- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Rửa tiền là gì? Tội rửa tiền bị xử lý thế nào?
1. Rửa tiền là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
Theo quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), các hành vi được quy định là rửa tiền bao gồm:
- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
- Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
- Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
Lưu ý:
- Tiền sử dụng trong hoạt động rửa tiền bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ; có thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản.
- Tài sản trong hoạt động rửa tiền bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.
Rửa tiền là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý qua việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do ngừoi khác phạm tội mà có nhằm che giấu, hợp pháp hoá các khaonr tiền, tài sản có được từ hoạt động phạm tội. Nếu pháp nhân thương mại thoả mãn những điều kiện quy đinh tại Điều 75 Bộ Luật hình sự thì cũng phải chịu TNHS về tội này.
2.Các yếu tố cấu thành tội rửa tiền
* Mặt chủ thể
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự rửa tiền là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Cụ thể như sau:
- Về độ tuổi: Người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
- Về năng lực trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Mặt khách thể
Khách thể của tội rửa tiền là những mối quan hệ xã hội mà hành vi phạm tội xâm phạm đến. Cụ thể, khách thể của tội này bao gồm:
- Trật tự an toàn xã hội: Hành vi rửa tiền có thể ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội bằng cách che giấu nguồn gốc của tiền thu được từ các hoạt động phạm tội, tạo điều kiện cho tội phạm phát triển.
- Trật tự quản lý kinh tế: Hành vi rửa tiền có thể gây rối loạn trật tự quản lý kinh tế bằng cách đưa tiền thu được từ các hoạt động phạm tội vào hệ thống tài chính, làm ảnh hưởng đến sự lành mạnh của nền kinh tế.
- Sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác: Hành vi rửa tiền có thể xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác bằng cách sử dụng tiền thu được từ các hoạt động phạm tội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
* Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội rửa tiền là hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có và tội phạm này luôn gắn liền với hành vi phạm tội khác, nhất là các tội phạm về kinh tế như buôn lậu, kinh doanh trái phép, trốn thuế... các tội phạm về tham nhũng, các tội phạm về ma tuý...
* Mặt chủ quan
Mặt chủ quan tội rửa tiền là hành vi được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được đó là tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc nhận biết rõ tiền, tài sản do chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có và với mong muốn hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó.
Mục đích của người phạm tội nhằm hợp pháp hóa tiền, tài sản và là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
3. Tội rửa tiền bị xử lý thế nào?
3.1 Chuẩn bị phạm tội rửa tiền có bị truy cứu hình sự không?
Tại Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về chuẩn bị phạm tội như sau:
Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người chuẩn bị phạm tội rửa tiền thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt đối với người chuẩn bị phạm tội rửa tiền có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3.2 Phạm tội rửa tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào ?
Tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 122 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội rửa tiền như sau:
Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
......
Như vậy, người phạm tội rửa tiền có thể bị phạt tù tối đa lên đến 15 năm nếu thuộc các trường hợp sau:
- Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Xem thêm các bài viết có liên quan dưới đây:
Tác hại của ma túy. Xử lý hành vi vi phạm sử dụng chất ma túy
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản giá trị bao nhiêu thì bị phạt tù?
Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Ma túy là gì? Các biện pháp phòng, chống ma túy