Chương XV Bộ luật hình sự 2015: Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
Số hiệu: | 100/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1263 đến số 1264 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật hình sự 2015 vừa được ban hành ngày 27/11/2015 với các quy định mới về tội phạm; những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hình phạt; các biện pháp tư pháp; quyết định hình phạt; chấp hành hình phạt; xóa án tích; pháp nhân thương mại phạm tội;…
Bộ luật hình sự 2015 gồm 3 Phần, 26 Chương, 426 Điều (thay vì Bộ Luật Hình sự 1999 gồm 2 Phần, 24 Chương, 344 Điều). Cấu trúc Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều thay đổi so với BLHS cũ như sau:
Phần thứ nhất: Những quy định chung
Chương I. Điều khoản cơ bản
Chương II. Hiệu lực của BLHS 2015
Chương III. Tội phạm
Chương IV. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Chương V. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự
Chương VI. Hình phạt
Chương VII. Các biện pháp tư pháp
Chương VIII. Quyết định hình phạt
Chương IX. Thời hiệu thi hành bản án, Miễn chấp hành hình phạt, Giảm thời hạn chấp hành hình phạt
Chương X. Xóa án tích
Chương XI. Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Chương XII. Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Phần thứ hai: Các tội phạm
Chương XIII. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Chương XIV. Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
Chương XV. Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
Chương XVI. Các tội xâm phạm sở hữu
Chương XVII. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Chương XIX. Các tội phạm về môi trường
Chương XX. Các tội phạm về ma túy
Chương XXI. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Chương XXII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Chương XXIII. Các tội phạm về chức vụ
Chương XXIV. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Chương XXV. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
Chương XXVI. Các Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và Tội phạm chiến tranh
Phần thứ ba: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật hình sự 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
+ Điều 12 Luật hình sự 2015 có quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều quy định cụ thể ở Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015.
- Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
+ Theo Điều 54 BLHS năm 2015, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật HS 2015.
+ Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
+ Nhưng nếu điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
- Tha tù trước thời hạn có điều kiện
Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Phạm tội lần đầu;
+ Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
+ Đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên;
+ Có nơi cư trú rõ ràng;
+ Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự;
Và một số điều kiện khác tại Điều 66 Luật hình sự 2015.
- Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS 2015.
- Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Bộ luật HS năm 2015 quy định người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Trả thù người khiếu nại, tố cáo;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Chapter XV
CRIMINAL OFFENCES AGAINST PERSONAL LIBERTY, CITIZENS' RIGHTS TO FREEDOM AND DEMOCRACY
Article 157. Illegal arrest, detention or imprisonment of a person
1. Any person who arrests, detains or imprisons another person against the law, except in the circumstances specified in Article 377 hereof, shall face a penalty of up to 03 years' community sentence or 06 - 36 months' imprisonment.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 02 - 07 years' imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) The offence involves abuse of the offender's her position or power;
c) The offence is committed against a law enforcement officer in performance of his/her official duties;
d) The offence has been committed more than once;
dd) The offence is committed against 02 or more people;
e) The offence is committed against a person under 18, a woman whose pregnancy is known by the offender, an elderly, sick or defenseless person.
g) The offence results in the victim's extreme hardship or predicament;
h) The victim suffers from 11% - 45% mental and behavioral disability because of the offence;
3. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 05 - 12 years' imprisonment:
a) The offence results in the victim's death or suicide;
b) The victim is tortured or treated in a brutal and inhuman way or the victim's dignity is destroyed;
c) The victim suffers from ≥ 46% mental and behavioral disability because of the offence.
4. The offender might be forbidden from holding certain positions for 01 - 05 years.
Article 158. Home infringement
1. A person who commits any of the following acts shall face a penalty of up to 02 years' community sentence or 03 - 24 months' imprisonment:
a) Illegally searching another person's home;
b) Using violence or threatening to use violence or other illegal tricks to force another person to leave his/her lawful home;
c) Using illegal tricks to occupy a home or obstruct its lawful residents or managers from entering their home;
d) Breaking in another person's home without the consent of its owner or manager.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 01 - 05 years' imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) The offence involves abuse of the offender's her position or power;
c) The offence has been committed more than once;
d) The offence results in the suicide of the victim;
dd) The offence has a negative impact on social safety, order and security.
3. The offender might be forbidden from holding certain positions for 01 - 05 years.
Article 159. Infringement upon secret information, mail, telephone, telegraph privacy or other means of private information exchange
1. A person who recommits any of the following acts despite the fact that he/she has incurred a disciplinary or administrative penalty shall receive a warning, be liable to a fine of from VND 20,000,000 to VND 50,000,000 or face a penalty of up to 03 years' community sentence:
a) Appropriation of another person's mails, telegraphs, telex, faxes or other documents which are transmitted on the postal or telecommunications network in any shape or form;
b) Deliberately damaging, losing or obtaining another person's mails, telegraphs, telex, faxes or other documents which are transmitted on the postal or telecommunications network;
c) Listening or recording conversations against the law;
d) Searching, confiscating mails or telegraphs against the law;
dd) Other acts that infringe upon secret information, mail, telephone, telegraph privacy or other means of private information exchange.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 01 - 03 years' imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) The offence involves abuse of the offender's her position or power;
c) The offence has been committed more than once;
d) The obtained information is disclosed and affects another person's dignity or reputation;
dd) The offence results in the suicide of the victim.
3. The offender may also be liable to a fine of from VND 5,000,000 to VND 20,000,000, be prohibited from holding certain positions for 01 - 05 years.
Article 160. Infringement upon citizens' right to vote or self-nominate or vote upon referendum
1. A person who uses deception, bribery, coercion or otherwise obstructs a citizen from exercising his/her right to vote, self-nominate or vote upon a referendum held by the State shall receive a warning or face a penalty of up to 01 year' community sentence or 03 - 12 months' imprisonment.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 01 - 02 years' imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) The offence involves abuse of the offender's her position or power;
c) The offence results in postponement of the election day, re-election or postponement of the referendum.
3. The offender might be forbidden from holding certain positions for 01 - 05 years.
Article 161. Falsification of election or referendum result
1. Any person who is responsible for organizing, supervising the election or organizing the referendum and fabricate documents, votes or otherwise falsifies the election or referendum result shall face a penalty of up to 02 years' community sentence or 03 - 24 months' imprisonment.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 01 - 03 years' imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) The offence results in postponement of the election or referendum.
3. The offender might be forbidden from holding certain positions for 01 - 05 years.
Article 162. Forcing officials to resign or laying off workers against the law
1. Any person who, for self-seeking purposes or another private motive, commits any of the following acts which results in the laid off person or his/her family extreme hardship or strike shall be liable to a fine of from VND 10,000,000 to VND 100,000,000 or face a penalty of up to 01 year's community sentence or 03 - 12 months' imprisonment:
a) Issuing illegal decisions on dismissal of an official;
b) Laying off a worker against the law;
c) Forcing or threatening an official or worker to resign.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a fine of from VND 100,000,000 to VND 200,000,000 or a penalty of 01 - 03 years' imprisonment:
a) The offence is committed against 02 or more people;
b) The offence is committed against a woman whose pregnancy is known by the offender;
c) The offence is committed against a woman raising a child under 12 months of age;
d) The offence results in the suicide of the person who resigns or is laid off.
3. The offender might be forbidden from holding certain positions for 01 - 05 years.
Article 163. Infringement upon citizens' right to association
1. Any person who uses violence, threatens to use violence or otherwise obstructs or forces other people to associate or hold meeting despite the fact that he/she has incurred a disciplinary or administrative penalty shall face a penalty of up to 01 year's community sentence or 03 - 12 months' imprisonment.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 01 - 03 years' imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) The offence involves abuse of the offender's her position or power;
c) The offence has been committed more than once;
d) The offence results in a demonstration;
dd) The offence has a negative impact on social safety, order and security.
3. The offender might be prohibited from holding certain positions, practicing his/her profession or doing certain jobs for 01 - 05 years.
Article 164. Infringement upon the freedom of religion
1. Any person who uses violence, threatens to use violence or otherwise obstructs a person from exercising his/her freedom of religion or forces another person to follow or not to follow a specific religion despite the fact that he/she has incurred disciplinary or administrative penalty for the same offence shall face a penalty of up to 01 year's community sentence or 03 - 12 months' imprisonment.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 01 - 03 years' imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) The offence involves abuse of the offender's her position or power;
c) The offence has been committed more than once;
d) The offence results in a demonstration;
dd) The offence has a negative impact on social safety, order and security.
3. The offender might be prohibited from holding certain positions, practicing his/her profession or doing certain jobs for 01 - 05 years.
Article 165. Infringement of gender equality
1. A person who, for reason of gender, obstructs another person from participate in activities in terms of politics, economics, labour, education, science and technology, culture, information, sports, healthcare despite the fact that he/she has incurred a disciplinary or administrative penalty for the same offence shall be liable to a fine of from VND 5,000,000 to VND 50,000,000 or face a penalty of up to 2 years' community sentence.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a fine of from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 or a penalty of 03 - 24 months' imprisonment:
a) The offence involves the abuse of the offender's position or power;
b) The offence has been committed more than once;
c) The offence is committed against 02 or more people.
3. The offender might also be forbidden from holding certain positions, practicing his/her profession or doing certain jobs for 01 - 05 years.
Article 166. Infringement of the right to complain or denounce
1. A person who commits any of the following acts shall face a penalty of up to 03 years' community sentence or 06 - 36 months' imprisonment:
a) Use of violence, threat to use violence or other tricks to obstruct the process of complaining or denunciation, the consideration and settlement of complaints and denunciation or the taking of actions against the person complained or denounced against;
b) Abuse of position or power in obstructing the decision of an authority competent to consider and settle complaints and denunciations which results in damage incurred by the complainer or denouncer.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 02 - 07 years' imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) Revenge is taken on the complainer or denouncer;
c) The act specified in Point a Clause 1 of this Article involves the abuse of the offender's position or power;
d) The offence results in a demonstration;
dd) The offence results in the suicide of the complainer or denouncer.
3. The offender might be forbidden from holding certain positions for 01 - 05 years.
Article 167. Infringement upon freedom of speech, freedom of the press, the right of access to information and the right to protest of citizens
1. Any person who uses of violence, threatens to use violence or otherwise obstructs a citizen from exercising his/her freedom of speech, freedom of the press, right of access to information or right to protest despite the fact that he/she has incurred disciplinary or administrative penalty for the same offence shall face a penalty of up to 02 year's community sentence or 03 - 24 months' imprisonment.
2. This offence committed in any of the following circumstances carries a penalty of 01 - 05 years' imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) The offence involves abuse of the offender's her position or power;
c) The offence has a negative impact on social safety, order and security.
3. The offender might be forbidden from holding certain positions for 01 - 05 years.