- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (85)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Lương hưu (60)
- Định danh (59)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Lỗi vi phạm giao thông (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Đăng kiểm (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Xử phạt hành chính (27)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Mã định danh (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
Sau khi ly hôn, người không nuôi con có được đến thăm con không? Cha mẹ đương nhiên có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn không?
1. Sau khi ly hôn, người không nuôi con có được đến thăm con không?
Việc thăm nuôi con sau ly hôn là quyền của người không trực tiếp nuôi con mà không ai được cản trở và không hạn chế số lần thăm nom.Cụ thể:
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn có căn cứ cho rằng lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con.
2. Cha mẹ đương nhiên có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn đúng không?
Đúng, cha mẹ đương nhiên có nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng con sau ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Những nghĩa vụ này bao gồm, cụ thể căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
2.1. Nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng con chung:
- Dù cha mẹ đã ly hôn, cả hai vẫn có trách nhiệm đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, đạo đức và giáo dục cho con.
- Người trực tiếp nuôi con có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con hàng ngày.
- Người không trực tiếp nuôi con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án.
2.2. Quyền và nghĩa vụ thăm nom con:
Người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc, dạy dỗ con, trừ khi việc này ảnh hưởng đến lợi ích của con hoặc có quyết định hạn chế của Tòa án.
2.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ:
Tất cả các quyết định liên quan đến nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn phải dựa trên nguyên tắc ưu tiên quyền lợi tốt nhất cho trẻ em, bảo đảm sự ổn định và phát triển lành mạnh của con.
3. Hạn chế quyền thăm con bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, “người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng”.
Như vậy, trong trường hợp người không có quyền nuôi con bị hạn chế quyền thăm con trước hết cần thương lượng với người có quyền nuôi con để đảm bảo quyền thăm nom con.
- Trong trường hợp người có quyền nuôi con vẫn tiếp tục cố tình không cho thăm nom con, thì người không nuôi con có thể làm đơn gửi đến cơ quan thi hành án, yêu cầu thi hành bản án đã có hiệu lực của Tòa án.
- Cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp cưỡng chế buộc người có quyền nuôi con hiện đúng nghĩa vụ theo bản án, quyết định cũng như theo quy định của pháp luật.
4. Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân gia đình theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Căn cứ vào Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Bên cạnh đó tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Theo đó, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
5. Bố mẹ ly hôn thì con bao nhiêu tuổi thì theo mẹ?
Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Theo quy định trên thì sau khi ly hôn thì nếu con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi) thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc bố mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Nếu con trên 36 tháng (trên 3 tuổi) đến dưới 07 tuổi thì tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định người nào phù hợp với sự phát triển mọi mặt của con thì sẽ giao cho người đó.
Nếu con từ đủ 07 tuổi thì sẽ xem xét nguyện vọng của con.
6. Sau khi ly hôn mà thấy người nuôi dưỡng con không đủ điều kiện nuôi con thì có được thay đổi người nuôi con không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Như vậy, khi có yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức nêu trên hoặc cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con sao cho phù hợp với lợi ích của con.
7.Các câu hỏi thường gặp
7.1 Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?
Pháp luật hiện nay không quy định về mức thu nhập cụ thể bao nhiêu thì mới được giành quyền nuôi con. Thay vào đó, Tòa án sẽ phân xử cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng đáp ứng được mọi quyền lợi chính đáng của con. Trường hợp bé dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, và trẻ từ 07 tuổi trở lên sẽ xét theo nguyện vọng của con.
Tóm lại, việc căn cứ theo thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con cần xem xét nhiều yếu tố như thu nhập của cha hoặc mẹ, độ tuổi của con, mức sống địa phương, hoàn cảnh gia đình,…
7.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hậu ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con. Việc cấp dưỡng sẽ kéo dài đến khi con đã đủ tuổi thành niên, đã có khả năng lao động hoặc có tài sản riêng để tự nuôi mình.
- Căn cứ theo Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái được quy định như sau: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
- Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
7.3 Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Pháp luật hiện nay không có văn bản pháp lý quy định cụ thể về số tiền cấp dưỡng hậu ly hôn. Theo đó, mức cấp dưỡng sẽ do các bên liên quan thỏa thuận bằng cách xác định trên mức thu nhập thực tế, phạm vi khả năng chu cấp.
- Trích dẫn Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, mức cấp dưỡng hậu ly hôn được quy định như sau: Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
7.4 Khi ly hôn con 1 tuổi ở với ai?
Con 1 tuổi sẽ ở với mẹ, căn cứ theo quy định Về việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào mới nhất 2025?
- Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn mới nhất 2025
- Gặp khó khăn sau ly hôn có được yêu cầu cấp dưỡng không mới nhất 2025?
- Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không mới nhất 2025?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giành quyền nuôi con mới nhất 2025?
- Vợ đòi ly hôn chồng đánh gây thương tích thì sẽ bị xử lý như thế nào mới nhất 2025?
- Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con mới nhất 2025?
- Giành quyền nuôi con cần những giấy tờ gì mới nhất 2025?
- Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn như thế nào mới nhất 2025?
- Giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn mới nhất 2025?
- Khi nào người bố được quyền nuôi con mới nhất 2025?
- Ai là người có quyền nuôi con khi cha mẹ đã ly hôn nhưng không may qua đời mới nhất 2025?
- Quy định mới về mức tiền trợ cấp nuôi con khi bố mẹ ly hôn
- Phân chia tài sản và quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào mới nhất 2025?