Tổng cục Thuế yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế kinh doanh vận tải bằng ô tô

1. Tổng cục Thuế yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế kinh doanh vận tải bằng ô tô

  • Ngày 15/03/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 1023/TCT-KK về việc báo cáo, cung cấp thông tin người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành để triển khai công tác quản lý thuế, tránh thất thu thuế đối với người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô, đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, báo cáo một số nội dung sau:
    • Báo cáo công tác phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong công tác quản lý thuế đối với người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô: Báo cáo rõ công tác phối hợp trao đổi cung cấp thông tin với Sở Giao thông vận tải về việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô; thông tin về hành trình của từng xe, thông tin trên Lệnh vận chuyển, hợp đồng vận chuyển (ứng dụng kết nối thông tin nếu có)...
    • Công tác quản lý thuế của Cục Thuế (bao gồm Chi cục Thuế) đối với người nộp thuế có hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô: kết quả đã đạt được, kinh nghiệm quản lý, các hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra, vướng mắc, bất cập về chính sách trong công tác quản lý thuế (nếu có).
  • Cung cấp danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động có hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô trên địa bàn (mẫu biểu kèm theo).
    • Báo cáo tình hình kê khai, nộp ngân sách của người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô trong giai đoạn từ năm 2021- 2023 và quý I/2024.
    • Rà soát, bổ sung danh sách người nộp thuế có mã ngành kinh doanh vận tải bằng ô tô (Tổng cục Thuế đã kết xuất danh sách người nộp thuế có mã ngành kinh doanh vận tải kèm theo)

Theo đó, để hoàn thiện công tác quản lý thuế cũng như phối hợp với Sở Giao thông vận tải và cơ quan quản lý nhà nước liên quan về quản lý thuế thì Tổng Cục thuế đã ban hành công văn yêu cầu Cục Thuế các tỉnh/thành phố cung cấp và báo cáo danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động có hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô trên địa bàn.

2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Theo quy định thì kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Theo đó, kinh doanh vận tải bằng ô tô bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô.

Kinh doanh vận tải bằng ô tô có thể được hiểu là ngành nghề phổ biến hiện nay. Để kinh doanh ngành nghề này thì cũng cần đáp ứng những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế kinh doanh vận tải bằng ô tô

3. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô

Theo quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan đến ngành nghề vận tải hàng hóa bằng ô tô thì điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
    • Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
    • Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Như vậy, khi muốn kinh doanh ngành nghề này thì yêu cầu trước tiên là phải đáp ứng các điều kiện trên.

Bài viết là những nội dung cơ bản liên quan đến Công văn của Tổng Cục thuế về việc yêu cầu yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn các tỉnh/ thành phố.

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Kinh doanh vận tải ô tô là gì?

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

4.2. Có bao nhiêu loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô?

Phân loại kinh doanh vận tải hành khách bằng ô-tô - gộp chung hay chia nhỏ? NDĐT- Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến, phân loại kinh doanh vận tải hành khách gồm ba loại hình: xe buýt (buýt nội tỉnh, buýt liên tỉnh), xe taxi và xe hợp đồng.

4.3. Khái niệm vận tải hành khách công cộng là gì?

Vận tải hành khách công cộng được hiểu là phục vụ đám đông đi lại thường xuyên trong đô thị và các vùng lân cận với nhu cầu lên xuống liên tục. Do đó, phải có chính sách giá vé linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng.