Tính giá trị của biểu thức a) Tính giá trị của biểu thức a + b : 2 với a = 34, b = 16

Lời giải Bài 2 trang 15 vở bài tập Toán lớp 4 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 4 Tập 1.

1 488 19/10/2024


Giải VBT Toán lớp 4 Bài 4: Biểu thức chữ

Vở bài tập Toán lớp 4 trang 15 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức

a) Tính giá trị của biểu thức a + b : 2 với a = 34, b = 16.

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) x 2 với a = 28, b = 42.

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

* Phương pháp giải

- Ta thay giá trị a và b vào biểu thức để tính ra kết quả cần tính. Thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau, thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau

* Lời giải:

a) Thay a = 34, b = 16 vào biểu thức:

a + b : 2 = 34 + 16 : 2

= 34 + 8 = 42

b) Thay a = 28, b = 42 vào biểu thức:

(a + b) x 2 = (28 + 42) × 2

= 70 × 2 = 140

* Các dạng bài toán về biểu thức chữ:

Với mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị tương ứng của biểu thức.

+) Biểu thức có chứa một chữ bao gồm số, dấu tính và một chữ.

PHÉP CỘNG

+) Tính chất giao hoán: a + b = b + a

+) Tính chất kết hợp của phép cộng

(a + b) + c = a + (b + c)

+) Cộng với 0: 0 + a = a + 0 = a

PHÉP NHÂN

+) Tính chất giao hoán: a x b = b x a

+) Tính chất kết hợp: a x (b x c) = (a x b) x c

+) Nhân với 0: a x 0 = 0 x a = 0

+) Nhân với 1

+) Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng: a x (b + c) = a x b + a x c

+) Tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ: a x (b - c) = a x b - a x c

+) Trong một tích nếu một thừa số được gấp lên n lần đồng thời có một thừa số khác bị giảm đi n lần thì tích không thay đổi.

PHÉP CHIA

+) a : (b x c) = a : b : c = a : c : b (b, c > 0)

+) 0 : a = 0 (a > 0)

+) a : c - b : c = ( a - b) : c (c > 0)

+) a : c + b : c = (a + b) : c (c > 0)

+) Trong phép chia, nếu số bị chia tăng lên (giảm đi) n lần (n > 0) đồng thời số chia giữ nguyên thì thương cũng tăng lên (giảm đi) n lần.

+) Trong một phép chia, nếu tăng số chia lên n lần (n > 0) đồng thời số bị chia giữ nguyên thì thương giảm đi n lần và ngược lại.

+) Trong một phép chia, nếu cả số bị chia và số chia đều cùng gấp (giảm) n lần (n > 0) thì thương không thay đổi.

+) Trong một phép chia có dư, nếu số bị chia và số chia cùng được gấp (giảm) n lần (n > 0) thì số dư cũng được gấp (giảm) n lần.

Xem thêm các bài toán hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ - Toán lớp 4

Toán lớp 4 trang 15, 16, 17 Bài 4: Biểu thức chữ - Kết nối tri thức

Bài tập Biểu thức có chứa ba chữ. Tính chất kết hợp của phép cộng lớp 4 (có đáp án)

1 488 19/10/2024