Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005 số 48/2005/QH11
Số hiệu: | 48/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2006 |
Ngày công báo: | 29/12/2005 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.
2. Công dân và tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
3. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thuộc sở hữu, quản l?ý của Nhà nước, bao gồm nhà, công trình công cộng, công trình kiến trúc và tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước.
4. Hoa hồng là khoản tiền mà người mua được khấu trừ hoặc hiện vật, dịch vụ mà người mua được nhận thêm từ người bán khi mua phương tiện, thiết bị, tài sản khác hoặc khi thanh toán dịch vụ.
5. Tài nguyên thiên nhiên là các nguồn lực có trong tự nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và các tài nguyên khác.
1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và được thể chế hoá bằng pháp luật.
2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định của pháp luật.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
4. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Có chế độ khen thưởng, xử l?ý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công khai.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời định mức, tiêu chuẩn, chế độ để làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế và khả năng của ngân sách nhà nước; được công khai đến các cơ quan, tổ chức và đối tượng thực hiện.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Lĩnh vực công khai bao gồm:
a) Phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Tài sản và kế hoạch mua sắm, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Động viên vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng nhà nước; các quỹ có nguồn huy động đóng góp của nhân dân;
d) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; quy hoạch xây dựng; kế hoạch mời thầu;
đ) Quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên;
e) Phân bổ, sử dụng nguồn lực lao động.
2. Hình thức công khai bao gồm:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin điện tử;
c) Công bố trong kỳ họp hằng năm; niêm yết tại trụ sở làm việc và gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Chính phủ quy định các lĩnh vực khác cần công khai không thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn thực hiện công khai trong các lĩnh vực; quy định việc công khai quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.
1. Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và kịp thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
3. Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực được giao quản lý và trong cơ quan, tổ chức mình.
2. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 7 của Luật này. Khi nhận được tin báo của công dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và phải trả lời bằng văn bản cho người đã phát hiện.
3. Xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
4. Gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về tình trạng lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
1. Thực hiện công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước phải đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định của pháp luật; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
1. Thực hiện cơ chế giao khoán kinh phí hoạt động, giao tự chủ tài chính cho các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khoán kinh phí hoạt động, tự chủ tài chính; khuyến khích cơ quan, tổ chức thực hiện giao khoán một số khoản kinh phí đến người quản lý, sử dụng trực tiếp.
2. Việc giao khoán kinh phí hoạt động, giao tự chủ tài chính phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng kinh phí ngân sách thực tế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Cơ quan, tổ chức được giao khoán kinh phí hoạt động, được giao tự chủ tài chính phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoán kinh phí hoạt động, tự chủ tài chính, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và mục tiêu khi được giao khoán kinh phí hoạt động, được giao tự chủ tài chính.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao khoán kinh phí hoạt động, được giao tự chủ tài chính vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này gây lãng phí thì phải bị xử lý kỷ luật.
1. Việc lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước. Nghiêm cấm việc quyết toán chi ngân sách nhà nước không có khối lượng, không đúng thủ tục, sai nội dung, đối tượng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho cơ quan, tổ chức trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời trường hợp lập quỹ trái phép.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan trong việc lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Việc mua sắm, trang bị phương tiện đi lại của cơ quan, tổ chức phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc, không được vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Nghiêm cấm việc mua sắm, trang bị phương tiện đi lại sai đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Việc sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Hằng năm, bộ, ngành và địa phương phải chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, kiểm tra toàn bộ phương tiện đi lại của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới, sửa chữa phương tiện đi lại hoặc thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu.
4. Người quyết định mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Việc sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan, tổ chức phải đúng mục đích, đúng đối tượng và không được vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại phải xây dựng và thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc bảo quản phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo đúng định mức tiêu hao.
3. Cơ quan, tổ chức phải thanh lý kịp thời các phương tiện đi lại đã được thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này và nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện chế độ sử dụng phương tiện đi lại theo các phương thức sau đây:
a) Trang bị phương tiện đi lại theo chức danh, chức vụ, địa bàn công tác;
b) Thuê phương tiện đi lại của doanh nghiệp dịch vụ để phục vụ công việc;
c) Khoán kinh phí cho người có tiêu chuẩn, chế độ sử dụng phương tiện đi lại.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho công việc, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ theo quy định do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành; không được mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc sai đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Cơ quan, tổ chức phải bố trí, phân công người quản lý, sử dụng và mở sổ theo dõi các loại phương tiện, thiết bị làm việc.
3. Người quyết định mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc đúng mục đích; nghiêm cấm sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc vào việc riêng. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc; xử lý hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý phương tiện, thiết bị làm việc không cần sử dụng hoặc không còn sử dụng được bằng hình thức điều chuyển, thu hồi, thanh lý hoặc bán theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc mua sắm, trang bị phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc phải theo yêu cầu công việc, không được vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc chỉ được sử dụng vào mục đích công vụ.
2. Việc trang bị, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc cho cá nhân hoặc tại nhà riêng của cán bộ, công chức phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự toán được duyệt; thực hiện khoán đến người sử dụng khoản kinh phí này.
3. Cơ quan, tổ chức phải xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế nội bộ về sử dụng tiết kiệm phương tiện thông tin, liên lạc; rà soát toàn bộ phương tiện thông tin, liên lạc thuộc phạm vi quản lý, thu hồi những phương tiện được trang bị không đúng đối tượng và lập kế hoạch trang bị, điều chuyển phương tiện thông tin, liên lạc phù hợp với yêu cầu công việc, tiết kiệm và hiệu quả.
4. Người quyết định mua sắm, trang bị, người sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc và những người có liên quan vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Người được cơ quan, tổ chức giao mua sắm phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc, tài sản khác hoặc thanh toán dịch vụ nếu có khoản hoa hồng thì phải kê khai, nộp lại cơ quan, tổ chức để quản lý, sử dụng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Việc quản lý, sử dụng khoản hoa hồng từ mua sắm tài sản, thanh toán dịch vụ phải công khai, minh bạch. Nghiêm cấm giữ lại khoản hoa hồng để sử dụng sai mục đích.
2. Người nào vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản hoa hồng đã nhận và bị xử lý kỷ luật.
1. Khi tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cơ quan, tổ chức phải có kế hoạch, có nội dung thiết thực, xác định rõ thành phần, số lượng tham dự, địa điểm và thời gian tổ chức, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
2. Kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm phải được quản lý, sử dụng theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự toán được duyệt. Nghiêm cấm việc sử dụng kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm để chi cho các nội dung ngoài chương trình.
3. Kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm trong dự toán hằng năm của cơ quan, tổ chức sử dụng không hết do thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm được chuyển chi cho các công việc khác theo quy định của Chính phủ.
4. Người quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, người có thẩm quyền duyệt chi và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Việc chi tiếp khách, khánh tiết không được vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; việc chi tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm phải trong phạm vi dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc sử dụng công quỹ để tặng, thưởng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm phải theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm sử dụng công quỹ để tặng, thưởng sai quy định của pháp luật.
3. Người quyết định chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan, tổ chức chỉ cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác khi có kế hoạch, mục đích, yêu cầu công tác cụ thể.
2. Việc thanh toán công tác phí phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự toán được duyệt. Nghiêm cấm việc thanh toán trùng lặp công tác phí từ nhiều nguồn khác nhau hoặc lợi dụng thanh toán công tác phí để thu lợi bất chính.
3. Người quyết định thanh toán công tác phí vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ, người lợi dụng thanh toán công tác phí để thu lợi bất chính phải hoàn trả số tiền công tác phí đã thanh toán không đúng quy định cho cơ quan, tổ chức và bị xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan, tổ chức phải xây dựng quy chế nội bộ về quản lý, sử dụng điện, nước để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Cơ quan, tổ chức khi mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị, đồ dùng sử dụng điện, nước phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm do cơ quan quản lý lĩnh vực quy định, định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị để bảo đảm duy trì mức tiêu hao tiết kiệm. Nghiêm cấm việc sử dụng điện, nước lãng phí trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc mua sắm văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí của cơ quan, tổ chức phải xuất phát từ nhu cầu công việc và trong phạm vi dự toán được duyệt; thực hiện khoán chi văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí đến người sử dụng.
2. Người quyết định mua sắm văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích và nội dung chương trình đã được phê duyệt; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia chỉ được quyết toán sau khi đã được nghiệm thu kết quả thực hiện; đối với chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia không được nghiệm thu thì người có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình phải làm rõ nguyên nhân và xác định trách nhiệm cụ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Người quyết định sử dụng kinh phí chương trình, người có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt quyết toán chương trình, người có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải đúng mục đích, không được trùng lặp với các nguồn kinh phí khác và bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
2. Việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan và đúng phương thức tuyển chọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí thì thực hiện khoán kinh phí hỗ trợ.
3. Cơ quan, tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học, người quyết định chi và tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch xây dựng phải phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khả năng của nền kinh tế và bảo đảm có hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch được duyệt phải được công khai theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và quy hoạch xây dựng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bị xử lý kỷ luật.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư; bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng; phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn; bảo đảm cân đối giữa nguồn vật tư, nguyên liệu với năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ; đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đúng tiến độ. Nghiêm cấm việc bố trí dàn trải vốn đầu tư gây nợ đọng khối lượng xây dựng.
3. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc khảo sát, thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng quy trình, quy phạm khảo sát, thiết kế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan trong việc khảo sát, thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả, bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình phải căn cứ vào định mức, đơn giá, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải phù hợp với thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt. Nghiêm cấm điều chỉnh tổng dự toán công trình trái với pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình, phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán công trình và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây lãng phí thì bị xử lý kỷ luật.
1. Dự án đầu tư phải được thông báo công khai việc mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát. Nghiêm cấm việc thông đồng giữa các tổ chức, cá nhân dự thầu hoặc giữa tổ chức, cá nhân dự thầu với chủ đầu tư, chủ dự án trong quá trình tổ chức đấu thầu.
2. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Dự án đầu tư chỉ được thực hiện, công trình chỉ được thi công khi dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đủ nguồn vốn theo tiến độ. Dự án đầu tư được duyệt không nằm trong quy hoạch, kế hoạch, không bảo đảm các điều kiện quy định, không đúng quy trình, thủ tục đầu tư thì phải bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ.
2. Việc giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải công khai, khách quan, công bằng và theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hành vi cản trở, gây khó khăn làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.
3. Việc thi công công trình phải đúng thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; đúng tiến độ thi công đã được phê duyệt. Chủ đầu tư, chủ dự án phải chịu trách nhiệm kiểm tra, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thời gian thi công, thi công đúng thiết kế, sử dụng nguyên liệu, vật liệu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng công trình và tiến độ thi công.
4. Tổ chức tư vấn giám sát thi công công trình có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với chủ đầu tư, chủ dự án; phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi tiêu cực, gây lãng phí trong quá trình thi công. Nghiêm cấm tổ chức tư vấn giám sát thi công công trình thông đồng với chủ đầu tư, chủ dự án và nhà thầu để thu lợi bất chính, làm giảm chất lượng công trình.
5. Chủ đầu tư, chủ dự án phải nghiệm thu và quyết toán công trình theo đúng quy định, không được tự ý thay đổi thiết kế, dự toán công trình hoặc giá trúng thầu đã được duyệt.
6. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao làm chủ đầu tư, chủ dự án và những người có liên quan vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc cấp vốn cho dự án đầu tư phải bảo đảm đúng tiến độ, trong phạm vi tổng dự toán, dự toán công trình hoặc giá trúng thầu đã được duyệt; việc thanh toán vốn đầu tư phải theo đúng khối lượng hoàn thành được nghiệm thu; việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn và thẩm tra quyết toán công trình phải đúng quy định về quản lý vốn đầu tư. Nghiêm cấm ứng trước vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dự án chưa được phê duyệt.
2. Đối với dự án đầu tư đã được phê duyệt và bố trí vốn nhưng chậm khởi công xây dựng thì phải điều chuyển vốn cho dự án đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan trong việc cấp, thanh toán và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sai quy định, không bảo đảm đủ vốn theo quy định làm chậm tiến độ xây dựng công trình do nguyên nhân chủ quan, gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư phải phù hợp với danh mục dự án đầu tư được duyệt, tính chất, quy mô, tiến độ, yêu cầu của dự án đầu tư và khả năng của ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để tập trung đầu tư cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội và dự án khác không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Nghiêm cấm việc chuyển nguồn vốn vay trong dự án đầu tư thành nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, trừ trường hợp có nguyên nhân khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Người quyết định bố trí vốn, chuyển nguồn vốn của dự án đầu tư và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì bị xử lý kỷ luật.
1. Việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành chỉ được thực hiện đối với các công trình sau đây:
a) Công trình quan trọng quốc gia;
b) Công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và quy định việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Nghiêm cấm sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoặc thuê trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phải trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và các công trình kiến trúc khác gắn liền với diện tích đất thuộc trụ sở làm việc phải quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
3. Trụ sở làm việc sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng thì phải bị thu hồi; mọi khoản thu phát sinh do việc sử dụng trụ sở làm việc không đúng mục đích phải được thu hồi và nộp vào ngân sách nhà nước.
4. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và những người có liên quan vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Nhà công vụ được xây dựng và bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức để ở trong thời gian thực thi công vụ phải đúng đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Người được giao nhà công vụ phải ký hợp đồng sử dụng với cơ quan quản lý; phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, chế độ; phải trả lại cho Nhà nước khi thôi trách nhiệm công vụ. Nhà công vụ bố trí không đúng đối tượng, sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng thì phải bị thu hồi.
3. Người có thẩm quyền quyết định bố trí sử dụng nhà công vụ, người được giao sử dụng nhà công vụ vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Công trình phúc lợi công cộng phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng phải có kế hoạch bảo quản, khai thác, tu bổ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Công trình phúc lợi công cộng không đưa vào sử dụng, sử dụng kém hiệu quả thì phải bị thu hồi, giao cho cơ quan, tổ chức khác quản lý, sử dụng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm công khai, minh bạch.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, bảo đảm công khai, minh bạch.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện đúng quy định, quy trình, thủ tục của pháp luật và theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật về đất đai, làm sai mục đích sử dụng đất, trái quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì phải bị thu hồi và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi của người sử dụng đất làm suy giảm chất lượng, làm ô nhiễm, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất, gây lãng phí. Người sử dụng đất có hành vi gây lãng phí, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và những người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường thiệt hại, bị thu hồi đất và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
3. Người phát hiện hành vi làm ô nhiễm, huỷ hoại, gây lãng phí đất có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch nguồn tài nguyên nước; xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước; quản lý chất lượng và trữ lượng nguồn nước; kịp thời xử lý hoặc chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên nước.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ sản xuất và đời sống phải có biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Mọi hành vi làm ô nhiễm, huỷ hoại, gây lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Người phát hiện hành vi làm ô nhiễm, huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên nước có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, lập quy hoạch, điều tra, thăm dò, xây dựng kế hoạch khai thác, quản lý việc khai thác, sử dụng các nguồn khoáng sản, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được phép khai thác đúng chủng loại, kỹ thuật, trữ lượng khoáng sản ghi trong giấy phép; trường hợp khai thác quá mức hoặc không đúng chủng loại, kỹ thuật đã được ghi trong giấy phép, làm huỷ hoại, gây lãng phí khoáng sản thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Người phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác trái phép, làm huỷ hoại, gây lãng phí khoáng sản có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng khoáng sản phải bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả, nếu gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, lập quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng. Việc lập quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tái tạo, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Việc trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và phát triển rừng tự nhiên phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Việc khai thác tài nguyên rừng phải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác trái phép, làm huỷ hoại, gây lãng phí các hệ sinh thái, hệ động vật, thực vật rừng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về khai thác và sử dụng tài nguyên rừng làm huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên rừng thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Người phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, làm huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên rừng có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
1. Các loại tài nguyên thiên nhiên chưa được quy định tại các điều từ Điều 38 đến Điều 46 của Luật này phải được quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi làm huỷ hoại, gây lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Người phát hiện hành vi làm huỷ hoại, gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tái chế, tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng có thể tái tạo được.
2. Chính phủ quy định cụ thể khoản 1 Điều này.
Việc xác định quy mô, cơ cấu đào tạo nguồn lực lao động phải gắn với yêu cầu của thị trường lao động, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chương trình đào tạo phải phù hợp với sự phát triển của khoa học - công nghệ và đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nguồn lực lao động.
1. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc và trong phạm vi biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo đảm công khai, minh bạch và theo đúng quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức. Không được tuyển dụng theo hình thức biên chế hoặc hợp đồng dài hạn đối với những công việc có thể áp dụng hình thức hợp đồng thuê khoán.
2. Nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức vượt quá số biên chế được quyết định; tuyển dụng sai đối tượng, không đúng quy trình hoặc thẩm quyền.
3. Người quyết định việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
1. Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn và phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đối với ngạch, chức danh theo quy định.
2. Việc nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức phải theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bảo đảm sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức. Nghiêm cấm nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm hoặc sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sai quy định.
3. Cơ quan, tổ chức phải xây dựng và thực hiện đúng cơ cấu ngạch công chức, viên chức được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xét duyệt; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện tinh giản biên chế hoặc sắp xếp lại công việc đối với những trường hợp hạn chế về sức khoẻ, năng lực, trình độ hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan, tổ chức phải xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động, xử lý công việc khoa học, hợp lý, thực hiện cải cách hành chính. Việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lễ kỷ niệm phải bảo đảm đúng mục đích, đúng thành phần, đối tượng tham dự và tiết kiệm thời gian.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải sử dụng thời gian lao động có hiệu quả. Nghiêm cấm sử dụng thời gian lao động vào việc riêng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thời gian lao động thì phải bị xử lý kỷ luật.
1. Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải xây dựng quy định về kỷ luật lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Người lao động phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động và quy định của cơ quan, tổ chức sử dụng lao động về kỷ luật lao động.
3. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (sau đây gọi là công ty nhà nước) phải quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công ty.
2. Vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác phải được quản lý chặt chẽ, đúng chế độ. Việc đầu tư, góp, tăng, giảm vốn đầu tư phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả vốn đầu tư, khả năng bảo toàn và phát triển vốn. Phần vốn góp thu về và lãi được chia phải được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
1. Công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao; thực hiện chế độ quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
2. Công ty nhà nước phải thực hiện việc trích, lập, quản lý và sử dụng các quỹ đúng mục đích và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nghiêm cấm việc trích, lập quỹ trái phép.
Công ty nhà nước có trách nhiệm xác định giá trị quyền sử dụng đất và quản lý đất theo chế độ quản lý tài sản nhà nước. Việc sử dụng đất phải đúng mục đích được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
1. Việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định trong công ty nhà nước phải theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng và phải được tính toán trên cơ sở nâng cao công suất sử dụng máy móc, thiết bị. Nghiêm cấm việc mua sắm các thiết bị, công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả; việc mua sắm, trang bị ô tô cho lãnh đạo công ty không được vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Công ty nhà nước phải phân định rõ trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đối với từng tài sản trong công ty; thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản đúng quy trình kỹ thuật.
3. Công ty nhà nước phải có biện pháp đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, cải tiến kỹ thuật và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định; chủ động nhượng, bán, thanh lý tài sản không cần sử dụng, kém phẩm chất, đã lạc hậu về kỹ thuật, hư hỏng không sử dụng được theo quy định của pháp luật.
1. Công ty nhà nước phải tính toán, xác định nhu cầu sử dụng, dự trữ vật tư và các tài sản khác hợp lý trên cơ sở nhu cầu sản xuất, kinh doanh và khả năng cung ứng của thị trường.
2. Công ty nhà nước phải xây dựng và thực hiện đúng các định mức sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và áp dụng các biện pháp tiên tiến phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, thực trạng trang thiết bị của công ty, bảo đảm tiết kiệm, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1. Đối với chi phí về lao động, công ty nhà nước phải xây dựng định mức lao động để xây dựng đơn giá tiền lương và sử dụng lao động trong công ty, có biện pháp tăng năng suất lao động, sử dụng lao động có hiệu quả.
2. Đối với các phương tiện, thiết bị và tài sản phục vụ công tác quản lý, công ty nhà nước phải thực hiện việc quản lý, sử dụng theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Đối với các khoản chi hoa hồng, chi tiếp khách, hội họp, giao dịch, công ty nhà nước phải xây dựng định mức chi tiêu có hiệu quả, tiết kiệm và đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc sử dụng công quỹ để làm quà biếu, quà tặng sai quy định.
4. Đối với các khoản chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí, công ty nhà nước phải xác định mức tiền thưởng trên cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả tiết kiệm đạt được.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản của công ty hiệu quả; nếu thiếu trách nhiệm, gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
1. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp; nếu thiếu trách nhiệm, gây lãng phí cho doanh nghiệp và Nhà nước thì phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước phải chịu trách nhiệm về những vấn đề đã biểu quyết đối với các quyết định của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước; định kỳ báo cáo việc sử dụng vốn góp của Nhà nước với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1. Nhà nước khuyến khích toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng để dành vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tham gia mua công trái xây dựng Tổ quốc, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, gửi tiền tiết kiệm và các hình thức đầu tư sinh lợi khác mà pháp luật không cấm.
2. Các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế, hộ gia đình sử dụng vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả.
1. Việc xây dựng nhà ở phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Nhà nước khuyến khích toàn dân tiết kiệm trong việc xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện, thiết bị dùng cho đời sống sinh hoạt; tiết kiệm trong sử dụng điện, nước sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày.
1. Nhà nước khuyến khích toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác, tránh xa hoa, lãng phí, bảo đảm giữ gìn thuần phong, mỹ tục, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm ban hành quy chế mẫu về hương ước, quy ước trong tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác của nhân dân, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí để hướng dẫn các địa phương xây dựng, ban hành và thực hiện trong nhân dân.
1. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân, quy định các hình thức biểu dương, khen thưởng đối với gia đình, cá nhân thực hiện tốt quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bộ Văn hoá - Thông tin xây dựng tiêu chuẩn gia đình văn hoá gắn với việc khuyến khích, động viên nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm vận động, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và thành viên của tổ chức mình gương mẫu thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đưa việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nội dung để xem xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và thành viên của tổ chức.
3. Các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời tuyên truyền, cổ vũ, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo dư luận xã hội lên án, phê phán hành vi lãng phí.
1. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền.
4. Phê duyệt chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức, chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, có biện pháp khen thưởng bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt, xử lý bộ, ngành và địa phương không triển khai thực hiện, thực hiện chậm hoặc kém hiệu quả; báo cáo Quốc hội kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại kỳ họp cuối năm.
5. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, vận động toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Cụ thể hoá, xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chỉ đạo cơ quan, tổ chức cấp dưới triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện; tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý và đối với các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tổ chức.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy định tại Điều này và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực quản lý được giao.
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các định mức, tiêu chuẩn, chế độ tài chính về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, bảo đảm phù hợp với thực tế và khả năng của ngân sách nhà nước; ban hành quy chế, thủ tục kiểm soát chi; quy định về chế độ báo cáo tài chính công khai và quy trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thanh tra, kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, cấp vốn cho đầu tư xây dựng, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; triển khai thực hiện và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; xây dựng và hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Thẩm định, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
3. Hướng dẫn thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đấu thầu theo thẩm quyền.
4. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
1. Quản lý quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn trong đầu tư xây dựng cơ bản làm căn cứ kiểm tra, đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Hướng dẫn và thực hiện thanh tra, kiểm tra công trình xây dựng, bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.
1. Hướng dẫn lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm bố trí, khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời định mức, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và ban hành quy chế về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
3. Thanh tra, kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý, sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên khác theo thẩm quyền quản lý.
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quy định về chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hướng dẫn xây dựng, xét duyệt và thực hiện cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ sử dụng phương tiện đi lại, nhà công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Hướng dẫn và thực hiện việc kiểm tra, thanh tra thi hành các quy định về quản lý biên chế, quản lý ngạch công chức, viên chức và quản lý quỹ lương trong các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước.
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các định mức lao động, quy định về kỷ luật lao động và thời gian lao động, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
2. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức lao động, quy chế sử dụng lao động có tay nghề cao.
3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, thời gian lao động trong các công ty nhà nước.
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các kế hoạch, chương trình tuyên truyền, cổ động phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân.
2. Ban hành quy chế về nghi thức lễ kỷ niệm, lễ hội, hội nghị, hội thảo.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đấu tranh, phê phán các hành vi gây lãng phí.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành các định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo thẩm quyền được phân cấp và phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương.
2. Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Quyết định các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
4. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương; giám sát việc thực hiện công khai các lĩnh vực quy định tại Điều 6 của Luật này tại địa phương.
1. Xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; quyết định theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương.
2. Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài sản nhà nước; kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định về phân cấp quản lý.
3. Thực hiện công khai đối với các lĩnh vực quy định tại Điều 6 của Luật này theo thẩm quyền và theo phân cấp tại địa phương; bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương với Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp, Uỷ ban nhân dân cấp trên hoặc Chính phủ. Xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng thẩm quyền và thực hiện công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy định tại Điều này và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
1. Tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng.
2. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước; giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; giám sát việc xử lý hành vi gây lãng phí.
1. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm thanh tra, phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện chức năng kiểm toán nếu phát hiện hành vi gây lãng phí thì phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; kết quả kiểm toán có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai.
3. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Người có hành vi bao che, cản trở hoặc thiếu trách nhiệm trong xử lý khiếu nại, tố cáo, xử lý người vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có sáng kiến, thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện, ngăn chặn hành vi gây lãng phí ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên thì được khen thưởng. Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy định tại khoản này.
2. Cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động đã thực hiện cơ chế khoán kinh phí hoạt động hoặc tự chủ tài chính thì được sử dụng số tiền tiết kiệm chi để phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức, tăng thu nhập cho người lao động.
3. Cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động không thuộc đối tượng thực hiện khoán kinh phí hoạt động hoặc tự chủ tài chính thì được sử dụng số tiền tiết kiệm chi để phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và dành một phần để khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4. Việc sử dụng khoản tiền tiết kiệm chi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được công khai tại cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này gây lãng phí thì phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Hạ ngạch;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này bị xử phạt vi phạm hành chính theo các hình thức sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.
Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 2 năm 1998 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 48/2005/QH11 |
Hanoi, November 29, 2005 |
ON THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for thrift practice and waste combat.
This Law provides for thrift practice and waste combat in the management and use of state budget, state money and properties, labor, working time in the state sector and of natural resources.
Thrift practice and waste combat in production and consumption by people.
Article 2.- Subjects of application
1. Agencies, organizations and individuals that manage and/or use the state budget, state money and properties, labor in the state sector and natural resources.
2. Citizens and organizations other than the subjects specified in Clause 1 of this Article.
Article 3.- Term interpretation
In this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. Thrift means the reduction of waste in the use of money, properties, labor, working time and natural resources but the achievement of set targets. For the management and use of state budget, state money and properties, labor, working time in the state sector and natural resources in the domains where have existed the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies, thrift means the use thereof at levels lower than the set norms, criteria and regimes but with the achievement of set targets or the use thereof strictly according to the set norms, criteria and regimes but with the set targets topped.
2. Waste means the inefficient management and/or use of money, properties, labor, working time and natural resources. For domains where have already existed the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies, waste means the management and/or use of state budget, state money and properties, labor, working time in the state sector and natural resources in excess of the set norms, criteria and regimes or with failure to achieve the set targets.
3. State properties mean the properties formulated from the state budget or originating from the state budge, belonging to the State's ownership and/or management, which include buildings, public facilities, architectural works and other properties under the state ownership; properties from sources of aid, financial assistance, contributions of domestic and foreign organizations and/or individuals to the State.
4. Commission means a money amount which the buyer can enjoy as a discount or an object or service additionally received by the buyer from the seller when buying means, equipment or other properties or paying service charges.
5. Natural resources mean resources available in nature, which belong to the ownership of all the people and are uniformly managed by the state, including land resources, water resources, mineral resources, forest resources and other resources.
Article 4.- Principles for thrift practice and waste combat
1. Thrift practice and waste combat must be thoroughly grasped in terms of undertaking, guidelines, mechanisms and policies thereon and be institutionalized in law.
2. Thrift practice and waste combat must be based on the norms, criteria, regimes and provisions of law.
3. Thrift practice and waste combat require close coordination among authorities of different levels, branches, agencies and organizations, based on the decentralization of management and the raising of responsibilities of the heads of agencies, organizations as well as of public servants.
4. Democracy, publicity and transparency must be ensured and the supervisory role of the National Assembly, the People's Councils of different levels, the Fatherland Front and its member organizations, mass organizations and people must be raised in thrift practice and waste combat.
5. The regimes of commendation and clear, strict, timely and public handling of violations must be worked out.
Article 5.- Promulgation of norms, criteria and regimes for use as bases for organizing thrift practice and waste combat
1. Competent state bodies must review, amend, supplement and promulgate in time norms, criteria and regimes for use as bases for organizing thrift practice and waste combat.
2. Norms, criteria and regimes must be built on scientific grounds, being suitable to reality and state budget capability; be publicized to agencies, organizations and implementing subjects.
3. Heads of state bodies competent to promulgate norms, criteria and regimes must strictly comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 6.- Publicized domains, forms of publicity
1. The publicized domains include:
a/ State budget allocation and use;
b/ Properties and plans on procurement and use of properties in state budget-using agencies and organizations;
c/ Mobilization into the state budget, capital mobilization for the state budget and state credit; funds with sources of contribution mobilized from people;
d/ Socio-economic development plannings, plans; branch and regional development plannings and plans; land use plannings and plans; plannings and plans on, lists of, investment projects, investment capital sources; construction planning; tendering plans;
e/ Natural resource- exploiting plannings, plans and activities;
f/ Labor resource distribution and use.
2. Forms of publicity include:
a/ Distribution of publications;
b/ Announcement on the mass media, electronic media;
c/ Announcement at annual meetings; posting at working offices and sending documents to relevant agencies and organizations.
3. The Government shall specify domains other than those defined in Clause 1 of this Article, which need to be publicized, and guide the publicity in such domains; provide for the publicity of process and procedures for handling affairs between state bodies and organizations as well as individuals.
Article 7.- Supervision of thrift practice and waste combat
1. Citizens shall have the right and responsibility to supervise the thrift practice and waste combat, detect and report in time to competent state bodies acts of causing waste.
2. The National Assembly, the National Assembly Standing Committee, other agencies of the National Assembly, National Assembly delegations and National Assembly deputies shall have the right and responsibility to supervise the thrift practice and waste combat under the provisions of the Law on Supervisory Activities of the National Assembly.
3. The People's Councils and the People's Council deputies shall have the right and responsibility to supervise the thrift practice and wast combat in their respective localities under the provisions of law.
4. The people's inspectorate, the Fatherland Front and its member organizations and mass organizations shall have the right and responsibility to supervise the thrift practice and waste combat.
Article 8.- Responsibilities of heads of agencies, organizations in thrift practice and waste combat
1. To work out and apply measures for thrift practice and waste combat in the assigned domains and in their respective agencies or organizations,
2. To ensure the exercise of the right to supervise thrift practice and waste combat by citizens, agencies, organizations defined in Article 7 of this Law. Upon receipt of reports from citizens, the heads of agencies or organizations must check and consider them so as to draw up measures for timely prevention and handling thereof and must reply in writing such persons.
3. To handle or coordinate with competent state bodies in promptly, strictly and lawfully handling persons in their respective agencies or organizations, who have committed acts of causing waste; to publicize the handling of acts of causing waste in agencies, organizations.
4. To be exemplary in practicing thrift and combating waste and bear responsibility for waste in their respective agencies or organizations.
Article 9.- Responsibilities of public servants in thrift practice and waste combat
1. To perform the assigned public duties in accordance with the provisions of law, internal rules and regulations of agencies, organizations, ensuring thrift practice and waste combat.
2. To use the assigned state money and properties for the right purposes and in accordance with the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies.
3. To participate in supervising, proposing measures and solutions to, thrift practice and waste combat in their respective agencies, organizations and assigned working domains, to promptly detect, denounce, prevent and handle acts of causing waste according to competence.
THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN MANAGEMENT AND USE OF STATE BUDGET FUNDING
Section 1. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN ELABORATION, APPRAISAL AND APPROVAL OF STATE BUDGET ESTIMATES AND SETTLEMENT
Article 10.- Elaboration, appraisal, approval and allocation of state budget estimates
The elaboration, appraisal, approval and allocation of state budget estimates must comply with the law-prescribed competence, order, contents, subjects and time; the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies; ensure fairness, publicity and transparency.
Article 11.- Assigning operation funding packages, assigning financial autonomy to agencies, organizations
1. To implement the mechanism of assigning operation funding packages, financial autonomy to agencies and organizations that operate with the state budget funding when the law-prescribed conditions on operation funding package, financial autonomy are fully met; to encourage agencies and organizations to assign a number of funding packages to direct managers, users.
2. The assignment of operation funding packages and/or financial autonomy must be based on the functions and tasks as well as on the assessment of the practical situation on the use of state budget funding by the agencies or organizations, ensuring the thrift practice and waste combat.
3. Agencies and organizations assigned operation funding packages and/or financial autonomy must strictly comply with provisions of law on operation funding package and financial autonomy, ensuring the performance of their assigned functions and tasks and targets when being assigned operation funding packages, financial autonomy.
4. Heads of agencies or organizations, which are assigned operation funding packages and/or financial autonomy, who violate the provisions of Clause 3 of this Article, causing waste, shall be disciplined.
Article 12.- Elaboration, appraisal, approval of state budget settlement
1. The elaboration, appraisal and approval of state budget settlement must be based on the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies and in accordance with the provisions of law on state budget.
2. Heads of state budget-using agencies, organizations must bear responsibility for the accuracy and truthfulness of the state budget settlement. It is strictly forbidden to settle state budget expenditures without volumes, in contravention of procedures, at variance with the contents or objects.
3. Heads of immediate superior agencies or organizations shall have to verify, consider and approve state budget settlement for their respective attached agencies or organizations in accordance with the provisions of law; to detect and handle in time cases of illegal setting up of funds.
4. Agency or organization heads and persons involved in the elaboration, appraisal, consideration and approval of state budget settlement, who violate the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be disciplined.
Section 2. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN PROCUREMENT, MANAGEMENT AND USE OF MEANS OF TRANSPORT AND WORKING FACILITIES AS WELL AS EQUIPMENT
Article 13.- Procurement, furnishment, repair of means of transport
1. The procurement, furnishment of means of transport of agencies and organizations must aim for the right subjects, practical service of activities, must not exceed the norms, criteria and/or regimes promulgated by competent state bodies and must comply with the provisions of law on bidding. The procurement or furnishment of means of transport for ineligible subjects, in excess of the norms, criteria and/or regimes is strictly forbidden.
2. The repair, replacement of means of transport shall strictly comply with the norms, criteria, regimes and technical standard regulations of competent agencies or organizations.
3. Annually, ministries, branches and localities must direct and guide the scrutiny and inspection of all means of transport of the agencies and/or organizations under their respective management in order to draw up plans for procurement, furnishment of new means of transport and/or repair of old ones or for transfer from units with redundant means to those with inadequate means.
4. Persons deciding on procurement, furnishment and/or repair of means of transport and relevant persons, who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be disciplined.
Article 14.- Use of means of transport
1. The use of means of transport by agencies and organizations must aim for the right purposes, the right subjects and must not exceed the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies.
2. Agencies, organizations or individuals, that are assigned to manage and use means of transport, must work out and apply measures to practice thrift and combat waste in the maintenance of means of transport, use of fuel in accordance with the consumption norms.
3. Agencies and organizations must promptly liquidate replaced means of transport in accordance with the provisions of Clause 2, Article 13 of this Law and remit the proceeds therefrom into the state budget according to the provisions of law.
4. The Government shall provide for and organize the implementation of the regime on the use of means of transport by the following modes:
a/ Furnishment of means of transport according to titles, positions and working areas;
b/ Hiring means of transport of service enterprises for activities;
c/ Assigning funding packages to persons eligible to use means of transport according to criteria and regimes.
5. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article, thus causing waste shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 15.- Procurement, furnishment of working facilities and equipment
1. The procurement, furnishment of working facilities and equipment of agencies and organizations must aim for the right subjects, practically and efficiently serve their activities, meet the requirements of technological renewal under the regulations promulgated by competent agencies or organizations; must not aim for wrong subjects, not exceed the norms, criteria and/or regimes promulgated by competent state bodies and must comply with the provisions of law on bidding.
2. Agencies and organizations must appoint persons to manage, use and open books to monitor assorted working facilities and equipment.
3. Persons deciding on the procurement, furnishment of working facilities and equipment and relevant persons, who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be disciplined.
Article 16.- Use of working facilities, equipment
1. Agencies, organizations and individuals must use working facilities and equipment for the right purposes; it is strictly forbidden to use working facilities and equipment for personal business. Agencies and organizations shall have to formulate internal regulations on the use of working facilities and equipment; handle or propose competent agencies or organizations to handle working facilities or equipment, which are no longer in use or unusable, in forms of transfer, recovery, liquidation or sale according to the provisions of law.
2. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of Clause 1 of this Article thus causing waste shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 17.- Procurement, furnishment, management and use of means of communication
1. The procurement and furnishment of office means of communication must accord with the working requirements and not exceed the norms, criteria and/or regimes promulgated by competent state bodies. The means of communication at working offices must be used only for public-duty purposes.
2. The furnishment, use of mobile or home means of communication of public servants shall strictly comply with the norms, criteria and/or regulations promulgated by competent state bodies and approved estimates; and this funding package shall be assigned to users.
3. Agencies and organizations must formulate and enforce their respective internal regulations on thrifty use of means of communication; review all the means of communication under their respective management, recover means furnished to wrong subjects and work out plans on furnishment and transfer of communication means suitable to working requirements, ensuring thrift and efficiency.
4. Persons deciding on the procurement and furnishment of, or using means of communication and relevant persons, who violate the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article, thus causing waste shall have to pay compensations and be disciplined.
Article 18.- Management and use of commissions
1. Persons who are assigned by their agencies or organizations to procure means of transport, working facilities and equipment and other properties or to pay service charges shall have to declare and submit commission amounts, if any, to their agencies or organizations for management and use for activities of such agencies or organizations. The management and use of commissions from procurement of properties and/or payment of service charges must be made public and transparent. It is forbidden to retain commissions for use for wrong purposes.
2. Those who violate the provisions of Clause 1 of this Article shall have to refund the commission amounts they have received to their agencies or organizations and be disciplined.
Section 3. THRIFT PRACTICE, WASTE COMBAT IN MANAGEMENT AND USE OF STATE BUDGET FOR ACTIVITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS
Article 19.- Organizations of conferences, seminars, talks
1. When organizing conferences, seminars or talks, agencies and organizations must work out plans with practical contents, clearly defined participants, venues and time, ensuring thrift and efficiency.
2. Funding for organization of conferences, seminars, talks must be managed and used in strict accordance with the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies and the approved estimates. It is strictly forbidden to use funding for organization of conferences, seminars, talks for spending contents outside the programs.
3. The funding amounts for organization of conferences, seminars and talks in the annual estimates of agencies, organizations, which are not used up, shall be transferred to other expenditures under the Government's regulations.
4. Persons deciding on organization of conferences, seminars and/or talks, persons competent to approve expenditures and relevant persons, who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be disciplined.
Article 20.- Expenses for guest reception, festivities, festivals, anniversaries
1. The expenses for guest reception, festivities must not exceed the norms, criteria and/or regimes promulgated by competent state bodies; the expenses for organization of festivals, anniversaries must be within the estimates approved by competent state bodies.
2. The use of public funds to make presents, rewards to agencies, organizations and/or individuals in guest reception, festivities, festivals or anniversaries must comply with the provisions of law. It is strictly forbidden to use public funds to make presents and/or rewards in contravention of the provisions of law.
3. Persons deciding on expenses for guest reception, festivities, festivals and/or anniversaries who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, causing waste shall have to pay compensations and be disciplined.
Article 21.- Sending cadres, officials, employees on working missions
1. Agencies and organizations shall send cadres, officials and/or employees on working missions only when there are specific plans, purposes and working requirements.
2. The payment of working trip allowances must comply with the norms, criteria and/or regimes promulgated by competent state bodies and the approved estimates. It is strictly forbidden to make repeated payments of working trip allowances from different sources or to take advantage of working trip allowance payment to gain illicit profits.
3. Persons deciding on payment of working trip allowances in excess of the norms, criteria and/or regimes, persons taking advantage of working trip allowance payment to gain illicit profits must return the working trip allowance amounts paid in contravention of regulations to agencies or organizations and shall be disciplined.
Article 22.- Management and use of electricity and water
1. Agencies and organizations must formulate their internal regulations on management and use of electricity and water in order to practice thrift and combat waste.
2. Agencies and organizations, when procuring, furnishing electricity- or water-using means, equipment, devices, must apply thrift practice measures provided by specialized management agencies, periodically inspect and maintain equipment in order to ensure the thrifty consumption levels. It is strictly forbiddent to use electricity, water lavishly in activities of agencies, organizations.
3. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, causing waste shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 23.- Management and use of stationery, books, newspapers, magazines
1. The procurement of stationery, books, newspapers and magazines by agencies and organizations must stem from the working demands and be limited within the approved estimates; to assign expenditure packages for stationery, books, newspapers and magazines to users.
2. Persons deciding on the procurement of stationery, books, newspapers, magazines and relevant persons who violate the provisions of Clause 1 of this Article, causing waste shall have to pay compensations and be disciplined.
Section 4. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN THE MANAGEMENT AND USE OF FUNDING FOR TARGET PROGRAMS, NATIONAL PROGRAMS, FUNDING FOR SCIENTIFIC RESEARCH AND TECHNOLOGICAL DEVELOPMENT
Article 24.- Management, use of funding for target programs, national programs
1. Funding for target programs, national programs must be used for the right purposes and the approved contents, not in excess of the norms, criteria and/or regimes promulgated by competent state bodies.
2. Funding for target programs, national programs shall be settled only after the implementation results are accepted; for target programs or national programs, which are not accepted, the persons managing and directing the implementation of the programs must clarify the causes and determine specific responsibilities so as to work out timely handling measures.
3. Persons deciding on the use of program funding, persons competent to accept, approve program settlement, persons managing and directing the program implementation, who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to make compensations and be disciplined.
Article 25.- Use of funding for scientific research and technological development
1. The use of funding for scientific research and technological development must serve the right purposes, must not coincide with other funding sources and ensure thrift and efficiency.
2. The selection of organizations or individuals for performance of scientific and technological tasks must ensure publicity, fairness, democracy, objectiveness and the right selection mode under the provisions of law on bidding; where scientific and technological tasks are partially funded by the state budget, the support funding package shall be effected.
3. Agencies or organizations managing scientific and technological research, agencies, organizations and individuals responsible for evaluating and accepting scientific research results, persons deciding on expenditures and organizations or individuals using scientific and technological research funding, that violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
THRIFT PRACTICE, WASTE COMBAT IN INVESTMENT IN CONSTRUCTION OF PROJECTS FINANCED BY STATE BUDGET, STATE MONEY OR PROPERTIES
Article 26.- Formation, appraisal and approval of plannings and plans on and list of investment projects
1. The formation, appraisal and approval of socio-economic development plannings, plans; branch or regional development plannings, plans; construction plannings must be in line with the socio-economic development orientations and strategy, the capacity of the economy and ensure efficiency. The approved plannings and plans must be publicized according to the provisions of law.
2. The formation, appraisal and approval of plannings, plans on, and lists of investment projects must be in line with socio-economic development plannings, plans; branch or regional development plannings, plans and construction plannings.
3. Heads of agencies or organizations and persons involved in the formation, appraisal or approval plannings, plans on, and/or lists of investment projects, who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste shall be disciplined.
Article 27.- Formation, appraisal and approval of investment projects
1. The formation, appraisal, approval of investment projects must be in line with socio-economic development plannings, plans; branch and regional development plannings, plans; construction plannings; land use plannings, plans; investment project plannings, plans and lists; comply with construction standards and regulations; suit the capacity to arrange capital sources; secure the balance between materials and raw material sources and production capacity as well as consumption market; achieve socio-economic efficiency and protect the ecological environment.
2. For investment projects, before the investment is decided, the investment capital sources must be clearly determined, ensuring adequate capital for execution of projects as scheduled. It is strictly forbidden to scatter investment capital, leading to the stagnation of construction.
3. Agencies, organizations, heads of agencies or organizations and persons involved in the formation, appraisal or approval of investment projects, that violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 28.- Work construction survey, designing
1. Work construction survey and designing shall comply with the survey and designing process and norms promulgated by competent state bodies.
2. The appraisal and approval of work construction designs must strictly comply with the construction standards and norms promulgated by competent state bodies.
3. Agencies and organizations, heads of agencies or organizations and persons involved in the survey, designing, appraisal or approval of work construction designs, that violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to redress the consequences, pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 29.- Elaboration, appraisal and approval of total estimates, work estimates
1. The elaboration, appraisal and approval of total estimates, work estimates must be based on the construction norms, unit prices and standards promulgated by competent state bodies and must conform with the approved work construction designs. It is strictly forbidden to adjust total work estimates against the law on bidding and relevant legislation.
2. Persons competent to approve total estimates, work estimates, approve the adjusted total work estimates and relevant persons, who violate the provisions of Clause 1 of this Article, thus causing waste, shall be disciplined.
Article 30.- Selection of contractors and supervisory consultancy organizations for execution of investment projects
1. Investment projects must be publicized on the mass media for bid solicitation and bidding must be organized in accordance with bidding law for selection of contractors and supervisory consultancy organizations. The collusion between bid-participating organizations, individuals or between bid-participating organizations, individuals and investors, project owners in the course of bidding is strictly prohibited.
2. Agencies, organizations, heads of agencies or organizations and relevant persons, who violate the provisions of Clause 1 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 31.- Execution of investment projects, construction of works
1. Investment projects shall be executed only after they are approved by competent state bodies and works shall be constructed only after the investment projects are approved and adequate capital sources are ensured according to construction tempo. The approved investment projects which are not included in plannings or plans, fail to satisfy the prescribed conditions or to comply with the investment process and procedures shall be suspended or cancelled.
2. The ground clearance for execution of construction investment projects must ensure the project execution schedule. The compensation, support and resettlement upon recovery of land by the State for execution of construction investment projects must be publicized, objective, fair and lawful. Acts of violating the provisions of law on compensation, support and resettlement upon land recovery by the State and acts of obstructing, causing difficulties to, slowing down the ground clearance are strictly prohibited.
3. The work construction must strictly comply with construction designs, norms and standards and the approved construction schedule. Investors and project owners shall have to inspect and request contractors to observe the construction schedule, to construct works in accordance with designs, to use raw materials and materials according to the set quality standards and technical requirements, ensuring the work quality and construction progress.
4. Consultancy organizations supervising construction shall have to fulfill their commitments to investors and project owners; detect and prevent in time negative acts, causing waste in construction process. They are strictly forbidden to collude with investors, project owners and/or contractors for illicit profits, thus reducing the quality of works.
5. Investors, project owners must test, accept and settle works according to regulations, must not change at their own will the approved designs, work estimates or bid-wining prices.
6. Agencies, organizations, heads of agencies or organizations being assigned to act as investors or project owners and relevant persons, that violate the provisions of Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and administratively sanctioned or disciplined.
Article 32.- Allocation, payment and settlement of capital for investment projects
1. The allocation of capital for investment projects must ensure the schedule, be within the approved total estimates, work estimates or bid-winning prices; the payment of investment capital must strictly comply with the completed volume already accepted; the inspection and supervision of capital use and the verification of work settlement must comply with the provisions on management of investment capital. It is strictly forbidden to advance investment capital from the state budget for projects which have not yet been approved.
2. For investment projects which have already been approved, allocated capital but are slow in starting the construction, the capital must be transferred to other investment projects according to the Government's regulations.
3. Agencies, organizations, heads of agencies or organizations and relevant persons, that allocate, pay or approve the settlement of work construction investment capital in contravention of regulations, fail to ensure adequate capital, thus slowing down the work construction tempo for subjective reasons and causing waste, shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 33.- Arrangement of capital sources for execution of investment projects
1. The arrangement of capital sources for execution of investment projects must be compatible with the approved lists of investment projects, the nature, size, tempo and requirements of investment projects and the state budget capability. State budget capital shall be concentrated on investment in socio-economic infrastructure projects and other projects for non-profit purposes.
2. It is strictly forbidden to convert loan capital sources in investment projects into allocated state budget capital sources, except for objective reasons permitted by competent state bodies.
3. Persons deciding on allocation of capital, transfer of capital of investment projects and relevant persons, who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall be disciplined.
Article 34.- Organization of ground-breaking ceremonies, construction- starting ceremonies, inaugural ceremonies for construction works
1. The use of state budget funding for organization of ground-breaking ceremonies, construction-starting ceremonies and inaugural ceremonies shall be effected only for the following works:
a) Important national works;
b) Local works of economically, politically, culturally, socially important significance.
2. The Prime Minister shall decide on the organization of ground-breaking ceremonies, construction-starting ceremonies, inaugural ceremonies for works defined at Point a, Clause 1 of this Article and stipulate the organization of ground-breaking ceremonies, construction-starting ceremonies, inaugural ceremonies for works defined at Point b, Clause 1 of this Article.
3. It is strictly forbidden to use state budget funding for organization of ground-breaking ceremonies, construction-starting ceremonies, inaugural ceremonies for works other than those specified in Clause 1 of this Article.
4. Agencies, organizations, heads of agencies or organizations and relevant persons, that violate the provisions of Clauses 1 and 3 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
THRIFT PRACTICE, WASTE COMBAT IN MANAGEMENT AND USE OF WORKING OFFICES, PUBLIC-DUTY HOUSES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS USING STATE BUDGET FUNDING AND PUBLIC-WELFARE WORKS
Article 35.- Management and use of working offices
1. The construction, upgrading, renovation, repair or hire of working offices by state budget-using agencies or organizations must be based on the norms, criteria and/or regimes promulgated by competent state bodies.
2. Agencies or organizations assigned to manage and/or use working offices and other architectural works attached to land areas of the working offices must manage and use them for the right purposes, in accordance with the provisions of law, ensuring thrift and efficiency.
3. Working offices which are used for wrong purposes or are left unused shall be recovered; all proceeds from the wrong use of working offices must be recovered and paid into the state budget.
4. Agencies, organizations, heads of agencies or organizations assigned to manage and use working offices and relevant persons, that violate the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 36.- Management and use of public-duty houses
1. Public-duty houses built and arranged for cadres, officials or employees to stay while performing their public duties must be arranged to the proper subjects and strictly comply with the norms, criteria and/or regimes promulgated by competent state bodies.
2. Persons assigned public-duty houses must sign use contracts with managing agencies; must manage and use them for proper purposes, in accordance with the prescribed regimes; must return them to the State when resigning from their public duties. Public-duty houses which are arranged to ineligible subjects, used to ineligible purposes or are left unused must be recovered.
3. Persons competent to decide on arrangement of public-duty houses for use, persons assigned public-duty houses for use, who violate the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be disciplined.
Article 37.- Management and use of public-welfare works
1. Public-welfare works must be managed and used for proper purposes.
2. Agencies and organizations assigned to manage, use public-welfare works must work out plans to preserve, exploit, renovate and use them thriftily and efficiently. Public-welfare works which are not yet put to use or are used inefficiently must be recovered and assigned to other agencies, organizations for management and use.
3. Heads of agencies or organizations assigned to manage and/or use public-welfare works and relevant persons, that violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be disciplined.
THRIFT PRACTICE, WASTE COMBAT IN MANAGEMENT, EXPLOITATION AND USE OF NATURAL RESOURCES
Article 38.- Land use planning
1. Competent state bodies shall have to direct, survey, measure, evaluate and categorize land, make cadastral maps, maps on actual land use and land use planning, work out or adjust land-use plannings and plans, ensuring the publicity and transparency.
2. Competent state bodies shall have to consider and approve land-use plannings and plans or decide to adjust land-use plannings and/or plans in strict accordance with the provisions of land law, ensuring publicity and transparency.
3. Heads of competent state bodies who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste shall have to pay compensations and be disciplined.
1. State bodies competent to assign land, lease land, recover land, permit land use purpose changes must strictly comply with the provisions of law and law-prescribed process and procedures and with the approved land-use plannings and plans.
2. All acts of assigning land, leasing land, recovering land or changing land use purposes in contravention of the provisions of land law, land use purposes, land-use plannings or plans shall be strictly prohibited.
3. Persons competent to assign land, lease land, recover land or permit land use purpose changes and relevant persons, who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
1. Agencies, organizations and individuals, that are assigned land but do not use or have used the land not for proper purposes shall have such land recovered and be administratively sanctioned or disciplined.
2. All acts of deteriorating land, polluting land, causing the loss of land or reducing the land's usability, causing waste by land users are strictly forbidden. The land users who commit acts of causing waste, causing adverse impacts on environment and nearby land users shall have to pay compensations, have their land recovered and be administratively sanctioned or disciplined.
3. Persons who detect acts of polluting, destroying or wasting land shall have to report thereon to competent state bodies for taking prompt preventive and remedial measures.
Article 41.- Naters resources plannings, management
1. Competent state bodies shall have to direct, formulate, appraise, approve water resources plannings; draw up plans on thrifty and efficient exploitation and protection of water resources. Agencies, organizations and individuals must strictly comply with water resources-exploiting and -using plannings and plans approved by competent state bodies.
2. Competent state bodies shall have to strictly manage the exploitation and use of water resources; manage water source quality and reserves; promptly handle or propose competent state bodies to handle acts of polluting, destroying or wasting water resources.
3. Heads of competent state bodies, who violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste shall have to pay compensations and be disciplined.
Article 42.- Exploitation and use of water resources
1. Agencies, organizations and individuals, that are assigned to exploit and use water resources in service of production and daily life, must work out measures to practice thrift and combat waste in exploitation, use and protection of water resources. All acts of polluting, destroying or wasting water resources in the exploitation and use thereof must be subject to compensations and administrative sanctions.
2. Persons who detect acts of polluting, destroying or wasting water resources shall have to report them to competent state bodies for taking prompt preventive and handling measures.
Article 43.- Minerals plannings, management
1. Competent state bodies shall have to direct, formulate plannings on, investigate, explore, draw up plans on exploitation and management of the exploitation and use of minerals resources with thrift and efficiency.
2. Competent state bodies shall have to consider and grant minerals exploitation permits to agencies, organizations and individuals in accordance with the conditions and procedures prescribed by law.
3. Agencies, organizations and individuals, that violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 44.- Exploitation and use of minerals
1. Agencies, organizations and individuals, that are granted permits to exploit minerals shall only be permitted to exploit the types of minerals, with techniques and according to mineral reserves inscribed in their respective permits; in case of overexploitation or exploitation of minerals of the types and/or with techniques different from those inscribed in their permits, causing damage to or waste of minerals, they shall have to pay compensations and be administratively sanctioned.
2. All acts of illegally exploiting minerals are strictly prohibited. Persons who detect that agencies, organizations or individuals illegally exploit, thus causing damage to or waste of minerals, shall have to report them to competent state bodies for taking prompt preventive and handling measures.
3. Agencies, organizations and individuals, when using minerals, must ensure thrift and efficiency; if causing waste, they shall have to pay compensations and be administratively sanctioned.
Article 45.- Forest resources plannings and management
1. Competent state bodies shall have to direct, formulate plannings on forest resource management, exploitation and protection. The formulation of forest resource-exploiting plannings and plans must be in line with plannings, plans on forest resource generation, protection and development; comply with the provisions of law on forest protection and development.
2. The planting of production forests, preventive forests and the development of natural forests must comply with the plannings and plans already approved by competent state bodies.
3. Heads of agencies or organizations violating the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 46.- Forest resource exploitation and use
1. The exploitation of forest resources must comply with the provisions of law on forest protection and development. All acts of illegally exploiting, destroying, wasting ecological systems, forest flora and fauna are strictly prohibited.
2. Agencies, organizations and individuals that violate regulations on forest resource exploitation and use, thus destroying or wasting forest resources shall have to pay compensations and be administratively sanctioned.
3. Persons who detect acts of violating the provisions of law on forest protection and development, destroying and/or wasting forest resources shall have to report them to competent state bodies for prompt preventive and handling measures.
Article 47.- Management, exploitation and use of natural resources of other types
1. Assorted natural resources not yet specified in Articles 38 thru 46 of this Law shall be managed, exploited and used thriftily and efficiently.
2. Agencies, organizations and individuals that commit acts of destroying, wasting natural resources shall have to pay compensations and be administratively sanctioned.
3. Persons who detect acts of destroying, wasting natural resources shall have to report them to competent state bodies for prompt preventive and handling measures.
Article 48.- Reuse of resources and assorted energies
1. The state shall adopt policies to encourage organizations and individuals to recycle, reuse resources and recyclable energies.
2. The Government shall detail Clause 1 of this Article.
THRIFT PRACTICE, WASTE COMBAT IN LABOR TRAINING, MANAGEMENT AND EMPLOYMENT AND WORKING TIME IN THE STATE SECTOR
Article 49.- Training of labor resources
The determination of the labor-training scale and structure must be linked to the labor market requirements and socio-economic development strategy; training programs must be compatible with scientific and technological development and meet the requirements on quality of labor resources.
Article 50.- Recruitment of public servants
1. The recruitment of public servants in agencies, organizations must be based on professional standards and qualifications, task requirements, work volumes and the payrolls decided by competent state agencies; ensure the publicity, transparency and compliance with the regulations on recruitment of public servants. Recruitment in form of payroll or long-term contract must not be made for jobs to which the form of package contract can apply.
2. It is strictly forbidden to abuse one's position or powers to recruit public servants in excess of the permitted payroll; to recruit wrong subjects, in contravention of regulations or not according to competence.
3. Persons who decide on recruitment of public servants and violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste shall have to pay compensations and be disciplined.
Article 51.- Arrangement, employment of public servants
1. The arrangement and employment of public servants must be based on the work requirements, training qualifications, professional capability and must satisfy the standards and conditions on grades and titles as provided for.
2. The grade promotion, grade transfer, the appointment of public servants shall strictly comply with regulations of competent state bodies and ensure the efficient employment of the contingent of public servants in agencies and organizations. It is strictly forbidden to make grade promotion, grade transfer, to appoint or employ public servants in contravention of regulations.
3. Agencies and organizations must formulate and strictly observe the grade structure of public servants, which has been approved by competent agencies, organizations; train and foster public servants to raise their capabilities; streamline the payrolls or rearrange works for people restricted in their health conditions, capabilities, qualifications or failing to meet the work requirements.
4. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article, thus causing waste shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 52.- Use of working time
1. Agencies and organizations shall have to formulate plans on the use of working time and handling of affairs in a scientific and rational manner, implementing the administrative reform. The organization of meetings, conferences, seminars, talks and anniversaries must ensure proper purposes, composition and participants, and save time.
2. Public servants and laborers must use their working time efficiently. It is strictly forbidden to use working time for personal business.
3. Heads of agencies or organizations and relevant persons, that violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus wasting working time, shall be disciplined.
Article 53.- Abiding by labor disciplines
1. Labor-employing agencies and organizations must formulate regulations on labor disciplines in conformity with the provisions of labor law and law on public servants.
2. Laborers must strictly comply with the provisions of labor law and regulations of labor-employing agencies or organizations on labor disciplines.
3. Agencies, organizations, heads of agencies or organizations and relevant persons, that violate the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, thus causing waste, shall have to pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
THRIFT PRACTICE, WASTE COMBAT IN MANAGEMENT AND USE OF STATE CAPITAL AND PROPERTIES AT ENTERPRISES
Article 54.- Principles on thrift practice, waste combat in management and use of state capital and properties at enterprises
1. Enterprises with 100% state capital (herein after called state companies) must manage and use state capital and properties, observe the reporting and financial publicity regime under the provisions of law; draw up plans and measures to practice thrift and combat waste in the companies.
2. The State's capital at other enterprises must be strictly managed according to regulations. The investment, contribution, increase and reduction of investment capital must be considered on the basis of efficiency of investment capital, capital preservation and development capability. The recovered contributed capital and divided profits must be thriftily and efficiently used for proper purposes.
Article 55.- Management and use of capital and funds of state companies
1. State companies shall have to preserve and develop the state-allocated capital; observe the law-prescribed regimes of management and use of capital and funds of companies; enhance and raise their production and business efficiency.
2. State companies must appropriate, set up, manage and use funds for proper purposes strictly according to regimes promulgated by competent state bodies. It is strictly forbidden to appropriate and set up funds illegally.
Article 56.- Use of land in state companies
State companies shall have to determine the land use value and manage land according to regulations on management of state properties. Land must be used for proper purposes inscribed in the land assignment or land lease decisions and the land use right certificates issued by competent state bodies.
Article 57.- Procurement, management and use of fixed assets in state companies
1. The procurement, management and use of fixed assets in state companies must strictly comply with the provisions of law on financial management, investment and construction management and must be calculated on the basis of raising the machinery's or equipment's usability. It is strictly forbidden to procure obsolete and inefficient equipment and technologies; the procurement and equipment of cars for company leaders must not exceed the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies.
2. State companies must clearly define the responsibilities of managers, users for each asset in the companies; observe the regime of maintenance and repair of assets according to technical process.
3. State companies must work out measures to renew and modernize technologies, improve techniques and managerial modes in order to raise the use efficiency of fixed assets; take initiative in transferring, selling or liquidating unnecessary, poor-quality, technically obsolete or unusably damaged assets under the provisions of law.
Article 58.- Procurement, management and use of supplies and other assets in state companies
1. State companies must take into account and determine the rational use and reserve demands of supplies and other assets on the basis of their production and business demands and the market supply capability.
2. State companies must formulate and strictly observe the norms on use of raw materials, fuels and materials and apply advanced measures suitable to their respective business, techno-economic characteristics as well as actual equipment conditions, ensuring thrift, lower expense and production costs and higher product quality.
Article 59.- Management and use of other expenditures in state companies
1. For labor costs, state companies must formulate the labor norms in order to build up wage unit prices and employ labor in the companies, taking measures to increase labor productivity and use labor efficiently.
2. For means, equipment and assets in service of managerial work, state companies must manage and use them strictly according to the norms, criteria and regimes as guided by competent state bodies.
3. For expenditures on commission, guest reception, meetings, transactions, state companies must formulate norms on efficient, thrifty and lawful expenditures. It is strictly forbidden to use public funds as presents or gifts in contravention of regulations.
4. For expenditures on rewards for technical, managerial and technological innovations and improvements, rewards for higher labor productivity, rewards for thrifty use of supplies and expenses, state companies must determine the reward levels on the basis of production and business efficiency and thrift practice results.
Article 60.- Responsibilities of chairmen of Managing Boards, general directors, directors of state companies
Chairmen of Managing Boards, general directors, directors of state companies shall have to manage and use their companies' capital and assets with efficiency; if causing waste due to their irresponsibility, they must pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
Article 61.- Responsibilities of representatives of the State's contributed capital portions at enterprises
1. Representatives of the State's contributed capital portions at enterprises shall have to monitor and supervise the operation and business situation of the enterprises; if causing waste to enterprises and the State due to their irresponsibility, they must pay compensations and be administratively sanctioned or disciplined.
2. Representatives of the State's contributed capital portions must bear responsibility for the voted issues regarding decisions of enterprises where exists the State-contributed capital; periodically report on the use of the State's contributed capital to competent bodies or organizations.
THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN PEOPLE'S PRODUCTION AND CONSUMPTION
Article 62.- Construction investment, production and business development
1. State encourages the entire population to practice thrift and combat waste in production and consumption in order to reserve capital for investment in production and business, for purchase of national construction bonds, bills of credit, bonds, stocks, for savings deposits and other forms of profitable investment not banned by law.
2. Investment projects on production and/or business development must strictly comply with land use plannings and plans, construction plannings and landscape as well as environment protection regulations promulgated by competent state bodies.
3. The State encourages economic organizations, family households to use their capital, labor, natural resources and other resources for investment in construction, production and/or business with thrift and efficiency.
Article 63.- Construction of dwelling houses, procurement of means, equipment for daily life and consumption
1. The construction of dwelling houses must strictly comply with land use plannings and plans, construction plannings and landscape as well as environment protection regulations promulgated by competent state bodies.
2. The State encourages the entire population to practice thrift in construction of dwelling houses, procurement of daily-life means and equipment; practice thrift in the use of daily-life electricity and water and in daily consumption.
Article 64.- Weddings, funerals, festivities and other cultural activities
1. The State encourages the entire population to practice thrift and combat waste in organization of weddings, funerals, festivities and other cultural activities, avoiding luxury and waste, preserving fine customs and practices and building up a civilized and healthy lifestyles.
2. The Ministry of Culture and Information shall have to promulgate a model statute on village rules and conventions on organization of weddings, funerals and other cultural activities of people, ensuring thrift practice and waste combat as a guide for localities to formulate and promulgate their own for implementation among people.
Article 65.- Organizing the implementation of regulations on thrift practice and waste combat among people
1. The People's Councils and the People's Committees at all levels shall have to launch movements for thrift practice and waste combat among people, stipulate forms of commendation, reward for families and individuals that well observe the legal provisions on thrift practice and waste combat. The Ministry of Culture and Information shall formulate cultured family standards in association with the encouragement and mobilization of people to practice thrift and combat waste, contributing to building up a civilized and healthy society.
2. Agencies and organizations shall have to mobilize and encourage their respective cadres, officials, employees and members to exemplarily implement the provisions of law on thrift practice and waste combat; to make the thrift practice and waste combat a content of assessment of their cadres, officials, employees and members.
3. The mass media shall promptly propagate, encourage and commend good persons and good deeds in thrift practice and waste combat, creating the social opinions of condemming and critizing waste.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS IN THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT
Article 66.- Responsibilities of the Government
1. To submit to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee for promulgation or to promulgate according to its competence legal documents, policies and measures for thrift practice and waste combat.
2. To amend, supplement or promulgate in time techno-economic norms, norms, criteria and regulations on the use of state budget, state money and properties, suitable to socio-economic conditions in each period, ensuring thrift practice and waste combat.
3. To direct and organize the inspection and examination of thrift practice and waste combat; to handle in time, strictly and publicly acts of violating law on thrift practice and waste combat according to competence.
4. To approve overall annual and long-term programs on thrift practice and waste combat; direct ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees in formulating and implementing their respective annual and long-term programs on thrift practice and waste combat; organize and direct the preliminary review and final review of the implementation of such programs and adopt measures to commend ministries, branches and localities for their good performance and handle ministries, branches and localities that fail to implement, are slow to implement them or have implemented them with less efficiency; report to the National Assembly on thrift practice and waste combat results at its year-end sessions.
5. To coordinate with the Fatherland Front and direct the mass media in intensifying the propagation of thrift practice and waste combat and mobilization of the entire population to practice thrift and combat waste.
Article 67.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies
1. To detail, formulate and guide the implementation of policies and measures for thrift practice and waste combat and direct their subordinate agencies, organizations in deployment of thrift practice and waste combat.
2. To revise the techno-economic norm systems under their respective management; to amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation such systems suitable to practical situation, scientific and technological advance, ensuring thrift and combating waste.
3. To work out and implement programs on thrift practice and waste combat and periodically report to the Government on the implementation results; to perform the work of inspection and examination, handle violations and publicize the handling of violations of regulations on thrift practice and waste combat in domains under their respective management and inspect, examine and handle agencies and organizations under their respective management.
4. To exercise the right to supervise the thrift practice and waste combat by citizens, agencies and organizations.
5. Ministers, heads of ministerial-level agencies or Government-attached agencies shall have to organize the implementation of the provisions of this Article and take responsibility for the results of thrift practice and waste combat in their respective assigned domains of management.
Article 68.- Responsibilities of the Finance Ministry
1. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation the norms, criteria and financial regimes on management and use of state budget, state money and properties, suitable to reality and capability of the state budget; to promulgate expenditure control regulations and procedures; to stipulate the regime of public financial statement and process of management and use of state properties.
2. To inspect, examine the state budget allocation and use; the management and use of state properties, the allocation of investment capital for construction, the management and use of state capital and properties at enterprises.
3. To sum up and submit to the Government for approval the annual and long-term overall programs on thrift practice and waste combat; to implement and periodically sum up and report on the results of implementation of programs on thrift practice and waste combat.
Article 69.- Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
1. To guide the formulation and appraisal of branch, regional development plannings and plans; to formulate and guide the formulation of investment project plannings, plans and lists, meeting thrift practice and waste combat requirements.
2. To appraise, supervise and evaluate investment projects under its competence according to the provisions of law on investment and construction management, ensuring the efficiency, conformity with socio-economic development strategy and approved plannings, plans.
3. To guide the implementation of bidding under the provisions of law on bidding; to inspect and examine the bidding according to competence.
4. To draw up and submit to the Government for promulgation and organize the implementation of regulations on investment supervision by communities.
Article 70.- Responsibilities of the Ministry of Construction
1. To manage construction plannings, grant construction permits, manage construction according to plannings, ensuring thrift and combating waste.
2. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation standards, techno-economic norms and criteria on investment in capital construction, which shall serve as bases for examination and assessment of thrift practice and waste combat.
3. To guide and conduct inspection and examination of construction works, ensuring the quality requirements, thrift and efficiency.
Article 71.- Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. To guide the elaboration and appraisal of land use plannings and plans, ensuring the rational arrangement, thrifty and efficient exploitation and use of land.
2. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation norms, criteria, process, regulations, techno-economic norms on exploitation and use of natural resources; to elaborate and promulgate the regulations on management, exploitation and use of natural resources.
3. To inspect and examine the land allocation, land lease, the grant of land use right certificates; the management and use of water and other resources according to its managerial competence.
Article 72.- Responsibilities of the Ministry of Home Affairs
1. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation the regulations on responsibilities of public servants in thrift practice and waste combat. To guide the elaboration, consider and approve and implement the structures of public servant grades in agencies, organizations.
2. To coordinate with the Finance Ministry in amending, supplementing, promulgating or submitting to competent authorities for promulgation the regulations on use of means of transport, public-duty houses by public servants.
3. To guide and conduct the examination and inspection of the observance of regulations on management of payrolls, management of public servant grades and management of wage funds in agencies and organizations operating with the state budget funding.
Article 73.- Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation the labor norms, the regulations on labor disciplines and working time, ensuring thrift and efficiency.
2. To formulate, promulgate, guide the implementation of, the regulations on labor organization, on employment of skilled laborers.
3. To inspect, examine the observance of labor disciplines, working time in state companies.
Article 74.- Responsibilities of the Ministry of Culture and Information
1. To promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation plans, programs on propagation and campaigning for emulation movement for thrift practice and waste combat among people.
2. To promulgate regulations on anniversary, festivity, conference, seminar-organizing formalities.
3. To direct, guide the mass media in propagating and praising good people and good deeds in thrift practice and waste combat; to struggle against, criticize acts of causing waste.
4. To inspect, examine the thrift practice and waste combat in domains under its management.
Article 75.- Responsibilities of the People's Councils of all levels
1. To amend, supplement and promulgate norms, criteria and regimes according their decentralized competence and suitable to local budgets' capability.
2. To decide on estimates and allocation of local budget according to norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies; to ratify the local budget settlement, ensuring the requirements of thrift practice and waste combat.
3. To decide on measures to practice thrift and combat waste in localities.
4. To supervise thrift practice and waste combat in localities; to supervise the implementation of publicity in the domains specified in Article 6 of this Law in localities.
Article 76.- Responsibilities of the People's Committees of all levels
1. To formulate and implement annual and long-term programs on thrift practice and waste combat; to decide according to competence on and organize the application of measures to practice thrift and combat waste in localities.
2. To organize the implementation of regulations on budget management, construction and investment management, state property management; to inspect the use of state capital and properties at enterprises according to regulations on management decentralization.
3. To effect publicity in the domains specified in Article 6 of this Law according to competence and decentralization in localities; to ensure the exercise of the right to supervise the thrift practice and waste combat by citizens and concerned agencies as well as organizations.
4. To direct, organize the inspection, examination and evaluation of, and to periodically report on, the thrift practice and waste combat situation in localities to the People's Councils of the same level at their sessions, to superior People's Committees or the Government. To severely and promptly handle according competence and to publicize the handling of acts of violating the law on thrift practice and waste combat in localities.
5. Presidents of the People's Committees of all levels shall have the task to organize the implementation of provisions of this Article and bear responsibility for the results of thrift practice and waste combat in localities.
Article 77.- Responsibilities of the Fatherland Front and its member organizations
1. To organize the propagation for, to agitate and guide people in practicing thrift and combating waste in production and consumption.
2. To supervise the thrift practice and waste combat in agencies and organizations using the state budget, state money and properties; to supervise the thrift practice, waste combat in people's production and consumption; to supervise the handling of waste-causing acts.
Article 78.- Responsibilities of the inspection agencies, State Audit, investigation bodies, people's procuracies, people's courts
1. The inspection agencies shall have to inspect, detect acts of violating provisions of law on thrift practice and waste combat for handling according to competence or proposing competent state bodies to handle them according to provisions of law.
2. The State Audit, if detecting acts of causing waste while performing its auditing function, shall have to propose competent state bodies to handle them according to the provisions of law; the audit results related to acts of violating law on thrift practice and waste combat must be publicized.
3. The inspection agencies, the people's procuracies, the people's courts shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have to coordinate with the concerned agencies and organizations in handling in time and severely acts of violating law on thrift practice and waste combat.
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 79.- Complaint, denunciation
1. Organizations and individuals shall have the right to complain about, and individuals shall have the right to denounce, acts of violating law on thrift practice and waste combat.
2. Competent agencies, organizations and individuals shall have to settle complaints about, denunciations against, acts of violating law on thrift practice and waste combat according to the provisions of law on complaints and denunciations.
3. Persons who commit acts of covering up, obstructing or showing irresponsibility in handling complaints and/or denunciations against, handling violators of law on thrift practice and waste combat and persons who commit acts of intimidating, retaliating complainants and/or denouncers shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability.
1. Agencies, organizations and individuals that have innovations, achievements in thrift practice and waste combat, detect and/or prevent acts of wasting state budget, state money and/or properties, labor, working time in the state sector and/or natural resources shall be commended. The Government shall guide in detail the implementation of the provisions of this Clause.
2. Agencies and organizations provided with operation funding by the state budget, that have implemented the mechanism of operation funding package or financial autonomy, shall be entitled to use the saved expenditures for their activities and increase of incomes for laborers.
3. Agencies and organizations provided with operation funding by the state budget, that have not implemented the mechanism of operation funding package or financial autonomy shall be entitled to use the saved expenditures for their activities and part thereof to reward collectives and individuals that record achievements in thrift practice and waste combat.
4. The use of saved expenditures as provided for in Clauses 2 and 3 of this Article must be publicized at agencies and organizations according to the provisions of law.
Article 81.- Compensation for damage caused by acts of wasting
1. Organizations and individuals that commit acts of violating the provisions of this Law, causing waste, shall have to pay partial or full compensation under the provisions of law.
2. The Government shall guide in detail the implementation of the provisions of Clause 1 of this Article.
Article 82.- Disciplinary forms and disciplining competence
1. Public servants who commit acts of violating the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined in one of the following forms:
a/ Reprimand;
b/ Caution;
c/ Wage grade lowering;
d/ Rank demotion;
e/ Dismissal;
f/ Sack.
2. Competence to apply disciplinary forms specified in clause 1 of this Article against public servants shall comply with the provisions of law on public servants.
Article 83.- Form of administrative sanctions and competence to sanction administrative violations
1. Organizations and individuals that commit acts of violating the provisions of this Law shall be administratively sanctioned in the following forms:
a/ Caution;
b/ Pecuniary fine.
2. Depending on the nature and seriousness of their violations, the violating organizations and individuals may also be subject to the application of one or all of additional sanctioning forms, including deprivation of the right to use licenses, practice certificates; confiscation of material evidences, means used for commission of violations.
3. Apart from the sanctioning forms specified in Clauses 1 and 2 of this Article, violating organizations and individuals must redress the consequences of their violations as provided for by the law on handling of administrative violations.
4. Competence to apply forms of handling administrative violations against organizations, individuals specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall comply with the provisions of law on handling of administrative violations.
Article 84.- Examination for penal liability
Persons who commit acts of violating the provisions of this Law shall be examined for penal liability under the provisions of law if their acts are composed of criminal elements.
Article 85.- Implementation effect
This Law shall take effect as from June 1, 2006.
The February 26, 1998 Ordinance on Thrift Practice and Waste Combat shall cease to be effective from the effective date of this Law.
Article 86.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on November 29, 2005, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.
|
THE NATIONAL ASSEMBLY |