Chương XI Bộ luật hình sự 2015: Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Số hiệu: | 100/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1263 đến số 1264 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật hình sự 2015 vừa được ban hành ngày 27/11/2015 với các quy định mới về tội phạm; những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hình phạt; các biện pháp tư pháp; quyết định hình phạt; chấp hành hình phạt; xóa án tích; pháp nhân thương mại phạm tội;…
Bộ luật hình sự 2015 gồm 3 Phần, 26 Chương, 426 Điều (thay vì Bộ Luật Hình sự 1999 gồm 2 Phần, 24 Chương, 344 Điều). Cấu trúc Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều thay đổi so với BLHS cũ như sau:
Phần thứ nhất: Những quy định chung
Chương I. Điều khoản cơ bản
Chương II. Hiệu lực của BLHS 2015
Chương III. Tội phạm
Chương IV. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Chương V. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự
Chương VI. Hình phạt
Chương VII. Các biện pháp tư pháp
Chương VIII. Quyết định hình phạt
Chương IX. Thời hiệu thi hành bản án, Miễn chấp hành hình phạt, Giảm thời hạn chấp hành hình phạt
Chương X. Xóa án tích
Chương XI. Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Chương XII. Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Phần thứ hai: Các tội phạm
Chương XIII. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Chương XIV. Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
Chương XV. Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
Chương XVI. Các tội xâm phạm sở hữu
Chương XVII. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Chương XIX. Các tội phạm về môi trường
Chương XX. Các tội phạm về ma túy
Chương XXI. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Chương XXII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Chương XXIII. Các tội phạm về chức vụ
Chương XXIV. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Chương XXV. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
Chương XXVI. Các Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và Tội phạm chiến tranh
Phần thứ ba: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật hình sự 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
+ Điều 12 Luật hình sự 2015 có quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều quy định cụ thể ở Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015.
- Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
+ Theo Điều 54 BLHS năm 2015, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật HS 2015.
+ Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
+ Nhưng nếu điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
- Tha tù trước thời hạn có điều kiện
Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Phạm tội lần đầu;
+ Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
+ Đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên;
+ Có nơi cư trú rõ ràng;
+ Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự;
Và một số điều kiện khác tại Điều 66 Luật hình sự 2015.
- Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS 2015.
- Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Bộ luật HS năm 2015 quy định người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau đây:
1. Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã);
2. Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại).
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.
1. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.
2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.
1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.
2. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.
3. Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:
a) Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư;
b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
c) Cấm huy động vốn khách hàng;
d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
1. Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Bộ luật này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
c) Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
2. Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm phạm tội của mình gây ra.
3. Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
đ) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
e) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d) Tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án;
đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
b) Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
e) Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Khi xét xử cùng 01 lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với từng lĩnh vực cụ thể thì không tổng hợp;
c) Hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác;
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì pháp nhân thương mại bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
1. Trường hợp pháp nhân thương mại đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước về đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một pháp nhân thương mại đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một pháp nhân thương mại phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Chapter XI
REGULATIONS APPLIED TO COMMERCIAL LEGAL ENTITIES COMMITTING CRIMINAL OFFENCES
Article 74. Application of Criminal Code to corporate legal entities committing criminal offences
A corporate legal entity shall bear criminal responsibility according to this Chapter, other regulations of Part One hereof that do not contravene this Chapter.
Article 75. Conditions for a corporate legal entity to bear criminal responsibility
1. A corporate legal entity shall only bear criminal responsibility if all of the following conditions are satisfied:
a) The criminal offence is committed in the name of the corporate legal entity;
b) The criminal offence is committed in the interests of the corporate legal entity;
c) The criminal offence is under instructions or approval of the corporate legal entity;
d) The time limit for criminal prosecution specified in Clause 2 and Clause 3 Article 27 hereof has not expired.
2. The fact that corporate legal entity has criminal responsibility does not exempt criminal responsibility of individuals.
Article 76. Scope of criminal responsibility of corporate legal entities
A corporate legal entity shall only bear criminal responsibility for the following criminal offences:
1. Article 188 (Smuggling); Article 189 (Illegal trafficking of goods or money across the border); Article 190 (Manufacture or trading of banned commodities); Article 191 (Possession or transport of banned commodities); Article 192 (manufacture or trading of counterfeit foods, foodstuff or food additives); Article 194 (Manufacture of trading of counterfeit medicines for treatment or prevention of diseases); Article 195 (Manufacture or trading of counterfeit animal feeds, fertilizers, veterinary medicine, pesticides, plant varieties, animal breeds); Article 196 (Hoarding); Article 200 (Tax evasion); Article 203 (Illegal printing, issuance, trading of invoices or receipts); Article 209 (Deliberate publishing of false information or concealment of information in securities activities); Article 210 (Use of internal information to deal in securities); Article 211 (Cornering the stock market); Article 213 (Commission of frauds in insurance business); Article 216 (Evasion of social insurance, health insurance, unemployment insurance payment for employees); Article 217 (Violations against regulations on competition); Article 225 (Infringement of copyrights and relevant rights); Article 226 (Infringement of industrial property rights); Article 227 (violations against regulations on survey, exploration and extraction of natural resources); Article 232 (Violations against regulations on forest extraction and protection); Article 234 (Violations against regulations on management and protection of wild animals);
2. Article 235 (Causing environmental pollution); Article 237 (Violations against regulations on environmental emergency prevention, response and relief); Article 238 (Violations against regulations on protection of irrigation works, embankments and works for protection against natural disasters; Violations against regulations on protection of river banks); Article 239 (Import of wastes into Vietnam’s territory); Article 22 (Destruction of aquatic resources); Article 243 (Forest destruction); Article 244 (Violations against regulations on management and protection of endangered, rare animals); Article 245 (Violations against regulations on management of wildlife sanctuaries); Article 246 (Import and spread of invasive alien species).
Article 77. Fine
1. Fine is imposed as a primary punishment or additional punishment against corporate legal entities committing criminal offences.
2. The fine level depends on the nature and level of danger of the criminal offence with account taken of the offender's financial capacity and fluctuation of prices. Nevertheless, the fine must not fall under VND 50,000,000.
Article 78. Suspension of operation
1. Suspension of operation means suspension of a corporate legal entity's activities in one or some fields in which the corporate legal entity harms human life, health, the environment, social security or order and the damage can be repaired in reality.
2. The suspension period is from 06 months to 03 years.
Article 79. Permanent shutdown
1. Permanent shutdown means termination of a corporate legal entity's activities in one or some fields in which the corporate legal entity causes damage or possibly harms life, health of many people, causes environmental emergencies or negatively impact social security or order and the damage cannot be repaired.
2. A corporate legal entity is established for the sole purpose of committing the criminal offence shall have all of its activities permanently terminated.
Article 80. Ban from operating in certain fields
1. Ban from certain fields shall be imposed if it is considered that the convicted corporate legal entity might harm human life, health or society if it keeps operating in such fields.
2. The court shall decide the fields from which the convicted entity is banned.
3. The duration of ban is from 01 to 03 years from the effective date of the judgment.
Article 81. Prohibition from raising capital
1. Prohibition from raising capital shall be applied if it is considered that the convicted corporate legal entity might harm human life, health or society if it keeps operating in such fields.
2. Types of prohibition from raising capital:
a) Prohibition from taking loans from banks, credit institutions and or investment funds;
b) Prohibition from issuance and securities offering;
c) Prohibition from raising capital from clients;
d) Prohibition from cooperation and association both in Vietnam and overseas;
dd) Prohibition from establishing real estate trusts.
3. The court shall decide on one or some of the types of prohibition specified in Clause 2 of this Article.
4. The duration of prohibition from raising capital is from 01 to 03 years from the effective date of the judgment.
Article 82. Judicial measures taken against corporate legal entities committing criminal offences
1. The Court may decide to take the following judicial measures against a corporate legal entity committing criminal offences:
a) The judicial measures specified in Article 47 and Article 48 hereof;
b) Compulsory restoration of original state;
c) Compulsory implementation of some measures for mitigation and prevention of consequences.
2. The court may require the offending entity to restore the original state which was changed by its criminal offence.
3. The court, on a case-by-case basis, may require the offending entity to implement one or some of the following measures for mitigation and prevention of consequences of the offence:
a) Compulsory dismantlement of the work or part of the work that is not licensed or built against the license;
b) Compulsory relief of environmental pollution or spread of disease;
c) Compulsory removal from Vietnam’s territory or re-export of goods, vehicles taken into Vietnam’s territory against regulations of law or those temporarily imported but have not been re-exported as prescribed by law; imported or transited goods that infringe intellectual property rights; counterfeit goods; vehicles, raw materials imported for manufacture or trading of counterfeit goods after the elements of violation have been removed;
d) Compulsory destruction of goods or items that harm health of humans, animals, plants and the environment; obscene materials or other exhibits subject to destruction as prescribed by law;
dd) Compulsory removal of violation elements on the goods, goods labels, means of trading or items;
e) Compulsory recall of violating products being sold on the market.
Article 83. Basis for deciding punishments against offending corporate legal entities
The Court, pursuant to this document and in consideration of the nature and danger of the criminal offence to society, offending entity's observation of law, mitigating and aggravating factors, to decide the punishment.
Article 84. Mitigating factors mitigating factors and criminal responsibility of corporate legal entity
1. The following circumstances are mitigating factors:
a) The offender has prevented or reduced the harm caused by the criminal offence;
b) The offender voluntarily makes rectification, pays damages or relieves the consequences;
c) The criminal offence has not caused any damage or the damage caused is insignificant;
d) The offender offers cooperation with proceeding agencies during the proceedings;
dd) The offender has considerable contributions to implementation of social policies.
2. When deciding the punishments, the Court might consider the offender's other circumstances as mitigating factors and specify the reasons in the judgment.
3. If a circumstance defined as a mitigating factor this document is the basis for determination of a crime or punishment bracket, it shall not be considered a mitigating factor in the decision on punishments.
Article 85. Aggravating factors applied to corporate legal entities
1. The following circumstances are considered aggravating factors:
a) Committing the criminal offence in collusion with another corporate legal entity;
b) Deliberately committing the criminal offence to the end;
c) The offence has been committed more than once;
d) Recidivism or dangerous recidivism;
dd) The offender takes advantage of war, state of emergency, natural disaster, epidemic or other tragic circumstances of society to commit the criminal offence;
e) The offender makes use of sophisticated tricks to commit or conceal the criminal offence.
2. Circumstances defined by this document as the basis for determination of a criminal offence or punishment bracket shall not be considered an aggravating factor.
Article 86. Decision on punishment for commission of multiple criminal offences
When a corporate legal entity is tried for multiple criminal offences, the Court shall decide the punishment for each of them and combined punishment as follows:
1. Primary punishment:
a) If all punishments are fines, they shall be aggregated;
b) Punishments being suspension of activities in specific fields shall not be combined;
c) Fines shall not be combined with other punishments;
2. Additional punishment:
a) If all of the punishments imposed are the of the same type, the combined punishment shall not exceed the limits specified in this document applied to such punishment; fines shall be aggregated;
b) If the punishments imposed are of various types, the convicted corporate legal entity must serve all of them.
Article 87. Combination of punishments of multiple judgments
1. If a corporate legal entity that is serving a sentence is tried for a criminal offence committed before such sentence is imposed, the Court shall decide the sentence for the criminal offence being tried and then the combined sentence as prescribed in Article 86 hereof.
The duration of the previous sentence that is suspension of operation, prohibition from operating in certain fields or ban from raising capital shall be deducted from that of the combined sentence.
2. When a corporate legal entity that is serving a sentence commits a new criminal offence, the Court shall decide the sentence for the new offence, then aggregate it with the unserved part of the sentence to make the combined sentence as prescribed in Article 86 hereof.
3. If a corporate legal entity is serving multiple sentences that are not combined, the executive judge of the Court shall issue a decision on a combined sentence as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 88. Exemption of punishment
An offending corporate legal entity may be exempt from punishment after the damage has been repaired and compensation has been paid.
Article 89. Expungement of conviction
A convicted corporate legal entity shall automatically have its conviction expunged if it does not commit any new criminal offence for 02 years from the day on which the primary punishments, additional punishments, other decisions of the judgment are served or from the expiration of the time limit for execution of the judgment.