón phân cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cây.

- Cắt tỉa những cành bị nhiễm nhẹ, những cây bị nhiễm nặng nhổ bỏ tiêu hủy tránh lây lan.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 148 SGK Sinh học 10: Khi người bệnh (do nhiễm virus) hắt hơi, virus theo hàng ngàn giọt bắn bay vào trong không khí...

Câu hỏi 1 trang 148 SGK Sinh học 10: Hãy trình bày các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật...

Câu hỏi 2 trang 148 SGK Sinh học 10: Vì sao virus không thể tự lây truyền từ cây này sang cây khác...

Câu hỏi 3 trang 148 SGK Sinh học 10: Quan sát Hình 31.1, hãy phân tích các con đường lây nhiễm SARS-CoV-2...

Câu hỏi 4 trang 148 SGK Sinh học 10: Quan sát Hình 31.2, hãy trình bày con đường lây nhiễm virus ở thực vật qua côn trùng...

Luyện tập trang 148 SGK Sinh học 10: Vì sao bệnh do virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát...

Câu hỏi 5 trang 150 SGK Sinh học 10: Dựa vào triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra...

Luyện tập trang 150 SGK Sinh học 10: Hãy nêu các biện pháp làm tăng sức đề kháng virus cho con người, động vật và thực vật...

Câu hỏi 6 trang 152 SGK Sinh học 10: Biến thể của virus là gì? Vì sao virus có nhiều biến thể...

Câu hỏi 7 trang 152 SGK Sinh học 10: Quan sát Hình 31.4, hãy cho biết các biến thể của SARS-CoV-2 khác nhau ở điểm nào...

Luyện tập trang 152 SGK Sinh học 10: Vì sao các biến thể mới của virus lại nguy hiểm hơn biến thể cũ...

Bài tập 1 trang 154 SGK Sinh học 10: Hãy liệt kê một số bệnh do virus gây ra ở thực vật, động vật và người...

Bài tập 2 trang 154 SGK Sinh học 10: Nêu các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus ở người qua các vật chủ trung gian...

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 6

Bài 28: Thực hành: Lên men

Ôn tập chương 5

Bài 29: Virus

Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn

1 219 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: