Tổng hợp mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp mới nhất?
Tổng hợp mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp mới nhất?

1. Đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn mới nhất 2025?

  • Mức vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)). Hình phạt bổ sung Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (điểm đ khoản 10 Điều 6).
  • Mức vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Nghị định 168/2024/NĐ-CP). Hình phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
  • Mức vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng (Nghị định 168/2024/NĐ-CP). Hình phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

2. Đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn mới nhất 2025?

3. Đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn mới nhất 2025?

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay đối với người điều khiển xe đạp được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Cụ thể:

Người điều khiển xe đạp tham gia giao thông là đối tượng bị thổi nồng độ cồn theo quy định pháp luật. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người đi xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện cũng sẽ bị thổi nồng độ cồn như các loại xe máy và ô tô.

Cụ thể, tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

  • Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,4mg/lít khí thở.
  • Đặc biệt, người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hay chưa có 0,25mg/lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 - 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,25 - 0,4mg/lít khí thở.

Trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi chống đối thì bị phạt tiền ở mức cao nhất, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội như: Chống người thi hành công vụ, Gây rối trật tự công cộng…

Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.

Đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn mới nhất?
Đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn mới nhất?

4. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm nồng độ cồn mới nhất 2025?

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

  • Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7).
  • Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7).
  • Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7).

5. Đối với người điều khiển tàu vi phạm nồng độ cồn mới nhất 2025?

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 24 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu, người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp như sau:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với lái tàu khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 3 tháng đến 5 tháng

(điểm b khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Khoản 6 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

  • Người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 10 tháng đến 12 tháng.

(Điểm c khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn.

(Điểm a, b khoản 7 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

  • Người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 22 tháng đến 24 tháng.

(Điểm d khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành không chỉ lái ôtô, xe máy mà lái tàu cũng bị kiểm tra nồng độ cồn và có thể bị xử phạt lên đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

6. Đối nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm nồng độ cồn mới nhất 2025?

Ngoài lái tàu, nhân viên đường sắt cũng bị xử phạt nếu vi phạm nồng độ cồn. Theo Điều 63 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tàu và phụ lái tàu) vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    • Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
    • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
    • Khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Đối nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm nồng độ cồn mới nhất?
Đối nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm nồng độ cồn mới nhất?

7. Các câu hỏi thường gặp.

7.1. Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không mới nhất?

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7.2. Người lái xe máy vi phạm nồng độ cồn và gây tai nạn giao thông làm chết người bị phạt bao nhiêu năm tù mới nhất?

Căn cứ vào mức độ vi phạm và tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm gây ra, một người uống rượu bia khi lái xe máy và gây tai nạn giao thông làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Theo điểm b khoản 2, khoản 5 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

"Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

...

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

...

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Như vậy, khi một người tham gia giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định và gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

7.3. Mức phạt không có bằng lái xe mới nhất?

Chúng tôi muốn bạn làm rõ hơn thông tin này, vì "không có bằng lái xe" và "không mang giấy phép lái xe" là hai lỗi khác nhau và mức xử phat vi phạm đối với hành vi "không có giấy phép lái xe" sẽ cao hơn. Cụ thể, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;

...

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

..."

7.4. Mức phạt lỗi xe không bật đèn mới nhât?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau: Đối với xe máy: Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng

Với lỗi này, người vi phạm sẽ bị phạt mức cao nhất là 200.000 đồng.

7.5. Mức phạt không gương chiếu hậu mới nhất?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Nếu bạn không có gương chiếu hậu bên trái bạn mới bị xử phạt, mức phạt cao nhất là 200.000 đồng.