- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Viên chức hành chính là gì? Ai được coi là viên chức hành chính ?
Viên chức hành chính là gì? Ai được coi là viên chức hành chính ?
1. Viên chức hành chính là gì?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, sau đó làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và được Luật viên chức 2010 quy định và điều chỉnh.
Viên chức hành chính là cách gọi thực tế của nhiều người về viên chức. Có thể hiểu đơn giản rằng viên chức là những người làm công việc chuyên ngành hoặc quản lý trong các cơ quan, tổ chức thuộc quyển quản lý của nhà nước và cung cấp, phục vụ các dịch vụ công cho người dân địa phương nơi viên chức đó làm việc, ví dụ như là giáo viên tại các trường tiểu học, trung học công lập hay các chuyên viên kỹ thuật, y tá, hộ lý ở các bệnh viện công,... Bên cạnh đó thì hợp đồng lao động của viên chức có thể có thời hạn hoặc không xác định thời hạn.
Tuy được gọi chung là viên chức nhưng thực ra viên chức được chia thành nhiều cấp bậc tùy theo những đặc điểm về chức trách nhiệm vụ và trình độ đào tạo của từng người. Theo quy định pháp luật hiện hành thì có 5 hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức được xếp hạng từ cao đến thấp.
- Hạng I: ngạch chuyên viên cao cấp. Đây là hạng chức danh cao nhất trong việc xếp loại các chức vụ viên chức. Hạng chức năng này được xếp vào nhóm có mức lương tương đương là A3, bao gồm rất nhiều chức danh thuộc nhiều lĩnh vực việc làm khác nhau. Hạng chức này đòi hỏi người đảm nhiệm là những người có trình độ học vấn cao, thường yêu cầu bàng cấp chính quy từ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên và sẽ thực hiện những công việc đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ thuật nhuần nhuyễn như: giảng viên cao cấp, bác sĩ cao cấp, kỹ sư cao cấp,...
- Hạng II: Ngạch chuyên viên chính. Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính là hạng chức danh cao thứ hai, thấp hơn một bậc so với hạng đầu. Theo như đó nghĩa là cơ cấu lương và môi trường làm việc của hai đối tượng trên sẽ khác nhau, chuyên viên chính sẽ có yêu cầu chuyên môn, học vị không cần như những chuyên viên cao cấp và sẽ nhận mức lương A2. Đối với yêu cầu như trên thì ngành nghề phổ biến của viên chức ngạch này đó là giáo viên trung học cơ sở hạng I, bác sỹ chính hạng II, giảng viên cao đẳng sư phạm hạng II,...
- Hạng III: ngạch chuyên viên. Là ngạch được xếp vào nhóm có mức lương hạng A1 và là ngạch ở giữa của thang đo hạng chức danh nghề nghiệp của chuyên viên. Một số những chức danh ở ngạch viên chức này có thể nhắc đến như lưu trữ viên hạng II, văn thư, thư viện viên hạng III, kiến trúc sư hạng III,... Đây là những chức vụ không đòi hỏi yêu cầu cao về mặt chuyên môn, học vị như hai ngạch chức danh đứng đầu.
- Hạng IV: Ngạch cán sự. Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự thuộc nhóm xếp lương loại A0. Các công việc thuộc ngạch chuyên viên này chỉ gồm 3 đối tượng chính là: giáo viên mầm non hạng III, giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III và giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III.
- Hạng V: ngạch nhân viên. Đây là ngạch cuối cùng và cũng là ngạch mới được bổ sung trong cơ cấu phân loại các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức hiện nay. Với hạng chức danh này thì những đối tượng đảm nhiệm công việc sẽ được xếp vào lương viên chức loại B, trong đó bao gồm các chức vụ như: dược tá, hộ sinh hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng hạng IV, văn thư trung cấp,...
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì viên chức có thể được phân loại bằng những cách sau:
- Theo chức trách, nhiệm vụ thì gồm:
• Viên chức quản lý: đây là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn chủ yếu là sẽ có nhiệm kỳ trong 5 năm, chịu trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức quản lý.
• Viên chức không giữ chức vụ quản lý: là những người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp ở đơn vị sự nghiệp công lập.
- Theo trình độ đào tạo thì cụ thể như sau:
• Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ
• Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ
• Yêu cầu có bằng đại học đối với một số viên chức giữ chức danh nghề nghiệp
• Bắt buộc có trình độ đào tạo cao đẳng với những viên chức trong nghề nghiệp nhất định
• Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp
Đáng chú ý: Theo Điều 4 Nghị định 115, trước mỗi kỳ tuyển dụng, việc quyết định hình thức và nội dung thi tuyển hay xét tuyển nằm trong nội dung kế hoạch tuyển dụng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
2. Quyền và nghĩa vụ của viên chức theo pháp luật quy định
2.1 Quyền lợi của viên chức
- Quyền về hoạt động nghề nghiệp:
• Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp
• Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ
• Được bảo đảm trang thiết bị, môi trường và các điều kiện làm việc
• Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao
• Quyết định vấn đề mang tính chất chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao
• Quyền được từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật
• Hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo đúng quy định.
- Quyền về tiền lương và các chế độ liên quan:
• Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
• Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật, cùng đơn vị sự nghiệp công lập
• Được quyền hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyền về vấn đề nghỉ ngơi:
• Được phép nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dung hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
• Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác nếu có yêu cầu được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; trường hợp gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
• Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
• Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý người đứng đầu đơn vị.
- Quyền về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định:
• Được phép hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật cấm.
• Có quyền được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự chấp thuận của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
• Được góp vốn nhưng không được tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư
- Một số quyền lợi khác:
• Được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội
• Có quyền được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở
• Được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Với tình huống không may bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
2.2 Nghĩa vụ của viên chức
- Nghĩa vụ chung:
• Phải chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của nhà nước.
• Thực hiện lối sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
• Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp, thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
• Cam kết bảo vệ bí mật nhà nước, giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
• Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao nghiệp vụ, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
- Nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp:
• Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao và phải bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng
• Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ
• Chấp hành sự phân công công tác của cấp trên, người có thẩm quyền
• Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ
• Chịu trách nhiệm về thực hiện hoạt động nghề nghiệp
• Thực hiện các nghĩa vụ khác theo pháp luật quy định
• Trong quá trình phục vụ nhân dân phải tuân thủ quy định sau:
+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân
+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn cẩn thận
+ Không được có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân
+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
- Nghĩa vụ của viên chức quản lý:
• Phụ trách chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vi theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao
• Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách
• Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách.
• Thực hiện xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được gia quản lý.
• Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Điều kiện xét tuyển viên chức
Viên chức hành chính là gì? Ai được coi là viên chức hành chính ?
Căn cứ theo quy định tại Luật Viên chức 2010 thì khi muốn trở thành một viên chức thì cần những điều kiện cụ thể sau:
- Đầu tiên là cần chuẩn bị đơn đăng ký dự tuyển
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, tuy nhiên đối với trường hợp trong một số lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao thì tuổi dự tuyển viên chức có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo quy định của pháp luật.
- Lý lịch bản thân trong sạch, rõ ràng
- Bắt buộc là công dân có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam
- Có đầy đủ sức khỏe, tinh thần để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ
- Các điều kiện bổ sung khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập không được vi phạm quy định pháp luật
- Yêu cầu có văn bản hành nghề, chứng chỉ đào tạo hoặc năng khiếu phù hợp với vị trí việc làm không phân biệt loại hình đào tạo, chứng chỉ, văn bằng trường công lập hay ngoài công lập.
Việc tuyển dụng viên chức phù hợp sẽ được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, và việc tuyển dụng phải bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc sau:
- Công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật
- Bảo đảm tính cạnh tranh
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm cần
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
- Ưu tiên đối với người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
4. Phân loại viên chức như thế nào ?
Viên chức hành chính là gì? Ai được coi là viên chức hành chính ?
Nếu như trước đây, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ phân loại viên chức theo 02 tiêu chí:
- Theo vị trí việc làm: Viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Theo chức danh nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động với các cấp độ từ cao xuống thấp: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.
Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115, Chính phủ đã thay đổi các tiêu chí phân loại viên chức:
- Theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;
- Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.
Có thể thấy, việc phân loại viên chức không còn căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp nữa. Theo đó, về chức danh nghề nghiệp của viên chức, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115 nêu rõ:
Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp loại từ cao xuống thấp như sau:
- Chức danh nghề nghiệp hạng I;
- Chức danh nghề nghiệp hạng II;
- Chức danh nghề nghiệp hạng III;
- Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
- Chức danh nghề nghiệp hạng V (mới).
So với 04 hạng trước đây, hiện nay, viên chức được xếp theo 05 hạng chức danh nghề nghiệp gồm các tiêu chuẩn sau:
- Tên của chức danh nghề nghiệp;
- Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi nào viên chức chuyển sang công chức?
Theo khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập còn có thể được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận vào làm công chức nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm:
- Nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời hạn thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có từ đủ 05 năm trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng, không kể thời gian tập sự công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên (theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BNV).
Ngoài ra, tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn.
Như vậy, để được chuyển sang công chức, viên chức phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Khi nào được đặc cách xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ?
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa từ ngày 01/07/2024