Chương V Bộ luật hình sự 2015: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự
Số hiệu: | 100/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1263 đến số 1264 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật hình sự 2015 vừa được ban hành ngày 27/11/2015 với các quy định mới về tội phạm; những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hình phạt; các biện pháp tư pháp; quyết định hình phạt; chấp hành hình phạt; xóa án tích; pháp nhân thương mại phạm tội;…
Bộ luật hình sự 2015 gồm 3 Phần, 26 Chương, 426 Điều (thay vì Bộ Luật Hình sự 1999 gồm 2 Phần, 24 Chương, 344 Điều). Cấu trúc Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều thay đổi so với BLHS cũ như sau:
Phần thứ nhất: Những quy định chung
Chương I. Điều khoản cơ bản
Chương II. Hiệu lực của BLHS 2015
Chương III. Tội phạm
Chương IV. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Chương V. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự
Chương VI. Hình phạt
Chương VII. Các biện pháp tư pháp
Chương VIII. Quyết định hình phạt
Chương IX. Thời hiệu thi hành bản án, Miễn chấp hành hình phạt, Giảm thời hạn chấp hành hình phạt
Chương X. Xóa án tích
Chương XI. Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Chương XII. Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Phần thứ hai: Các tội phạm
Chương XIII. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Chương XIV. Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
Chương XV. Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
Chương XVI. Các tội xâm phạm sở hữu
Chương XVII. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Chương XIX. Các tội phạm về môi trường
Chương XX. Các tội phạm về ma túy
Chương XXI. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Chương XXII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Chương XXIII. Các tội phạm về chức vụ
Chương XXIV. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Chương XXV. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
Chương XXVI. Các Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và Tội phạm chiến tranh
Phần thứ ba: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật hình sự 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
+ Điều 12 Luật hình sự 2015 có quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều quy định cụ thể ở Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015.
- Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
+ Theo Điều 54 BLHS năm 2015, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật HS 2015.
+ Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
+ Nhưng nếu điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
- Tha tù trước thời hạn có điều kiện
Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Phạm tội lần đầu;
+ Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
+ Đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên;
+ Có nơi cư trú rõ ràng;
+ Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự;
Và một số điều kiện khác tại Điều 66 Luật hình sự 2015.
- Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS 2015.
- Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Bộ luật HS năm 2015 quy định người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Chapter V
TIME LIMIT FOR CRIMINAL PROSECUTION; EXEMPTION FROM CRIMINAL RESPONSIBILITY
Article 27. Time limit for criminal prosecution
1. The time limit for criminal prosecution is a time limit set out by this document and upon the expiration of which the offender does not face any criminal prosecution.
2. Time limits for criminal prosecution:
a) 05 years for less serious crimes;
b) 10 years for serious crimes;
c) 20 years for very serious crimes;
d) 20 years for extremely serious crimes.
3. The time limit for criminal prosecution begins from the day on which the crime is committed. During the time limit set out in Clause 2 of this Article, if the offender commits another crime for which the maximum sentence is over 1 year's imprisonment, the time limit for prosecution for the previous crime will be reset and begins from the day on which the new crime is committed.
During the time limit set out in Clause 2 of this Article, if the offender deliberately evades capture and a wanted notice has been issued, the time limit will begin when he/she turns himself/herself in or gets arrested.
Article 28. Non-application of time limit for criminal prosecution
Time limit for criminal prosecution does not apply to the following crimes:
1. Infringement of national security specified in Chapter XIII hereof;
2. Disturbing the peace, crimes against humanity and war crimes specified in Chapter XXVI hereof;
3. Embezzlement in the circumstances specified in Clause 3 and Clause 4 Article 353 hereof; acceptance of bribes in the circumstances specified in Clause 3 and Clause 4 Article 254 hereof.
Article 29. Basis for exemption from criminal responsibility
1. A criminal offender shall be exempt from criminal responsibility on one of the following bases:
a) A policy or law is changed during the process of investigation, prosecution or trial and accordingly, the offender's act is no longer dangerous to society;
b) A general amnesty is granted.
2. A criminal offender might be exempt from criminal responsibility on one of the following bases:
a) The situation is changed during the process of investigation, prosecution or trial and accordingly, the offender is no longer dangerous to society;
b) The offender has a fatal disease during the process of investigation, prosecution or trial and no longer poses a threat to society;
c) The offender confesses his/her crime, contributes to the crime discovery and investigation; minimizes the damage inflicted by his/her crime, have made reparation or special contributions that are recognized by the State and society.
3. The person who involuntarily commits a less serious crime or a serious crime and causes damage to life, health, honor or property of others will be exempt from criminal responsibility if the aggrieved person or his/he representative voluntarily seeks reconciliation and requests exemption from criminal responsibility
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực