TOP 15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

1 1,581 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ?

A. Chỉ có hình thức sinh sản vô tính.

B. Chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.

C. Có cả 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

D. Chưa có hình thức sinh sản.

Đáp án đúng là: A

Ở vi sinh vật nhân sơ chỉ có hình thức sinh sản vô tính, bản chất là quá trình phân bào trực phân.

Câu 2: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng

A. phân đôi.

B. nảy chồi.

C. bào tử trần.

D. tiếp hợp.

Đáp án đúng là: C

Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng bào tử trần.

Câu 3: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức nào sau đây?

(1) Phân đôi.

(2) Tiếp hợp.

(3) Nảy chồi.

(4) Bào tử.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (3), (4).

Đáp án đúng là: C

Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức là: phân đôi, nảy chồi và bào tử.

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(1) Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn.

(2) Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở cả vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.

(3) Một số động vật nguyên sinh có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.

(4) Bản chất của quá trình sinh sản vô tính ở vi sinh vật là quá trình nguyên phân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Có 3 nhận định đúng là: (1), (3), (4).

(2) Sai. Nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính chỉ có ở vi sinh vật nhân thực.

Câu 5: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?

A. protein, vitamin.

B. amino acid, vitamin.

C. lipid, chất khoáng.

D. carbohydrate, nucleic acid.

Đáp án đúng là: B

Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật là chất hữu cơ với hàm lượng rất ít nhưng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật song chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ → Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là: amino acid, vitamin, nucleic acid,…

Câu 6: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là

A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc.

B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người.

C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào.

D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh.

Đáp án đúng là: A

Chất kháng sinh là những hợp chất hữu cơ có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách có chọn lọc. Còn chất sát khuẩn là các chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.

Câu 7: Sinh trưởng ở vi sinh vật là

A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật.

B. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật.

C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật.

D. sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.

Đáp án đúng là: D

Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.

Câu 8: Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì

A. vi khuẩnhoàn toànkhông có sự thay đổi về kích thước và khối lượng.

B. khó nhận ra sự thay đổi về kích thước và khối lượng của tế bào vi khuẩn.

C. vi khuẩn có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển rất nhanh.

D. khó nhận ra sự tồn tại, phát triển của tế bào vi khuẩn trong môi trường tự nhiên.

Đáp án đúng là: B

Từ khi sinh ra cho đến trước khi bước vào phân chia, vi khuẩn có sự gia tăng về kích thước và khối lượng, nhưng vì chúng có kích thước rất nhỏ nên khó nhận ra sự thay đổi này. Do đó, sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể.

Câu 9: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới và được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

B. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới nhưng được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

C. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

D. môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

Đáp án đúng là: C

Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

Câu 10: Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?

A. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.

B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong.

C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng.

D. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng.

Đáp án đúng là: A

Sự sinh trưởng của quần thể trong nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha: Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.

Câu 11: Trong nuôi cấy không liên tục, pha có tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa là

A. pha tiềm phát.

B. pha lũy thừa.

C. pha suy vong.

D. pha cân bằng.

Đáp án đúng là: B

Trong pha lũy thừa, vi khuẩn trao đổi chất, sinh trưởng mạnh và tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa do chất dinh dưỡng dồi dào.

Câu 12: Pha nào sau đây chỉ có ở nuôi cấy vi khuẩn không liên tục?

A. Pha lũy thừa.

B. Pha tiềm phát.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong.

Đáp án đúng là: D

Trong nuôi cấy liên tục, do thường xuyên được bổ sung các chất dinh dưỡng đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn không trải qua pha suy vong.

Câu 13: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?

A. Đầu pha lũy thừa.

B. Cuối pha lũy thừa.

C. Đầu pha tiềm phát.

D. Cuối pha cân bằng.

Đáp án đúng là: B

Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm cuối pha lũy thừa vì lúc này sinh khối là lớn nhất và số lượng vi khuẩn chết chưa nhiều.

Câu 14: Có bao nhiêu lí do trong các lí do sau đây giải thích cho việc giảm dần số lượng cá thể ở pha suy vong trong nuôi cấy vi khuẩn không liên tục?

(1) Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt.

(2) Các chất độc hại tích tụ nhiều.

(3) Môi trường nuôi cấy không còn không gian để chứa vi khuẩn.

(4) Nồng độ oxygen giảm xuống rất thấp.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Trong pha suy vong, số lượng vi khuẩn chết tăng dần do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.

Câu 15: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này?

A. Độ ẩm.

B. Nhiệt độ.

C. Độ pH.

D. Ánh sáng.

Đáp án đúng là: C

Sữa chua có độ pH thấp làm ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP,… của các vi sinh vật gây bệnh.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 26: Công nghệ vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 28: Thực hành: Lên men

1 1,581 03/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: