Chương IX Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Số hiệu: | 48/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2006 |
Ngày công báo: | 29/12/2005 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền.
4. Phê duyệt chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức, chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, có biện pháp khen thưởng bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt, xử lý bộ, ngành và địa phương không triển khai thực hiện, thực hiện chậm hoặc kém hiệu quả; báo cáo Quốc hội kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại kỳ họp cuối năm.
5. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, vận động toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Cụ thể hoá, xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chỉ đạo cơ quan, tổ chức cấp dưới triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện; tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý và đối với các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tổ chức.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy định tại Điều này và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực quản lý được giao.
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các định mức, tiêu chuẩn, chế độ tài chính về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, bảo đảm phù hợp với thực tế và khả năng của ngân sách nhà nước; ban hành quy chế, thủ tục kiểm soát chi; quy định về chế độ báo cáo tài chính công khai và quy trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thanh tra, kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, cấp vốn cho đầu tư xây dựng, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; triển khai thực hiện và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; xây dựng và hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Thẩm định, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
3. Hướng dẫn thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đấu thầu theo thẩm quyền.
4. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
1. Quản lý quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn trong đầu tư xây dựng cơ bản làm căn cứ kiểm tra, đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Hướng dẫn và thực hiện thanh tra, kiểm tra công trình xây dựng, bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.
1. Hướng dẫn lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm bố trí, khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời định mức, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và ban hành quy chế về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
3. Thanh tra, kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý, sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên khác theo thẩm quyền quản lý.
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quy định về chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hướng dẫn xây dựng, xét duyệt và thực hiện cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ sử dụng phương tiện đi lại, nhà công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Hướng dẫn và thực hiện việc kiểm tra, thanh tra thi hành các quy định về quản lý biên chế, quản lý ngạch công chức, viên chức và quản lý quỹ lương trong các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước.
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các định mức lao động, quy định về kỷ luật lao động và thời gian lao động, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
2. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức lao động, quy chế sử dụng lao động có tay nghề cao.
3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, thời gian lao động trong các công ty nhà nước.
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các kế hoạch, chương trình tuyên truyền, cổ động phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân.
2. Ban hành quy chế về nghi thức lễ kỷ niệm, lễ hội, hội nghị, hội thảo.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đấu tranh, phê phán các hành vi gây lãng phí.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành các định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo thẩm quyền được phân cấp và phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương.
2. Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Quyết định các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
4. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương; giám sát việc thực hiện công khai các lĩnh vực quy định tại Điều 6 của Luật này tại địa phương.
1. Xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; quyết định theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương.
2. Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài sản nhà nước; kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định về phân cấp quản lý.
3. Thực hiện công khai đối với các lĩnh vực quy định tại Điều 6 của Luật này theo thẩm quyền và theo phân cấp tại địa phương; bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương với Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp, Uỷ ban nhân dân cấp trên hoặc Chính phủ. Xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng thẩm quyền và thực hiện công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy định tại Điều này và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
1. Tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng.
2. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước; giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; giám sát việc xử lý hành vi gây lãng phí.
1. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm thanh tra, phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện chức năng kiểm toán nếu phát hiện hành vi gây lãng phí thì phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; kết quả kiểm toán có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai.
3. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS IN THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT
Article 66.- Responsibilities of the Government
1. To submit to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee for promulgation or to promulgate according to its competence legal documents, policies and measures for thrift practice and waste combat.
2. To amend, supplement or promulgate in time techno-economic norms, norms, criteria and regulations on the use of state budget, state money and properties, suitable to socio-economic conditions in each period, ensuring thrift practice and waste combat.
3. To direct and organize the inspection and examination of thrift practice and waste combat; to handle in time, strictly and publicly acts of violating law on thrift practice and waste combat according to competence.
4. To approve overall annual and long-term programs on thrift practice and waste combat; direct ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees in formulating and implementing their respective annual and long-term programs on thrift practice and waste combat; organize and direct the preliminary review and final review of the implementation of such programs and adopt measures to commend ministries, branches and localities for their good performance and handle ministries, branches and localities that fail to implement, are slow to implement them or have implemented them with less efficiency; report to the National Assembly on thrift practice and waste combat results at its year-end sessions.
5. To coordinate with the Fatherland Front and direct the mass media in intensifying the propagation of thrift practice and waste combat and mobilization of the entire population to practice thrift and combat waste.
Article 67.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies
1. To detail, formulate and guide the implementation of policies and measures for thrift practice and waste combat and direct their subordinate agencies, organizations in deployment of thrift practice and waste combat.
2. To revise the techno-economic norm systems under their respective management; to amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation such systems suitable to practical situation, scientific and technological advance, ensuring thrift and combating waste.
3. To work out and implement programs on thrift practice and waste combat and periodically report to the Government on the implementation results; to perform the work of inspection and examination, handle violations and publicize the handling of violations of regulations on thrift practice and waste combat in domains under their respective management and inspect, examine and handle agencies and organizations under their respective management.
4. To exercise the right to supervise the thrift practice and waste combat by citizens, agencies and organizations.
5. Ministers, heads of ministerial-level agencies or Government-attached agencies shall have to organize the implementation of the provisions of this Article and take responsibility for the results of thrift practice and waste combat in their respective assigned domains of management.
Article 68.- Responsibilities of the Finance Ministry
1. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation the norms, criteria and financial regimes on management and use of state budget, state money and properties, suitable to reality and capability of the state budget; to promulgate expenditure control regulations and procedures; to stipulate the regime of public financial statement and process of management and use of state properties.
2. To inspect, examine the state budget allocation and use; the management and use of state properties, the allocation of investment capital for construction, the management and use of state capital and properties at enterprises.
3. To sum up and submit to the Government for approval the annual and long-term overall programs on thrift practice and waste combat; to implement and periodically sum up and report on the results of implementation of programs on thrift practice and waste combat.
Article 69.- Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
1. To guide the formulation and appraisal of branch, regional development plannings and plans; to formulate and guide the formulation of investment project plannings, plans and lists, meeting thrift practice and waste combat requirements.
2. To appraise, supervise and evaluate investment projects under its competence according to the provisions of law on investment and construction management, ensuring the efficiency, conformity with socio-economic development strategy and approved plannings, plans.
3. To guide the implementation of bidding under the provisions of law on bidding; to inspect and examine the bidding according to competence.
4. To draw up and submit to the Government for promulgation and organize the implementation of regulations on investment supervision by communities.
Article 70.- Responsibilities of the Ministry of Construction
1. To manage construction plannings, grant construction permits, manage construction according to plannings, ensuring thrift and combating waste.
2. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation standards, techno-economic norms and criteria on investment in capital construction, which shall serve as bases for examination and assessment of thrift practice and waste combat.
3. To guide and conduct inspection and examination of construction works, ensuring the quality requirements, thrift and efficiency.
Article 71.- Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. To guide the elaboration and appraisal of land use plannings and plans, ensuring the rational arrangement, thrifty and efficient exploitation and use of land.
2. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation norms, criteria, process, regulations, techno-economic norms on exploitation and use of natural resources; to elaborate and promulgate the regulations on management, exploitation and use of natural resources.
3. To inspect and examine the land allocation, land lease, the grant of land use right certificates; the management and use of water and other resources according to its managerial competence.
Article 72.- Responsibilities of the Ministry of Home Affairs
1. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation the regulations on responsibilities of public servants in thrift practice and waste combat. To guide the elaboration, consider and approve and implement the structures of public servant grades in agencies, organizations.
2. To coordinate with the Finance Ministry in amending, supplementing, promulgating or submitting to competent authorities for promulgation the regulations on use of means of transport, public-duty houses by public servants.
3. To guide and conduct the examination and inspection of the observance of regulations on management of payrolls, management of public servant grades and management of wage funds in agencies and organizations operating with the state budget funding.
Article 73.- Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. To amend, supplement, promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation the labor norms, the regulations on labor disciplines and working time, ensuring thrift and efficiency.
2. To formulate, promulgate, guide the implementation of, the regulations on labor organization, on employment of skilled laborers.
3. To inspect, examine the observance of labor disciplines, working time in state companies.
Article 74.- Responsibilities of the Ministry of Culture and Information
1. To promulgate or submit to competent authorities for timely promulgation plans, programs on propagation and campaigning for emulation movement for thrift practice and waste combat among people.
2. To promulgate regulations on anniversary, festivity, conference, seminar-organizing formalities.
3. To direct, guide the mass media in propagating and praising good people and good deeds in thrift practice and waste combat; to struggle against, criticize acts of causing waste.
4. To inspect, examine the thrift practice and waste combat in domains under its management.
Article 75.- Responsibilities of the People's Councils of all levels
1. To amend, supplement and promulgate norms, criteria and regimes according their decentralized competence and suitable to local budgets' capability.
2. To decide on estimates and allocation of local budget according to norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies; to ratify the local budget settlement, ensuring the requirements of thrift practice and waste combat.
3. To decide on measures to practice thrift and combat waste in localities.
4. To supervise thrift practice and waste combat in localities; to supervise the implementation of publicity in the domains specified in Article 6 of this Law in localities.
Article 76.- Responsibilities of the People's Committees of all levels
1. To formulate and implement annual and long-term programs on thrift practice and waste combat; to decide according to competence on and organize the application of measures to practice thrift and combat waste in localities.
2. To organize the implementation of regulations on budget management, construction and investment management, state property management; to inspect the use of state capital and properties at enterprises according to regulations on management decentralization.
3. To effect publicity in the domains specified in Article 6 of this Law according to competence and decentralization in localities; to ensure the exercise of the right to supervise the thrift practice and waste combat by citizens and concerned agencies as well as organizations.
4. To direct, organize the inspection, examination and evaluation of, and to periodically report on, the thrift practice and waste combat situation in localities to the People's Councils of the same level at their sessions, to superior People's Committees or the Government. To severely and promptly handle according competence and to publicize the handling of acts of violating the law on thrift practice and waste combat in localities.
5. Presidents of the People's Committees of all levels shall have the task to organize the implementation of provisions of this Article and bear responsibility for the results of thrift practice and waste combat in localities.
Article 77.- Responsibilities of the Fatherland Front and its member organizations
1. To organize the propagation for, to agitate and guide people in practicing thrift and combating waste in production and consumption.
2. To supervise the thrift practice and waste combat in agencies and organizations using the state budget, state money and properties; to supervise the thrift practice, waste combat in people's production and consumption; to supervise the handling of waste-causing acts.
Article 78.- Responsibilities of the inspection agencies, State Audit, investigation bodies, people's procuracies, people's courts
1. The inspection agencies shall have to inspect, detect acts of violating provisions of law on thrift practice and waste combat for handling according to competence or proposing competent state bodies to handle them according to provisions of law.
2. The State Audit, if detecting acts of causing waste while performing its auditing function, shall have to propose competent state bodies to handle them according to the provisions of law; the audit results related to acts of violating law on thrift practice and waste combat must be publicized.
3. The inspection agencies, the people's procuracies, the people's courts shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have to coordinate with the concerned agencies and organizations in handling in time and severely acts of violating law on thrift practice and waste combat.