- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Sử dụng hình ảnh khi không được sự cho phép có vi phạm pháp luật không? Trường hợp vi phạm thì xử lý như thế nào?
1. Quyền nhân thân được pháp luật bảo hộ như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc tự ý sử dụng hình ảnh của người khác đưa lên MXH khi chưa được sự đồng ý, cho phép của người đó là vi phạm quyền nhân thân của cá nhân. Trường hợp cần sử dụng, công bố công khai hình ảnh của cá nhân nhằm mục đích giáo dục, răn đe, cảnh báo, bảo vệ trật tự công cộng, phòng ngừa việc gây ra các tội phạm nguy hiểm cho xã hội chỉ được thực hiện khi có căn cứ và phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn do hiến pháp và các đạo luật liên quan quy định.
Việc đưa hình ảnh của người khác trái với ý muốn của cá nhân, không được cá nhân (người có quyền quyết định thay trong trường hợp cá nhân chết, cá nhân là người chưa thành niên…) được coi là hành vi trái pháp luật, vi hiến, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền nhân thân của cá nhân. Theo đó, quyền con người được Hiến pháp, Bộ luật dân sự 2015 và các đạo luật liên quan thừa nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Theo Hiến pháp năm 2013, quyền bất khả xâm phạm về danh dự, uy tín (khoản 1 Điều 20), về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (khoản 1 Điều 21). Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Khoản 1, 2 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ cá nhân có quyền về đời sống riêng tư. Bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Tung video clip, hình ảnh lên mạng khi không được phép, bị phạt thế nào?
Căn cứ Điều 101, 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP, ngày 27/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử đã quy định hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; hành vi đăng tải hình ảnh của người khác khi không được cho phép nếu không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng, trường hợp không có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì mức xử phạt là mức trung bình của khung hình phạt (15.000.000 đồng), đồng thời, người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật đã đăng tải.
Như vậy, theo quy định hành vi vi phạm về dữ liệu cá nhân sẽ có 03 hình thức xử lý sau:
- Xử lý kỷ luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Xử lý hình sự.
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm về dữ liệu cá nhân sẽ có hình thức xử lý tương ứng.
3. Bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm dữ liệu cá nhân
Căn cứ vào các hành vi vi phạm trên khoản 10 Điều 9 Nghị định 13/2023 quy định:“ Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
- Bồi thường về tinh thần:
Khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức bồi thường tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
+ Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
+ Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
- Bồi thường về tài chính, thiệt hại ảnh hưởng đến công việc
Tổng số tiền mà Quý khách đã chi trả trong suốt thời gian không ở tại khu chung cư.
Lưu ý: Mức yêu cầu bồi thường phải phù hợp với thiệt hại thực tế.
Xem các bài viết liên quan:
Quy định về quyền con người trong Hiến pháp 2013
Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Đăng hình người khác lên mạng xã hội mà không xin phép bị xử lý như thế nào?