Luật Viên chức số 58/2010/QH12
Số hiệu: | 58/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 15/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 01/04/2011 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp
Luật Viên chức 2010 do Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Luật này:
- Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Ngoài các quyền và nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp, về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương, về làm việc, nghỉ ngơi; viên chức còn được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức và đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp), chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2003 có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của Luật này. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục để bảo đảm các quyền lợi, chế độ, chính sách về ổn định việc làm, chế độ tiền lương và các quyền lợi khác mà viên chức đang hưởng. Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01/7/2003 đến ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập, có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý theo quy định của Luật này.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.
Từ ngày 01/7/2020, Luật Viên chức 2010 bị hết hiệu lực một phần bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 58/2010/QH12 |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10,
Quốc hội ban hành Luật viên chức.
Luật này quy định về viên chức; quyền nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
2. Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
3. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
4. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
2. Tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.
3. Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Luật này và các nghĩa vụ sau:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;
2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng.
2. Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.
3. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến tuyển dụng viên chức quy định tại Luật này.
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
h) Chế độ tập sự (nếu có);
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.
3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.
1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.
3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự.
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu của đơn vị, trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.
1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:
a) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
c) Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.
1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.
3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
1. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức giữ chức vụ quản lý được bổ nhiệm có thời hạn không quá 05 năm. Trong thời gian giữ chức vụ quản lý, viên chức được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; được tham gia hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
3. Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý, phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Trường hợp không được bổ nhiệm lại, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
4. Viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm.
5. Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc được miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không đủ sức khoẻ;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý cho thôi giữ chức vụ quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Viên chức quản lý sau khi được thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền bố trí vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc xin thôi giữ chức vụ quản lý, miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.
Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
1. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.
1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
2. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau:
a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi đường.
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.
3. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đánh giá viên chức quy định tại Điều này.
1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Trước 06 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức ra quyết định nghỉ hưu.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việc với người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng; trong thời gian hợp đồng, ngoài khoản thù lao theo hợp đồng, người đó được hưởng một số chế độ, chính sách cụ thể về cơ chế quản lý bảo đảm điều kiện cho hoạt động chuyên môn do Chính phủ quy định.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viên chức.
2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về viên chức và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về viên chức;
b) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trình cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;
d) Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ viên chức; phát triển và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về viên chức;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước về viên chức;
e) Hàng năm, báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về viên chức.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về viên chức.
1. Nội dung quản lý viên chức bao gồm:
a) Xây dựng vị trí việc làm;
b) Tuyển dụng viên chức;
c) Ký hợp đồng làm việc;
d) Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp;
đ) Thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyết chế độ thôi việc;
e) Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lý; sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc;
g) Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức;
h) Thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức;
i) Lập, quản lý hồ sơ viên chức; thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều này. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về tình hình quản lý, sử dụng viên chức tại đơn vị.
3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý viên chức hoặc phân cấp thực hiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều này cho đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý.
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của viên chức đối với các quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền liên quan đến quản lý viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý.
2. Bộ Nội vụ thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
1. Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ.
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 04 tháng.
3. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.
1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.
2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ quy định chi tiết việc xác định mức hoàn trả của viên chức.
1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.
2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
4. Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.
5. Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một thời hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức vào vị trí việc làm khác không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.
6. Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường, hoàn trả theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự do pháp luật quy định.
1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:
a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;
b) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng;
c) Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;
đ) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
1. Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 07 năm 2003 có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của Luật này. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục để bảo đảm các quyền lợi, chế độ chính sách về ổn định việc làm, chế độ tiền lương và các quyền lợi khác mà viên chức đang hưởng.
2. Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2003 đến ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập, có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý theo quy định của Luật này.Bổ sung
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chính phủ quy định việc áp dụng Luật viên chức đối với những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 58/2010/QH12 |
Hanoi, November 15, 2010 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10:
The National Assembly promulgates the Law on Public Employees.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for public employees: rights and obligations of public employees;
and recruitment, employment and management of public employees in public non-business units.
Public employees are Vietnamese citizens recruited according to working positions, working in public non-business units under working contracts and salaried from salary funds of public non-business units in accordance with law.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the terms below are construed as follows:
1. Managerial public employee means a person appointed to hold a managerial post for a specified period, responsible for administering and organizing the performance of one or more than one work in a public non-business unit but not regarded as a civil servant, and receiving a managerial-post allowance.
2. Professional ethics means standard perceptions and behaviors suitable to the specifics of each Held of professional activity, which are prescribed by competent agencies or organizations.
3. Code of conduct means standard conducts of public employees while performing their tasks and in social relations, which are promulgated by competent state agencies and suitable to the specifics of work in each field of activity and made public for public supervision of their compliance.
4. Recruit means to select persons with qualities, qualifications and capabilities to work as public employee in public non-business units.
5. Working contract means a written agreement between a public employee or a person recruited to work as public employee and the head of a public non-business unit on the working position, salary, benefits, working conditions and rights and obligations of each party.
Article 4. Professional activities of public employees
Professional activities of public employees are the performance of work or tasks requiring professional qualifications, capability and skills in a public non-business unit under the provisions of this Law and other relevant laws.
Article 5. Principles in professional activities of public employees
1. Observance of law and accountability before law in the course of carrying out professional activities.
2. Devoted serving of the people.
3. Compliance with professional processes and regulations, professional ethics and code of conduct.
4. Submission to inspection, examination and supervision by competent agencies and organizations and by the people.
Article 6. Principles of management of public employees
1. Assurance of the leadership by the Communist Party of Vietnam and the uniform management by the State.
2. Assurance of the right to lake the initiative and enhancement of the responsibility of heads of public non-business units.
3. Recruitment, employment, management and evaluation of public employees arc based on criteria of professional titles, working positions and working contracts.
4. Implementation of gender equality and preferential treatment policies of the State toward public employees who are talented people, ethnic minority people, people with meritorious services to the revolution and who work in mountainous, border, island, remote, deep-lying and ethnic minority areas and areas with extremely difficult socioeconomic conditions, and other preferential treatment policies of the State toward public employees.
1. Working position is a work or task associated with a corresponding professional title or managerial post, serving as a basis for determining the number and structure of public employees to be recruited, employed and managed in a public non-business unit.
2. The Government shall stipulate principles and methods of determining working positions and the competence, order and procedures for deciding on the number of working positions in a public non-business unit.
Article 8. Professional titles
1. Professional title is the name expressing professional qualification and capability of public employees in each professional field.
2. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in. stipulating a system of lists, criteria and codes of professional titles.
Article 9. Public non-business units and organizational structures to manage their activities
1. Public non-business unit is an organization established under law by a competent state agency, a political organization or a socio-political organization, having the legal person status and providing public services and serving state management work.
2. Public non-business units include:
a/ Public non-business units assigned with absolute autonomy in task performance, finance, apparatus organization and personnel (below referred to as autonomous public non-business units);
b/ Public non-business units not yet assigned with absolute autonomy in task performance, finance, apparatus organization and personnel (below referred to as non-autonomous public non-business units).
3. The Government shall detail criteria for classification of public non-business units mentioned in Clause 2 of this Article in each non-business area based on their ability to be autonomous in task performance, finance, apparatus organization, personnel and scope of operation.
4. Depending on specific conditions and management requirements on each type of public non-business units in each sector, the Government shall stipulate the establishment, structure, functions, tasks and powers of management councils in public non-business units and relationships between management councils and heads of public non-business units.
Article 10. Policies on the building and development of public non-business units and the contingent of public employees
1. The State shall concentrate on building a system of public non-business units to provide public services for which the State must take main responsibility in order to serve the people in health, education, science and other fields in which the non-public sector is unable to provide these services; and shall assure provision of basic health and education services in mountainous, border, island, remote, deep-lying and ethnic minority areas and areas with extremely difficult socioeconomic conditions.
2. The Government shall coordinate with competent agencies in directing the planning, organization and re-arrangement of the system of public non-business units in the direction of determining domains of restricted development and domains of prioritized development of these units, ensuring economical, effective and intensive utilization of human resources in order to improve the quality of non-business activities. No public non-business units shall be established to perform only commercial, for- profit services.
3. The operation mechanism of public non-business units shall be further renovated towards autonomy, self-responsibility and independent cost-accounting; and the state management functions of ministries and ministerial- level agencies shall be separated from the function of administering public non-business units.
4. The State shall adopt policies to build and develop a contingent of public employees with professional ethics, qualifications and capabilities to meet the increasing requirements of the provision of public services; and shall discover, attract, train, use in important positions and appropriately treat talented people in order to raise the quality of public services.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PUBLIC EMPLOYEES
Section 1 RIGHTS OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 11. Rights of public employees in professional activities
1. To he protected by law when performing professional activities.
2. To be trained and retrained in order to raise their political, specialized and professional qualifications.
3. To be provided with working equipment and working conditions.
4. To be provided with information about their assigned work or tasks.
5. To decide on professional matters related to their assigned work or tasks.
6. To decline to perform work or tasks that is/are contrary to law.
7. Other rights related to professional activities as provided by law.
Article 12. Rights of public employees to salaries and salary-related regimes
1. To be paid with salaries matching working positions, professional titles, managerial posts and results of work or task performance; to enjoy allowances and preferential policies when working in mountainous, border, island, deep-lying, remote and ethnic minority areas and areas with extremely difficult socio-economic conditions or in hazardous and dangerous sectors or occupations or special non-business fields.
2. To enjoy overtime and night work pays, working trip allowances and other benefits according to law and regulations of public non-business units.
3. To enjoy monetary rewards and be considered for salary raise under law and regulations of public non-business units.
Article 13. Rights of public employees to rest
1. To take annual leaves, holidays and leaves for personal reasons under the labor law. Public employees who do not use any or all of prescribed annual leave days due to work requirements are entitled to a sum of money for those days on which they work.
2. Public employees working in mountainous, border, island, deep-lying and remote areas and in other special cases may take leave days of 2 years at a time if they so wish. If wishing to take leave days of 3 years at a time, they shall obtain consent of the heads of their public non-business units.
3. For special non-business fields, public employees may take paid leaves as provided by law.
4. To lake unpaid leaves for plausible reasons and after obtaining consent of the heads of their public non-business units.
Article 14. Rights of public employees to do business and work outside prescribed hours
1. To carry out professional activities after working hours stated in working contracts, unless otherwise provided for by law.
2. To sign with agencies, organizations and units other than their employing public non-business units piecework contracts which are not banned by law, provided that they accomplish their assigned tasks and obtain consent of the heads of their public non-business units.
3. To contribute capital to but be disallowed to participate in managing and administering limited liability companies, joint-stock companies, partnerships, cooperatives, and private hospitals, schools or scientific research institutions, unless otherwise provided for by law.
Article 15. Other rights of public employees
Public employees are entitled to commendation, reward and respect; to participate in economic and social activities: to enjoy incentive housing policies and to be provided with conditions for studying and carrying out professional activities at home and abroad under law. If getting injured or dying while performing assigned work or tasks, they shall be considered for enjoying policies applicable to war invalids or being recognized as fallen heroes under law.
Section 2: OBLIGATIONS OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 16. General obligations of public employees
1. To observe the line and policies of the Communist Patty of Vietnam and the laws of the Stale
2. To adopt health lifestyles, to be honest, industrious, thrifty, incorruptible, upright, public-spirited and selfless.
3. To have a sense of organizational discipline and responsibility in professional activities.; to strictly comply with working regulations and rules of public non-business units.
4. To protect state secrets; to preserve and protect public assets, and effectively and thriftily use assigned assets.
5. To self-improve and self-train in professional ethics and code of conduct of public employees.
Article 17. Obligations of public employees in professional activities
1. To perform assigned work and tasks to meet time and quality requirements.
2. To properly collaborate with colleagues in performing their work or tasks.
3. To abide by work assignments of competent persons.
4. To constantly leant to improve their professional qualifications and skills.
5. When serving the people, to observe the following regulations:
a/ To be polite and respectful toward the people;
b/ To have a sense of cooperation and adopt modest manners;
c/ To refrain from being imperious and authoritarian and harassing the people;
d/ To observe rules on professional ethics.
6. To carry out professional activities.
7. Other obligations as provided by law.
Article 18. Obligations of managerial public employees
Managerial public employees shall perform the obligations specified in Articles 16 and 17 of this Law and the following obligations:
1. To direct and organize the performance of tasks of their units according to assigned responsibilities and competence;
2. To exercise democracy and preserve unity and professional ethics in units they are assigned to manage;
3. To take responsibility or joint responsibility for professional activities carried out by public employees under their management;
4. To build and develop human resources; to manage and effectively use physical facilities and financing sources in units they are assigned to manage;
5. To organize the implementation of measures to prevent and combat corruption and practice thrift and combat wastefulness in units they arc assigned to manage.
Article 19. Prohibitions on public employees
1. Shirking responsibility or refusing to discharge assigned work or tasks; sowing factionalism and disunity: quitting jobs arbitrarily: going on strike.
2. Illegally using assets of agencies, organizations, units and the people in contravention of law.
3. Discriminating in any form against nationality, gender, social strata, beliefs and religions.
4. Taking advantage of professional activities to conduct propaganda against the line and policies of the Party and the laws of the State or to the detriment of the fine traditions and customs and cultural and spiritual life of the people and society.
5. Hurting the honor, dignity and prestige of others when carrying out professional activities.
6. Other prohibitions as provided by the Law Against Corruption, the Law on Thrift Practice and Wastefulness Combat and other relevant laws.
RECRUITMENT AND EMPLOYMENT OF PUBLIC EMPLOYEES
Recruitment of public employees must be based on work demand, working positions, criteria of professional titles and salary funds of public non-business units.
Article 21. Recruitment principles
1. Ensuring publicity, transparency, equality, objectivity and legality.
2. Ensuring competitiveness.
3. Selecting right persons who meet requirements of working positions.
4. Enhancing the responsibility of heads of public non-business units.
5. Giving priority to talented people, people with meritorious services to the revolution and ethnic minority people.
Article 22. Recruitment registration conditions
1 A person who meets all the following conditions, regardless of nationality, gender, social status, belief and religion, may register for public employee recruitment:
a/ Bearing Vietnamese citizenship and residing in Vietnam:
b/ Reaching full 18 years of age. For a number of areas of cultural activity, arts. physical training and spoils, the age eligible for recruitment may be lower as provided by law with written consent of at-law representatives:
c/ Filing an application for recruitment:
d/ Having a clear personal background;
e/ Possessing diplomas, training certificates or practice certificates or aptitude and skills relevant to the working position for which he/she applies:
f/ Being physically fit for work or tasks;
g/ Meeting other conditions required by the working position for which he/she applies and determined by the public non-business unit, which must not be contrary to law.
2. The following persons may not register for public employee recruitment:
a/ Having lost civil act capacity or having such capacity restricted;
b/ Being examined for penal liability; currently serving a criminal sentence or ruling of the court or serving the administrative measure of confinement to a medical treatment establishment, an educational institution or a reformatory.
Article 23. Recruitment methods
Recruitment of public employees shall be conducted through examination or selection.
Article 24. Organization of recruitment
1. For autonomous public non-business units, their heads may recruit public employees and take responsibility for their decisions.
For non-autonomous public non-business units, their managing agencies shall recruit public employees or authorize heads of such units to recruit public employees.
2. Based on recruitment results, heads of public non-business units shall sign working contracts with recruited public employees.
3. The Government shall detail contents of recruitment of public employees provided in this Law.
Article 25. Types of working contracts
1. Working contract with a definite term is a contract whereby the two parties determine the term or lime of expiration of the contract to be between full 12 months and 36 months. Working contract with a definite term applies to recruited public employees, except the cases specified at Points d and e. Clause 1. Article 58 of this Law.
2. Working contract with an indefinite term is a contract w hereby the two parties do not determine the term or time of expiration of the contract. Working contract with an indefinite term applies to public employees who have completed working contracts with a definite term and to cadres and civil servants convened into public employees under Points d and e. Clause 1. Article 58 of this Law.
Article 26. Contents and forms of working contracts
1. A working contract has the following principal contents:
a/ Names and addresses of the public non-business unit and its head;
b/ Full name, address and date of birth of the recruited person, and full name, address and date of birth of the at-law representative of the recruited person, in case the recruited person is under 18 years old:
c/ Work or tasks, working position and workplace;
d/ Rights and obligations of the parties;
e/ Type of the working contract, its term and conditions for its termination:
f/ Salary, bonus and other entitlements (if any);
g/ Working lime and rest time:
h/ Probation regime (if any);
i/ Working conditions and matters related to labor protection:
j/ Social insurance and health insurance:
k/ Effect of the working contract:
1/ Other commitments associated with the nature and characteristics of the sector or field and special conditions of the public non-business unit, which must not be contrary to this Law and other relevant laws.
2. A working contract shall be signed in writing between the head of a public non-business unit and the recruited public employee and made in 3 copies, one of which shall be handed to the public employee.
3. For professional titles required by law to be appointed by the superiors of public non-business units, the signing of working contracts must be consented to by such superiors.
1. A recruited public employee must undergo the probation regime, except those who have at least full 12 months of performing professional work relevant to the working positions for which they are recruited.
2. The probation period may last from 3 months to 12 months and must be stated in the working contract.
3. The Government shall detail the probation regime.
Article 28. Change of contents, renewal, suspension and termination of working contracts
1. In the course of performing a working contract, if either party requests to change the contents of the contract, it shall inform the other party at least 3 working days in advance. When so agreed, the panics shall modify and/ or supplement the relevant contents of the working contract. While conducting negotiations, the parties shall still comply with the signed working contract. If negotiations fail, the parties shall continue performing the signed working party or agree to terminate it.
2. For a working contract with a definite term, 60 days before its expiration, the head of the public non-business unit shall base himself/herself on the demand of his/her unit and his/her evaluation of the performance of the public employee concerned, to decide to renew or terminate the working contract with the public employee.
3. The suspension or termination of a working contract complies with the labor law.
4. When a public employee moves to work for another agency, organization or unit, his/ her working contract will terminate and he/ she wilt have regimes and policies settled under law;
5. When a public employee is appointed by a competent authority to hold a post in the public non-business units in which, as provided for by law. he/she will work as a civil servant, or receives a retirement decision, his/her working contract will automatically terminate.
Article 29. Unilateral termination of working contracts
1. Public non-business units may unilaterally terminate working contracts with public employees in the following cases:
a/ Public employees who have been evaluated as not accomplishing tasks for two consecutive years;
b/ Public employees who are sacked under Point d. Clause 1. Article 52 or Clause 1, Article 57 of this Law;
c/ Public employees working under working contracts with an indefinite term who fall sick and have received medical treatment for 12 consecutive months; public employees working under working contracts with a definite term who fall sick and have received medical treatment for 6 consecutive months but still cannot rehabilitate their working capacity. When their health recovers, these public employees may be considered for renewing their working contracts;
d/ Due to natural disasters, fires or other force majeure events as stipulated by the Government, public non-business units cannot but narrow their scope of activity, which makes redundant working positions held by public employees;
e/ Public non-business units terminate operations under decisions of competent agencies.
2. When unilaterally terminating a working contract, except the case specified at Point b. Clause 1 of this Article, the head of the public non-business unit shall notify such to the public employee concerned at least 45 days in advance, for working contracts with an indefinite term, or at least 30 days in advance, for working contracts with a definite term. For a public employee recruited by the managing agency of a public non-business unit, the unilateral termination of his/her working contract shall be decided by the head of the public non-business unit after obtaining written consent of the managing agency.
3. The head of a public non-business unit may not unilaterally terminate the working contract with public employees in the following cases;
a/ Public employees who fall sick or have accidents or are receiving medical treatment for occupational diseases under decisions of medical treatment establishments, except the case specified at Point c. Clause 1 of this Article;
b/ Public employees who are on annual leave, leave for personal reasons and other reasons permitted by heads of public non-business units;
c/ Female public employees who are pregnant, on maternity leave or nursing under 36-months babies, except when their public non-business units terminate operation.
4. Public employees working under working contracts with an indefinite term may unilaterally terminate their contracts provided that they shall notify such in writing to the heads of their public non-business units at least 45 days in advance; for public employees who fall sick or have accidents and have received medical treatment for 6 consecutive months, such notice must be given at least 3 days in advance.
5. Public employees working under working contracts with a definite term may unilaterally terminate their contracts in the following cases:
a/ They arc employed in working positions or workplaces or provided with working conditions not as agreed in their working contracts:
b/ They are paid with salaries lower than the level or later than the time agreed in their working contracts;
c/ They are maltreated or forced to work;
d/ They or their families meet so great difficulties that they cannot continue performing their contracts;
e/ Female public employees get pregnant and have to lake leave as prescribed by a medical treatment establishment;
f/ They fall sick or have accidents and have received medical treatment for 3 or more consecutive months but cannot rehabilitate their working capacity.
6. Public employees shall notify in writing their unilateral termination of their working contracts to the heads of their public non-business units at least 3 days in advance for the cases specified at Points a. b. c, e and f, Clause 5 of this Article; or at least 30 days in advance for the cases specified at Point d. Clause 5 of this Article.
Article 30. Settlement of disputes over working contracts
Disputes related to the signing, performance or termination of working contracts shall be settled under the labor law.
Section 3: APPOINTMENT. CHANGE OF PROFESSIONAL TITLES. CHANGE OF WORKING POSITIONS OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 31. Appointment and change of professional titles
1. Appointment of public employees to hold professional titles must adhere to the following principles:
a/ Professional title matches working position:
b/ The public employee satisfies all criteria of the professional title which he/she is appointed to hold.
2. Change of professional tiles of public employees shall be effected through examination or selection on the principles of equality, publicity, transparency, objectivity and legality.
3. Public employees may register for examination or selection to change their professional titles if their public non-business units so need and they meet all conditions and criteria as provided by law.
4. The Government shall specify the process and procedures for examination or selection and appointment of public employees to hold professional titles; and assign and delegate the examination, selection or appointment of public employees to professional titles.
Ministries and ministerial-level agencies assigned to perform the state management of fields of operation of public employees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, specifying criteria of professional titles and conditions for examination or selection to change professional titles of public employees.
Article 32. Change of working positions
1. When their public non-business units need, public employees may change to new working positions if they meet all professional criteria of such working positions.
2. The selection of public employees for vacant working positions shall be performed by heads of public non-business units or agencies competent to manage public non-business units on the principles of equality, publicity, transparency, objectivity and legality.
3. When a public employee changes to a new working position, his/her working contract shall be modified and/or supplemented or his/her professional title changed under Clause 1, Article 28. and Article 31 of this Law.
Section 4 TRAINING AND RETRAINING
Article 33. Regime of training and retraining of public employees
1. Training and retraining shall be provided for public employees before appointment to managerial posts or change of professional titles or in order to supplement and update knowledge and skills necessary for professional activities.
2. The contents, program, forms and durations of training and retraining public employees must be based on criteria of managerial posts, professional titles and requirements of supplementing and updating knowledge and skills necessary for professional activities.
3. Forms of training and retraining:
a/ Training and retraining based on criteria of managerial posts:
b/ Retraining based on criteria of professional titles;
c/ Retraining to supplement and update knowledge and skills necessary for professional activities.
4. Ministries and ministerial-level agencies assigned to perform the stale management of fields of operation of public employees shall detail the contents, program, forms and durations of training and retraining for public employees working in sectors and fields under their respective management.
Article 34. Responsibilities for training and retraining public employees
1 Public non-business units shall make and implement public employee training and retraining plans.
2. Public non-business units shall create conditions for public employees to attend training and retraining.
3. Public employee training and retraining funds shall be assured by public employees, financial sources of public non-business units and other sources.
Article 35. Responsibilities and benefits of public employees in training and retraining
1. Public employees attending training and retraining shall strictly observe training and retraining regulations and submit to the management of training and retraining institutions.
2. Public employees attending training and retraining are entitled to salaries and allowances in accordance with law and regulations of public non-business units; the training and retraining durations may be included in the continuous working period considered for salary raise.
3. If. after training, public employees, who are sent by public non-business units to attend such training, unilaterally terminate their working contracts or arbitrarily give up their work, they shall compensate training and retraining expenses according to the Government's regulations.
Section 5: SECONDMENT APPOINTMENT AND RELIEF OF DUTY
Article 36. Secondment of public employees
1. Secondment of public employee is the transfer of a public employee of a public non-business unit to work at another agency, organization or unit according to task requirements for a specified period. Heads of public non-business units or competent agencies managing public non-business units shall decide on the secondment of public employees.
2. The period of secondment is 3 years at most, except for a number of sectors and fields as stipulated by the Government.
3. Secondees shall comply with work assignment and management by agencies, organizations or units they are seconded to.
4. During the period of secondment, seconding public non-business units shall assure salaries and other benefits for secondees.
5. Secondees working in mountainous, border, island, deep-lying, remote, ethnic minority areas or areas with extremely difficult socio-economic conditions are entitled to support policies as stipulated by the Government.
6. At the end of the period of secondment, secondees may return to their former units. Heads of seconding public non-business units shall receive them back and arrange jobs suitable to their qualifications and skills.
7. Secondment is not applicable to female public employees who are pregnant or nursing under 36-months-old babies.
Article 37. Appointment of managerial public employees
1. Appointment of managerial public employees must be based on needs of public non-business units, criteria and conditions of managerial posts and ensure the competence, order and procedures prescribed for appointment.
2. Based on specific conditions of public non-business units, appointed public employees may hold managerial posts for 5 years at most. While holding managerial posts, public employees are entitled to managerial-post allowance, and may participate in professional activities according to their appointed professional lilies.
3. At the end of the period of holding managerial posts, public employees may be considered for reappointment. In case public employees are not reappointed, authorities with appointing competence shall arrange them in working positions according to their work demand and suitable to their professional qualifications and skills.
4. Public employees who are transferred to other working positions or appointed to new managerial posts will automatically stop holding the current managerial posts, except for cases of holding both concurrently.
5. Heads of public non-business units shall decide or propose competent authorities to decide according to management decentralization to appoint public employees to managerial posts.
6. The Government shall detail this Article.
Article 38. Resignation from managerial posts or relief of duty for public employees
1. Managerial public employees may ask for permission to resign from their managerial posts or be relieved of duty in the following cases:
a/ Being physically unfit;
b/ Having insufficient capability and prestige:
c/ Due to task requirements'.
d/ For other reasons.
2. Pending approval of heads of their public non-business units or competent authorities, managerial public employees who ask for permission for resignation shall continue discharging their tasks and powers.
3. Heads of public non-business units or competent authorities shall arrange public employees who have been permitted for resignation or relief of duty in working positions according to their work demand and suitable to their professional qualifications and skills.
4. The competence, order and procedures for considering and deciding on resignation or relief of duty of managerial public employees comply with the provisions of law.
Section 6: EVALUATION OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 39. Purpose of public employee evaluation
Public employee evaluation aims to provide a basis for further arranging, employing, appointing, relieving of duty, training, retraining, commending, rewarding, disciplining and implementing regimes and policies towards public employees.
Article 40. Public employee evaluation bases
Public employee evaluation shall be conducted on the following bases:
1. Commitments in signed working contracts;
2. Regulations on professional ethics and code of conduct of public employees.
Article 41. Contents of public employee evaluation
1. Public employees shall be evaluated based on the following:
a/ Performance of work or tasks under signed working contracts;
b/ Observance of rules on professional ethics:
c/ Sense of responsibility, attitude in serving the people and sense of collaboration with colleagues, and observance of the code of conduct of public employees:
d/ Performance of other obligations of public employees.
2. In addition to the contents provided in Clause I of this Article, managerial public employees shall be evaluated based on:
a/ Capabilities of leadership, management, administration and organization of task performance:
b/ Results of operation of units they are assigned to lead and manage.
3. Public employees shall be evaluated annually; upon the end of the probation period; before renewal of working contracts, change of working positions, consideration for commendation, disciplining, appointment, reappointment, planning, training and retraining.
Article 42. Evaluation-based categorization of public employees
Annually, based on evaluation contents, public employees shall be put into the following categories:
1. Excellent accomplishment of tasks;
2. Good accomplishment of tasks:
3. Accomplishment of tasks:
4. Non-accomplishment of tasks.
Article 43. Public employee evaluation responsibility
1. Heads of public non-business units shall evaluate public employees under their management.
2. Depending on specific conditions, heads of public non-business unit may personally evaluate public employees under their management or assign or delegate such evaluation. Persons assigned to evaluate public employees shall take responsibility for evaluation results before heads of public non-business units.
3. Persons with appointing competence shall evaluate managerial public employees in public non-business units.
4. The Government shall detail the order and procedure for evaluating public employees under this Article.
Article 44. Notification of results of evaluation and categorization of public employees
1. Contents of evaluation of public employees shall be notified to public employees concerned.
2. Results of categorization of public employees shall be made public in public non-business units.
3. If disagreeing with evaluation and categorization results, public employees may lodge complaints with competent authorities.
Section 7: JOB DISCONTINUATION AND RETIREMENT REGIMES
Article 45. Job discontinuation regime
1. When terminating working contracts, public employees are entitled to job discontinuation allowance, job loss allowance or social insurance benefits under the labor law and social insurance law, except the cases specified in Clause 2 of this Article.
2. Public employees are not entitled to job discontinuation allowance if falling into any of the following cases
a/ Being sacked:
b/ Unilaterally terminating working contracts in violation of Clauses 4. 5 and 6, Article 29 of this Law;
c/ Terminating working contracts under Clause 5, Article 28 of this Law.
1. Public employees are entitled to the retirement regime under the labor law and social insurance law.
2. Six months before the date a public employee is due to retire, his/her managing agency, organization or unit shall notify in writing the public employee of the time of his/her retirement: three months before a public employee is due to retire, his/her managing agency, organization or unit shall issue a decision on his/her retirement.
3. Public non-business units may sign piecework contracts with retired persons if they need and such person aspire: when performing such contracts, in addition to contractual remuneration, such persons are entitled to a number of regimes and policies on management mechanism and assurance of conditions for professional activities as stipulated by the Government.
MANAGEMENT OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 47. State management of public employees
1. The Government shall perform the uniform management of public employees.
2. The Ministry of Home Affairs shall take responsibility before the Government for performing the state management of public employees, and have the following duties and powers:
a/ Elaborating and promulgating according to its competence or submitting to competent agencies for promulgation legal documents on public employees:
b/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries and ministerial-level agencies in. elaborating plannings and plans on the building and development of the contingent of public employees and submitting them to competent authorities for decisions:
c/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries and ministerial-level agencies in, promulgating a system of lists, criteria and codes of professional titles:
d/ Managing statistical work on public employees: guiding the elaboration and management of public employee files; developing and operating the national database on public employees;
e/ Inspecting and examining the stale management of public employees
f/ Annually reporting to the Government on the contingent of public employees.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, perform the state management of public employees.
4. Provincial-level People's Committees shall, within the scope of their tasks and powers, perform the state management of public employees.
Article 48. Management of public employees
1. Contents of management of public employees include:
a/ Determining working positions;
b/ Recruiting public employees;
c/ Signing working contracts;
d/ Appointing to and changing professional titles;
e/ Changing working positions, seconding, terminating working contracts, settling job discontinuation;
f/ Appointing and relieving of duty managerial public employees: arranging and employing public employees based on work demand:
g/ Evaluating, commending and disciplining public employees;
h/ Implementing the salary regime, entitlements and training and retraining regime for public employees
i/ Compiling and managerial public employee files, implementing the regime of reporting on management of public employees within the scope of management.
2. Autonomous public non-business units shall perform the contents of management specified in Clause 1 of this Article. Heads of public non-business units shall report to their superiors on the management and employment of public employees in their units.
For non-autonomous public non-business units, agencies competent to manage such units shall manage their public employees or delegate the contents of management specified in Clause 1 of this Article to such public non-business units.
3. The Government shall detail this Article.
Article 49. Complaints and settlement of complaints about decisions related to public employee management
Complaints and settlement of complaints lodged by public employees about decisions of heads of public non-business units or competent authorities involved in public employee management comply with the provisions of law.
Article 50. Examination and inspection
1. Agencies competent to manage public non-business units shall inspect and examine the recruitment, employment and management of public employees in public non-business unit assigned to them for management.
2. The Ministry of Home Affairs shall inspect the recruitment, employment and management of public employees in accordance with this Law and other relevant laws.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall inspect professional activities performed by public employees in sectors and fields under their respective management.
COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
1. Public employees who record merits. make achievements and contributions in work and professional activities shall be commended and honored under the law on emulation and commendation.
2. Public employees who are commended for special merits or achievements shall be considered for ahead-of-schedule or special salary raise according lo the Government's regulations.
Article 52. Forms of disciplining public employees
1. Public employees who violate law in the course of performing work or tasks shall, depending on the nature and seriousness of violations, face any of the following disciplinary forms:
a/ Reprimand;
b/ Caution:
c/ Demotion;
d/ Sack.
2. Public employees who are disciplined in any of the forms specified in Clause 1 of this Article may be also restricted from carrying out professional activities under relevant provisions of law.
3. Demotion applies only to managerial public employees.
4. Disciplining decisions shall be filed in public employee files.
5. The Government shall stipulate the application of disciplinary forms, and the order, procedures and competence to discipline public employees.
Article 53. Statute of limitations and lime limits for disciplining
1. Statute of limitations for disciplining is a time limit prescribed by this Law at the end of which a public employee who has committed a violation will not be disciplined.
The statute of limitations for disciplining is 24 months, counting from the date of committing a violation.
2. The time limit for disciplining a public employee is a period from the time of detecting a public employee's violation to the time of issuance of a disciplining decision by competent authorities.
The time limit for disciplining is 2 months. For a case involving complicated circumstances which take a longer time for inspection and examination to verify, this time limit, may be prolonged but must not exceed 4 months.
3. For a public employee against whom a criminal case was instituted or who was prosecuted or decided to be brought to trial according to criminal procedures but then his/ her investigation or criminal case is terminated under a decision, if his/her act of violation shows signs of breach of discipline, he/she shall be considered for being disciplined; within 3 working days after the date the investigation or case termination decision is issued, the decision issuer shall send the decision and related documents to the unit managing such public employee for considering disciplining him/her.
1. While considering disciplining a public employee, if seeing that his/her continued work may cause difficulties to the consideration and disciplining, the head of the public non-business unit may issue a decision to suspend his/her work. The time limit for work suspension is 15 days and may be extended in necessary cases but must not exceed 30 days. Past the period of work suspension, if the public employee is not disciplined, he/she shall be arranged back to his/her old working position.
2. In the period of work suspension, public employees are still entitled to salaries under the Government's regulations.
Article 55. Compensation and refunding responsibilities
1. Public employees who cause loss of or damage to equipment or otherwise cause damage to assets of their public non-business units shall pay compensations for such damage.
2. Public employees who, while performing assigned work or tasks, arc at fault in causing damage to other persons for which their public non-business units have to pay compensations, are obliged to refund such compensations lo their public non-business units.
The Government shall detail the determination of amounts to be refunded by public employees.
Article 56. Other provisions concerning disciplined public employees
1. For public employees who arc reprimanded or cautioned, their salary raise period will be prolonged for 3 months or 6 months, respectively: if being demoted, their salary raise period will be prolonged for 12 months while their public non-business units shall change them to other working positions as appropriate.
2. Public employees who are disciplined in the form of from reprimand to demotion are not entitled to personnel planning, training, retraining and appointment for 12 months from the effective date of their disciplining decisions.
3. Public employees who are being examined for disciplining, investigated, prosecuted or tried may not be appointed, seconded, trained or retrained, retire or discontinue their work.
4. Managerial public employees who have been demoted on the ground of acts of corruption or a court sentence for acts of corruption may not be appointed to managerial posts.
5. For public employees who arc banned or restricted from carrying out professional activities for a specified period under decisions of competent agencies but are not sacked, their public non-business units shall place them in other working positions not related to banned or restricted professional activities.
6. Public employees who arc disciplined, suspended from work or are obliged to pay compensations or refunds under decisions of their public non-business units may lodge complaints, denunciations or request settlement thereof according to law- established order if they see that such decisions are unsatisfactory.
Article 57. Provisions on public employees examined for penal liability
1. Public employees who arc sentenced to imprisonment by courts and do not have such sentences suspended or arc convicted by the court for acts of corruption shall be sacked from the date the court judgments or rulings take legal effect.
2. Managerial public employees who are declared guilty by courts will automatically cease to hold their managerial posts from the dale the court judgments or rulings take legal effect.
Article 58. Conversion between public employees and cadres and civil servants
1. Conversion between public employees and cadres and civil servants shall be effected as follows:
a/ Recruitment of public employees to work as civil servants must comply with the law on cadres and civil servants. A public employee who has worked at a public non-business unit for full 5 years or longer may be considered for conversion into a civil servant without having to sit any examination:
b/ For a public employee who is admitted and appointed to a working position for which he/she is regarded under law as a civil servant, his/her admission and appointment is concurrently the recruitment decision;
c/ A public employee who is appointed to hold a post in the leading and managerial apparatus of a public non-business unit for which he/she is regarded under law as a civil servant shall be appointed to a civil servant rank corresponding to his/her working position and enjoy a salary he/she is receiving under the salary regime of the public non-business unit while still retaining his/her appointed professional title, and may carry out professional activities under this Law and other relevant laws.
d/ Cadres and civil servants may be converted into public employees at public non-business units when meeting the conditions specified in this Law;
e/ Civil servants in the leading and managerial apparatus of a public non-business unit who are not re-appointed at the end of the period of appointment but still work in much public non-business units, may change to work as public employees in working: positions relevant to their professional qualifications and skills;
f/ The process of contribution and working period of public employees before changing to work as cadres or civil servants and vice versa, shall be taken into account when implementing the contents related to training, retraining, commendation and other benefits.
2. The Government shall detail this Article.
Article 59. Transitional provisions
1. Public employees who were recruited before July 1. 2003, have the rights and obligations and shall be managed like public employees working under working contracts with an indefinite term provided in this Law. Public non-business units shall complete procedures to ensure the interests, benefits and policies on job stabilization, salary regime and other interests which they are enjoying.
2. Public employees who are recruited from July 1, 2003, to the effective date of this Law, continue to perform working contracts already signed with their public non-business units, and have the rights and obligations and shall be managed under this Law.
3. The Government shall detail this Article.
Article 60. Application of the Law on Public Employees to other entities
The Government shall stipulate the application of the Law on Public Employees to those working in public non-business units belonging to socio-politico-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, public non-business units and one-member limited liability companies owned by the State.
This Law takes effect on January 1. 2012.
Article 62. Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide articles and clauses of this Law as assigned: and guide other necessary provisions of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on November 15. 2010, by the XIIth National Assembly of (he Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.-
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển
Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
Điều 42. Phân loại đánh giá viên chức
Điều 44. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức
Điều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức
Điều 24. Tổ chức thực hiện tuyển dụng
Điều 31. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
Điều 34. Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức
Điều 37. Bổ nhiệm viên chức quản lý
Điều 38. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
Điều 43. Trách nhiệm đánh giá viên chức