- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Hành chính là gì? Phân biệt hành chính công với hành chính nhà nước
1. Hành chính là gì?
Theo từ Latinh cổ, thuật ngữ “hành chính”(administration) có hai nghĩa phân biệt nhau: giúp đỡ, hỗ trợ hay phục vụ – (một người hay một nhóm người dành cho một người hay một nhóm người khác) và quản lý, hướng dẫn hay cai trị (một người hay một nhóm người đối với một người hay một nhóm người khác). Kết hợp hai nghĩa này với nhau ta thấy thuật ngữ “hành chính” vừa có nghĩa là phục vụ, hỗ trợ lại vừa có nghĩa là quản lý, điều hành.
Nếu xét theo nghĩa của từ nguyên Hán Việt thì “hành” trong hành chính có nghĩa là làm. Còn chữ “chính” thì trong tiếng Hán có hai chữ không ra đời cùng lúc, chữ trước có nghĩa là “ngay thẳng, khuôn phép, chính đáng, phải, ở giữa”, từ đó tạo ra chữ chuẩn thứ hai với các nghĩa: “Làm cho ngay thẳng, việc quan, việc nhà nước, cai trị”.
Hễ chừng nào còn tồn tại nhà nước thì yêu cầu ngay thẳng, nghiêm minh (chính) vẫn còn là một đòi hỏi thường trực đối với bộ máy công quyền và đội ngũ công chức bởi phương ngôn “thượng bất chính, hạ tắc loạn” đã không bao giờ là lạc hậu đối với bất cứ một xã hội nào.
Hành chính được hiểu là hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước cao nhất là Chính phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước. Thi hành pháp luật hành chính với mục đích là quản lý, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị.
Thuật ngữ hành chính được hiểu là những hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước. Những hoạt động này nhằm mục đích để tổ chức thực thi pháp luật, bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước một cách thường xuyên và liên tục. Việc thi hành pháp luật liên quan đến hành chính giúp quản lý, bảo đảm hoạt động của cơ quan. Thuật ngữ quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính. Là các cơ quan của nhà nước, các tổ chức được ủy quyền quản lý trên cơ sở pháp luật. Sẽ thi hành luật thực hiện các chức năng tổ chức, quản lý và điều chỉnh quá trình xã hội.
Như vậy, có thể rút ra khái niệm:
Hành chính là hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước cao nhất là chính phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước.
2. Hành chính công là gì?
Thuật ngữ “hành chính công” chủ yếu được du nhập từ các nước phát triển trên thế giới và được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XX. Đây là một căn nguyên cơ bản dẫn đến nhiều tranh luận về ý nghĩa, cách sử dụng thuật ngữ này với thuật ngữ về “hành chính” nói chung và đặc biệt với “hành chính nhà nước” nói riêng. Ở các nước phát triển nền kinh tế thị trường, nơi mà khu vực tư giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, và để phân biệt với “hành chính tư”, thuật ngữ “hành chính công’ thường được dùng như một khái niệm chính thức có phân biệt rõ với thuật ngữ “hành chính tư” - hoạt động chấp hành, điều hành (mang tính hành chính) của các tổ chức thuộc khu vực tư.
Trong thuật ngữ quốc tế, nền hành chính nhà nước còn được gọi là hành chính công hoặc hành chính công quyền. Các tác giả cuốn “Hành chính học đại cương” cho rằng: Hoạt động của nhà nước, của các cơ quan nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý công việc công của nhà nước, nhằm phục vụ lợi ích chung hay lợi ích riêng hợp pháp của công dân và giải thích: Hành chính công là một thiết chế được tạo thành bởi một hệ thống các pháp nhân gồm chính phủ, các bộ, ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các công sở hành chính và sự nghiệp có thẩm quyền tổ chức và điều hành mọi quá trình kinh tế - xã hội và mọi hành vi của các tổ chức, các công dân bằng văn bản pháp quy dưới luật để thi hành luật.
Có thể rút ra “hành chính công” có những đặc điểm như sau:
- Đặc điểm quan trọng nhất mang tính truyền thống, nguyên tắc, phổ biến của hành chính công là bất kỳ nhiệm vụ gì mà cơ quan nhà nước làm đều nhằm phục vụ lợi ích công (lợi ích chung của toàn xã hội, của quốc gia).
- Bộ máy chính phủ là một bộ máy đặc biệt cả về phạm vi, tầm cỡ cũng như sự đa dạng của các hoạt động mà chính phủ thực hiện.
- Phạm vi hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, người được nhà nước trao quyền bị điều tiết rất chặt chẽ trong khuôn khổ của pháp luật. Mọi hoạt động mà các nhà hành chính công làm đều được pháp luật quy định và phải có trách nhiệm đối với kết quả do mình mang lại.
- Các kỹ năng trong hoạt động của chính phủ, các cấp chính quyền và các chủ thể thực hiện thường đa dạng.
3. Phân biệt hành chính công với hành chính nhà nước?
Thuật ngữ hành chính công và hành chính nhà nước là hai khái niệm vừa có sự trùng hợp và khác nhau; vừa mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý công việc công của nhà nước; tuy nhiên, ở Việt Nam, cũng cần xem xét ý nghĩa của từ “công” ở đây. Qua nghiên cứu, có thể phát hiện một số vấn đề còn khác, chưa thống nhất trong sử dụng từ này xuất phát từ cách tiếp cận ở mỗi quốc gia/chủ thể.
Sự khác nhau ở chỗ, khi nói về hành chính công, hầu hết các nhà nghiên cứu và quản lý đều đồng nhất về ý nghĩa cả hai thuật ngữ hành chính công và hành chính nhà nước là một; trong khi nhiều trường hợp, ngay cả thuật ngữ hành chính nhà nước dường như chủ yếu chỉ nói đến công việc hành chính của hệ thống các cơ quan hành pháp trong việc quản lý, thúc đẩy sự vận động, phát triển của đời sống kinh tế - xã hội (tác động ra bên ngoài). Còn khi nghiên cứu chữ “công” trong thuật ngữ hành chính công có thể rút ra “hành chính” ấy còn bao gồm cả các công việc hành chính nội bộ của hệ thống các cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp, tư pháp cùng các công việc hành chính của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của các doanh nghiệp nhà nước...
Từ sự phân tích ở trên, có thể thấy rằng, thuật ngữ hành chính công có phạm vi rộng, phong phú hơn thuật ngữ hành chính nhà nước (kể cả theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp) và có thể được hiểu theo ba nghĩa (ba cấp độ, phạm vi):
Theo nghĩa thứ nhất (rộng nhất):
Hành chính công là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ tổ chức, hoạt động chấp hành, điều hành phát sinh trong hệ thống chính trị (nhà nước, các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công); tổ chức, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước... có thẩm quyền tổ chức, quản lý và điều hành các quá trình kinh tế - xã hội; hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức đó và hành vi của tổ chức, cá nhân bằng hệ thống các quy phạm, nhằm đạt mục đích chung đã được xác định.
Theo nghĩa thứ hai (có phạm vi hẹp hơn nghĩa thứ nhất):
Hành chính công là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hệ thống thiết chế và thể chế được tạo thành bởi các cơ quan của bộ máy nhà nước (thuộc cả ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp) có thẩm quyền tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình kinh tế - xã hội, các quan hệ hành chính nội bộ của bộ máy nhà nước nhằm đạt mục đích chung đã được xác định và theo quy định của pháp luật.
Theo nghĩa thứ ba (nghĩa hẹp, đặc trưng nhất):
Hành chính công là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hệ thống thiết chế và thể chế được tạo thành bởi hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quản lý hành chính nhà nước (bộ máy thuộc nhánh quyền hành pháp), có thẩm quyền tổ chức, quản lý và điều hành các quá trình kinh tế - xã hội, cũng như quan hệ nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước, nhằm đạt mục đích đã được xác định và theo quy định của pháp luật.
Mặc dù thuật ngữ hành chính công và hành chính nhà nước có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cũng có thể rút ra điểm chung và điểm riêng nổi bật của hai thuật ngữ này với một số nét cơ bản như sau:
Về điểm chung, hành chính công hiểu theo nghĩa thứ hai và thứ ba là trùng hợp với hành chính nhà nước. Hay nói cách khác, khi nói hành chính nhà nước theo nghĩa rộng, nó đồng nghĩa với hành chính công tương ứng với nghĩa thứ hai; còn khi nói hành chính nhà nước theo nghĩa hẹp, nó đồng nghĩa với hành chính công theo nghĩa thứ ba (nghĩa hẹp và đặc trưng nhất).
Về điểm riêng, hành chính công là thuật ngữ có nghĩa và phạm vi tác động rộng hơn nếu so với hành chính nhà nước; bởi vì khi đề cập đến hành chính công, nó không chỉ dừng lại ở tổ chức hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước (thuộc cả ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp) mà còn vươn xa hơn tới cả các tổ chức không phải nhà nước nhưng có quan hệ mật thiết với nhà nước; đặc biệt, khi tiếp cận chúng dưới giác độ nguồn tài chính của nhà nước, bảo đảm cho chúng hoạt động và do nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị lập ra. Hoạt động của các tổ chức này cũng mang tính chấp hành, điều hành hay phương pháp mệnh lệnh trong hoạt động quản lý của chủ thể (tổ chức) đó (Ví dụ: tổ chức đảng, đoàn thanh niên... trong quản lý nhân sự, tài chính... cũng sử dụng phương pháp mệnh lệnh, chấp hành, điều hành - mặc dù ở mức độ, trạng thái khác nhau...).
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như ngày nay, thuật ngữ “hành chính công” cũng có vai trò, ý nghĩa trong quản lý và đặc biệt trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học luật nói riêng. Thuật ngữ này giúp cho người sử dụng có thể diễn tả chính xác phạm vi/nội hàm khái niệm mà chủ thể thực hiện đang muốn nhắc đến. “Hành chính công” đặc biệt hữu ích khi muốn diễn tả hoạt động quản lý hành chính không chỉ dừng lại ở hoạt động của bộ máy nhà nước mà còn diễn tả hoạt động đó ở các cơ quan, tổ chức (chủ thể) có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, do các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị lập ra để cùng nhà nước thực hiện chức năng, mục đích sự nghiệp chung, phục vụ và mang lại lợi ích cho toàn xã hội và cho đất nước.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Vấn đề cải cách hành chính tại Việt Nam hiện nay?
Văn bản hành chính là gì? Việc cấp số văn bản hành chính sẽ do ai quyết định theo quy định hiện nay?
Viên chức hành chính là gì? Ai được coi là viên chức hành chính ?